Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BPA – mối nguy hại cho sức khỏe trẻ nhỏ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.17 KB, 5 trang )



BPA – mối nguy hại cho
sức khỏe trẻ nhỏ

Các nghiên cứu của chương trình phòng chống ngộ độc
quốc gia Mỹ, một lượng rất nhỏ BPA cũng có thể gây ảnh
hưởng đến bào thai và trẻ sơ sinh.
Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, BPA có thể trở thành
một yếu tố nguy cơ gây ra những bệnh nguy hiểm như bệnh
tim mạch, bệnh gan, tiểu đường, phá hủy não…

Ảnh minh họa
BPA nguy hiểm như thế nào?!
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
BPA là từ viết tắt của Bisphenol-A, một loại hóa chất thường
dùng trong ngành công nghiệp nhựa, đặc biệt là trong sản
xuất nhựa PC (Polycacbonate). Điều đáng lo ngại là loại
nhựa này vẫn được sử dụng làm bình sữa, đồ chơi cho trẻ nhỏ
một cách khá phổ biến.
Theo các nghiên cứu mới nhất, BPA có thể trở thành một yếu
tố nguy cơ gây ra những bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch,
bệnh gan, tiểu đường, phá hủy não. BPA cũng có thể gây suy
giảm trí nhớ, làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch, ảnh
hưởng đến hệ sinh dục gây ra những bất thường như: dậy thì
sớm, thay đổi giới tính, rối loạn hành vi sex…
Tại một số nước như Mỹ, Canada… BPA đã bị cấm sử dụng
trong sản xuất các sản phẩm dành cho trẻ em như bình sữa,
chén, muỗng nhựa, đồ chơi… Vì một hàm lượng rất nhỏ
BPA cũng có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ


sơ sinh. Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ thấy rằng,
chỉ cần một lượng nhỏ BPA bằng 23 phần nghìn tỷ cũng có
thể làm gián đoạn estrogen trong não trẻ sơ sinh.
BPA thường tìm thấy trong các sản phẩm gì?
BPA có mặt trong rất nhiều sản phẩm tiêu dùng hằng ngày
như: thực phẩm đóng hộp, giấy gói plastic, bình sữa nhựa,
chai đựng nước uống, đồ dùng bằng nhựa nói chung, núm vú
giả dùng cho trẻ em… Có lẽ đó là lí do vì sao có đến 95% số
người xét nghiệm đều phơi nhiễm BPA.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Ngoài ra, BPA còn có thể phát sinh khi dùng đồ nhựa chứa
thức ăn và cho vào lò vi sóng. Chúng ta không thể nhận thấy
được mối nguy cơ này, nhưng nếu BPA nhiễm vào thực
phẩm có thể gây ung thư, biến đổi cấu trúc AND của cơ thể.
Do đó, tuyệt đối không dùng khay, đĩa chứa thức ăn bằng
nhựa cho vào lò vi sóng.
Làm sao để nhận biết các sản phẩm có BPA?
Nhựa PC chứa BPA là loại nhựa cứng, trong suốt, nếu các
sản phẩm có kí hiệu tam giác bằng 3 mũi tên, có số 7 bên
trong. Còn nhựa PP (Polypropylene) thường mềm, đục hơn
và có kí hiệu tam giác bằng 3 mũi tên có một trong các số
1,2,4,5 ở trong.
Làm thế nào để tránh bị phơi nhiễm BPA?
Để tránh bị phơi nhiễm BPA không chỉ cho trẻ nhỏ mà cho
cả gia đình bạn, tốt nhất nên chọn các đồ dùng bằng gốm, sứ,
thủy tinh, inox thay thế cho các đồ dùng bằng nhựa.
Nên tránh dùng các loại bọc plastic, đồ nhựa khi hâm, nấu
thức ăn trong lò vi sóng. Tránh dùng chai nhựa để đựng

nước, đặc biệt là nước nóng.
Chọn các sản phẩm có nhãn BPA Free. Hạn chế dùng các
loại thực phẩm đóng hộp, nước sôđa.

×