Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

(Tiểu luận) trên cơ sở nguyên cứu những văn kiện của đảng hãy phân tích và làm rõ quá trình đảng từng bước khắc phục hạn chế và hoàn chỉnh đường lối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.15 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CSVN
ĐỀ TÀI: “Trên cơ sở nguyên cứu những văn kiện của Đảng trong những năm
1930-1945, hãy phân tích và làm rõ q trình Đảng từng bước khắc phục hạn
chế và hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc.”
Giảng viên hướng dẫn: TS.Đào Thị Bích Hồng
Sinh viên thực hiện
1

Cái Vĩ Quân

1911916

2

Trịnh Văn Quân

1914850

3

Đinh Văn Quang

2012525

4

Nguyễn Huỳnh Quang


2014243

5

Đinh Ngọc Quý

1914890

6

Nguyễn Đan Quyền

2011945

Tp Hồ Chí Minh, 9/2022

0

0

Tieu luan


Mục lục
1 Giai Đoạn 1930-1935.................................................................................................... 3
1.1 Luận cương chính trị tháng 10-1930.................................................................................3
1.1.1 Sơ lược về hình thành......................................................................................................3
1.1.2 Nội dung của luận cương.................................................................................................3
1.2 Đại hội đại biểu lần thứ nhất của đảng (3/1935):.............................................................3
1.2.1 Bối cảnh chung:................................................................................................................3

1.2.2 Nội dung của đại hội........................................................................................................4
1.2.3 Ý nghĩa:.............................................................................................................................4
1.3 Tiểu kết từ năm 1930-1935.................................................................................................5
2 Giai đoạn 1935-1939.................................................................................................... 6
2.1 Chủ trương đấu tranh địi chính quyền dân chủ dân sinh 7/1936..................................6
2.1.1 Nhiệm vụ Cách mạng và Chủ trương của Đảng trong những năm 1936 – 1939.......6
2.1.2 Lực lượng cách mạng:.....................................................................................................7
2.1.3 Phạm vi cách mạng:.........................................................................................................7
2.1.4 Tiểu kết:............................................................................................................................8
2.2 Chung quanh vấn đề chiến sách mới tháng 10/1936:......................................................8
2.2.1 Nhiệm vụ cách mạng :.....................................................................................................8
2.2.2 Lực lượng cách mạng :....................................................................................................9
2.2.3 Phạm vi cách mạng:.........................................................................................................9
2.3 Tiểu kết.................................................................................................................................9
3 Giai đoạn 1939-1945..................................................................................................10
3.1 Nội dung.............................................................................................................................10
3.1.1 Bối cảnh...........................................................................................................................10
3.1.2 Nhiệm vụ cách mạng......................................................................................................10
3.1.3 Lực lượng cách mạng....................................................................................................12
3.1.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc................................................................................12
3.2 Tiểu kết...............................................................................................................................13

0

0

Tieu luan


4 Tổng kết....................................................................................................................13


0

0

Tieu luan


1 Giai Đoạn 1930-1935
1.1 Luận cương chính trị tháng 10-1930
1.1.1 Sơ lược về hình thành

1.1.2 Nội dung của luận cương
Nhiệm vụ cách mạng: Luận cương khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản
dân quyền là đánh đổ chế độ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và
đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hồn tồn độc lập. Hai nhiệm
vụ này ln có quan hệ khăng khít với nhau. Trong hai nhiệm vụ này, luận cương xác
định: "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền", là cơ sở lãnh đạo
dân cày.
Lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng
tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo
nhất và là động lực mạnh của cách mạng.
Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng;
cịn tư sản cơng nghiệp thì đứng về phe quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển
cao thì họ sẽ theo đế quốc.
Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ cơng nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư
sản thương gia thì khơng tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì chỉ hăng hái
chống đế quốc trong thời kỳ đầu. Chỉ có phần tử lao động khổ ở đô thị như người bán
hang rong, thợ thủ cơng nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi.
Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc:

Giải phóng hồn tồn cho Đơng Dương, khẳng định cách mạng Đông Dương là
một bộ phận của cách mạng thế giới.
1.2 Đại hội đại biểu lần thứ nhất của đảng (3/1935):
1.2.1 Bối cảnh chung:
Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tiếp tục phát triển có lợi cho cuộc
đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
Những thành tựu to lớn về mọi mặt của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xơ có tác động to lớn tới phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.

0

0

Tieu luan


Các nước tư bản chủ nghĩa tìm cách vượt qua cuộc khủng hoảng theo hai con
đường cơ bản khác nhau: phát xít hóa chế độ chính trị, ráo riết chuẩn bị chiến tranh
(Đức, Italy, Nhật) và tiến hành cải cách kinh tế-xã hội (Anh, Pháp, Mỹ). Chủ nghĩa
phát xít là mối đe dọa hịa bình và an ninh thế giới.
Ở Đông Dương, phong trào đấu tranh của công nhân đã từng bước hồi phục.
Các tầng lớp nhân dân ở thành thị và nông thôn tham gia đấu tranh bằng nhiều hình
thức như: bãi khố của học sinh, bãi thị của thương nhân, biểu tình chống thuế của
nơng dân.
Các tổ chức Đảng từng bước hồi phục sau các cuộc khủng bố trắng.
1.2.2 Nội dung của đại hội
Nhiệm vụ cách mạng :
Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ cụ thể:
 Xây dựng và phát triển Đảng
 Phát triển cơ sở Đảng tại các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ, tại các thành thị...

 Kết nạp thêm đảng viên ưu tú trong hàng ngũ giai cấp công nhân
 Đẩy mạnh việc phê và tự phê trong Đảng
 Thâu phục quảng đại quần chúng
 Phát triển hội phụ nữ, các dân tộc thiểu số...
 Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất
 Đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc
Đại hội cũng đã thông qua Nghị quyết Chính trị, Điều lệ Đảng và:
 Các nghị quyết về vận động cơng nhân, nơng dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ.
 Các nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số.
 Các nghị quyết về đội Tự vệ đỏ và đội Cứu tế đỏ.
Lực lượng cách mạng: Đảng cộng sản
Phạm vi cách mạng: Việt Nam
1.2.3 Ý nghĩa:
Đại hội đánh dấu sự khôi phục và phát triển của tổ chức Đảng, là sự chuẩn bị
cho thắng lợi của các phong trào tiếp theo

0

0

Tieu luan


Đại hội đại biểu lần I của Đảng được xem như là mốc đánh dấu bước phát triển quan
trọng của Đảng. Đảng đã phục hồi được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa
phương, các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ được lập lại, các tổ chức quần
chúng của Đảng cũng dần được khôi phục và phát triển.
Đại hội chính là mốc đánh dấu sự sống cịn của Đảng Cộng sản Đơng Dương vì
trước đó tất cả các tổ chức, đảng phái khác như Việt Nam Quang phục Hội, Việt Nam
Quốc dân Đảng,… sau khi bị thực dân Pháp đàn áp đều khơng cịn hoạt động hoặc

hoạt động rất hạn chế, cơ sở trong nước bị khủng bố hồn tồn, chỉ cịn các cơ sở hoạt
động tại hải ngoại.
1.3 Tiểu kết từ năm 1930-1935
Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn :
Lực lượng cách mạng: nông dân, trí thức, đảng viên xuất thân từ thành phần
cơng nhân vào các cơ quan lãnh đạo
Phạm vi cách mạng: toàn Đông Dương.
Từ đầu những năm 1930, trong suốt thời gian hình thành và phát triển, Đảng
Cộng Sản Việt Nam đã định ra những cương lĩnh, chủ trương bên cạnh đó là những
đường lối và hành động đúng đắn, chuẩn mực của con đường đấu tranh giải phóng dân
tộc, song vẫn cịn một số hạn chế.
Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 đã có những đóng góp quan trọng vào
kho tàng lý luận của cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách mạng
nước ta. Song, Luận cương cịn một số mặt hạn chế, khơng nêu ra được mâu thuẫn chủ
yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó khơng nêu được
nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. Do vậy, chưa phát huy đầy đủ vị trí của yếu tố
dân tộc, chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong việc
đoàn kết các lực lượng yêu nước. Luận cương chưa đánh giá đúng khả năng cách
mạng của giai cấp tiểu tư sản, tinh thần yêu nước của tư bản dân tộc và một bộ phận
địa chủ nhỏ.
Đại hội đại biểu lần I của Đảng được xem như là mốc đánh dấu bước phát triển
quan trọng của Đảng, Đảng đã phục hồi được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa
phương, các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ được lập lại, các tổ chức quần
chúng của Đảng cũng dần được khôi phục và phát triển

0

0

Tieu luan



2 Giai đoạn 1935-1939
2.1 Chủ trương đấu tranh địi chính quyền dân chủ dân sinh 7/1936
2.1.1 Nhiệm vụ Cách mạng và Chủ trương của Đảng trong những năm 1936 –
1939.
Trên tinh thần từ Nghị quyết đại hội 7 của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong
đã đứng ra chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở
Thượng Hải vào tháng 7/1936 dựa trên nghị quyết đại hội 7 của QTCS. Trong đó, đã
đề ra đường lối đấu tranh và nhiệm vụ của Đảng lúc bấy giờ:
- Phương thức đấu tranh: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hình thức: cơng khai và bí mật,
hợp pháp và bất hợp pháp.
- Chủ trương: Lập nên Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng
3/1938, đổi tên thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận
dân chủ Đông Dương.
- Nhiệm vụ đầu tiên:
+ Mục tiêu quan trọng nhất của Cách mạng Tư sản dân quyền Đông Dương là chống
đế quốc và chế độ phong kiến.
+ Nhiệm vụ trước tiên là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít,
chống nguy cơ chiến tranh, đòi lấy tự do, dân chủ và hịa bình dân tộc.
- Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ quan điểm cách mạng, theo đó, Đơng Dương vẫn
là “cách mạng tư sản dân quyền - chống đế quốc và điền địa - thành lập chính phủ
cơng nhân và nơng dân dưới hình thức Xơ Viết để chuẩn bị những điều kiện cho cách
mạng.". Trong khi đó, nhân dân ta hiện nay có nhu cầu cấp thiết là tự do, dân chủ và
phát triển cuộc sống. Vì vậy, Đảng phải đáp ứng những yêu cầu này để phát động quần
chúng đấu tranh, tạo tiền đề cho đưa cuộc cách mạng lên một tầm cao hơn trong tương
lai.
- Để hoàn thành nhiệm vụ cấp bách này, các đảng cộng sản và các dân tộc trên thế giới
phải đoàn kết thành lập mặt trận bình dân rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít và chiến
tranh, địi tự do, dân chủ, hịa bình và cuộc sống tốt đẹp hơn. Đối với các nước thuộc

địa và nửa thuộc địa, Đại hội chỉ rõ do tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay
đổi nên vấn đề hình thành mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa đế quốc có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.

0

0

Tieu luan


2.1.2 Lực lượng cách mạng:
Trong giai đoạn này, vai trò của giai cấp nông dân và mối liên hệ chặt chẽ giữa
hai giai cấp nông dân và công nhân được đánh giá cao. Theo đó, rộng rãi các tầng lớp
nhân dân, các lực lượng dân chủ, tiến bộ được tập hợp vào Mặt trận, đấu tranh đòi dân
sinh, dân chủ.
 Phong trào Đông Dương đại hội:
 Năm 1936, Đảng vận động và tổ chức nhân dân thảo ra bản dân nguyện gửi
tới phái đồn chính phủ Pháp.
 Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh,
thảo luận dân chủ, dân sinh...
 Tháng 09/1936 Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các
báo.
 Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đồn kết đấu tranh địi
quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo
đấu tranh cơng khai, hợp pháp.
 Phong trào đón Gơ-đa:
 Năm 1937, lợi dụng sự kiện đón Gơ-đa và tồn quyền mới của Đơng
Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực lượng đưa ra yêu
sách về dân sinh, dân chủ.

 1937- 1939: Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình địi quyền sống tiếp tục diễn ra,
nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ
chức cơng khai ở Hà Nội, Sài Gịn có đơng đảo quần chúng tham gia.
2.1.3 Phạm vi cách mạng:
Nhìn chung, lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Đơng Dương đã nhanh chóng tạo
ra một phong trào quần chúng trên phạm vi cả nước. Đặc biệt trên hai lĩnh vực:
Đấu tranh nghị trường: Hình thức đấu tranh mới của Đảng.
- Đảng đưa người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng của vào Viện dân biểu
Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng quản hạt Nam kỳ...
- Mục đích: củng cố lực lượng của Mặt trận dân chủ, vạch trần chính sách phản động
của bọn thực dân, theo phe, bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:

0

0

Tieu luan


- Từ 1937 báo chí cơng khai của Đảng bằng tiếng Việt: Tin tức, Đời nay, Phổ thông,
Dân chúng..., bằng tiếng Pháp: Lao động, Tranh đấu... trở thành mũi xung kích của
cuộc vận động dân chủ, dân sinh.
- Nhiều sách về chính trị - lý luận xuất bản cơng khai hay được đưa từ Pháp về, nhiều
tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như: Bước đường cùng, Tắt đèn, Số đỏ,
Thơ cách mạng, kịch Đời cô Lựu...
- Cuối 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần chúng đọc
được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng.
- Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí đã thu kết quả to lớn về văn hóa – tư tưởng,
đơng đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng

2.1.4 Ý nghĩa
Ý nghĩa của phong trào 1936 – 1939:
- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính hùng hậu của cách
mạng.
- Cán bộ được tập hợp và trưởng thành.
- Bài học kinh nghiệm từ phong trào dân chủ 1936 – 1939.
- Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các Đảng phái phản động.
- Đảng thấy được hạn chế của công tác mặt trận, dân tộc...
- Là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa Tháng Tám sau này.
2.2 Chung quanh vấn đề chiến sách mới tháng 10/1936:
2.2.1 Nhiệm vụ cách mạng :
Nhiệm vụ chiến lược: là phải làm cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và
điền địa - lập chính quyền của cơng nơng bằng hình thức Xơviết, để dự bị điều kiện đi
tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.

0

0

Tieu luan


Nhiệm vụ cụ thể: Cuộc dân tộc giải phóng khơng nhất định kết chặt với cách
mạng điền địa. Nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề
điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước hết tập
trung đánh đổ đế quốc, rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa. Nhưng cũng có khi vấn

đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm
xong mục đích của cuộc vận động.
2.2.2 Lực lượng cách mạng :
Nhiệm vụ của Đảng cộng sản không những phải thâu phục đa số thợ thuyền, mà
còn phải thâu phục quảng đại quần chúng nông dân và tiểu tư sản ở thành thị. Đồng
thời trong lúc lập mặt trận rộng rãi chúng ta lại phải thâu phục hết các tầng lớp trong
nhân dân.
2.2.3 Phạm vi cách mạng:
Phạm vi cách mạng trải dài trên tồn Đơng Dương. Đồn kết với giai cấp cơng nhân và
Đảng Cộng sản Pháp, ủng hộ Mặt trận Nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ Mặt trận
Nhân dân Pháp để cùng chống kẻ thù chung là phát xít và phản động thuộc địa ở Đông
Dương.
2.3 Tiểu kết
Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn 1936-1939 : Đảng đã phát động được
một cao trào cách mạng rộng lớn trên tất cả các mặt trận: chính trị, kinh tế, văn hóa tư
tưởng với các hình thức đấu tranh phong phú và linh hoạt. Danh tiếng, uy tín được mở
rộng, chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối của Đảng được tuyên tuyền rộng rãi khắp
mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức Đảng được củng cố và mở rộng.
Lực lượng cách mạng: tất cả các tầng lớp chống lại chủ nghĩa phát xít, bè lũ
tay sai của chúng.
Phạm vi cách mạng: tồn Đơng Dương.
 So sánh với giai đoạn 1930-1935:
Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì
phải chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nhận thức của Đảng:
 Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khơng nhất định phải kết chặt với cuộc
cách mạng điền địa. Nghĩa là khơng thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần

0

0


Tieu luan


phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải
đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ khơng xác đáng.
 Đảng nhận thức đầy đủ hơn về vị trí chiến lược các công tác mặt trận, chủ
trương linh hoạt để tập hợp lực lượng một cách rộng rãi, lôi cuốn mọi lực
lượng.
=> Đây là nhận thức mới phù hợp với tinh thần của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của LCCT; nhận thức lại mối quan hệ giữa hai
nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng Đông Dương.
Tuy nhiên vẫn còn hạn chế:
Hội nghị 7/1936 chưa nêu lên được những khẩu hiệu thích hợp về dân tộc trong
lúc còn tạm gác khẩu hiệu chiến lược đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc cho
các dân tộc Đông Dương.
Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương mà hội nghị thành lập chưa
thích ứng với hồn cảnh cụ thể của Đơng Dương thời kì này vì u cầu đặt ra lúc này
cần có một hình thức mặt trận rộng rãi hơn để tập hợp quần chúng đấu tranh đòi quyền
dân chủ chống chiến tranh chống phát xít, bảo vệ hịa bình.
3 Giai đoạn 1939-1945
3.1 Nội dung
3.1.1 Bối cảnh
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ Daladier thi hành
một loạt biện pháp đàn án lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở
thuộc địa.
Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp, chính phủ thủ tướng Petain đầu hàng
Đức. Sau khi chiếm một số nước châu Âu, tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô.
Ở Đông Dương, bộ máy đàn áp được tăng cường, lệnh thiết quan luật
được ban bố. Ngày 28/09/1939, Toàn quyền Đông Dương ban bố lệnh cấm. Tháng

9/1940, quân phiệt Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và câu kết với
Nhật để thống trị và bốc lột nhân dân Đơng Dương.
Từ giữa năm 1941, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến
chuyển. Thnags 12/1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Quân phiệt Nhật lần
lượt đánh chiếm nhiều thuộc địa của Mỹ và Anh ở trên biển và trong đất liền.

0

0

Tieu luan


3.1.2 Nhiệm vụ cách mạng
 Nhiệm vụ chiến lược
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (11/1939) phân tích tình hình và chỉ rõ:
”Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đơng Dương khơng cịn có con đường nào khác
hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng
hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”. Hội nghị nhấn mạnh: ”chiến lược cách
mệnh tư sản dân quyền bây giờ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với tình thế mới”.
“Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi
vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy
mà giải quyết”. Khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” tạm gác lại và thay bằng các khẩu
hiệu chống địa tô cao, chống cho vay nặng lãi, tịch thu ruộng đất của đề quốc và địa
chủ phản bội quyền lợi dân tộc chia cho dân cày. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt
trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
Tháng 11/1940, Hội nghị cán bộ Trung ương họp, lập lại Ban chấp hành Trung
ương và nhận định: “Cách mạng phản đề và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến,
không thể cái làm trước cái làm sau”. Trung ương Đảng vẫn chưa thật sự dứt khốt với
chủ trương nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra tại Hội nghị tháng

11/1939.
Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung
Ương Đảng. Hội nghị khẳng định: “Vấn đề chính là nhận định một cuộc cách mạng
trước mắt của Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, lập Mặt trận Việt
Minh, khẩu hiệu chính là : Đồn kết tồn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc
lập, hoãn cách mạng ruộng đất”
 Nhiệm vụ cụ thể
Trong Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương đã bầu
đồng chí Trường Trinh làm Tổng bí thư. Hội nghị Trưng ương đã nêu rõ những nội
dung quan trọng:
Thứ nhất, hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp
bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
Thứ hai, khẳng định dứt khoát chủ trương “phải thay đổi chiến lược” và giải thích:
“Cuộc cách mạng Đơng Dương hiện tại khơng phải là cuộc cách mạng tư sản dân

0

0

Tieu luan


quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc
cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”.
Thứ ba, giải quyết vấn đề dân tộc trong khn khổ từng nước ở Đơng Dương, thi
hành chính sách “dân tộc tự quyết”.
Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, “không phâ biệt thợ thuyền, dân
cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lịng u nước thường nịi sẽ cùng nhau
thống nhất mặt trận, thu góp tồn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân
tộc”.

Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “của chung cả
tồn thể dân tộc”.
Thứ sáu, Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của
Đảng và nhân dân; phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội
thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù.
3.1.3 Lực lượng cách mạng
Trong Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng (11/1939), Hội nghị chủ
trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, tập hợp tất cả các
dân tộc, các giai cấp, đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm đánh đổ đế
quốc Pháp và tay sai, giành lại độc lập cho dân tộc.
Đến tháng 5/1941, tại Hội nghị lần thứ tám chấp hành Trung Ương Đảng do
Nguyễn Ái Quốc làm chủ trì, Hội nghị đã nêu rõ những nội dung quan trọng, trong đó
có đề cập đến lực lượng cách mạng lúc bấy giờ. Điều thứ tư có nói rằng, phải tập hợp
mọi lực lượng dân tộc, “không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chỉ, tư bản
bản xứ, ai có lịng yếu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp tồn
lực đêm tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc”
3.1.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc
Phong trào cách mạng giai đoạn 1939 – 1945 không chỉ nhắm đến việc giành
lại độc lập cho mỗi nước ta mà còn là sự quyết tâm giành lại độc lập cho cả Đơng
Dương. Trong đó, ngày 29/9/1939, Trung Ương Đảng gửi tồn Đảng một thơng báo
quan trọng chỉ rõ: “Hồn cảnh Đơng Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải

0

0

Tieu luan



phóng”. Vậy nên vấn đề quan trọng trước mắt là giải phóng được ách đơ hộ của đế
quốc trên tồn Đông Dương.
3.2 Tiểu kết
Về nhiệm vụ Cách mạng: Vẫn là Cách Mạng tư sản dân quyền có tính phản đế
và điền địa nhưng chỉ tịch thu ruộng đất của bọn tay sai phản quốc nhằm lôi kéo một
phần lực lượng trung tiểu địa chủ, tiểu tư sản,...
Tháng 5/1941, Đảng điều chỉnh chiến lược cách mạng tư sản dân quyền để tập
trung cho mục tiêu số một là giải phóng dân tộc.
Về lực lượng Cách mạng: So với giai đoạn trước, sức mạnh chính của CM vẫn
nằm ở giai cấp vơ sản nhưng lực lượng Cách Mạng lại tăng thêm một vài tầng lớp, giai
cấp như trung tiểu địa chủ, tiểu tư sản, tư sản bản xứ yêu nước,... vì họ cũng bị đế quốc
tước đoạt quyền lợi, cũng có chung mối thù với đế quốc với bọn tay sai phản bội.
Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: Ở hội nghị tháng 5/1941, Đảng đã xác
định được phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc hiện tại là trong khuôn khổ đất nước Việt
Nam. Mỗi dân tộc trong Đông Dương có thể tự đứng lên giải phóng dân tộc khỏi thực
dân Pháp và đế quốc Nhật.
4 Tổng kết
Trong giai đoạn 1930 – 1945, độc lập dân tộc được xem là nhiệm vụ trọng tâm
trước hết, đấu tranh giành độc lập dân tộc là nội dung chủ đạo và được tiến hành theo
lập trường của giai cấp vô sản; mục tiêu chủ nghĩa xã hội chưa đặt ra trực tiếp mà là
phương hướng tiến lên và để thực hiện mục tiêu đó, trước hết phải tiến hành đấu tranh
giành độc lập dân tộc. Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội trong thời kỳ này thể hiện trong Chánh cương vắn tắt của Đảng được
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng xác định rõ con đường tiến lên của cách mạng
Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”1. Nhiệm vụ của cách mạng đã hàm chứa các nội dung của độc lập dân tộc
và phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong Luận cương chính trị được thông
qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10 - 1930) chỉ ra các
bước tiến triển của cách mạng Việt Nam là: Trong lúc đầu sẽ là cuộc cách mạng tư sản
dân quyền tiếp sau đó sẽ tiếp tục đấu tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.


0

0

Tieu luan


Ngay từ khi mới thành lập trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự nhất
trí cao về đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, song lại khơng nhất
trí về sự chỉ đạo chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhiệm vụ
cách mạng ruộng đất sẽ được thực hiện từng bước. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
nhận thức rằng để bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam phải đặt nhiệm vụ giành
độc lập dân tộc lên hàng đầu, nhiệm vụ đấu tranh giai cấp sẻ chia ra làm từng bước
thích hợp ở từng giai đoạn cụ thể, trong giai đoạn này giải phóng dân tộc được xác
định là nhiệm vụ hàng đầu trong cách mạng dân tộc dân chủ.
Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu chính là quan điểm đúng đắn,
sáng tạo, là yếu tố xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi của cách mạng
nước ta trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và đấu tranh giải phóng dân tộc nói
chung.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tuy là phương hướng tiến lên nhưng lại có ảnh
hưởng quyết định và tạo ra sức mạnh hùng hậu của cách mạng giải phóng dân tộc.
Tính triệt để và sức mạnh của cách mạng giải phóng dân tộc bắt nguồn từ mục tiêu của
cách mạng là giải phóng dân tộc kết hợp với từng bước giải phóng giai cấp, tạo tiền đề
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đó vừa động viên được tầng lớp trên, vừa động
viên được các tầng lớp nhân dân lao động trong cả nước tham gia cuộc chiến đấu
giành độc lập dân tộc.

0


0

Tieu luan



×