Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ngáy báo hiệu nhiều vấn đề đáng lo ở trẻ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.68 KB, 5 trang )



Ngáy báo hiệu nhiều vấn
đề đáng lo ở trẻ

Những đứa trẻ thường ngáy, thở bằng miệng, ngừng thở
đột ngột hoặc gặp một rối loạn hô hấpnào đó khi ngủ sẽ
đối mặt với nguy cơ rối loạn hành vi và cảm xúc khi lớn.
BBC đưa tin các nhà nghiên cứu của Đại học Y khoa Albert
Einstein tại New York theo dõi hơn 11.000trẻ em trong vòng
6 năm. Phần lớn trẻ mà họ theo dõi chào đời trong hai năm
1991 và 1992. Nhóm nghiên cứu hỏi cha, mẹ của trẻ về mức
độ ngáy và ngừng thở ngắn khi ngủ trong 6 đến 7 năm đầu
đời của trẻ. Ngoài ra các phụ huynh cũng cung cấp thông tin
về các vấn đề tiêu cực liên quan tới cảm xúc và hành vi của
những đứa con.

Cha, mẹ nên quan tâm hơn tới trẻ nếu chúng ngáy thường
xuyên trong giấc ngủ. Ảnh: hiren.info.
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, nguy cơ mắc các rối loạn
hành vi và cảm xúc ở trẻ thường xuyên ngáy và ngừng thở
trong lúc ngủ cao hơn trẻ khác từ 40 tới 100%. Những rối
loạn đó có thể là hiếu động quá mức, lo lắng hoặc trầm uất.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Nguy cơ vẫn không đổi sau khi các chuyên gia loại trừ các
yếu tố khác như trọng lượng trẻ lúc chào đời, thói quen hút
thuốc của mẹ, điều kiện kinh tế và hoàn cảnh xã hội.
“Trong giai đoạn đầu đời của con người, não chúng ta phát
triển rất nhanh nên nhu cầu ngủ của con người rất lớn. Phần
lớn trẻ sơ sinh có xu hướng ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày. Khi


giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn liên tục, não sẽ không thể phát
triển thuận lợi”, tiến sĩ Keren Bonuck, trưởng nhóm nghiên
cứu, phát biểu.
Bonuck giải thích rằng, khi trẻ em ngáy, ngưng thở hoặc thở
bằng mồm, lượng oxy lên não sẽ giảm trong khoảng thời gian
ngắn. Khi oxy giảm, lượng khí CO2 sẽ tăng và tình trạng đó
gây tác động xấu tới vùng vỏ não trước trán – nơi xử lý cảm
xúc và sự chú ý của con người. Vùng vỏ não trước trán còn
giúp con người phát triển nhiều kỹ năng khác, như lập kế
hoạch và tổ chức công việc.
Giới y khoa nhận định khoảng 10% trẻ em thường xuyên
ngáy, 2-4% mắc hội chứng ngừng thở đột ngột trong lúc ngủ.
“Chúng tôi khuyên phụ huynh quan tâm hơn nữa tới hoạt
động thở của trẻ em trong lúc chúng ngủ, ngay cả trong giai
đoạn đầu đời của chúng. Nếu bạn nghĩ trẻ đang hứng chịu
một vấn đề nào đó, hãy đưa chúng tới bác sĩ. Amiđan quá lớn
là nguyên nhân phổ biến nhất đối với hiện tượng thở bất
thường trong lúc ngủ. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ ngừng
thở trong lúc ngủ”, Bonuck nói.

×