Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chiếc thuyền ngoài xa: Nhận thức của Phùng qua 2 phát hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.39 KB, 7 trang )

Tơ Hồi đã từng khẳng định Nguyễn Minh Châu là một tài năng xuất sắc “Đọc
Nguyễn Minh Châu, người ta thấy cuộc đời và trang sách liền nhau. Chặng đường
đời hôm nay cũng như từng đoạn sáng tạo trên giấy của tài năng”. Thật vậy, điều
đó được thể hiện rõ ràng qua mỗi tác phẩm của ông. Một trong số đó phải kể đến
“Chiếc thuyền ngồi xa”
Suốt cuộc đời cầm bút, Nguyễn Minh Châu không ngừng trăn trở về số phận nhân
dân và trách nhiệm của nhà văn. Bằng tâm huyết và tài năng, bằng khát vọng và
sáng tạo chân chính và bản lĩnh dũng cảm, NMC đã trở thành một trong những
cây bút tiên phong của văn học VN thời kì đổi mới. Nhà văn Ngun Ngọc từng gọi
ơng là “người mở đường tài năng và tinh anh nhất trong thời đại chúng ta”.
Hành trình sáng tác của ơng chia làm hai giai đoạn rõ rệt : trước và sau 1975.
Trước năm 1975, NMC từng là cây bút xuất sắc của văn học sử thi thời đánh Mĩ.
Song, sau năm 75, các tác phẩm của ơng chuyển mình theo hướng đời tư thế sự.
Về PCNT, NMC thường thể hiện cái tơi của mình trong tác phẩm với những triết lí,
chiêm nghiệm, suy ngẫm ( mối trăn trở quan hồi thường trực về cuộc sống con
người )
Sự nghiệp sáng tác của NMC gắn với nhiều tác phẩm ấn tượng. Tuy nhiên giai
đoạn sau 1975, người đọc hay đề cập đến “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đây là truyện
ngắn xuất sắc được sáng tác vào sau năm 75 của NMC khi nhà văn hướng sự quan
tâm của mình tới những vấn đề đời tư thế sự.Đặc biệt CTNX được nhà văn sáng
tác vào 1983 trước năm 86 – thời kì đổi mới. Truyện ban đầu được in trong tập
“bến quê” và sau đó được tập hợp, in lại trong tập “CTNX” năm 1987.Tư tưởng
chủ đề xuyên suốt tác phẩm “CTNX” là sự thấu hiểu, cảm thơng và niềm xót
thương sâu sắc của nhà văn trước thân phận con người trong cuộc sống mưu sinh
nhọc nhằn gian khổ và trong hành trình gian nan tìm kiếm hạnh phúc, sự bình
yên.
Về truyện “CTNX” truyện kể về phóng viên Phùng. Phùng trước kia là người lính,
người đã từng chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc và giờ đây anh vẫn đang
tiếp tục chiến đấu cho quyền sống của mỗi cá nhân con người. Phùng là một
nhiếp ảnh gia được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ rất đặc biệt: chụp một bức
ảnh lịch cảnh biển, tĩnh, buổi sáng có sương mù nhưng lại vào tháng 7. Vì thế




Phùng đã đến với ngôi làng ven biển miền Trung. Đây là nơi có cảnh thiên nhiên
đẹp đẽ thơ mộng và đặc biệt là chiến trường xưa nơi anh và Đẩu- bạn anh đã
từng chiến đấu. Tại đây, Phùng đã lang thang suốt một tuần lễ nhưng anh chưa
chụp được bức ảnh nào ưng ý. Cho tới khi vào một buổi sáng , P phát hiện được
“cảnh đắt trời cho” “ Có lẽ suốt cuộc đời cầm máy chưa bao giờ tôi được thấy một
cảnh “đắt trời cho như vậy”
Cảnh đắt trời cho hiện lên với màu sắc “ mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe
vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đơi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời
chiếu vào” kết hợp đường nét “ Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng
đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản, tồn bích. Trong cảm nhận của
Phùng, đó là cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh; là cảnh đắt trời cho quý giá, hi
hữu, kì diệu, là bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, cái đẹp cổ điển,
chuẩn mực tưởng chỉ có trong một thời quá khứ nay bất ngờ hiện hữu ngay
trước mắt
Cái đẹp đã đem đến những cảm xúc mãnh liệt, những khoảng khắc tràn ngập
hạnh phúc cho người nghệ sĩ, Phùng cảm thấy “bối rối, trong trái tim như có cái gì
bóp thắt vào”. Đó là cảm xúc xúc động, ngỡ ngàng, sững sờ, bàng hồng trước cái
đẹp. Hay nói khác đi cái khoảnh khắc đấy, Phùng hoàn toàn mê đắm trước cái
đẹp.Mà cảm xúc rung động thăng hoa tuyệt đỉnh trước cái đẹp là tố chất quan
trọng của người nghệ sĩ. Như vậy ta có thể thấy được tố chất nghệ sĩ bên trong
Phùng
Từ đây Phùng nhận ra “chẳng biết ai đó lần đầu phát hiện ra bản thân cái đẹp
chính là đạo đức.” Trong cuộc sống những gì hướng về cái đẹp thì thuộc phạm trù
mĩ học cịn những gì đi theo đạo đức thì thuộc phạm trù đạo đức học. Đây là hai
phạm trù không liên quan trong cuộc sống. Nhưng đứng trước trường hợp của P,
trước sự ngỡ ngàng sửng sốt khi chứng kiến cảnh đắt trời cho như vậy thì anh lại
nhận ra “Bản thân cái đẹp chính là đạo đức” Vì trước hết những gì thuộc về đạo
đức là những gì chuẩn mực, quy tắc. Chính vì vậy chúng ta phải theo, hướng về

nó. Hay nói khác đi là ns giáo dục chúng ta hướng về “chân_thiện”, có khả năng có
mĩ”. Cịn Cái đẹp cuốn hút, thơi miên chúng ta, khiến chúng ta trở nên si mê. Nó
hướng chúng ta về “mĩ” nhưng chưa chắc có “chân_thiện”.Tuy nhiên trong một


lĩnh vực nào đó, cái đẹp cũng giáo dục mình . Ví như mình cảm thấy nó đẹp và làm
theo cái đấy. Đây một phần nào cũng giống với đạo đức. Như vậy P nhận ra “Cái
đẹp chính là đạo đức” tức là anh nhận ra chức năng của VHNT, giá trị của cái đẹp.
Đó chính là giáo dục con người, hướng con người tới “chân_thiện_mĩ”.
Nhà văn không chỉ phát hiện ra “CĐCLĐĐ” mà nhà văn còn khám phá thấy cái
khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.Tức là nhà văn nhận ra cái đẹp không chỉ
giáo dục con người mà cái đẹp cịn có chức năng thanh lọc tâm hồn con người.
Tác dụng này của VH cx được Thạch lam phát biểu rằng“Đối với tôi, văn chương
không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại
văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố
cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được
thêm trong sạch và phong phú hơn”. Tuy nhiên nếu Thạch Lam là làm cho lòng
người được thêm trong sạch, phong phú bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống
tâm hồn thêm đa dạng hơn thì với NMC cái đẹp có chức năng thanh lọc tâm hồn,
là loại bỏ đi những sự xấu xa,nhỏ bé, nhỏ nhen trong tâm hồn mình.
Sau khi có được bức ảnh, cũng là Phùng, cũng là đối tượng con thuyền vào bờ
nhưng chỉ khác nhau là khoảnh cách, tích tắc ngắm và mọi thứ lại khác hẳn. Phùng
lại kinh ngạc khi nhìn thấy cảnh bạo lực gia đình. A đã chứng kiến một loạt hành
động bạo lực gia đình bao gồm cảnh chồng đánh vợ “ Lão đàn ông trút cơn giận
như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”,
Con bênh mẹ đánh bố “không biết thế nào thằng Phác đã giằng được chiếc thắt
lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khn ngực trần
vạm vỡ cháy nắng”, bố đánh con “ Lão dang thẳng cảnh cho thằng bé hai cái tát
khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống đất” và cuối cùng là cảnh người mẹ vái lạy
con. Cảnh bạo lực của gđ đã nói lên được gia phong của gia đình này đã bị vỡ vụn,

không phương cứu chữa ( gia phong bại hoại ). Chính vì vậy P cảm thấy “kinh ngạc
, há hốc mồm ra mà nhìn”
Sau khi chứng kiến cái xấu cái ác, cái méo mó xộc xệch, loạn chuẩn về mặt đạo
đức trong gia đình hàng chài, P đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”.
Hành động này thể hiện được phẩm chất nghệ sĩ của Phùng. Nó chứng tỏ trong
phùng vẫn cịn ngun trái tim của người chiến sĩ năm xưa. Đó là chiến đấu để


bảo vệ quyền sống của con người. Đồng thời hành động này cũng thể hiện được
mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Cái máy ảnh trong lúc ý rất quan trọng
đối với Phùng. Vì vừa mới lúc trước nó chứa đựng “cảnh đắt trời cho”,vừa giúp
anh thu lại những thước phim đẹp đẽ nhất trong cuộc đời cầm máy. Khi nhìn thấy
cảnh đẹp như vậy Phùng “chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, gác máy lên bánh
xích của chiếc xe tăng hỏng bấm ‘liên thanh” một hồi hết nấc” để lấy được trọn
vẹn cảnh, vì anh sợ chỉ bấm chậm chút thơi thì sẽ lỡ mất bức ảnh này. Có lẽ trong
cuộc đời cầm máy của anh , trước và sau, sẽ chẳng bao giờ có thể gặp lại nữa .
Thể nhưng khi chứng kiến cảnh gia phong bại hoại, P sẵng sàng vứt chiếc máy ảnh
xuống đất chạy nhào tới. Chi tiết “vứt máy ảnh xuống đất” nói lên được Phùng đã
hi sinh thành quả nghệ thuật để ngăn cản cái xấu cái ác.
Như vậy, Hóa ra nghệ thuật dù đẹp đến thế nào thì nó cũng chẳng là gì cả nếu
như nó khơng phản ánh đa tầng của cuộc sống. Bức ảnh đấy chỉ là cái cảnh đẹp
trong cuộc sống. Nam Cao cũng có câu nói đồng với quan điểm này, nhà văn Nam
Cao viết: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên
là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thốt ra từ những
kiếp lầm than.” NMC đã kế thừa rất xuất sắc quan điểm này. Và Muốn nghệ thuật
chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than thì nghệ sĩ phải đổi
lấy bằng cuộc đời thậm chí hy sinh, “Người cầm bút phải đứng trong lao khổ mở
hồn ra đón lấy tất cả những vang động của cuộc sống”_ Nam Cao.Qua đây NMC
gửi tới thông điêp : Trước khi đến với cái đẹp thì phải nghĩ đến cuộc đời.Người
nghệ sĩ đừng vì nghệ thuật thuần túy mà bỏ quên cuộc đời với những đắng cay

đau đớn, nụ cười hay nước mắt.
Từ hai phát hiện trên của p, diễn biến tâm lí và hành động của anh có sự đối lập
trong cùng một con người. Một cái là cảm xúc bối rối, ngỡ ngàng, mê say trước cái
đẹp của thiên nhiên còn một cái là cảm xúc kinh ngạc, sững sờ trước cảnh bạo lực
gia đình. Có được sự được sự đối lập như vậy vì đây là quá trình nhận thức của
Phùng. Lúc đầu, Phùng chỉ nhận thức được cái đẹp làm anh bị say mê nhưng đây
là cái đẹp giả dối khơng có giá trị. Và khi chứng kiến cảnh bạo lực gia định thì
Phùng đã nhận thức lại. Lúc đầu, Phùng chỉ nhận thức được cái đẹp làm anh bị say
mê nhưng sau khi chứng kiến cảnh bạo lực gia định thì Phùng đã nhận thức lại.
Hóa ra cái đẹp làm anh si mê là cái đẹp giả dối khơng có giá trị. Nó chỉ là cái đẹp


bên ngoài che lấp cái xấu bên trong bề sâu. Như vậy Phùng nhận thức được Nghệ
thuật phải phản ánh hiện thực cuộc sống
Qua những chuyển biến trong nhận thức của P trong hai phát hiện trên, thông
điệp của tác giả NMC về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống được làm rõ
Đầu tiên mối quân hệ giữa nt và cs được thể hiện qua việc VHNT phải bắt nguồn
từ cuộc sống, khơng được phép thốt ly cuộc sống. Như trong “Vĩnh biệt Cửu
trùng đài” Cửu trùng đài là một tác phẩm nghệ thuật tuy nhiên nó lại được tạo
nên từ cơng sức, tính mạng của người dân. Chính vì vậy người dân đã vùng lên
đấu tranh phá cửu trùng đại thậm chí ngay cả Vũ Như Tơ – người thiết kế cửu
trùng đài cũng bị giết. CTĐ là một bơng hoa đẹp nhưng nó lại hút máu người. Cái
chết của VNT và CTĐ bị thiêu rụi cũng là kết quả tất yếu của mâu thuẫn giữa quan
điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của quần
chúng nhân dân.
Tiếp theo, Khơng chỉ mô tả về cuộc sống mà người nghệ sĩ phải rất quan tâm
trung tâm cuộc sống ấy là con người. Đây cũng chính là quan điểm nghệ thuật về
con người của NMC “ VHNT và cuộc sống phải là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm
điểm là con người. Đồng thời luôn đánh giá con người đa diện nhiều chiều
Tuy nhiên, văn học nghệ thuật cũng rất cần cái đẹp sự lãng mạn bay bổng nhưng

phải là cái đẹp chân chính và có giá trị. Bởi vì “Tiểu thuyết là tấm gương đi rong
trên đường cái, nó phản chiếu cả sắc thanh thiên của bầu trời lẫn rác rưởi bên
đường” _Xtandan
Để làm được 3 điều trên, người nghệ sĩ phải có tố chất nghệ sĩ và ngồi tố chất
cũng chưa đủ, người nghệ sĩ còn cần phải phản ánh đúng hiện thực cuộc sống tức
là phải có phẩm chất, có tâm. Cái tài lẫn cái tâm phải hài hịa trong người nghệ sĩ
để họ phát hiện nhanh cái đẹp, phát hiện trúng bề sâu của cuộc sống.
Nhà phê bình Đặng Thai Mai cũng từng phát biểu rằng “ Người nghệ sĩ phải sâu
sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại” Và muốn làm được
điều này, họ cần phải chọn cho mình “Khoảng cách, cự li” giữa nghệ thuật và cuộc
đời để từ đấy phản ánh được nghệ thuật một cách có giá trị.


Từ quan điểm trên về mối quan hệ giữa VHNT và CS, ta có thể nhận ra được NMC
theo quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh
Có thể thấy trước 75, sở trường của NMC là viết về người lính chiến tranh. Là nhà
văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức sâu sắc về sứ mệnh cao cả, nhiệm vụ
thiêng liêng của người cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh
chống Mỹ cứu nước. Tâm niệm sáng tác duy nhất trong ông lúc này là hướng đến
cuộc “chiến đấu vì sự sống cịn của cả dân tộc, đất nước”, do vậy nhà văn đã dành
gần hai chục năm sung sức của cuộc đời để tìm tịi, khám phá, thành tâm và say
sưa ngợi ca vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của cuộc sống và tâm hồn con người trong
chiến tranh. Đó chính là những tác phẩm được viết bởi cảm hứng sử thi-anh hùng
ca - một cảm hứng chủ đạo của văn học thời kỳ chống Mỹ mà Nguyễn Minh Châu
là một trong những nhà văn thể hiện xuất sắc nhất với Mảnh trăng cuối rừng, Dấu
chân người lính… Có thể nói đây là mảng đề tài làm nên tên tuổi của ông trước
1975.
Thế nhưng Nguyễn Minh Châu lại là người chiến sĩ đi tiên phong trong sự nghiệp
Đổi mới của Văn học Việt Nam nửa cuối TK 20. Trong cơn trở dạ nhiều đau đớn
ấy- thời gian trước cái mốc năm 1986 (Thời kỳ Đổi mới) Nguyễn Minh Châu đã thể

hiện cả bản lĩnh dũng cảm và tài năng của mình cho một khát vọng khẩn thiết và
mãnh liệt: văn chương cần phải khác. Nơi đó cái đẹp phải là cái “thật”, con người
phải được nhìn nhận ở “bề sâu, bề sau, bề xa” của nó.Chiếc thuyền ngồi xa như
một minh chứng cho tấm lịng hướng về con người, khả năng giải mã những mặt
phức tạp của cuộc đời của Nguyễn Minh Châu tac phẩm đã đánh dấu sự đổi mới
trong sáng tác của NMC sau 1975. Khép lại đề tài chiến tranh ngoài mặt trận NMC
hướng ngịi bút của mình vào vấn đề đời tư_thế sự. Vậy nên cuộc sống hậu chiến
của đất nước với muốn vàn khó khăn, phức tạp đã hắt bóng một cách chân thực
sâu sắc qua những trang viết của CTNX. ĐỒng thời khép lại khuynh hướng sử thi
và cảm hứng lãng mạn của một thời đánh MĨ, CTNX đã mở ra những suy nghĩ trăn
trở, những quan hoài thường trực của NMC về thân phận con người. Ông lo lắng
băn khoăn về nhân cách đạo đức của con người trong cuộc sống thường nhật.
Ông sâu sắc trăn trở những vấn đề của cuộc sống mưu sinh. Và sự đổi mới trong
sáng tác của NMC được thể hiện rõ nhất khi nhà văn viết bài viết “Hãy đọc lời ai
điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” (1987).


Khép lại tp “CTNX” người đọc càng hiểu rõ hơn về NMC. Ông là một nhà văn tài
năng, là một con người tử tế và là một nhân cách lớn của nền văn học VN. Mỗi
trang viết của ông đều là một cái đẹp, là chiều sâu tâm hồn, là mỗi phút giây đi
qua, con người ta tự nhận thức và tự tìm lại chính bản thân mình



×