Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trắc nghiệm lịch sử lớp 8 có đáp án bài (11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.01 KB, 8 trang )

Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Nhận biết
Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân nào đã hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập sự
thống trị ở In-đô-nê-xi-a?
A. Thực dân Tây Ban Nha.
B. Thực dân Bồ Đào Nha.
C. Thực dân Hà Lan.
D. Thực dân Anh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập sự thống
trị ở In-đô-nê-xi-a.
Câu 2. Giữa thế kỉ XIX, thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á gồm
A. Mã Lai, Miến Điện.
B. Việt Nam, Cam-pu-chia.
C. In-đô-nê-xia, Mã Lai.
D. Mã Lai, Lào.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Thực dân Anh xâm chiếm Mã Lai, Miến Điện (SGK – Trang 63).
Câu 3. Giữa thế kỉ XIX, ở Đông Nam Á, nước nào là thuộc địa của Hà Lan?
A. In-đô-nê-xia.
B. Cam-pu-chia.
C. Lào.
D. Miến Điện.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Hà Lan thơn tính In-đơ-nê-xia (SGK – Trang 63).


Câu 4. Giữa thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á là thuộc địa của Pháp?


A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai.
D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Brunei.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia (SGK – Trang 63).
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, ở In-đô-nê-xi-a nhiều tổ chức yêu nước của tầng
lớp nào đã ra đời?
A. Nơng dân.
B. Trí thức tư sản.
C. Công nhân.
D. Thợ thủ công.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, ở In-đơ-nê-xi-a nhiều tổ chức u nước của trí thức tư
sản tiến bộ đã ra đời (SGK – Trang 65).
Câu 6. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khet (Lào) năm 1901 do ai lãnh đạo?
A. Nô-rô-đôm.
B. A-cha-xoa.
C. Pu-côm-bô.
D. Pha-ca-đuốc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nhân dân Xa-van-na-khet tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Phaca-đuốc (SGK – Trang 65).


Câu 7. Sau khi thơn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa thực dân phương
Tây đã
A. tiến hành những chính sách hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.

B. giúp các nước này phát triển kinh tế - xã hội.
C. giúp nhân dân các nước này lật đổ chế độ phong kiến thối nát.
D. giúp các nước này phát triển văn minh hơn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Sau khi thơn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa thực dân phương Tây
đã tiến hành những chính sách hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị (SGK – Trang 64).
Câu 8. Cuộc cách mạng 1896 - 1898 ở Phi-líp-pin đã đưa đến kết quả là
A. Tây Ban Nha và Mỹ trao trả độc lập cho Phi-líp-pin.
B. Nước Cộng hịa Phi-líp-pin ra đời.
C. Phi-líp-pin rơi vào ách đơ hộ của Mỹ.
D. Tạo điều kiện cho Phi-líp-pin phát triển tư bản chủ nghĩa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Cuộc cách mạng 1896 – 1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hịa Phi-líp-pin
(SGK – Trang 65).
Thơng hiểu
Câu 9. Các nước Đông Nam Á sớm trở thành đối tượng của các nước tư bản phương Tây
vì các nước này
A. nằm gần các nước tư bản phương Tây nên thuận lợi trong q trình xâm lược.
B. có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
C. là kẻ thù truyền thống của các nước tư bản phương Tây.
D. đang ở thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B


Các nước Đơng Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên nên sớm
trở thành đối tượng của các nước tư bản phương Tây (SGK – Trang 63).
Câu 10. Các nước tư bản phương Tây nhân cơ hội nào để đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm

chiếm thuộc địa ở Đông Nam Á?
A. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu.
B. Chế độ phong kiến ở Đơng Nam Á đang ở thời kì đỉnh cao.
C. Các nước Đông Nam Á đang tiến hành các lễ hội truyền thống nên lơ là cảnh giác.
D. Các nước Đông Nam Á đang diễn ra các cuộc chiến tranh xâu xé lẫn nhau.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Nhân khi chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu vào nửa sau thế kỉ XIX, các
nước tư bản phương Tây đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa (SGK – Trang
63).
Câu 11. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung là
A. khơng mở mang nơng nghiệp ở thuộc địa.
B. thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
C. vơ vét kinh tế, đàn áp nhân dân, chia để trị.
D. bảo tồn văn hóa truyền thống thuộc địa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung là vơ vét,
đàn áp, chia để trị.
Câu 12. Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đơ hộ, thái độ
của nhân dân Đông Nam Á như thế nào?
A. Khuất phục trước quân xâm lược.
B. Rời bỏ tổ quốc, đi nơi khác sinh sống.
C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.
D. Không quan tâm đến chuyện thế sự.


Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính sách đô hộ nhân dân Đông

Nam Á đã đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.
Câu 13. Tổ chức chính trị nào của công nhân In-đô-nê-xi-a được thành lập vào tháng
5/1920?
A. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.
B. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a.
C. Hiệp hội công nhân đường sắt In-đô-nê-xi-a.
D. Hiệp hội công nhân xe lửa In-đô-nê-xi-a.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a được thành lập.
Câu 14. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được
nền độc lập tương đối về chính trị là
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Xiêm.
D. Miến Điện.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc
lập tương đối về chính trị là Xiêm.
Câu 15. Một trong những cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân
Lào là cuộc khởi nghĩa
A. của Pha-ca-đuốc.
B. của Xi-ha-núc.
C. của A-cha-xoa.


D. của Pu-côm-bô.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A

Một trong những cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Lào là cuộc
khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
Câu 16. Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và
Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đơng Nam Á?
A. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Ra-ma V.
B. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV.
C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vì vua Xiêm là Ra-ma V đã có chính sách ngoại giao mềm dẻo, khơn khéo lợi dụng mâu
thuẫn Anh và Pháp nên giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.
Vận dụng
Câu 17. Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Campuchia (cuối thế kỉ XIX) sự phối hợp
chiến đấu với nhân dân Việt Nam?
A. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.
B. Khởi nghĩa của Si-ha-núc.
C. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
D. Khởi nghĩa của A-cha-Xoa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cam-pu-chia có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt
Nam là khởi nghĩa A-cha-Xoa liên minh với nghĩa quân Thiên hộ Dương và Pu-côm-bô
liên kết với nghĩa quân Trương Quyền, Thiên hộ Dương… (SGK – Trang 65).


Câu 18. Ý nào khơng chỉ sự gắn bó, đồn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong
kháng chiến chống Pháp?
A. Nghĩa quân của A-cha-xoa (Campuchia) liên minh với nghĩa quân Thiên Hộ Dương.
B. Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền.

C. Năm 1901, một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Bô-lô-ven (Lào) lan sang Việt Nam.
D. Năm 1901, nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Những sự kiện thể hiện sự gắn bó, đồn kết của nhân dân ba nước Đơng Dương trong
kháng chiến chống Pháp là khởi nghĩa của A-cha Xoa, Pu-côm-bô và cuộc khởi nghĩa nổ
ra ở cao nguyên Bô-lô-ven
Câu 19. Ý nào không phải là nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân
xâm lược của nhân dân các nước Đơng Nam Á?
A. Kẻ thù xâm lược cịn rất mạnh.
B. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp đầu hàng làm tay sai.
C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo.
D. Các cuộc đấu tranh không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các
nước Đông Nam Á là kẻ thù là các nước đế quốc đang còn rất mạnh, cuộc đấu tranh thiếu
tổ chức, thiếu lãnh đạo và chính quyền phong kiến thoả hiệp làm tay sai.
Câu 20. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ở Đơng Nam Á là
A. các phong trào thiếu sự liên kết tạo thành phong trào chung.
B. chưa có một chính đảng với đường lối đúng đắn lãnh đạo.
C. các nước đế quốc thực dân Âu – Mĩ có tiềm lực mạnh.
D. các nước Đông Nam Á lúc này đang suy yếu.


Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc ở Đơng Nam Á là các nước đế quốc Âu – Mĩ có tiềm lực mạnh về kinh tế, vũ khí, hoả

lực, vượt xa các nước Đông Nam Á.



×