Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.88 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN VĂN KHAI

KIỂM SÁT TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC,
TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN VĂN KHAI

KIỂM SÁT TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC,
TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số
:
838.01.04



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM MẠNH HÙNG

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong luận văn đảm bảo tính chính xác và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của Học viện khoa học xã hội Việt Nam.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét cho tôi bảo vệ
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Phan Văn Khai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT VIỆC
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM
VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ........... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân .................. 8

1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát ....................................... 23
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM
2003 VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BLTTHS NĂM 2015 VỀ KIỂM
SÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI
PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG .............................................................. 28
2.1. Quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 về kiểm
sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố ...................................................................................................................... 28
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2003 về kiểm sát
việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
vụ án hình sự tại tỉnh Quảng Ngãi .................................................................. 45
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHÁC NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG PHÁP LUẬTTỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỂ KIỂM SÁT VIỆC
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾTTỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ
KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ................ 55


3.1. Hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự về kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố .................................. 55
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự để
kiểm sát tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát ................................................................. 63
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự

CQĐT

: Cơ quan điều tra

THQCT

: Thực hành quyền cơng tố

TTHS

: Tố tụng hình sự

VKS

: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

Tổng số tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
và kết quả giải quyết

Trang

46

Kết quả kiểm sát công tác giải quyết tin báo, tố giác về tội
2.2.

phạm và kiến nghị khởi tố của VKSND tỉnh Quảng Ngãi trong
giai đoạn 2013– 11/2017

47


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viện kiểm sát nhân dân là một trong những cơ quan thuộc hệ thống tổ
chức bộ máy nhà nước, được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 theo đó; Viện kiểm sát nhân dân có
chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho

pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo đảm mọi hành vi
phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm
và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Với tư cách là cơ quan thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, một trong những chức
năng quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của các cơ quan có thẩm
quyền. Việc tiếp nhận, giải quyết kịp thời và có hiệu quả tố giác, tin báo về tội
phạm có ý nghĩa quan trọng đảm bảo việc đấu tranh phòng, chống tội phạm
đạt hiệu quả cao.
Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân là phải tiếp nhận tố giác, tin
báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan tổ chức chuyển đến, sau đó chuyển cho
CQĐT có thẩm quyền giải quyết đồng thời trực tiếp kiểm sát việc giải quyết
toàn bộ tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT. Làm tốt công tác này là tiền
đề để Viện kiểm sát thực hiện có hiệu quả chức năng thực hành quyền công
tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử được thuận lợi, hạn chế tối đa tình trạng
oan sai, bỏ lọt tội phạm, hạn chế được số vụ phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung
cũng như số vụ Tịa án tun khơng phạm tội. Trong những năm vừa qua, trên
cơ sở quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân
dân , công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến

1


nghị khởi tố của ngành Kiểm sát đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy
vậy trước sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt trước u cầu
đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, các quy định của pháp
luật về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đã bộc lộ nhiều
bất cập và hạn chế dẫn đến, tỷ lệ kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố thấp, tình hình tội phạm còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ

đe dọa đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp
theo tinh cải cách tư pháp thì việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam hiện hành về cơng tác kiểm sát việc giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố để làm sáng tỏ về mặt khoa học, đưa ra
giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc
áp dụng những quy định trên thực tiễn có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý
quan trọng. Từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài "Kiểm
sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự
từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi " làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là một trong những cơ
sở để xác định dấu hiện của tội phạm, làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền
ra quyết định khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự, do đó hoạt động kiểm
sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân
được quan tâm nghiên cứu đặc biệt là các cán bộ làm công tác chuyên môn
nhưng chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở những bài báo khoa học như: ThS. Nguyễn
Duy Giảng, Về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong công tác kiểm
sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo yêu
cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát, số 18-20/2008; Nguyễn Tiến Sơn,
Một số vướng mắc, bất cập và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp

2


nhận, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
hiện nay, Tạp chí kiểm sát, số 12/2009; Phạm Đình Sự, Những kinh nghiệm tổ
chức, thực hiện và biện pháp trong công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Tạp chí kiểm sát, số 12/2009; Lưu
Trọng Nguyên, Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công

tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố,
Tạp chí kiểm sát, số 12/2009; Vũ Việt Hùng, Quy định của pháp luật về kiểm
sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố - Thực
trạng và một số đề xuất kiến nghị, Tạp chí kiểm sát, số 12/2009; ThS. Lê Ra,
Cần thống nhất nhận thức về các khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố và các nguồn thơng tin về tội phạm, Tạp chí kiểm sát, số
20/2012, ThS. Lê Minh Long, Một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc, bất cập
trong giải quyết và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm giết
người, Tạp chí kiểm sát số 4/2011; Nguyễn Quang Thành, Nâng cao chất
lượng, hiệu quả phối hợp giữa viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội với
cục điều tra trong việc phát hiện và giải quyết tố giác, tin báo về các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp, Tạp chí kiểm sát số 11/2012;...
Nhìn một cách tổng quan có thể khẳng định rằng, vấn đề lý luận về kiểm
sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm chưa được khoa học luật Tố tụng
hình sự Việt Nam quan tâm nghiên cứu đúng mức. Những nghiên cứu về vấn
đề này chỉ dừng lại ở những bài báo khoa học luận bàn về những khía cạnh đơn
lẻ chứ chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu có tính chất hệ thống,
tồn diện và sâu sắc cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn thực hiện.
Với tình hình nghiên cứu trên, lại một lần nữa cho phép khẳng định
việc nghiên cứu đề tài "Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo và
kiến nghị khởi tố vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi " là đòi hỏi
khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về
kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và

áp dụng chúng trong thực tiễn. Từ đó, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải
pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Từ nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về: Khái
niệm tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; khái niệm, đặc điểm
kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố;
- Khái quát sự phát triển của các quy định pháp luật tố tụng hình sự về
kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của
Viện kiểm sát nhân dân từ năm 1960 đến nay để rút ra những nhận xét, đánh
giá;
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về kiểm sát việc giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003, Bộ luật tố tụng hình sự năn 2015 và các văn bản có liên quan, từ đó rút
ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật
hình sự năm 2003 về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, phân tích làm rõ những tồn
tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của tồn
tại, hạn chế đó;

4


- Đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về
chức năng kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh chức
năng kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và những văn bản hướng dẫn khác có liên quan, kết hợp với việc
nghiên cứu đánh giá thực tiễn thực hiện công tác trên của Viện kiểm sát trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để
kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu
quả thực hiện trong thực tiễn. Luận văn không nghiên cứu về thực tiễn kiểm
sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát quân sự các cấp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những bài viết khoa học từ năm 2008 đến nay; thực
tiễn công tác kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi
tố về tội phạm trong 05 năm (2013 – tháng 11/2017) trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà
nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các
phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và thống kê, để

5


tổng hợp các tri thức khoa học luật TTHS và luận chứng các vấn đề tương
ứng được nghiên cứu trong luận văn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện
lý luận và thực tiễn liên quan chức năng kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố
giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong luật TTHS Việt Nam. Những
điểm mới cơ bản của luận văn là:
- Tổng hợp các quan điểm khoa học trong nước về công tác kiểm sát
việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân từ đó
xây dựng khái niệm về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghi khởi tố, tạo cơ sở áp dụng pháp luật thống nhất và có căn cứ. Đồng
thời luận văn chỉ ra những đặc điểm công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân ;
- Qua nghiên cứu thực tiễn kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân, luận văn đề xuất
các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện công tác kiểm sát này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
dành cho các nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp
luật, học viên và người làm thực tiễn.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận. Luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân

6


Chương 2: Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và những
điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về kiểm sát việc tiếp nhận,

giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát
nhân dân và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và các giải
pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự để kiểm sát
việc tiếp nhận kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân

7


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT VIỆC TIẾP NHẬN,
GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ
KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân
1.1.1. Khái niệm kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân
Tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là nguồn thông tin
quan trọng góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở, căn cứ để
tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra các vụ án hình sự. Quy định về tố
giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố góp phần tăng cường trách
nhiệm của người dân, cơ quan, tổ chức trong xã hội đối với việc đấu tranh
phịng, chống tội phạm. Đồng thời góp phần tạo sự rõ ràng và minh bạch cho
các chủ thể này có thể tố cáo hành vi phạm tội hoặc thơng tin về hành vi phạm
tội của người khác đến cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động xử lý tố giác, tin
báo về tội phạm là một hoạt động quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ
án hình sự, qua đó CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra có căn cứ khơng khởi tố vụ án hình sự hoặc khởi tố
vụ án hình sự và tiến hành điều tra.

Điều 100 BLTTHS năm 2003 quy định: " Chỉ được khởi tố vụ án hình
sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa
trên những cơ sở sau đây: 1. Tố giác của công dân; 2. Tin báo của cơ quan, tổ
chức; 3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;...". Khởi tố vụ án
hình sự là giai đoạn đầu tiên trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự thể
hiện sự phản ứng nhanh chóng từ phía nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội
8


nhằm góp phần điều tra, xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi
phạm tội và người phạm tội. Việc khởi tố vụ án đúng, kịp thời có ý nghĩa
quan trọng, là tiền đề mở ra hàng loạt những hoạt động tố tụng sau này. Căn
cứ để khởi tố vụ án hình sự khi xác định có dấu hiệu của tội phạm xảy ra trên
năm cơ sở được quy định tại Điều 100 BLTTHS năm 2003, trong số đó là tố
giác của cơng dân; tin báo của cơ quan, tổ chức; tin báo trên các phương tiện
thơng tin đại chúng.
Dưới góc độ ngơn ngữ học
Khái niệm “Tố cáo” được hiểu với hai nghĩa: Thứ nhất, tố cáo là báo
cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm
pháp nào đó. Thứ hai, tố cáo là vạch trần hành động xấu xa hoặc tội ác cho
mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn [21, tr.1199].
Khái niệm “Tố giác” được hiểu là: báo cho cơ quan chính quyền biết
người hoặc hành động phạm pháp nào đó [21, tr.1200].
Khái niệm “Tin” cũng được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là, điều được
truyền đi, báo đi cho biết sự việc, tình hình xảy ra. Thứ hai là, sự truyền đạt,
sự phản ánh dưới các hình thức khác nhau, cho biết về thế giới xung quanh
và những q trình xảy ra trong nó [21, tr.1183].
Khái niệm “Báo” được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất là, cho biết việc
gì đó đã xảy ra. Thứ hai là, cho người có trách nhiệm nào đó biết về việc xảy
ra có thể hại đến trật tự an ninh chung…là dấu hiệu biết trước [21, tr.342].

Trên bình diện pháp lý, Luật Tố cáo năm 2011 quy định:
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức
(khoản 1 Điều 2) [26].

9


Tố cáo ở đây là khái niệm chung, là việc cơng dân thực hiện quyền của
mình báo tin về tất cả các hành vi vi phạm pháp luật nói chung cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết. Tùy theo lĩnh vực pháp luật bị vi phạm
mà người ta phân biệt các loại tố cáo khác nhau. Tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy
định của pháp luật về TTHS (khoản 3 Điều 31). Việc tố giác và tin báo về tội
phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về TTHS (khoản 1 Điều 3)
[26]. Như vậy, trong TTHS tố cáo hành vi phạm tội được gọi là tố giác về tội
phạm. Đây chính là việc thuộc nội dung khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm
[39].
Tố cáo và tố giác về tội phạm có những điểm khác biệt nhất định. Tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm.
Cịn tố giác về tội phạm chỉ bao gồm hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu
thành tội phạm đã được quy định trong BLHS. Do đó, có thể nói khái niệm tố
cáo rộng hơn và cơ bản đã bao hàm cả khái niệm tố giác về tội phạm theo luật
TTHS. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này là: Tố cáo là quyền của
cơng dân, cịn tố giác về tội phạm vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân.
Quan hệ pháp luật về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật chỉ phát sinh sau khi
công dân thực hiện quyền tố cáo, còn quan hệ pháp luật tố giác về tội phạm
thì phát sinh ngay sau khi cơng dân biết về tội phạm. Cơng dân có quyền

quyết định việc mình sẽ tố cáo hay khơng một hành vi vi phạm pháp luật
nhưng bắt buộc phải tố giác nếu đã biết rõ về một số tội phạm quy định tại
Điều 313 BLHS đang được chuẩn bị hoặc đã được thực hiện. Cơng dân có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội: “Khơng tố giác tội phạm” theo Điều
314 BLHS nếu biết mà không tố giác tội phạm.
Ở phương diện phản ánh, những thông tin về tội phạm là kết quả phản
ánh của những tội phạm đó trong hiện thực khách quan, tồn tại ở dạng vật

10


chất, đó là tín hiệu thơng tin. Sự thay đổi trong môi trường do tội phạm gây ra
là nội dung, cịn hình thức biểu hiện của những thơng tin đó là tiếng nói và
chữ viết của con người. Trong hoạt động điều tra tội phạm, tín hiệu thơng tin
có thể tồn tại ở hai dạng: Vật chất và tư tưởng, ý nghĩ. Hai hình thức tồn tại
của tín hiệu thơng tin này chính là sự đa dạng của những dấu vết do tội phạm
để lại trong môi trường xung quanh.
Ở phương diện điều tra khám phá tội phạm tố giác, tin báo về tội phạm
là những thông tin ban đầu, có ý nghĩa rất lớn cho các cơ quan pháp luật xem
xét tính chất nghiêm trọng hay khơng của sự việc đã được những chủ thể báo
tin, tố giác đến; tính chính xác và độ tin cậy của các thơng tin đến đâu; có dấu
hiệu của tội phạm hay khơng… Tố giác, tin báo về tội phạm là căn cứ để
CQĐT mở ra những hoạt động điều tra, xác minh theo luật định.
Có nhiều cách hiểu về tố giác, tin báo về tội phạm. Có quan điểm xác
định: Chỉ có tin báo do nhân dân, đài báo, cơ quan, tổ chức cung cấp, kiến
nghị mới là tố giác, tin báo về tội phạm; hoặc có quan điểm cho rằng mọi
thơng tin liên quan đến tội phạm đều là tố giác, tin báo. Có quan điểm nêu:
Tố giác về tội phạm là việc công dân tố giác về hành vi tội phạm được
quy định trong BLHS, còn tin báo về tội phạm là những thông tin về tội phạm
được quy định trong BLHS do cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã

hội cung cấp cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết; do các
phương tiện thông tin đại chúng nêu lên hoặc do người phạm tội tự thú [50].
Quan điểm khác cho rằng:
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện, tố cáo người phạm tội
hoặc hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo
quy định tại khoản 1 Điều 100, Điều 101 và Điều 103 của BLTTHS năm
2003. Tin báo về tội phạm là việc các cơ quan, tổ chức báo tin hoặc đăng tin
có nội dung phản ánh về tội phạm xảy ra cho cơ quan có thẩm quyền giải

11


quyết theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 100, Điều 101 và Điều 103 của
BLTTHS năm 2003 [44].
Trái lại, có quan điểm xác định rằng khơng thể phân biệt giữa tố giác và
tin báo về tội phạm. Hiện nay, có quan điểm đưa ra khái niệm tố giác và tin
báovề tội phạm không rõ đối tượng; dựa theo sự phân loại tố giác và tin báovề
tội phạm mà người báo tin, tố giác và kể cả CQĐT tiến hành xác minh nhưng
không xác định rõ đối tượng gây ra. Ví dụ, một người báo mất chiếc xe mơ tơ
trị giá trên 30 triệu đồng nhưng không xác định ai là người đã trộm cắp chiếc
xe đó. Cách hiểu này không đúng với bản chất của tố giác, tin báo về tội
phạm. Dù rõ hay khơng rõ đối tượng, đó vẫn là tố giác, tin báo về tội phạm.
Cách hiểu trên dẫn đến tình trạng các cơ quan có thẩm quyền không đưa vào
giải quyết và kiểm sát việc giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm loại
này, hệ quả của nó là việc đánh giá tình hình tội phạm chưa chính xác, làm
hạn chế kết quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm.
Các quan điểm trên chưa nêu rõ, đầy đủ về khái niệm tố giác, tin báo về
tội phạm, chưa phân biệt rõ tố giác và tin báo, hoặc là nhấn mạnh tiêu chí
khơng thuộc nội hàm của khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm.
Tại Thông tư Liên ngành số 03/TT-LN ngày 15/5/1992 của Viện kiểm

sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) - Bộ Quốc phòng Bộ Lâm nghiệp - Tổng cục Hải quan về: “Hướng dẫn thi hành các quy định
của luật TTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm” đã nêu
định nghĩa:
Tố giác, tin báo về tội phạm là những thông tin về tội phạm được qui
định trong BLHS do công dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội (gọi tắt là người, cơ quan, tổ chức) cung cấp cho cơ quan có trách nhiệm
tiếp nhận và giải quyết; do các phương tiện thông tin đại chúng nêu lên hoặc
do người phạm tội tự thú [43].

12


Định nghĩa này đến nay có nhiều điểm chưa phù hợp. Trong khi đó,
BLTTHS năm 2003 khơng quy định thế nào là tố giác và tin báo về tội phạm.
Do đó, năm 2013 liên ngành tư pháp trung ương đã ban hành thông tư mới
hướng dẫn về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Theo Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-VKSTC-BCA-BNNPTNT-BTCBQP ngày 02/8/2013 (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT)
hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS năm 2003 về tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Theo đó:
Tố giác về tội phạm là những thơng tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm
do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có
trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết.
Tin báo về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm
trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do cơ quan, tổ chức cung cấp
cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết [51].
Theo chúng tôi chủ thể của tố giác về tội phạm chỉ có thể là cá nhân;
chủ thể của tin báo về tội phạm có thể là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Như
vậy, theo chúng tơi, có thể rút ra các khái niệm tin báo và tố giác về tội phạm
như sau:

Tin báo về tội phạm là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thơng báo
với cơ quan có thẩm về thơng tin vụ việc có dấu hiệu tội phạm hoặc thơng tin
về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tố giác về tội phạm được hiểu là việc cá nhân phát hiện, tố cáo người
thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền giải quyết
theo qui định của BLTTHS.
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị
bằng văn bản và gửi kem theo chứng cứ, tài liệu cho Cơ quan điều tra. Viện

13



×