Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vàng da sơ sinh có thể gây tử vong ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.92 KB, 5 trang )



Vàng da sơ sinh có thể
gây tử vong

Vàng da là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và
thường tự mất sau một thời gian.
Tuy nhiên, có một số trẻ bị vàng da bệnh lý, nếu không phát
hiện và điều trị kịp thời rất dễ dàng tử vong.
Cháu Bi nhà chị Nguyễn Thu An (Cầu giấy, Hà Nội) 10 ngày
tuổi được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bỏ bú, nôn, co
giật…
Tới viện, gia đình mới biết cháu bị nhiễm độc thần kinh do
vàng da nặng mà nguyên nhân là do gia đình kiêng cữ quá,
để cháu trong phòng kín nên không phát hiện ra. Sau 2 tháng
nằm viện, thay máu hai lần thì cháu mới thoát khỏi lưỡi hái
tử thần.
BS Nguyễn Hoàng Anh, Bệnh viện E cho biết, vàng da là
triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh (9% ở trẻ đủ tháng và
30% ở trẻ sinh non), thường xuất hiện vào ngày thứ hai và
thường hết vào ngày thứ 5 hoặc thứ 7 sau sinh, không cần
phải can thiệp dưới mọi hình thức.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.

Ảnh minh họa – Internet
Nguyên nhân gây vàng da sinh lý là do vỡ một số hồng cầu
của thai nhi. Khi hồng cầu bị vỡ, tỷ lệ hemoglobin sắt giảm,
một lượng lớn bilirubin – chất có sắc tố màu vàng được
phóng thích vào máu; thẩm thấu thành mạch tăng khiến cho
bilirubin ngấm trong các tổ chức mỡ, ứ tích bilirubin trong


máu làm cho trẻ bị vàng da nhẹ. Khi bilirubin tăng quá cao
và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân) có thể làm cho
trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm
thần vận động vĩnh viễn.
BS Phó Đức Nhuận, BV Phụ sản T.Ư cho biết, cần phải
chăm sóc và quan sát kỹ trẻ trong những ngày đầu tiên về
nhịp thở, nhịp tim, thân nhiệt và da… Từ ngày thứ 3 trẻ xuất
hiện vàng da, mỗi ngày hơi tăng lên một chút. Sau một tuần
da sẽ bớt vàng và trở lại bình thường.
Trong thời gian vàng da, trẻ vẫn bú tốt, nước tiểu vàng, đi
cầu phân vàng 2 – 3 lần/ngày, vận động bình thường thì
không cần điều trị.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Nếu vàng da nhanh và đậm, trẻ bỏ bú quấy khóc hoặc ngủ
nhiều, nước tiểu trong, đi tiêu ít (một lần/ngày), lên cơn co
giật… thì không còn là vàng da sinh lý nữa, cần đưa đến bác
sĩ chuyên khoa nhi.
Việc phát hiện muộn có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng
nặng nề cho trẻ như mắt (cận, viễn, loạn thị về sau), về tai
(giảm thính lực), chậm phát triển tâm thần vận động…

×