Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

(Tiểu luận) chủ đề nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa mác lênin chính sách dân tộc của đảng, nhà nước việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.92 KB, 17 trang )

cBỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI & DU LỊCH
----🙣🙣🙣----

BÀI THUYẾT TRÌNH
MƠN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ : NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN. CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HIỆN NAY.

Giảng viên hướng dẫn : Huỳnh Thị Yến Ny
Nhóm thực hiện : Nhóm 7
Mã lớp học phần : 420301416723

STT

STT Trên Lớp

MSSV

Họ và tên

1

20

21110531


Hoàng Nguyên Hạnh

2

36

21102431

Nguyễn Thị Phương Linh

0

0

Tieu luan


3

49

21093911

Trần Thị Trà My

4

59

21068121


Trần Yến Nhi

5

65

21068011

Nguyễn Đỗ Lan Phương

6

74

21076571

Lê Thị Trúc Thảo

7

75

21025761

Nguyễn Đình Ánh Thảo

8

87


2112022

Phan Nguyễn Minh Thuận

9

92

21069401

Phan Thị Thủy

10

99

21067421

Lê Phạm Ngọc Trâm

11

105

21134181

Võ Thanh Trang

12


119

21093791

Quách Gia Vỹ

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7

I. NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN

0

0

Tieu luan


1. Đặt vấn đề cho nội dung của Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin:
Từ trước đến nay vấn đề dân tộc ln có vị trí quan trọng trong đời sống chính
trị - xã hội của cách mạng xã hội chủ nghĩa, và ngày nay nó đang là một vấn đề
thực tiễn nóng bỏng nhất. Nó ảnh hưởng đến sự ổn định, tồn tại và phát triển của
nhà nước. Hàng ngày, hàng giờ qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng
ta được biết đến các cuộc chiến tranh đã và đang diễn ra trên nhiều nơi trên thế
giới, trong đó có những cuộc chiến tranh xảy ra do sắc tộc, dân tộc. Mặt khác,
do trình độ quốc tế hóa đời sống tăng lên chưa từng thấy, làm cho xu hướng xích
mích giữa các dân tộc ngày càng mạnh mẽ. Sự phát triển thống nhất trong mẫu
thuẫn giữa hai xu hướng đó làm xuất hiện hàng loạt vấn đề cần giải quyết liên
quan đến vận mệnh từng dân tộc và đụng chạm đến mối quan hệ giữa các dân
tộc. Đặc biệt những năm gần đây với những biến động lớn trong đời sống chính

trị - xã hội trên thế giới; vấn đề dân tộc mà trọng tâm là các quan hệ dân tộc
cũng diễn biến rất đa dạng và phức tạp.
Việt Nam, là một đất nước đa dân tộc, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó người
kinh là dân tộc đa số. Các dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên mọi miền của tổ
quốc, chủ yếu sống tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới là địa bàn
quan trọng, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh
quốc phịng. Các vấn đề về dân tộc ln được Đảng và Nhà nước ta chú trọng,
dành sự quan tâm đúng mực với tầm quan trọng của nó, đặc biệt, trong thời kỳ
hội nhập quốc tế thì vấn đề này càng được chú trọng. Bên cạnh đó, những vấn
đề về chiến tranh dân tộc đang xảy ra trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải giải
quyết một cách đúng đắn và thận trọng. Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin
trình bày về nội dung “Cương lĩnh dân tộc của Lê nin”.
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác và Angghen về mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc với vấn đề giai cấp; Dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế
giới, thực tiễn cách mạng của nước Nga. Lenin đã khái quát cương lĩnh dân tộc
như sau: “Các dân tộc hồn tồn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, liên
hiệp cơng nhân tất cả các dân tộc lại”.

0

0

Tieu luan


a. Hoàn cảnh ra đời “Cương lĩnh dân tộc” của Lênin
 Tình hình thế giới:
Đầu thế kỷ XX là thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ
nghĩa đế quốc xâm lược thuộc địa , vấn đề dân tộc thuộc địa trở thành vấn đề
quốc tế. Vấn đề giải phóng dân tộc giành độc lập tự do khơng cịn là nhiệm vụ

của giai cấp tư sản mà giai cấp công nhân phải chủ động giành quyền lãnh đạo
(cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới) nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc làm
cách mạng xã hội chủ nghĩa , gắn cách mạng giải phóng dân tộc với chủ nghĩa
vơ sản.
Vấn đề dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt, giải quyết vấn đề dân tộc có ý
nghĩa quyết định đối với sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân , của cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa cùng với sự thủ tiêu chế độ
bóc lột của chủ nghĩa tư bản cũng chấm dứt luôn sự thống trị của giai cấp tư sản
với dân tộc, dân tộc tư bản sẽ được thay thế bằng dân tộc xã hội chủ nghĩa mà
người đại diện chân chính là giai cấp cơng nhân.
Năm 1895 Ph.Ăngghen từ trần, quốc tế 2 bị phân hóa thành nhiều phe phái:
phái cơ hội, trung lập, quốc tế 3 do Lê nin đứng đầu.
Những năm đầu của thế kỷ XX nhiều đảng cộng sản đã bị bọn cơ hội lũng
đoạn làm cho đảng mất tính độc lập, rời bỏ nguyên tắc của chủ nghĩa Mác Lê
nin về vấn đề dân tộc. Nhiều nghị sĩ quốc hội là những người cộng sản đã bỏ
phiếu đồng ý giai cấp tư sản gây chiến tranh xâm lược.
 Tình hình nước Nga:
Ở Nga lúc này có khuynh hướng dân tộc tư sản (giai cấp tư sản liên kết với
giai cấp phong kiến có tư tưởng đại Nga áp bức nơ dịch dân Nga) gây chia rẽ
trong phong trào cách mạng các dân tộc ở Nga.
Cương lĩnh dân tộc do Lênin (1913) soạn thảo được ban chấp hành trung ương
đảng công nhân dân chủ xã hội Nga (về sau đổi tên thành đảng cộng sản Nga)
thông qua. Từ khi quốc tế III – quốc tế cộng sản do V.I.Lênin thành lập (1919),

0

0

Tieu luan



tổ chức quốc tế này coi đây là cương lĩnh chung của chủ nghĩa Mác Lênin, của
phong trào cộng sản quốc tế.
Quan điểm của Lênin về vấn đề dân tộc có ý nghĩa to lớn ở các nước thuộc địa
và phụ thuộc trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp thốt khỏi ách nơ dịch của
chủ nghĩa đế quốc. Đó cũng là những quan điểm chỉ đạo giúp cho các đảng cộng
sản khi xây dựng cương lĩnh có quan điểm đúng đặn trong giải quyết vấn đề dân
tộc. Nhiệm vụ của các đảng cộng sản phải đấu tranh chống sự thống trị của giai
cấp tư sản nước mình và các nước, ủng hộ và phát triển cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc ở các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
2. Giải quyết vấn đề nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa MácLênin
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa dân tộc với giai
cấp, kết hợp phân tích xu hướng khách quan trong sự phát triển dân tộc; dựa vào
kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới và thực tiễn cách mạng Nga
trong
việc giải quyết các vấn đề dân tộc những năm đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã khái
quát cương lĩnh dân tộc như sau: “Các dân tộc hồn tồn bình đẳng, các dân tộc
được quyền tự quyết, liên hiệp tất cả các dân tộc lại”.
 Một là: Các dân tộc hồn tồn bình đẳng
- Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn hay
nhỏ, ở trình độ phát triển cao hay thấp, các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi
ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, không dân tộc nào được giữ
đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa.
- Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào
có quyền bị áp bức, bóc lột dân tộc khác.
- Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thực
hiện trên cơ sở pháp lý, nhưng quan trọng hơn có phải được thực hiện trên thực
tế.
- Để thực hiện được quyền bình đẳng dân tộc, trước hết phải thủ tiêu tình trạng


0

0

Tieu luan


áp bức giai cấp, trên cơ sở đó xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc; phải đấu tranh
chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt chủng tộc cực đoan.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết
và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.
 Hai là: Các dân tộc được quyền tự quyết
- Đó là quyền các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền
tự lựa chọn chế độ chính trị và con dường phát triển của dân tộc mình. Quyền tự
quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập,
đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
Tuy nhiên, việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết phải xuất phát từ thực tiễn cụ
thể và phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân. V.I.Lênin đặc biệt
chú trọng quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức, các dân tộc phụ thuộc.
- Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với ”quyền”của các tộc người thiểu
số trong một quốc gia đa tộc người, nhất là việc phân lập thành quốc gia độc lập.
- Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thể lực phản
động,
thù địch, lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ
của các nước, hoặc kích động địi ly khai dân tộc.
 Ba là: Liên hiêp công nhân tất cả các dân tộc
- Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ứng sự thống nhất giải phóng dân tộc và
giải phóng giai cấp; phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần chủ nghĩa u
nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.
- Đồn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sỡ vững chắc để đoàn kết các

tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung này vừa là
nội dung chủ yếu vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của cương
lĩnh dân tộc thành một chủ thể.
3. Kết luận nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin

0

0

Tieu luan


“Cương lĩnh dân tộc” của chủ nghĩa Mác – Lênin (của ĐCS) là một bộ phận
trong cương lĩnh CM của GCCN và NDLĐ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc
của ĐCS và Nhà nước XHCN.
4. Liên hệ thực tiễn nội dung Cương lĩnh dân tộc của Mác Lênin
Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là vận dụng Cương lĩnh
dân tộc của Lênin đồng thời xuất phát từ thực tiễn lịch sử đấu tranh xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta ngay từ khi thành
lập đã xem vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đồn kết dân tộc có tầm quan
trọng hàng đầu.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia độc lập, một quốc gia đa sắc
tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hơn nữa trình độ
phát triển về văn hóa xã hội giữa các dân tộc có sự chênh lệch nhau rất lớn và
đời sống kinh tế từng vùng cũng khác nhau rất xa, từ đó dẫn đến đời sống văn
hóa, xã hội, chính trị … có sự cách biệt. Mặc dù vậy, người Việt Nam vẫn sớm
đoàn kết lại, hợp thành sức mạnh để chống đỡ, khắc phục thiên nhiên và chống
ngoại xâm, bảo vệ độc lập quốc gia, chủ quyền dân tộc. Đây là đặc điểm bao

trùm, nổi bật của dân tộc Việt Nam.
Tính đan xen giữa các tộc người khác nhau đã tạo nên nét văn hóa đa dạng,
phong phú trong lối sống, phong tục tập quán của người Việt Nam ta. Mỗi dân
tộc có một ngơn ngữ riêng, một số dân tộc thiểu số có cả chữ viết riêng, nhưng
đều lấy tiếng Việt làm phương tiện ngôn ngữ giao tiếp thống nhất chung.
Đảng và Nhà nước ta luôn xem vấn đề dân tộc là vấn đề quan trọng có tính
chiến lược, là yếu tố phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác mọi tiềm năng của
các thành phần dân tộc trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là
trong thời kỳ đổi mới hiện nay trên tinh thần “đại đoàn kết dân tộc”.
Từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta, qua các thời kỳ cách mạng và ngày nay
xây dựng đất nước đi lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nội dung chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước xác định: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa
các dân tộc. Nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là ra sức tăng cường

0

0

Tieu luan


khối đồn kết khơng gì lay chuyển nổi giữa các dân tộc trong cả nước, phát huy
tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các dân tộc trong sự nghiệp xây
dựng Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính sách dân tộc của Đảng là

thực hiện triệt để quyền bình đẳng mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều
kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa
các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, đưa miền núi phát triển toàn diện làm cho

tất cả các dân tộc tiến bộ, cùng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cùng làm chủ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, nêu lên chính sách
dân tộc thời kỳ 1996-2000... “Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện
bình đẳng, đồn kết tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng Luật Dân tộc. Từ nay đến năm
2000 bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được 3 mục
tiêu chủ yếu: xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời
sống, sức khỏe của đồng bào dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa
được mù chữ, nâng cao dân trí, tơn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp
của các dân tộc; xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ đảng viên của
các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh”.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta cịn có chính sách đối ngoại về vấn đề dân
tộc. Với nội dung tư tưởng là: Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước
trên thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, cả
song phương, đa phương, trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tơn trọng độc
lập chủ quyền và cùng có lợi. Đặc biệt, Việt Nam tăng cường mở rộng quan hệ
hợp tác với các nước trong khu vực trên tinh thần láng giềng thân thiện, cởi mở.
Tham gia tích cực vào tổ chức ASEAN, tôn trọng chủ quyền, không can thiệp
vào nội bộï của nhau trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.
II. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Đặt vấn đề nội dung chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước Việt
Nam

0

0

Tieu luan



Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc chung sống, trong đó dân
tộc Kinh là dân tộc đa số, còn lại 53 dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 13,8% dân số
của cả nước. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển
cùng với tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước tạo nên một
dân tộc Việt Nam thống nhất. Vì vầy cần có sự đồn kết gắn bó giữa các cộng
đồng dân tộc để tạo nên một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất.
Vào thời kỳ từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến sự ra đời của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay từ khi ra đời, trong Hiến pháp đầu tiên
(1946), đã khẳng định: “Các dân tộc thiểu số được bình đẳng về quyền lợi và
nghĩa vụ”. Điều đó cho thấy Nhà nước không những công nhận sự tồn tại của
các dân tộc mà cịn khẳng định sự bình đẳng về lợi ích và nghĩa vụ của tất cả các
dân tộc. Chính điều này đã tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc để đồng bào tin
tưởng và ủng hộ cách mạng.
Vào những năm 1930-1945 nhằm mục đích chống đế quốc và giải phóng dân
tơc, Đảng ta đã thành lập nhiều mặt trận trên cơ sở tập hợp đông đảo các lực
lượng yêu nước, không phân biệt dân tộc, tơn giáo. Và sức mạnh của sự đồn
kết dân tộc đó đã thể hiện trong thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), trước những
hành động khiêu khích thể hiện dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, ngày
19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến: “…
Bất kỳ người đàn ơng, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo,
đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp
cứu Tổ quốc”. Hưởng ứng và được tiếp thêm sức mạnh từ lời hiệu triệu đó, nhân
dân các đân tộc thiểu số đã cùng với đồng bào cả nước bước vào cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp. Trên cơ sở thực hiện chính sách dân tộc có hiệu quả
của Đảng và Nhà nước ta, chúng ta đã giành dược nhiều thắng lợi quân sự quan
trọng, tiêu biểu là chiến dịch Biên giới - Thu Đơng 1950.
Tháng 8/1952, Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn dề dân tộc có khẳng định:
“Đồn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng tương trợ để giúp nhau tiến bộ

về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hố”. Đây là chính sách dân tộc tồn

0

0

Tieu luan


diện đầu tiên của Đảng ta, phù hợp với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn
diện của Đảng. Đảng ta đac tập hợp được toàn thể dân tộc đánh đuổi thực dân
Pháp trong trận quyết chiến lịch sử tại Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ
toàn thắng là thành quả của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn thể
dân tộc (1946-1954) và là niềm tự hào của dân tộc anh em vùng Tây Bắc.
Vào thời kỳ Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), ngày
10/09/1960, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Đảng đã họp và đề ra nhiệm vụ,
đường lối của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó đề cập tới vấn
đề dân tộc. Từ 1960-1975, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra hàng loạt các Nghị
định về vấn đề dân tộc. trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ta được khẳng định là một bộ phận khăng khít
của chiến lược xây dựng, bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước. Chính sách này đã tiếp tục đi vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, động
viên các dân tộc thiểu số anh em ở mỗi miền thực hiện nhiệm vụ của mình. Ở
miền Bắc, các dân tộc thiểu số cùng toàn thể nhân dân miền Bắc tham gia xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam, các dân tộc thiểu số đã sát cánh cùng
người Kinh cống hiến sức lực, xương máu để làm nên chiến thắng trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ là thắng lợi chung của toàn thể dân
tộc, trong đó có các dân tộc thiểu số anh em, là thắng lợi của chính sách dân tộc
đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta trong suốt 21 năm chống Mỹ cứu nước.

Vào thời kì xây dựng và bảo vệ đất nước đi vào cơng nghiệp hố, hiện đại hố
từ năm 1975 đến nay. Ngay sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,
Ban Bí thư Trung ương đã họp, có một số ý kiến về công tác dân tộc trong tình
hình mới, vẫn là đề cao việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, động
viên đồng bào dân tộc trong cả nước tham gia tích cực vào việc xây dựng kinh
tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng, chống lại mọi âm mưu chia rẽ các
dân tộc của đế quốc và bọn tay sai của chúng.

0

0

Tieu luan


Thử nghĩ sẽ ra sao nếu Đảng và nhà nước ta khơng đề cao chính sách dân tộc,
liệu có cịn chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, liệu có đất nước Việt Nam độc
lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ như ngày nay?
Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết/Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”.
Câu nói mộc mạc và súc tích ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tổng kết và
khái quát ở tầm cao của trí tuệ, nêu lên một quy luật và khẳng định truyền thống
văn hóa hàng ngàn năm lịch sử trường tồn của dân tộc Việt Nam. Nhờ có đồn
kết đồng lịng mà 54 dân tộc đã giúp chúng ta vượt qua bao gian lao, thử thách,
chống chọi được với thiên tai, địch họa, bảo vệ giang sơn, bờ cõi, thống nhất
non sông, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, và đang chung sức, chung lòng xây
dựng đất nước ta ngày một tốt đẹp hơn.
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là một hệ thống các chủ trương,
giải pháp, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ
phát triển kinh tế - xã hội thấp. Chính sách dân tộc ở Việt Nam là cụ thể hoá

quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc. Xét về mục tiêu,
chính sách dân tộc của Đảng nhằm khai thác mọi tiềm năng đất nước để phục vụ
đời sống nhân dân các dân tộc, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch,
xố đói giảm nghèo, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện ngun tắc cơ
bản: bình đẳng, đồn kết, tơn trọng giúp nhau cùng phát triển. Các nội dung đó
có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một thể thống
nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Chính sách dân tộc luôn
được đổi mới, bổ sung, sửa đổi, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước và
phát huy mọi nguồn lực để phát triền kinh tế - xã hội.
Bài luận này nhằm trình bày những kiến thức, nội dung của Chính sách dân
tộc Đảng và nhà nước ta, qua đó có thể hiểu rõ những lý luận, quan điểm của
Đảng và nhà nước, hiểu rõ được sự cần thiết , quan trọng của khối đại đoàn kết
dân tộc Việt Nam.

0

0

Tieu luan


2. Giải quyết vấn đề nội dung chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước
Việt Nam
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thực tiễn
lịch sử đấu tranh cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng như
dựa vào tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta ngay
từ khi thành lập cho đến nay luôn luôn coi vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại
đồn kết tồn dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã nêu rõ: “Vấn

đề dân tộc và đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp
cách mạng”
1. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ,
giúp nhau cùng phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển
sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đi đơi với “giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hố, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của
các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng”
2. Kiên quyết “Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn,
dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân
tộc”
3. Những chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta được biểu
hiện cụ thể như sau:
+ Có chính sách phát triển kinh tế hàng hố ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp
với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, bảo đảm cho đồng bào các
dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng
góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề cực kỳ quan
trọng để khắc phục sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá, bảo đảm sự bình đẳng
thực sự giữa các dân tộc. Đi đơi với phát huy tiềm lực kinh tế của các vùng dân
tộc cần chú trọng bảo vệ môi trường thiên nhiên, ổn định đời sống của đồng bào,
phát huy mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa đồng bào tại chỗ và đồng bào từ nơi
khác đến, chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi.

0

0

Tieu luan



+ Tơn trọng lợi ích, truyền thống, văn hố, ngơn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của
đồng bào các dân tộc; từng bước nâng cao dân trí đồng bào các dân tộc, nhất là
các dân tộc thiểu số ở vùng núi cao, hải đảo.
Đây là vấn đề quan trọng và rất tế nhị, cần lắng nghe ý kiến của đồng bào và
có chính sách thật cụ thể nhằm làm cho nền văn hoá chung vừa hiện đại vừa
đậm đà bản sắc dân tộc, ngày càng phong phú và rực rỡ.
+ Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân
tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc
hẹp hòi, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị và chia rẽ dân tộc.
+ Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; đồng thời
giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác cho cán bộ các dân tộc. Bởi vì, chỉ tinh thần
đó mới phù hợp với địi hỏi khách quan của cơng cuộc phát triển dân tộc và xây
dựng đất nước. Trong công cuộc đó, khơng dân tộc nào có thể chỉ sử dụng đội
ngũ cán bộ xuất thân từ dân tộc mình. Ngược lại, cần sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các
đội ngũ cán bộ thuộc mọi dân tộc trong cả nước.
3. Kết luận nội dung chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước Việt Nam
Qua những nội dung trên, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mang
tính tồn diện, tổng hợp, quán xuyến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên
quan đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cả cộng đồng quốc gia.
Phát triển kinh tế – xã hội của các dân tộc là nền tảng để tăng cường đoàn kết và
thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, là cơ sở để từng bước khắc phục sự chênh
lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Do đó, chính sách dân tộc cịn mang
tính cách mạng và tiến bộ, đồng thời cịn mang tính nhân đạo, bởi vì, nó khơng
bỏ sót bất cứ dân tộc nào, không cho phép bất cứ tư tưởng khinh miệt, kỳ thị,
chia rẽ dân tộc; nó tôn trọng quyền làm chủ của mỗi con người và quyền tự
quyết của các dân tộc. Mặt khác, nó cịn nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc
kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em trong cả nước. Nhận
thức đúng đắn bản chất, nội dung, tính chất của chính sách dân tộc có ý nghĩa
quyết định tới việc định hướng và đổi mới các biện pháp thực hiện chính sách
dân tộc, làm cho chính sách dân tộc đi vào cuộc sống.


0

0

Tieu luan


4. Liên hệ thực tiễn nội dung chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước
Việt Nam
Trong mỗi giai đoạn lịch s ử, chính s ách dân tộc của Việt Nam ln được bổ s ung, s ửa đổi, hồn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và s ự phát triển của đất nước. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, các nguyên tắc, quan điểm cơ bản về vấn đề dân tộc tiếp tục được khẳng định và bổ s ung nhằm phát huy mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu s ố và miền núi.
Nhận thức mới, tư duy mới về vấn đề dân tộc của Đảng

Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trị và vị trí đặc biệt quan trọng trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Có thể khẳng định, chính sách
dân tộc của Đảng ta ln được qn triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong
suốt hơn 90 năm qua theo ngun tắc: bình đẳng, đồn kết, tương trợ trên tinh
thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, hướng tới mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
Tìm hiểu chính sách dân tộc của Việt Nam trong hơn 90 năm qua, đặc biệt là
trong thời kỳ đổi mới, có thể thấy một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có
tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam. Nếu các văn kiện Đại hội Đảng từ
lần thứ II đến lần thứ V đều nhấn mạnh ngun tắc “Đồn kết, bình đẳng giữa
các dân tộc’’, thì từ lần thứ VI đến lần thứ XI, nguyên tắc này tiếp tục được
khẳng định và bổ sung là: “Đồn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau’’ (Đại hội VI,
VII), “Bình đẳng, đồn kết, tương trợ’’ (Đại hội VIII), “Bình đẳng, đồn kết,
tương trợ, giúp nhau cùng phát triển’’ (Đại hội IX), “Bình đẳng, đồn kết, tơn
trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ’’ (Đại hội X), “Bình đẳng, đồn kết, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ” (Đại hội XI), “Bình đẳng, đồn kết, giải quyết hài hịa quan

hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển” (Đại hội XII). Đến Đại hội XIII,
Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí chiến lược của chính sách đồn kết các dân tộc
trên cơ sở “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùng
phát triển”.
Đảng ta ln quan tâm xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc, coi đó là nhân
tố quan trọng, có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng nhấn mạnh: “Chính sách dân tộc của chúng ta là nhằm thực hiện
sự bình đẳng, giúp nhau giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã
hội”(1). Chính sách đại đồn kết tồn dân tộc của Đảng ta khơng chỉ hướng tới
mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng
bằng, văn minh”, mà cịn phát huy các giá trị truyền thống quý báu của từng dân
tộc, của mỗi thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, tạo thành sức
mạnh tổng hợp của tồn dân tộc. Đó là cơ sở để thực hiện thắng lợi đường lối,
chính sách dân tộc của Đảng, là động lực mạnh mẽ của tiến trình phát triển đất
nước hiện nay.
Thứ hai, bình đẳng giữa các dân tộc là quyền ngang nhau của các dân tộc, không
phân biệt dân tộc đó là đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, dân trí cao hay thấp,
là bình đẳng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và được bảo
đảm bằng pháp luật.. Do đó, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều đường lối, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội chung cho cả nước, đồng thời cũng ban hành
những đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đặc thù cho các dân tộc
thiểu số, vùng dân tộc thiểu số.
Thứ ba, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc là quan điểm xuyên suốt
của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Đại hội VI của Đảng khẳng định: “Trong việc

0

0

Tieu luan



phát triển kinh tế, xã hội ở những nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số, cần
thể hiện đầy đủ chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa
các dân tộc trên tinh thần đồn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng làm chủ tập
thể”(2). Để xây dựng quan hệ dân tộc theo những mục tiêu trên, đòi hỏi phải thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vì
vậy, Đảng ta chủ trương: “Đầu tư thêm và tập trung sự cố gắng của các ngành,
các cấp, kết hợp với động viên tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân các dân
tộc để khai thác, bảo vệ và phát triển thế mạnh về kinh tế ở các vùng có đồng
bào các dân tộc thiểu số cư trú. Đẩy mạnh công tác định canh, định cư, ổn định
sản xuất và đời sống của đồng bào, trước hết ở các vùng cao, biên giới, các vùng
căn cứ cũ của cách mạng và kháng chiến” (3). Điều này thể hiện rõ mục tiêu trong
chính sách dân tộc của Đảng ta là không ngừng nâng cao đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội, chính trị của từng dân tộc; làm cho mỗi dân tộc được phát triển một
cách tồn diện và bền vững; đồng thời, qua đó, củng cố và tăng cường khối đại
đoàn kết giữa các dân tộc.
Thứ tư, chú trọng tính đặc thù của từng vùng, từng dân tộc. Tại Đại hội VII
(tháng 6-1991), Đảng ta quan tâm cụ thể hơn vấn đề dân tộc, nhấn mạnh, sự phát
triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải gắn với đặc điểm
riêng của từng dân tộc và điều kiện, đặc điểm của từng vùng: “Có chính sách
phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và
đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc thiểu
số khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.”(4). Cũng tại Đại hội VII, xuất phát
từ tình hình thực tế của đồng bào người Hoa và đồng bào người Khmer, Đảng ta
đã có quan điểm cụ thể về vấn đề này: “Bảo đảm cho người Hoa quyền và nghĩa
vụ công dân, tôn trọng văn hoá, chữ viết, tạo điều kiện để bà con người Hoa yên
tâm làm ăn, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam và vun đắp quan hệ hữu nghị
giữa nhân dân hai nước Việt - Trung. Tôn trọng văn hố, tơn giáo của đồng bào

dân tộc Khmer, có chính sách giúp đỡ bà con người Khmer về đời sống, nhất là
ở những vùng đồng bào có nhiều khó khăn”(5).
Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Tính đến tháng 10-2020, có 118 chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện
ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 54 chính sách trực
tiếp cho các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 64
chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Ngồi những
chính sách tác động trực tiếp đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hiện nay
cịn 21 chương trình mục tiêu có nội dung gián tiếp tác động đến vùng này.
Nhờ vậy, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn,
phong phú và đa dạng hơn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được
cải thiện rõ rệt so với trước thời kỳ đổi mới, trên tất cả các phương diện: ăn, ở,
mặc, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe, nghe, nhìn. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã,
thơn, bản đặc biệt khó khăn giảm trung bình 3,5%/năm.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng và thực thi chính sách dân tộc trong thời
gian tới

0

0

Tieu luan


Từ nhu cầu thực tiễn của công tác dân tộc, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta tiếp tục
xây dựng và hồn thiện chủ trương, đường lối, chính sách về vấn đề dân tộc,
cơng tác dân tộc trong tình hình hiện nay. Để làm tốt nhiệm vụ này, cần tập trung
thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, nhất là Nghị quyết
số 24-NQ/TW, ngày 12-3-2003, của Hội nghị Trung ương 7 khóa IX, “Về công
tác dân tộc”; Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30-10-2019, của Bộ Chính trị,
về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX về cơng tác dân tộc trong tình hình mới” và Nghị định số
05/2011/NĐ-CP, ngày 14-1-2011, của Chính phủ, “Về công tác dân tộc”. Bồi
dưỡng, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số tích cực thực hiện
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân
tộc. Đặc biệt động viên, khuyến khích đồng bào phát hiện những điểm chưa hợp
lý, chưa phù hợp trong các chính sách dân tộc để kiến nghị với các cấp xây dựng
và hoàn thiện các chính sách dân tộc.
Hai là, hồn thiện các văn bản pháp luật về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc,
trong đó sớm xây dựng và ban hành Luật Dân tộc. Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ
chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác
dân tộc từ Trung ương đến địa phương; đào tạo, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ
cán bộ, công chức làm công tác dân tộc ở các cấp.
Ba là, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc phải phù
hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc trưng văn hóa của từng vùng,
miền, đặc điểm của từng dân tộc, từng địa phương. Trong tổ chức thực hiện các
chính sách dân tộc cần có sự phân loại cụ thể để thực hiện có trọng điểm, hiệu
quả, dứt điểm, nhất là đối với những chính sách quan trọng, cấp bách, phù hợp
với khả năng tiếp nhận và sự chuẩn bị ở mỗi dân tộc, mỗi địa phương, đồng thời
đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bốn là, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách dân tộc là cơng việc quan
trọng, cơ bản, thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi phải được tiến hành có lộ trình,
kiên trì, nhất qn và khơng ngừng đổi mới, hồn thiện. Các chính sách dân tộc
được xây dựng và ban hành phải là động lực trực tiếp thúc đẩy bình đẳng, đồn
kết giữa các dân tộc và phát huy vai trò, tiềm năng thật sự của mỗi dân tộc.
Đối với học sinh , sinh viên như chúng em :

Đảng và nhà nước luôn danh sự quan tâm đặc biệt và nhiều chinh sách hỗ trợ
như
- Tài trợ học bơng cho các học sinh , sinh viên có hoan cảnh khó khăn
- Xây dựng thêm nhiều lớp học tình thương
- Tạo nhiều điều kiện học tập trong thời kỳ dịch covid diễn biến phức tạp
- Luôn lắng nghe , và đổi mới nội dung giảng dạy phù hợp

Thành tựu

0

0

Tieu luan


- Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mơ cơ bản ổn
định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế
tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển
- Giải quyết việc làm, xố đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách với người
và gia đình có cơng, chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực. Trong
5 năm, đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất
nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%.
- Giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hố và các lĩnh vực xã
hội có tiến bộ, bảo vệ tài ngun, mơi trường được chú trọng hơn; đời
sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện
- Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường
- Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ
nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội được giữ vững. Thế trận
quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân được củng cố; tiềm lực

quốc phòng, an ninh được tăng cường, nhất là trên các địa bàn chiến lược,
xung yếu, phức tạp. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng,
an ninh được triển khai rộng rãi. Sự phối hợp quốc phòng, an ninh, đối
ngoại được chú trọng hơn.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
được củng cố

Nhiệm vụ của sinh viên
Chúng ta đang là những sinh viêng , những đoan viên cũng là những người con
của Đảng vì vậy để giúp Đảng ngày căng vững mạnh và đạt nhiều thanh tựu hơn
nữa thì chúng ta cần :
- trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, đó là khi được giao bất cứ một
cơng việc gì, dù to hay nhỏ, khó hay dễ, người được giao việc phải đem
hết tinh thần trách nhiệm để thực hiện công việc một cách tự giác, làm
đến nơi đến chốn để đạt kết quả tốt nhất.
- nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, thực hiện đúng và sáng tạo đường lối đó.
- Thực hiện việc học tập và làm theo Bác,
- chủ động nghiên cứu, đề xuất và sáng kiến trong triển khai thực hiện công
việc chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao với tinh thần trách
nhiệm cao, tạo sự đổi mới thực sự trong tư duy, phương pháp làm việc
nhằm nâng cao hiệu quả công tác

0

0

Tieu luan




×