Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

QUAN ĐIỂM NỘI DUNG CƠ BẢN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH BG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.68 KB, 16 trang )

MBTH
Phụ lục 1: Bìa chính

0

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG

TÊN MƠN HỌC:
QUAN HỆ QUỐC TẾ
TÊN BÀI THU HOẠCH:

QUAN ĐIỂM NỘI DUNG CƠ BẢN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ THỰC TIỄN
CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH BG

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số
Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


1

MỤC LỤC


- PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................2
- PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................3
1. Quan điểm nội dung cơ bản đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà
nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ……………………………………… 3
1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại ……….3
1.2. Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ đối ngoại …………………………. 5
2. Thực tiễn công tác đối ngoại tại Sở Ngoại vụ tỉnh BG trong thời gian
qua…………………………………………………………………………….8
2.1. Kết quả triển khai thực hiện công tác đối ngoại hiện nay ………….8
2.2. Đánh giá, nhận xét chung …………………………………………...11
3. Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong thời
gian tới ……………………………………………………………………..….…12
- PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................14
- TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................15

PHẦN MỞ ĐẦU


2

Trong thế giới ngày nay, q trình tồn cầu hóa tác động đến mọi mặt của
đời sống xã hội. Do đó hoạt động đối ngoại sẽ diễn ra trên mọi lĩnh vực và địi hỏi
có sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại
nhân dân nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại dưới sự lãnh đạo
trực tiếp, thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước. Đường lối,
chính sách đối ngoại của một nhà nước quốc gia là tổng thể các quan điểm xác
định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và phương châm chỉ đạo các hoạt động
đối ngoại mà quốc gia đó thể hiện trong quan hệ với các nhà nước quốc gia và các
chủ thể khác trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích thực hiện thắng lợi những lợi
ích của quốc gia dân tộc và của giai cấp cầm quyền trong từng giai đoạn lịch sử.


PHẦN NỘI DUNG


3

1. Quan điểm nội dung cơ bản đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà
nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại:
Trong quá trình hoạch định đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới, Đảng và
Nhà nước luôn kiên định lập trường, quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, coi đây là cơ sở lý luận và là vấn đề có tính ngun tắc, bởi vì:
- Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim
chỉ nam cho hành động của Đảng ta. Những nội dung có tính khoa học và cách
mạng về thời đại, về vấn đề dân tộc và quốc tế, về quan hệ quốc tế và chủ nghĩa
quốc tế của giai cấp công nhân, về tư tưởng cùng tồn tại hịa bình giữa các nước có
chế độ chính trị - xã hội khác nhau, về quyền dân tộc tự quyết trong quan hệ quốc
tế... trong học thuyết Mác-Lênin luôn được Đảng chú trọng nghiên cứu và vận
dụng sáng tạo trong bối cảnh thế giới mới và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống các quan điểm về
đường lối chiến lược và sách lược đối với các vấn đề quốc tế và quan hệ quốc tế.
Thể hiện trên các vấn đề lớn, mang tính chiến lược như:
Một là, độc lập dân tộc: Đây vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là phương châm
hành động của ngoại giao Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam phải
ln giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tự mình quyết định đường lối, chủ trương
của mình. Điều đó cũng có nghĩa, chỉ trên tinh thần độc lập dân tộc, Đảng ta mới
nắm được tình hình cụ thể, khả năng, lợi ích của đất nước, từ đó mà đề ra chủ
trương, chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu đã xác định. Vấn đề này càng
quan trọng trong bối cảnh thế giới ngày nay, khi lợi ích quốc gia dân tộc được đặt
lên hàng đầu trong quan hệ quốc tế.

Hai là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: Theo Hồ Chí Minh,
sức mạnh dân tộc bao gồm sức mạnh vật chất (sức mạnh cứng) thể hiện ở sức
mạnh kinh tế, chính trị, quân sự... và sức mạnh tinh thần (sức mạnh mềm) như: tính
chính nghĩa của những mục tiêu mà dân tộc Việt Nam theo đuổi; truyền thống yêu
nước nồng nàn, ý chí quật cường chống ngoại xâm; nền văn hóa dân tộc được xây
dựng qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; vị trí địa-chính trị và địa-kinh tế
quan trọng...
Sức mạnh dân tộc là sức mạnh của thế và lực của đất nước sau 35 năm đổi


4

mới; sức mạnh tổng thể của Nhà nước và nhân dân, của kinh tế, quân sự, dân số,
lãnh thổ; sức mạnh của các giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa, tinh thần yêu
nước, tinh thần lao động cần cù và ý chí vươn lên của con người Việt Nam.
Sức mạnh thời đại thể hiện qua các trào lưu lớn của thời đại như: nội dung
chủ yếu của thời đại ngày nay, phong trào độc lập dân tộc, phong trào dân chủ và
tiến bộ xã hội, cũng như các xu thế lớn của thế giới như: quyền độc lập cho mọi
quốc gia; quyền tự quyết cho mọi dân tộc; xu thế hịa bình cho tồn thế giới và sự
hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia, khơng phân biệt nước lớn hay nhỏ... Sức
mạnh thời đại thể hiện qua các “dịng chảy chính” của thế giới hiện nay như: cuộc
cách mạng khoa học - cơng nghệ; xu thế tồn cầu hóa và liên kết khu vực; trào lưu
tái cấu trúc và đổi mới mơ hình tăng trưởng...
Ba là, ngoại giao tâm cơng: Đó là nền ngoại giao đề cao tính chất chính
nghĩa, đánh vào lịng người bằng chính nghĩa, bằng lẽ phải, đạo lý và nhân tính;
là nền ngoại giao mang tính nhân bản sâu sắc, phù hợp với khát vọng hịa bình,
tự do, cơng lý; là nền ngoại giao coi phong trào tiến bộ của nhân dân thế giới là
lực lượng của mình, giữ gìn và củng cố sự đồn kết nhất trí giữa các nước xã hội
chủ nghĩa...
Bốn là, ngoại giao hòa hiếu với các dân tộc khác: Đó là nền ngoại giao theo

đuổi phương châm “thêm bạn, bớt thù”, “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều
bạn đồng minh hơn hết” và đây cũng thể hiện tính nhân văn của dân tộc Việt
Nam. Đó là nền ngoại giao luôn dành mối quan tâm hàng đầu cho nhiệm vụ củng
cố quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, tập trung nỗ lực
thiết lập và củng cố quan hệ với các nước lớn, đồng thời tăng cường quan hệ hợp
tác hữu nghị với mọi quốc gia khác trên thế giới.
Năm là, ngoại giao “dĩ bẩt biến, ứng vạn biến ”: Đó là nền ngoại giao kiên
trì trong nguyên tắc nhưng linh hoạt, mềm mỏng, khéo léo trong sách lược. Đối
với Hồ Chí Minh, vấn đề có tính bất biến là ngun tắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Song để đạt được mục tiêu đó, phương thức
thực hiện phải thiên biến vạn hóa, khi cương khi nhu, khi tiến khi lui tùy theo
từng vấn đề, thời điểm và bối cảnh cụ thể.
Sáu là, ngoại giao nắm vững thời cơ, giành thắng lợi từng bước: Đó là nền
ngoại giao phải biết nắm vững thời cơ, chủ động tạo lập thời cơ, đồng thời chủ
động tấn công giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.


5

1.2. Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ đối ngoại
Trong giai đoạn hiện nay, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là hệ
thống quan điểm về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, phương châm
chỉ đạo hoạt động của nước ta với bên ngoài nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc
chân chính, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
mục tiêu của thời đại là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế,
bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; góp phần giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định;
phẩn đấu đến gỉữa thể kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu hàng đầu của

hoạt động đối ngoại là bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc. Lợi ích tối cao
quốc gia - dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc xuyên suốt của đối ngoại. Đối
ngoại vì lợi ích quốc gia dân tộc thể hiện qua các nhiệm vụ như: Đoàn kết dân tộc,
tập hợp lực lượng đơng đảo người Việt Nam trong và ngồi nước, phát huy tối đa
nguồn lực trong nước, đồng thời huy động có hiệu quả nguồn lực nước ngồi vì
mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh; đồng thời bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ; đoàn kết quốc tế, tác động tích cực tới nỗ lực tập hợp lực lượng quốc tế
của Việt Nam vì mục tiêu hịa bình, hợp tác và phát triển; nâng cao uy tín của Đảng
Cộng sản Việt Nam, khẳng định mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta là vì lợi ích quốc
gia - dân tộc.
Trong hoạt động đối ngoại có hai loại nguyên tắc: nguyên tắc cơ bản, xuyên
suốt, bao trùm và các nguyên tắc cụ thể.
- Nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt, bao trùm trong đường lối đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta là hịa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng
thời, phải sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống, phù hợp với


6

hồn cảnh cụ thể, với vị trí của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thế giới
và khu vực, phù hợp với đặc điểm của từng đối tác. Trong xử lý tình huống, cần
“ba tránh”: tránh bị cơ lập, tránh xung đột và tránh đối đầu.
- Các nguyên tắc cụ thể:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào
cơng việc nội bộ của nhau.
+ Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hịa bình.
+ Tơn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Chính sách đối ngoại là một bộ phận hợp thành đường lối chung, là sự tiếp

tục chính sách đối nội, tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đối nội. Xuất phát từ
nhiệm vụ cách mạng nước ta giai đoạn hiện nay và trên cơ sở những biến động của
tình hình thế giới thời gian gần đây, Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Trên cơ sở
vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội
nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập
và giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để
phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Xây dựng nền ngoại
giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối
ngoại nhân dân. Như vậy, nhiệm vụ đối ngoại thể hiện trên các vấn đề sau:
Thứ nhất, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ đối ngoại trước hết phải bảo vệ được lợi ích tối cao quốc gia - dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc bao gồm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để giữ vững hịa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ, vấn đề đầu tiên phải xây dựng nền quốc phịng chính quy,


7

ngày càng hiện đại. Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới ngày nay, để bảo vệ đất
nước theo quan điểm chỉ đạo của Đảng là giữ nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi
nước cịn chưa nguy thì cịn cần phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại, sử dụng sức mạnh trong nước và sức mạnh bên ngồi và do đó, đối ngoại có
tầm rất quan trọng.
Thứ hai, đối ngoại có nhiệm vụ tạo lập và giữ vững mơi trường hịa bình, ổn
định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước.
Nhiệm vụ đối ngoại là phải tạo lập được môi trường hịa bình để phục vụ cho
sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Giữ vững mơi trường hịa bình bao gồm hịa bình, ổn định trên tất cả lĩnh
vực ở trong nước, là mơi trường hịa bình ở khu vực, trước hết là khu vực Đông
Nam Á, tiếp đến là khu vực Đông Á và rộng hơn là khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Chỉ trên cơ sở giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, chúng ta mới có
điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho phát
triển đất nước. Điều này càng quan trọng trong bối cảnh thế giới ngày nay, khi tồn
cầu hóa và cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và tác động sâu
rộng.
Thứ ba, đối ngoại có nhiệm vụ nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên
trường quốc tế.
Để nâng cao vị thế của đất nước, trong các văn kiện Đại hội, Đảng ta đã
khẳng định Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, chủ trương đối ngoại phải được thể
hiện trong thực tế. Do đó, hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường quan hệ hịa bình,
hữu nghị với các nước, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng có lợi với các đối tác trên
các lĩnh vực khác nhau, đồng thời làm tròn nghĩa vụ của nước thành viên và có
đóng góp tích cực cho sự phát triển của tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Đây chính là tiền đề quan trọng để trên cơ sở đó, chúng ta có thể huy động được


8

nguồn lực bên ngoài cùng với nguồn lực bên trong phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, đối ngoại đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là cao nhất, song Việt Nam
vẫn ln kiên trì chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Đảng và Nhà nước Việt
Nam ln khẳng định nhiệm vụ của đối ngoại là góp phần vào cuộc đấu tranh vì
mục tiêu của thời đại là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhiệm vụ đối ngoại theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng nhằm đạt được
ba lợi ích có quan hệ mật thiết với nhau: An ninh - Phát triển – Vị thế, trong đó vấn

đề phát triển đất nước là nhiệm vụ quan trọng nhất. Phục vụ cho phát triển đất nước
được coi là nhiệm vụ hàng đầu của đối ngoại, vì chỉ có phát triển mới tạo nên nền
tảng vật chất cho việc thực hiện mục tiêu an ninh và nâng cao vị thế quốc tế của đất
nước. Tuy nhiên, khơng thể có sự phát triển và phát huy được ảnh hưởng quốc tế
nếu không giữ vững được an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia và tồn vẹn lãnh thổ.
2. Thực tiễn cơng tác đối ngoại tại Sở Ngoại vụ tỉnh BG trong thời gian
qua.
2.1. Kết quả triển khai thực hiện công tác đối ngoại hiện nay:
BG nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đơ Phnơm
Pênh, vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía nam, Tỉnh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 99km theo đường
Quốc lộ 22; với vị trí địa lý: phía đơng giáp tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước và
Thành phố Hồ Chí Minh; phía tây giáp tỉnh Tbong Khnum, phía bắc giáp tỉnh
SvayRieng, vương quốc Campuchia; phía nam giáp tỉnh Long An; BG có đường
biên giới dài 240km với 3 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa mát và Tân Nam, các cửa
khẩu quốc gia như: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch
khác. Trong thời gian qua Sở Ngoại vụ tỉnh BG đã thực hiện công tác đối ngoại đạt
được một số kết quả như sau:


9

Đơn vị đã tăng cường công tác phối hợp, cung cấp thông tin, định hướng
tuyên truyền về BG thông qua các hoạt động ngoại giao, hội nghị xúc tiến đầu tư,
thương mại, báo chí, mạng xã hội… Tham mưu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh dự
thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban
Bí thư (Khóa XI) về tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại nhân
dân trong tình hình mới; báo cáo tổng kết cơng tác triển khai Đề án tổng thể tuyên
truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Về thực hiện công tác phân giới, cắm mốc đơn vị xây dựng kế hoạch đón

tiếp và làm việc với đồn cơng tác liên ngành bàn giao và tập huấn sử dụng bản đồ
địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia tỷ lệ 1/25.000 đồng thời dự thảo Kế
hoạch tổ chức Hội nghị và báo cáo kết quả công tác phân giới cắm mốc biên giới
đất liền Việt Nam – Campuchia. Thực hiện rà soát, cập nhật tiến độ thực hiện các
nội dung theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy về hai văn kiện pháp lý biên giới;
cơng tác đo đạc, bàn giao diện tích quá; Khảo sát hệ thống mốc cũ. Triển khai thực
hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành Kế hoạch thực hiện Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia
năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 và Nghị định thư phân giới cắm mốc
biên giới đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc
Campuchia. Triển khai xây dựng nhà làm việc cho các lực lượng tại cửa khẩu phụ
Long Phước và lối mở Hịa Hiệp.
Về cơng tác bồi thường, thu hồi đất của các tổ chức cá nhân bị ảnh hưởng
sau phân giới cắm mốc đơn vị đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Tổ chỉ đạo bồi
thường, thu hồi đất của các tổ chức cá nhân bị ảnh hưởng sau Phân giới cắm mốc
và ban hành Kế hoạch phân công nhiệm vụ thành viên Tổ Chỉ đạo thực hiện công
tác bồi thường, thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng sau phân giới
cắm mốc. Xây dựng lộ trình triển khai thực hiện công tác bồi thường, thu hồi đất
của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng sau phân giới cấm mốc trong năm 2021.


10

Ban hành Công thư gửi hai tỉnh Svay Riêng, Tboung Khmum - Campuchia về việc
tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng đo đạc, thống kê diện tích để lập phương
án bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng. Xây dựng dự tốn kinh phí, lộ
trình tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng sau
phân giới cắm mốc.
Về công tác xử lý vi phạm biên giới, Sở Ngoại vụ đã tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh báo cáo Bộ Ngoại giao, Ủy ban biên giới quốc gia và ban hành Công thư

gửi Tỉnh trưởng tỉnh Tboung Khmum, Đội Phân giới cắm mốc số 5 – Campuchia
về một số nội dung như: lực lượng công binh Campuchia làm đường vành đai biên
giới vi phạm chủ quyền biên giới Việt Nam khu từ cột mốc 99 về hướng cọc dấu
99-1; khu vực cột mốc phụ 84/3 và phóng cột tiêu về khu vực cột mốc 84 có chiều
hướng đi sát đường biên giới
Sở Ngoại vụ đã phối hợp các ngành liên quan kiểm tra thực địa và báo cáo
Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban Biên giới Quốc gia về việc Campuchia đã khắc
phục hiện trạng tại khu vực cột mốc này. Đồng thời, báo cáo tình hình xuất nhập
cảnh trái phép qua cửa khẩu và triển khai thực hiện tạm dừng nhập cảnh đối với
toàn bộ các trường hợp xin nhập cảnh từ các quốc gia: Ấn độ, Thái Lan, Lào,
Campuchia theo tinh thần Công văn 893 ngày 29/4/2021 của Văn phịng Chính phủ
về việc tạm dừng nhập cảnh trong phịng chống dịch Covid -19. Phối hợp với các
lực lượng Công an, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phịng nắm tình hình đồn cơng tác
của Bộ Mơi trường Campuchia khảo sát và flycam khu vực đất bảo tồn rừng tại
huyện Ponhea Karek, tỉnh Tboung Khmum khu đất mà Campuchia đang chôn
người Chăm ở tỉnh Tboung Khmum chết do dịch Covid-19 và dự kiến xây dựng
bãi rác trong khu vực này giáp với biên giới của Việt Nam.
- Đơn vị thực hiện tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy báo cáo về kết quả công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt
Nam – Campuchia trên địa bàn tỉnh BG, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới để


11

phục vụ Hội nghị trực tuyến tuyên truyền về công tác phân giới cắm mốc biên giới
đất liền Việt Nam – Campuchia và biên soạn một số nội dung tuyên truyền về hai
văn kiện pháp lý và thành quả đạt được trong công tác phân giới cắm mốc biên giới
đất liền Việt Nam – Campuchia trên địa bàn tỉnh BG và phát hành gửi các sở, ban,
ngành và UBND cách huyện, thị xã, thành phố tài liệu thành quả công tác phân
giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia. Đồng thời, phối hợp đồn

cơng tác liên ngành khảo sát hệ thống mốc quốc giới trên tuyến biên giới Việt Nam
– Campuchia. Báo cáo lộ trình cơng bố cửa khẩu phụ, địa điểm không phải cửa
khẩu phụ, lối mở được phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua
biên giới.
- Phối hợp các sở, ngành liên quan báo cáo, đánh giá một số nhiệm vụ cơng
tác cửa khẩu về tình hình phân giới cắm mốc khu vực mốc 79 – 80 thuộc dự án
Đường ra cột mốc Quốc gia đồn Biên phòng: Tống Lê Chân, Suối Lam, Tân Hà.
Thực hiện góp ý một số nội dung liên quan đến cửa khẩu phụ Phước Chỉ (BG) Brasat (Svay Riêng); lắp đặt hệ thống camera giám sát công nghệ cao tại các cửa
khẩu trên địa bàn tỉnh; dự thảo Đề án, Quyết định về quy định mức thu, quản lý và
sử dụng phí sử dụng cơng trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra, vào cửa
khẩu Mộc Bài, Xa Mát, Chàng Riệc và Tân Nam.
2.2. Đánh giá, nhận xét chung:
* Ưu điểm:
Công tác Đối ngoại được tăng cường, hợp tác quốc tế được mở rộng, giữ
vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng đường biên giới hịa bình, hữu nghị.
Đạt được những kết quả trên do trong q trình thực hiện cơng tác đối ngoại Sở
Ngoại vụ luôn được Bộ Ngoại giao và Thường trực tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để đơn vị tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ
công tác đối ngoại. Sự phối hợp tích cực của các sở, ngành có liên quan và Sở
Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh về công


12

tác đối ngoại, lãnh sự trên địa bàn tỉnh, kịp thời giải quyết tốt công tác bảo hộ công
dân, hỗ trợ cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 có yếu tố nước ngoài … tham
mưu xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh trên tuyến biên giới góp phần giữ vững ổn
định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên tuyến biên giới
* Hạn chế:
Công tác tổ chức Hội nghị trực tuyến đã ký kết với các tỉnh giáp biên

Campuchia chưa triển khai thực hiện; việc thực hiện công tác bồi thường, thu hồi
đất của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng sau phân giới cắm mốc và việc tổ chức
đo đạc diện tích quá sang phía Campuchia gặp khó khăn, chậm tiến độ theo kế
hoạch; việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về ý nghĩa và tầm quan trọng của hai
văn kiện pháp lý về công tác phân giới cấm mốc chưa tổ chức thực hiện; công tác
lãnh sự tăng đột biến và phát sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp, nhất là tình hình
vượt biên trái phép.
* Nguyên nhân:
Do tác động của dịch bệnh Covid -19 tiếp tục diễn biến phức tạp, hoạt động
đối ngoại của tỉnh cũng bị ảnh hưởng.
3. Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong thời
gian tới
Để thực hiện tốt công tác đối ngoại trong thời gian tới, Sở Ngoại vụ cần thực
hiện các giải pháp nhiệm vụ trọng tâm như sau:
- Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, theo dõi, nắm chắc diễn biến tình
hình biên giới nhằm kịp thời phát hiện và tham mưu cho Lãnh đạo tỉnh giải quyết
các vụ việc xảy ra làm ảnh hưởng đến biên giới.
- Theo dõi và nắm bắt tình hình vi phạm Hiệp định, Hiệp ước về biên giới
mà Việt Nam và Campuchia đã ký kết, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật
về biên giới của Việt Nam.


13

- Tham mưu, thực hiện xử lý các vụ việc về cơng tác Lãnh sự, Lễ tân, Báo
chí nước ngồi, công tác MIA, công tác kiều bào… theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh
và đề xuất của các Sở, ngành.
- Mở rộng hợp tác đầu tư, giao lưu văn hoá, quảng bá hình ảnh địa phương,
nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác trên địa bàn tỉnh BG.
- Tiếp tục phối hợp với các ngành tiến hành khảo sát và rà soát lại đường

quản lý thực tế so với đường biên giới đã phân giới cắm mốc và đề xuất biện pháp,
phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư cho người dân có đất đai sinh sống, canh tác,
cơng trình, tài sản bị ảnh hưởng bởi cơng tác bàn giao đất sau phân giới cắm mốc
và dự toán kinh phí lộ trình thực hiện; dự tốn và thẩm định hồ sơ hỗ trợ, bồi
thường diện tích đất quản lý quá của người dân để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh,
Bộ Ngoại giao; việc chơn cất người chết của phía Campuchia ở khu vực biên giới
(khu vực cột mốc 113/4 - 113/5, cách đường biên giới khoảng 700m về phía
Campuchia) ảnh hưởng đến mơi trường, nguồn nước phía Việt Nam và việc xây
dựng bãi rác ở khu vực này.
- Kiểm tra, theo dõi, kịp thời phát hiện và giải quyết các vụ việc phát sinh
làm ảnh hưởng đến biên giới, chú trọng tình hình vi phạm Hiệp định, Hiệp ước và
duy trì cơng tác quản lý hiện trạng tại 7 vị trí cột mốc 139 - 145 trên địa bàn huyện
Châu Thành và triển khai công tác chuyển vẽ phân giới cấm mốc khi có chỉ đạo
của Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao.
- Tăng cường công tác thơng tin đối ngoại, truyền thơng về chủ trương,
chính sách về xuất, nhập cảnh trong cơng tác phịng chống Covid -19, vận động
cơng dân Việt Nam ở nước ngồi khơng nhập cảnh trái phép.
- Nắm chắc tình hình dịch bệnh ở ngoại biên, chủ động phối hợp với Ban chỉ
huy Bộ đội Biên phịng tỉnh, Cơng an tỉnh, Ban chỉ huy Quân sự tỉnh trong trao đổi
thông tin để phối hợp với các lực lượng chức năng Campuchia trong phòng, chống
dịch ở tuyến biên giới.


14

PHẦN KẾT LUẬN
Sau 35 năm đổi mới Việt Nam đã thu được những thành tựu hết sức to lớn,
có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, đời sống của nhân dân
không ngừng được cải thiện và nâng cao, quốc phòng, an ninh, chủ quyền đất nước
được giữ vững. Bước vào giai đoạn mới với thế và lực mới, trên cơ sở kế thừa, phát

huy đường lối đối ngoại đúng đắn trong các giai đoạn trước đây, Đại hội XIII của
Đảng tiếp tục phát triển, hoàn thiện đường lối đối ngoại, trong đó có những nội
dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới. Trong văn
kiện Đại hội XIII đã xác định rõ vị trí, vai trị và nhiệm vụ đối ngoại là tiếp tục phát
huy vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định,
huy động các nguồn lực bên ngồi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín
đất nước; tư tưởng chỉ đạo là thực hiện nhất qn đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa; kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động,
tích cực và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; nguyên tắc đối ngoại là bảo đảm
cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến
chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi…


15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình quan hệ
quốc tế (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, Hà
Nội.
4. Hồ Chí Minh (2011): Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Sở Ngoại vụ tỉnh BG, Báo cáo tình hình công tác ngoại vụ 9 tháng đầu
năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2021.




×