VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN VĂN KHAI
KIỂM SÁT TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC,
TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN VĂN KHAI
KIỂM SÁT TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC,
TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số
:
838.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM MẠNH HÙNG
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong luận văn đảm bảo tính chính xác và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của Học viện khoa học xã hội Việt Nam.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét cho tôi bảo vệ
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Phan Văn Khai
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT VIỆC
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM
VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ........... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân .................. 8
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát ....................................... 23
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM
2003 VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BLTTHS NĂM 2015 VỀ KIỂM
SÁT VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI
PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG .............................................................. 28
2.1. Quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 về kiểm
sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố ...................................................................................................................... 28
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2003 về kiểm sát
việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
vụ án hình sự tại tỉnh Quảng Ngãi .................................................................. 45
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHÁC NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG PHÁP LUẬTTỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỂ KIỂM SÁT VIỆC
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾTTỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ
KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ................ 55
3.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố .................................. 55
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự để
kiểm sát tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát ................................................................. 63
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS
: Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐT
: Cơ quan điều tra
THQCT
: Thực hành quyền công tố
TTHS
: Tố tụng hình sự
VKS
: Viện kiểm sát
VKSND
: Viện kiểm sát nhân dân
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
2.1.
Tổng số tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
và kết quả giải quyết
Trang
46
Kết quả kiểm sát công tác giải quyết tin báo, tố giác về tội
2.2.
phạm và kiến nghị khởi tố của VKSND tỉnh Quảng Ngãi trong
giai đoạn 2013– 11/2017
47
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viện kiểm sát nhân dân là một trong những cơ quan thuộc hệ thống tổ
chức bộ máy nhà nước, được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 theo đó; Viện kiểm sát nhân dân có
chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo đảm mọi hành vi
phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm
và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Với tư cách là cơ quan thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, một trong những chức
năng quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của các cơ quan có thẩm
quyền. Việc tiếp nhận, giải quyết kịp thời và có hiệu quả tố giác, tin báo về tội
phạm có ý nghĩa quan trọng đảm bảo việc đấu tranh phòng, chống tội phạm
đạt hiệu quả cao.
Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân là phải tiếp nhận tố giác, tin
báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan tổ chức chuyển đến, sau đó chuyển cho
CQĐT có thẩm quyền giải quyết đồng thời trực tiếp kiểm sát việc giải quyết
toàn bộ tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT. Làm tốt công tác này là tiền
đề để Viện kiểm sát thực hiện có hiệu quả chức năng thực hành quyền công
tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử được thuận lợi, hạn chế tối đa tình trạng
oan sai, bỏ lọt tội phạm, hạn chế được số vụ phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung
cũng như số vụ Tòa án tuyên không phạm tội. Trong những năm vừa qua, trên
cơ sở quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân
dân , công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến
1
nghị khởi tố của ngành Kiểm sát đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy
vậy trước sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt trước yêu cầu
đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, các quy định của pháp
luật về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đã bộc lộ nhiều
bất cập và hạn chế dẫn đến, tỷ lệ kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố thấp, tình hình tội phạm còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ
đe dọa đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp
theo tinh cải cách tư pháp thì việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam hiện hành về công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố để làm sáng tỏ về mặt khoa học, đưa ra
giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc
áp dụng những quy định trên thực tiễn có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý
quan trọng. Từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài "Kiểm
sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự
từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi " làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là một trong những cơ
sở để xác định dấu hiện của tội phạm, làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền
ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, do đó hoạt động kiểm
sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân
được quan tâm nghiên cứu đặc biệt là các cán bộ làm công tác chuyên môn
nhưng chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở những bài báo khoa học như: ThS. Nguyễn
Duy Giảng, Về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong công tác kiểm
sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo yêu
cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát, số 18-20/2008; Nguyễn Tiến Sơn,
Một số vướng mắc, bất cập và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp
2
nhận, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
hiện nay, Tạp chí kiểm sát, số 12/2009; Phạm Đình Sự, Những kinh nghiệm tổ
chức, thực hiện và biện pháp trong công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Tạp chí kiểm sát, số 12/2009; Lưu
Trọng Nguyên, Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố,
Tạp chí kiểm sát, số 12/2009; Vũ Việt Hùng, Quy định của pháp luật về kiểm
sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố - Thực
trạng và một số đề xuất kiến nghị, Tạp chí kiểm sát, số 12/2009; ThS. Lê Ra,
Cần thống nhất nhận thức về các khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố và các nguồn thông tin về tội phạm, Tạp chí kiểm sát, số
20/2012, ThS. Lê Minh Long, Một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc, bất cập
trong giải quyết và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm giết
người, Tạp chí kiểm sát số 4/2011; Nguyễn Quang Thành, Nâng cao chất
lượng, hiệu quả phối hợp giữa viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội với
cục điều tra trong việc phát hiện và giải quyết tố giác, tin báo về các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp, Tạp chí kiểm sát số 11/2012;...
Nhìn một cách tổng quan có thể khẳng định rằng, vấn đề lý luận về kiểm
sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm chưa được khoa học luật Tố tụng
hình sự Việt Nam quan tâm nghiên cứu đúng mức. Những nghiên cứu về vấn
đề này chỉ dừng lại ở những bài báo khoa học luận bàn về những khía cạnh đơn
lẻ chứ chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có tính chất hệ thống,
toàn diện và sâu sắc cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn thực hiện.
Với tình hình nghiên cứu trên, lại một lần nữa cho phép khẳng định
việc nghiên cứu đề tài "Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo và
kiến nghị khởi tố vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi " là đòi hỏi
khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về
kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và
áp dụng chúng trong thực tiễn. Từ đó, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải
pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Từ nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về: Khái
niệm tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; khái niệm, đặc điểm
kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố;
- Khái quát sự phát triển của các quy định pháp luật tố tụng hình sự về
kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của
Viện kiểm sát nhân dân từ năm 1960 đến nay để rút ra những nhận xét, đánh
giá;
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về kiểm sát việc giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003, Bộ luật tố tụng hình sự năn 2015 và các văn bản có liên quan, từ đó rút
ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật
hình sự năm 2003 về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, phân tích làm rõ những tồn
tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của tồn
tại, hạn chế đó;
4
- Đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về
chức năng kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh chức
năng kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và những văn bản hướng dẫn khác có liên quan, kết hợp với việc
nghiên cứu đánh giá thực tiễn thực hiện công tác trên của Viện kiểm sát trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để
kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu
quả thực hiện trong thực tiễn. Luận văn không nghiên cứu về thực tiễn kiểm
sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát quân sự các cấp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những bài viết khoa học từ năm 2008 đến nay; thực
tiễn công tác kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi
tố về tội phạm trong 05 năm (2013 – tháng 11/2017) trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà
nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các
phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và thống kê, để
5
Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full