Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Khảo sát nồng độ Homocystein, Crp huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường Type 2 phát hiện lần đầu tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.38 KB, 10 trang )

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

81(05): 175 - 184

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN,CRP HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 PHÁT HIỆN LẦN ĐẦU TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Nguyễn Hữu Quốc Nguyên*
Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính khá phổ biến trong đó ĐTĐ
type 2 chiếm tỷ lệ khá cao. Homocystein, crp có vai trò quan trọng trong rối loạn chuyển hóa ở
bệnh ĐTĐ type 2. Mục tiêu: 1. Xác định nồng độ homocystein, crp huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ
type 2 phát hiện lần đầu. 2.Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ homocystein, crp huyết thanh với
một số chỉ số hoá sinh khác ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu. Đối tượng & Phương
pháp : Nghiên cứu được tiến hành trên 55 BN ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu, 30 BN RLDN
glucose chưa được điều trị và 35 người khỏe mạnh; phù hợp về tuổi, giới với nhóm bệnh, không có
RLCH glucose. Định lượng nồng độ homocystein, crp bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
Kết quả: Nhóm chứng nồng độ homocystein là: 7,7 (µg/ml); crp là : 0,2 ± 0,21 mg/dl; ở nhóm
ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu homocystein là: 12,8 ± 3,08 (µg/ml); crp là : 0,4± 0,27mg/dl .
Tương quan thuận giữa nồng độ tHcy với các chỉ số lipid : cholesterol, triglycerid, LDL-C; nồng
độ đường máu lúc đói và tỷ HbA1C.Tăng nồng độ CRP có liên quan tới mức BMI ≥ 23, không
liên quan tới thời gian mắc bệnh ĐTĐ type 2.Có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa nồng độ
tHcy với nồng độ CRP p<0,001. Kết luận: Có sự tăng nồng độ homocystein và crp trung bình từ
nhóm chứng đến nhóm RLDN glucose và nhóm ĐTĐ type 2. Nồng độ CRP huyết thanh trung
bình ở những người thừa cân, béo phì (BMI≥ 23) cao hơn so với những người có cân nặng bình
thường (BMI< 23)
Từ khóa: Homocystein, crp, đái tháo đường typ 2, rối loạn dung nạp glucose


ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn
chuyển hóa glucid mạn tính khá phổ biến
trong đó ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ cao
homocystein, crp có vai trò quan trọng trong
rối loạn chuyển hóa ở bệnh ĐTĐ type 2. việc
xác định nồng độ homocystein, crp huyết
thanh có thể giúp chúng ta phát hiện sớm
những trường hợp có nguy cơ tiến triển thành
ĐTĐ type 2, đồng thời cũng giúp theo dõi
biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ type
2. Tuy nhiên chưa có một công trình nào
nghiên cứu về homocystein, crp và vai trò của
nó ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu
ở Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu nồng độ
homocystein, crp huyết thanh ở bệnh nhân
ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu tại thành phố
Đà Nẵng”, với mục tiêu:
1. Xác định nồng độ homocystein, crp huyết
thanh ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện
lần đầu.
*

Tel: 0903557357, Email:

2.Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ
homocystein, crp huyết thanh với một số chỉ
số hoá sinh khác ở bệnh nhân ĐTĐ type 2
phát hiện lần đầu.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh:
55 BN ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu, chưa
được điều trị.
30 BN có RLDN glucose, chưa được điều trị
Nhóm chứng:
35 người khỏe mạnh, phù hợp về tuổi, giới
với nhóm bệnh, không có RLCH glucose.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu:
- Chẩn đoán BN ĐTĐ type 2 theo tiêu chuẩn
WHO năm 1999.
- Chẩn đoán ĐTĐ type 2 theo tiêu chuẩn của
IDF 2005.
- Chẩn đoán RLDN glucose theo tiêu chuẩn
của ADA 2004.
175

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Hữu Quốc Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

81(05): 175 - 184


Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và rối loạn glucose máu

ĐTĐ
IGT

Lúc đói
Thời điểm 2 giờ sau làm nghiệm pháp
Lúc đói
Thời điểm 2 giờ sau làm nghiệm pháp

Nồng độ glucose [mmol/l (mg/dl)]
Máu toàn phần
Huyết tương tĩnh mạch
Tĩnh mạch
Mao mạch
≥ 6,1
≥ 6,1
≥ 7,0
≥10
≥ 11,1
≥ 11,1
< 6,1
< 6,1
< 7,0
≥ 6,7
≥ 7,8 và≤ 11,1
≥ 7,8 và≤ 11,1

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân ĐTĐ type 1

Bệnh nhân ĐTĐ type 2 có các bệnh lý ác tính,
suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và cho con
bú hoặc bệnh nhân đang có các viêm nhiễm,
bệnh lý cấp tính khác
Bệnh nhân ĐTĐ type 2 đã điều trị
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Địa điểm nghiên cứu:
Trung tâm nghiên cứu Gen- Protein,
Trường ĐHYHN
Khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai.
Khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện
Bạch Mai.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm
2009 đến tháng 8 năm 2010.
Các kỹ thuật xét nghiệm:

Định lượng homocystein,crp,insulin
huyết thanh: miễn dịch điện hóa phát quang
trên máy xét nghiệm tự động Immulite 2000.
Định lượng cholesterol toàn phần,
triglycerid, HDL- C, LDL- C trong huyết
tương: phương pháp enzym so màu trên máy
xét nghiệm tự động olympus 600.
Định lượng glucose huyết tương:
phương pháp enzym so màu trên máy xét
nghiệm tự động olympus 600.
Xác định tỷ lệ HbA1c máu toàn phần:
phương pháp immunoturbidimetry với 6
điểm chuẩn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trên 35 người khỏe mạnh và 55
bệnh nhân ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu
được điều trị tại khoa Nội tiết bệnh viện C.
Các kết quả nghiên cứu thu được như sau:
Một số đặc điểm của các đối tượng
nghiên cứu
Tuổi và giới của các nhóm nghiên cứu

Bảng 2. Phân bố tuổi của nhóm nghiên cứu
Đối tượng
Nhóm ĐTĐ type 2 (1)
(n=55)
Nhóm RLDN glucose (2)
(n=30)
Nhóm chứng (3)
(n=35)

Min
(tuổi)

Max
(tuổi)

X ± SD

39

75


53,7 ± 7,4

30

68

36

62

p

(tuổi)

52,3 ± 10

p(12) >0,05
p(23) >0,05

51,5 ± 6,6

p(13) >0,05

Nhóm chứng
Nhóm RLDN Glucose

Nhóm ĐTĐ type 2

p>0,05


40%

46%
54%

47%

Nam

53%

60%

Nữ
Biểu đồ 1. Phân bố giới của nhóm nghiên cứu

176

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Hữu Quốc Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

81(05): 175 - 184

Nhận xét:

- Tỷ lệ nữ giới ĐTĐ type 2 cao hơn nam giới (54% so với 46%), tuy nhiên sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố giới trong các nhóm nghiên cứu
(p>0,05).
Kết quả chỉ số BMI và tỷ lệ thừa cân tính theo BMI của các nhóm nghiên cứu (BMI≥23 và
BMI<23)
Bảng 3. Chỉ số BMI của các nhóm nghiên cứu
Đối tượng
Nhóm ĐTĐ type 2 (1)
(n=55)
Nhóm RLDN glucose (2)
(n=30)
Nhóm chứng (3)
(n=35)

Min
(kg/m2)

Max
(kg/m2)

X ± SD
(kg/m2)

p

19,5

28,5


23,3 ± 2,3

p(12) >0,05

18,8

28,0

23,1 ± 2,5

p(23) <0,001

17,4

27,7

20,4 ± 2,3

p(13) <0,001

Nhận xét:
- Chỉ số BMI trung bình của nhóm chứng thấp hơn nhóm RLDN glucose và nhóm ĐTĐ type 2
(p< 0,001).
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 giữa nhóm RLDN glucose và nhóm ĐTĐ
type 2 về chỉ số BMI trung bình.
Bảng 4. Tỷ lệ thừa cân ở các nhóm nghiên cứu
Đối tượng
Nhóm ĐTĐ type 2 (1) (n=55)
Nhóm RLDN glucose (2) (n=30)
Nhóm chứng (3) (n=35)


Thừa cân (BMI≥ 23)
n
%
30
54,5
16
53,3
4
11,4

p

Bình thường (BMI< 23)
n
%
25
45,5
14
46,7
31
88,6
p(12) >0,05
p(23) <0,001
p(13) <0,001

Nhận xét:
- Có sự khác biệt về tỷ lệ thừa cân (BMI≥ 23) của nhóm ĐTĐ type 2 và nhóm RLDN glucose so
với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ thừa cân (BMI≥ 23) giữa nhóm ĐTĐ type 2 với nhóm RLDN

gluocse.
Kết quả các chỉ số hóa sinh máu.
Kết quả nồng độ glucose huyết tương lúc đói
Bảng 5. Nồng độ glucose huyết tương lúc đói của các nhóm nghiên cứu
Đối tượng
Nhóm ĐTĐ type 2 (1) (n=55)
Nhóm RLDN glucose (2) (n=30)
Nhóm chứng (3) (n=35)

Min
(mmol/L)
6,5
4,9
4,0

Max
(mmol/L)
16,2
8,1
5,7

X ± SD
(mmol/L)
9,1 ± 2,2
6,2 ± 0,7
4,8 ± 0,5

p
p(12) <0,001
P(23) <0,001

p(13) <0,001

177

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Hữu Quốc Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

81(05): 175 - 184

Nhận xét:
- Nồng độ glucose huyết tương lúc đói trung bình của nhóm ĐTĐ type 2 cao hơn nhóm RLDN
glucose và cao hơn nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.
Kết quả các chỉ số lipid huyết tương
P<0,05

6

5.6
4.8
4.6

5

P<0,05


P>0,05

4

3.1

3

2.8

3

1.4 1.31

2

1.3

3

1.2 1.1

1
0
Cholesterol

Triglyceride

Nhóm ĐTĐ 2


HDL-C

LDL-C

Nhóm RLDN

Nhóm chứng

Biểu đồ 2. So sánh kết quả các chỉ số lipid huyết tương giữa các nhóm

Nhận xét:
- Có sự giảm dần về nồng độ cholesterol, trigllcerid trung bình ở nhóm BN ĐTĐ type 2, nhóm
RLDN glucose so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,05.
- Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ HDL-C và LDL-C trung bình của 3
nhóm (p> 0,05).
Kết quả nồng độ insulin huyết thanh
Bảng 6. Nồng độ insulin huyết thanh của các nhóm nghiên cứu
Đối tượng
Nhóm ĐTĐ type 2 (1) (n=55)
Nhóm RLDN glucose (2) (n=30)
Nhóm chứng (3) (n=35)

Min
(µU/mL)
1,0
3,1
0,6

Max

(µU/mL)
62,4
83,1
30,3

X ± SD
(µU/mL)
11,9 ± 10,9
11,2 ± 14,9
4,0 ± 4,9

p
p(12) >0,05
p(23)<0,001
p(13)<0,001

Nhận xét:
- Nồng độ insulin huyết thanh trung bình ở nhóm chứng thấp hơn nhóm ĐTĐ type 2 và nhóm
RLDN . Sự khác biệt có YNTK với p< 0,001
Kết quả chỉ số kháng insulin (HOMA- IR) của các nhóm nghiên cứu
Bảng 7. Chỉ số kháng insulin của các nhóm nghiên cứu
Đối tượng
Nhóm ĐTĐ type 2 (1) (n=55)
Nhóm RLDN glucose (2) (n=30)
Nhóm chứng (3) (n=35)

Min
0,7
0,8
0,1


Max
31,5
18,1
5,5

X ± SD
4,7 ± 4,9
3,0 ± 3,4
0,8 ± 0,9

p
p(12) > 0,05
p(23) = 0,001
p(13) < 0,001

Nhận xét:
- Chỉ số HOMA- IR trung bình của nhóm ĐTĐ type 2 và nhóm RLDN glucose cao hơn nhóm
chứng có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,001).
178

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Hữu Quốc Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


81(05): 175 - 184

Kết quả tỷ lệ HbA1c máu toàn phần
Bảng 8. Tỷ lệ HbA1c của các nhóm nghiên cứu
Min
(%)
4,8
4,1
5,0

Đối tượng
Nhóm ĐTĐ type 2 (1) (n=55)
Nhóm RLDN glucose (2) (n=30)
Nhóm chứng (3) (n=35)

X ± SD

Max
(%)
12,1
8,8
6,3

(%)
7,9 ± 1,5
6,1 ± 0,9
5,7 ± 0,3

p
p(12) <0,001

p(23) <0,05
p(13)<0,001

Nhận xét:
- Có sự khác biệt về tỷ lệ HbA1c trung bình ở 3 nhóm: tỷ lệ HbA1c trung bình ở nhóm ĐTĐ
type 2 cao nhất, tiếp đến là nhóm RLDN glucose, thấp nhất là nhóm chứng. Sự khác biệt có
YNTK với p< 0,05.
Chúng tôi chia các bệnh nhân ĐTĐ làm hai nhóm theo mức độ kiểm soát đường máu: nhóm kiểm
soát được đường máu và nhóm không kiểm soát được đường máu theo tiêu chuẩn đánh giá trình
bày ở mục 2.4.5:
KẾT QUẢ HOMOCYSTEIN, CRP MÁU
Kết quả nồng độ tHcy, CRP máu
Bảng 9. Nồng độ tHcy, CRP huyết thanh của các nhóm nghiên cứu
Đối tượng

Min

Max

X ± SD

p

Nhóm ĐTĐ type2 n= 55(1)
Nhóm RLDN n= 30 (2)
Nhóm chứng n = 35(3)
Nhóm ĐTĐ type2 n= 55(1)
Nhóm RLDN n= 30 (2)
Nhóm chứng n = 35(3)


6,81
5,8
4,5
0,08
0,06
0,05

20,69
21,54
11,54
1,7
1.6
1.01

12,8±3,08
11,6±2,54
7,7±1,64
0,4±0,27
0,38±0,23
0,2±0,21

P1,2 > 0,05
P1,3 <0,001
P2,3 <0,001
P1,2 >0,05
P1,3 <0,001
P2,3 <0,001

Chi số
tHcy

(µg/mL)
CRP
(mg/dl)

Nhận xét:
- Nồng độ tHcy, CRP ở nhóm ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu cao hơn so với nhóm RLDN và
người bình thường có YNTK p<0,001
- Nồng độ tHcy, CRP giữa nhóm RLDN và người bình thường không có sự khác biệt p>0,05
Kết quả nồng độ tHcy huyết thanh ở các nhóm nghiên cứu theo giới
14
12
10
8
6
4
2
0

P>0,05

13.01

P>0,05

13.26

tHCy
Nam

3.7


3.7

CRP
Nữ

Biểu đồ 3. So sánh kết quả tHcy theo giới

Nhận xét:
- Nồng độ tHcy và CRP không có sự khác biệt ở hai giới.
179

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Hữu Quốc Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

81(05): 175 - 184

3. Nồng độ CRP huyết thanh với BMI ở các nhóm nghiên cứu
Nồng độ CRP huyết thanh với BMI ở các nhóm nghiên cứu
≥23
22/34 (65%)
33/72 (45%)
0.05


<23
12/34 (35%)
39/72 (54%)
0,105

BMI
CRP(+)
CRP(-)
p

Tổng
34/106 (32%)
72/106 (68%)
0,001

Nhận xét: Trong số những người có BMI <23 thì tỷ lệ CRP (+) và CRP( -) không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p= 0.105. Trong số những người có BMI ≥23 thì tỷ lệ CRP(+) cao hơn có
ý nghĩa p = 0,05.
Tương quan giữa nồng độ tHcy, CRP với các chỉ số lipid
Bảng 11. Tương quan giữa nồng độ tHcy và các chỉ số lipid
Chỉ số

n
120
120
120
120
120
120
120

120

tHcy
CRP
tHcy
CRP
tHcy
CRP
tHcy
CRP

Cholesterol
Triglyceride
HDL-C
LDL-C

r
0,34
0,07
0,19
0,02
0,017
0,005
0,22
0,07

p
p <0,0001
p>0,05
p < 0,05

p>0,05
p > 0,05
p>0,05
p <0,01
p>0,05

Nhận xét:
- Có sự tương quan tuyến tính thuận giữa nồng độ tHcy huyết thanh và chỉ số cholesterol, LDL-C
và triglyceride với p< 0,001, p,0,01 và p< 0,05. Chưa thấy có tương quan giữa nồng độ CRP
huyết thanh với các chỉ số cholesterol, LDL-C và triglyceride với p>0,05
Tương quan giữa nồng độ tHcy và CRP với FPA và HbA1C
Bảng 12. Tương quan giữa nồng độ tHcy với FPA và tỷ HbA1C
Chỉ số
FPA
HbA1C

tHcy
CRP
tHcy
CRP

n
120
120
120
120

r
0,4
0,15

0,34
0,12

p
P<0,0001
P=0,05
p < 0,0001
p>0,05

Nhận xét:
- Có mối tương quan tuyến thuận giữa nồng độ tHcy với nồng độ đường máu đói và tỷ HbA1C,
có ý nghĩa thống kê p<0,0001
- Chưa thấy mối tương quan giữa nồng độ CRP với nồng độ đường máu đói và tỷ HbA1C
Tương quan giữa nồng độ tHcy và CRP huyết thanh
Bảng 13. Tương quan giữa nồng độ tHcy và CRP huyết thanh
Chỉ số
Giá trị

n
120

r
0,19

p
p < 0,01

Nhận xét:
- Có mối tương quan thuận giữa nồng độ tHcy và CRP với p<0,01
180


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Hữu Quốc Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

BÀN LUẬN
Tuổi và giới của nhóm nghiên cứu
ĐTĐ type 2 là bệnh lý rối loạn chuyển hóa,
do vậy, tuổi được xem là một yếu tố nguy cơ
của bệnh. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh
càng lớn. Sự suy giảm chức năng của các cơ
quan tăng dần theo tuổi, và sự suy giảm chức
năng các tế bào bêta của tụy cũng không
ngoại lệ.
Tuổi trung bình của các nhóm nghiên cứu là
tương đương, không có sự khác biệt. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam thấp hơn
nữ phù hợp với một số nghiên cứu trong
nước, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê.
Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Thừa cân và béo phì là một trong những yếu
tố nguy cơ chính của ĐTĐ type 2, nó liên
quan đến sự kháng insulin trong cơ chế bệnh

sinh của bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra
phân loại BMI dành cho khu vực châu Á,
trong đó BMI≥ 23 được coi là thừa cân và
BMI≥ 25 là béo phì [9]. Chỉ số BMI≥ 23
được coi là yếu tố nguy cơ của ĐTĐ type 2.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số BMI
trung bình của nhóm người khỏe mạnh là 20,4
± 2,4 (kg/m2); của nhóm RLDN glucose là
23,1 ± 2,5 (kg/m2) và của nhóm ĐTĐ type 2
là 23,3 ± 2,3 (kg/m2). Kết quả này cũng phù
hợp với nhận xét trong một số nghiên cứu
trong nước và trong khu vực.
Kết quả của tHcy
Nồng độ homocystein
Kết quả nghiên cứu ở người bình thường
(nam: 13,01 ± 3,14 µmo/l; nữ: 12,55 ± 3,05
µmo/l; chung: 12,8 ± 3,08 µmo/l) Nồng độ
tHcy bình thường ở nam cao hơn nữ . Sự khác
biệt này có thể do ảnh hưởng của khối cơ, của
kích thích tố, của lối sống giữa hai giới khác
nhau. Khi so sánh giá trị tHcy trung bình của
hai giới nam và nữ trong nhóm ĐTĐ typ 2,
chúng tôi thấy sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Điều này theo ý kiến chúng tôi có
thể sự rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân ĐTĐ

81(05): 175 - 184

typ 2 đã tác động mạnh lên sự chuyển hóa
homocystein, do đó ảnh hưởng của giới lên

chỉ số tHcy đã bị giảm đi rất nhiều.
Về mối tương quan giữa giá trị tHcy và giá trị
HbA1c
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có
mối tương quan chặt chẽ giữa nồng độ tHcy
và chỉ số HbA1c (r = 0,34, p <0,001). Điều
này hoàn toàn phù hợp, vì bệnh nhân ĐTĐ
type 2 của chúng tôi nghiên cứu là do phát
hiện lần đầu, nên việc kiểm soát đường huyết
kém, chính vì vậy nên khả năng biến chứng ở
đối tượng này cao.
Kết quả của CRP
Nồng độ CRP
Kết quả nghiên cứu nồng độ CRP của chúng
tôi ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 không có sự khác
biệt giữa nam và nữ (nam: 0,37± 0,27mg/dl;
nữ: 0,37 ± 0,26 mg/dl; chung: 0,4 ± 0,27
mg/dl). Trong khi nồng độ CRP trung bình ở
người bình thường : nam cao hơn nữ nhung
cũng không có sự khác biệt. Những nghiên
cứu gần đây ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 đã cho
kết quả khác nhau về mối liên quan giữa nồng
độ CRP với tuổi bệnh. Nhưng ở nghiên cứu
chúng tôi không phân tích vấn đề này vì đối
tượng ĐTĐ type2 của chúng tôi là những
người được phát hiện lần đầu. Thực sự, CRP
chủ yếu tăng trong pha viêm cấp, hơn nữa đây
là nghiên cứu cắt ngang và kỹ thuật đo nồng
độ CRP bằng phương pháp hiện có của chúng
tôi nên không cung cấp được được phân tích

số liệu sâu hơn.
Nồng độ CRP máu với chỉ số BMI
Chúng tôi thấy nòng độ CRP tăng cao hơn có
ý nghĩa ở nhóm có BMI ≥ 23 so với nhóm có
BMI < 23 với p = 0,05. Nghiên cứu của
Huỳnh Ngọc Tỉnh cho biết nồng độ CRP tăng
cao ở những bệnh nhân có rối lọan chuyển
hóa[14] Như vậy, trong nghiên cứu Hoorn,
CRP không phải là yếu tố quyết định rất
mạnh mẽ của sự phát triển của bệnh tiểu
đường loại 2, trái ngược với WHR và chuyển
hóa glucose bị suy giảm
181

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Hữu Quốc Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

KẾT LUẬN
1. Nồng độ homocystein, crp ở bệnh nhân
ĐTĐ type 2
* Nồng độ tHcy ở bệnh nhân ĐTĐ type 2:
- Chung cho cả hai giới: 12,8 ± 3,08 (µmo/l)
- Nam: 13,01 ± 3,14 (µmo/l)
- Nữ: 12,54 ± 3,05 (µmo/l)

* Nồng độ CRP ở bệnh nhân ĐTĐ type 2:
- Chung cho cả hai giới: 0,4 ± 0,27 (mg/dl)
- Nam: 0,37 ± 0,27 (mg/dl)
- Nữ: 0,37 ± 0,26 (mg/dl)
2. Về mối tương quan giữa adiponectin
với một số chỉ số hóa sinh khác
* tHcy: Tương quan thuận giữa nồng độ tHcy
với cholesterol, triglycerid, LDL-C;
Tương quan thuận với nồng độ đường máu
lúc đói và tỷ HbA1C.
* CRP: Tăng nồng độ CRP có liên quan tới
mức BMI ≥ 23, không liên quan tới thời gian
mắc bệnh ĐTĐ type 2.
Có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa nồng
độ tHcy với nồng độ CRP p<0,001.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Tạ Văn Bình (2001), "Phòng và quản lý bệnh
ĐTĐ tại Việt Nam", Nxb Y học, Hà Nội.
[2].Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý - Nền
tảng Bệnh đái tháo đường - Tăng glucose máu,
Nxb Y học, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thị Bích Đào (1999), "Nghiên cứu
một số đặc điểm lâm sàng bệnh nhân đái tháo
đường typ 2", Y học thực hành, 8 (370), pp. 40-43.
[4].Đào Thị Dừa,Cao Văn Minh (2007), "Đặc
điểm lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐ mới phát
hiện", Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học- Hội
nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và
Chuyển hóa lần 3, Nhà xuất bản Y học
[5].Trần Hữu Dàng (2006), Giáo trình sau đại học

bệnh Nội tiết và Chuyển hoá, Bộ môn Nội, Trường
đại học Y khoa Huế.
[6].Phạm Tử Dương, Nguyễn Thế Khánh (1997),
Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nxb Y học.
[7].Nguyễn Thị Ngọc Dung (2000), “Nhiễm trùng
trong xơ vữa động mạch và bệnh động mạch
vành”; Thời sự tim mạch học; số 25 tr. 5-8.

81(05): 175 - 184

[8].Nguyễn Văn Đăng (2003), Thực hành thần
kinh, các bệnh và hội chứng thường gặp, Nhà xuất
bản Y học.
[9]. Nguyễn Đức Hoàng (2007), Nghiên cứu yếu
tố nguy cơ Homocysteine máu ở bệnh nhân tai
biến mạch não, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại
học Y khoa Huế.
[10]. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2005), "Nghiên
cứu thực trạng bệnh đái tháo đường rối loạn dung
nạp Glucose và một số yếu tố liên quan ở một
quận nội thành và một số huyện ngoại thành Hà
Nội", Luận văn thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y
Hà Nội.
[11]. Huỳnh Văn Minh (2006), ”Khuyến cáo của
hội Tim Mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều
trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn”, Nhà
xuất bản Y học
[12]. Nguyễn Thị Nhạn (2006), Giáo trình sau
đại học bệnh Nội tiết và Chuyển hoá, Trường Đại
học Y khoa Huế.

[13]. Hoàng Thị Bích Ngọc (2001), "Hóa sinh
bệnh đái tháo đường", Nhà xuất bản Y học, 51-114.
[14]. Đặng Văn Phước (2004), “Vai trò của các
yếu tố viêm trong bệnh sinh của quá trình xơ vữa
động mạch”, Báo cáo tại hội nghị chuyên gia toàn
quốc lần thứ II. Chuyên đề về các yếu tố viêm và
xơ vữa động mạch.
[15]. Phan Sỹ Quốc,Lê Huy Liệu (1990), "Tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ ở Hà Nội", Nội khoa, Số 4,
Chuyên đề nội tiết, pp. 2-4.
[16]. Thái Hồng Quang (2001), Bệnh học nội tiết,
Nhà xuất bản Y học.
[17]. Nguyễn Hải Thuỷ (2006), Giáo trình sau
đại học bệnh Nội tiết và Chuyển hoá, Trường Đại
học Y khoa Huế.
[18]. Nguyễn Hải Thuỷ (2006), “ Đặc điểm
kháng insulin trong bệnh đái tháo đường ”, Hội
nghị nội tiết và đái tháo đường miền Trung lần thứ
V, tr. 17-27.
[19]. Lê Thị Bích Thuận (2004),”Nghiên cứu
biến đổi Protein phản ứng C(CRP) trong bệnh
mạch vành; Thông tin tim mạch học; số 9 năm
2004 tr. 13.
[20]. Huỳnh Ngọc Tỉnh và cs (2005), “Nồng độ
CRP trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa” Y
học thực hành, ISSN 0866-7241. Tr 549
[21]. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007),
Nội tiết học đại cương, Nxb Y học Hồ Chí Minh.

182


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Hữu Quốc Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

[22]. Mai Thế Trạch, Diệp Thanh Bình và CS.
(1994), "Dịch tễ học và điều tra cơ bản về bệnh
ĐTĐ ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh", Tạp
chí Y học Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
số 1, pp. 25-28.
[23]. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2005), "Đánh giá
hiệu quả của phương pháp điều trị tích cực để hạn
chế các yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý mạch máu
ở bệnh nhân đái tháo đường", Luận án Tiến sỹ Y
khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
[24]. Phạm Thị Hồng Vân (2004), "Nghiên cứu
mối liên quan giữa các biến chứng với chỉ số hóa
sinh máu trong bệnh đái tháo đường", Y học thực
hành, 475, pp. 19-22.
[25]. Nguyễn Bá Việt, Hoàng Trung Vinh (2004),
"Đánh giá kháng insulin và chức năng tế bào beta
dựa vào nồng độ glucose và insulin lúc đói của
bệnh nhân đái tháo đường typ 2", Kỷ yếu toàn văn
các đề tài khoa học- Bệnh viện Nội tiết trung
ương, pp. 318-322.

[26]. Hoàng Trung Vinh (2007), "Kháng Insulin
và chức năng tiết của tế bào bêta ở bệnh nhân Đái
tháo đường type 2 trên 60 tuổi", Hội nghị khoa học
toàn quốc lần thứ 3, Nhà xuất bản y học, 400-405.
[27]. Nguyễn Lân Việt (2003), Thực hành bệnh
Tim Mạch, Nhà xuất bản Y học.
[28]. Phạm Nguyễn Vinh (2002), Bệnh học Tim
mạch, Nhà xuất bản Y học.
29.
Alan J. Garber (2004), "Meformin and
other Biguanides: Pharmacology and therapeutic
usage", International texbook of diabetes mellitus,
47, pp. 851-869.
[29]. A Passaro, F Calzoni, S Volpato, ED Nora
(2003), “Effect of metabolic control on
homocysteine levels in type 2 diabetic patients”,
Journal of Internal Medicine, vol 254 Issue 3, p 264.
[30]. Alvin. C. Power (2001), ”Diabetes
Mellitus”, Principles of internal medicine, volume
2, 2001, page 2109-2116.

81(05): 175 - 184

[31]. American Diabetes Association (2008),
"Diagnosis and Classification of Diabetes
Mellitus", Diabetes Care, 31, pp. 55-60.
[32]. American Diabetes Association (2004),
"Medical management of type 2 diabetes",
Diabetes Care, Third Edition.
[33]. AndersH.B.,TerryP.C., and Philipp E. S.

(2002), ACRP30/adiponectin: an adipokine
regulating glucose and lipid metabolism." Trends in
Endocrinology and Metabolism, 13 (2), pp. 84-89.
[34]. Anthony J. G. Hanley, Donald Bowden,
Lynne E. Wagenknecht, et al. (2007),
"Associations of Adiponectin with Body Fat
Distribution and Insulin Sensitivity in Nondiabetic
Hispanics and African-Americans", J Clin
Endocrinol Metab, 92 (7), pp. 2665-2671.
[35]. Biasucci LM, Liuzzo G, Angiolillo DJ and
al (2000), “Inflamination and acute coronary
Syndromes”; Herz 25 (2), pp.108-12.
[36]. Beyer J., Krause V., and Cordes V. (1979),
"C-peptid: its biogenesis, structure, Determination
and Clinical Significane", Giornale Italiano di
Chimica Clinica 4 Supp, pp. 9-22.
[37]. Boden G.,Shulman G. I. (2002), "Free fatty
acids in obesity and type 2 diabetes defining their
role in developement of insulin resistance and βcelldysfunction", European Journal of Clinical
Investigation, 32, pp. 314-323.
[38]. Bruce B. Duncan,et .al (2004), "Adiponectin
and the Development of Type 2 Diabetes The
Atherosclerosis Risk in Communities Study",
Diabetes, 53, pp. 2473-2478.
[39]. Bruun J. M., Lihn A. S., Verdich C., et al.
(2003), "Regulaion of adiponectin by adipose
tissue-derived cytokines: in vivo and in vitro
investigations in humans." Am J Physiol
Endocrinol Metab., 285 (3), pp. E527-E533.


SUMMARY
INVESTIGATION HOMOCYSTEIN, CRP SERUM IN TYPE 2 DIABETES
PATIENTS IN DANANG CITY
Nguyen Huu Quoc Nguyen*
Faculty of Medicine and Pharmacy - Da Nang University
Diabetes is a common chronic glucide metabolic disorder, in which diabetes type 2 is account for
a high proportion. Homocystein and crp play a crucial role in metabolic disorder in type 2
diabetes. Objective: 1. To Identify homocystein, crp concentration in type 2 diabetes patient. 2.
*

Tel: 0903557357, Email:

183

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Hữu Quốc Nguyên

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

81(05): 175 - 184

To establish a link between homocystein, crp serum concentration and some others biochemistry
criteria in type 2 diabetes patients. Methods: the study was conducted on 55 patients with type 2
diabetes, 30 patients with impaired glucose tolerance who did not receive any treatments and 35
healthy people who appropriated in age, sex with diseased group. Homocystein, crp concentration
were quantified by immunofluorescence method. Results: in control group: homosystein

concentration was: 7,7 (µg/ml); crp concentration was : 0,2 ± 0,21 mg/dl; in type 2 diabetes
patients: homosystein concentration was 12,8 ± 3,08 (µg/ml); crp concentration was 0,5±
0,47mg/dl. There has been a correlation between tHcy concentration with lipid criteria such as
cholesterol, triglyceride, LDL-C, fasting glucose, and HbA1C. There was also a strong correlation
between tHcy concentration and Crp concentration (p<0,001). Conclusion: There was an
increase in homocystein and crp average concentration in patients with type 2 diabetes
Keywords: Homocystein, crp, type 2 diabetes, glucose tolerance impaired

184

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên





×