Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trắc nghiệm địa lí lớp 8 có đáp án bài (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.98 KB, 8 trang )

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHỐNG SẢN
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương
B. Đại Tây Dương
C. Ấn Độ Dương
D. Bắc Băng Dương
Trả lời:
Đáp án B
Châu Á tiếp giáp 3 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Ấn Độ Tây Dương và Bắc Băng
Dương, không giáp Đại Tây Dương.
Câu 2. Đại dương nào sau đây không tiếp giáp châu Á?
A. Ấn Độ Dương
B. Bắc Băng Dương
C. Thái Bình Dương
D. Đại Tây Dương
Trả lời:
Đáp án D
Châu Á tiếp giáp 3 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Ấn Độ Tây Dương và Bắc Băng
Dương, không giáp Đại Tây Dương.
Câu 3. Đặc điểm vị trí địa lí châu Á
A. là một bộ phận của lục địa Á – Âu


B. tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
C. nằm hồn tồn ở bán cầu Nam
D. phía Tây tiếp giáp châu Mĩ
Trả lời:
Đáp án A
Đặc điểm vị trí địa lí châu Á:
- Phần lục địa châu Á nằm ở bán cầu bắc và phần hải đảo kéo dài xuống bán cầu


nam (100N).
=> nhận xét C. nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc không đúng.
- Là một bộ phận của lục địa Á – Âu. => nhận xét A đúng.
- Tiếp giáp 3 đại dương lớn (Thái Bình Dương, Ấn Độ Tây Dương và Bắc Băng
Dương), không giáp Đại Tây Dương. => nhận xét B. tiếp giáp Thái Bình Dương và
Đại Tây Dương khơng đúng.
- Phía Tây giáp châu Âu và châu Phi, không tiếp giáp châu Mĩ => nhận xét D. phía
tây giáp châu Mĩ khơng đúng.
=> Loại đáp án B, C, D. Đáp án A đúng.
Câu 4. Vị trí địa lí của châu Á khơng mang đặc điểm nào sau đây?
A. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo
B. Tiếp giáp Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
C. Tiếp giáp hai châu lục
D. Phía Tây giáp châu Âu
Trả lời:
Đáp án B


Đặc điểm của vị trí địa lí châu Á:
- Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
=> Nhận xét A không đúng với yêu cầu câu hỏi.
- Tiếp giáp 3 đại dương lớn (Thái Bình Dương, Ấn Độ Tây Dương và Bắc Băng
Dương), không giáp Đại Tây Dương => nhận xét B. tiếp giáp Ấn Độ Dương và Đại
Tây Dương đúng với yêu cầu câu hỏi.
- Tiếp giáp hai châu lục và ba đại dương rộng lớn => nhận xét C khơng đúng với u
cầu câu hỏi.
- Phía Tây giáp châu Âu và châu Phi => nhận xét D không đúng với yêu cầu câu hỏi.
=> Loại A, C, D. Đáp án B đúng.
Câu 5. Đặc điểm nào thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn?
A. Tiếp giáp hai châu lục

B. Tiếp giáp ba đại dương rộng lớn
C. Lãnh thổ có dạng hình khối
D. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo
Trả lời:
Đáp án D
Lãnh thổ châu Á là một vùng rộng lớn, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo.
Câu 6. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo là đặc điểm thể hiện
A. châu Á là một châu lục rộng lớn
B. châu Á là một bộ phận của lục địa Á - Âu
C. châu Á là một châu lục có điều kiện tự nhiên phức tạp


D. châu Á là một châu lục giáp nhiều biển và đại dương
Trả lời:
Đáp án A
Lãnh thổ châu Á là một vùng rộng lớn, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo.
2. Câu hỏi thơng hiểu
Câu 1. Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây ở châu Á?
A. Phía đơng
B. Phía tây
C. Trung tâm
D. Phía bắc
Trả lời:
Đáp án C
Vùng trung tâm châu Á tập trung chủ yếu các núi và sơn ngun cao.
Câu 2. Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
A. Đông Nam Á
B. Tây Nam Á
C. Trung Á
D. Nam Á

Trả lời:
Đáp án B
Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Á
Câu 3. Khu vực Tây Nam Á tập trung chủ yếu loại khoáng sản nào sau đây?


A. Dầu mỏ, khí đốt
B. Than, sắt
C. Vàng, crơm
D. Đồng, kẽm
Trả lời:
Đáp án A
Tây Nam Á là khu vực tập trung nhiều dầu mỏ, khí đốt nhất châu Á.
Câu 4. Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào?
A. Sơn nguyên Đê-can
B. Sơn nguyên Trung Xi-bia
C. Sơn nguyên Tây Tạng
D. Sơn nguyên Iran
Trả lời:
Đáp án C
Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên Tây Tạng
Câu 5. Các khoáng sản chủ yếu của châu Á là
A. dầu mỏ, khí đốt, kim cương, vàng, chì, kẽm
B. kim cương, vàng, chì, kẽm, thạch anh
C. dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crơm, đồng, thiếc
D. khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, cao lanh, đá vôi..)
Trả lời:
Đáp án C



Các khoáng sản chủ yếu của châu Á là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crơm, đồng, thiếc.
Câu 6. Loại khống sản nào sau đây khơng phân bố chủ yếu ở Châu Á?
A. Kim cương
B. Dầu mỏ, khí đốt
C. Than
D. Sắt
Trả lời:
Đáp án A
Các khoáng sản phân bố chủ yếu ở châu Á là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng,
thiếc.
3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Khu vực Tây Nam Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc. Nguyên
nhân chủ yếu do
A. nằm sâu trong nội địa ít chịu ảnh hưởng của biển
B. ảnh hưởng của gió Tín phong khơ nóng
C. có dịng biển lạnh chảy ven bờ
D. chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khơ nóng
Trả lời:
Đáp án D
Khu vực Tây Nam Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc do có đường chí
tuyến Bắc đi qua làm cho vùng chịu ảnh hưởng của khối khí áp cao cận chí tuyến
(đẩy gió) nên khơng khí khô hạn, lượng mưa thấp.


Câu 2. Có hàng chục núi lửa hoạt động ở các đảo và quần đảo phía đơng ven Thái
Bình Dương là do
A. nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương
B. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
C. địa hình chủ yếu là đồi núi
D. phát triển thủy điện, xây dựng nhiều cơng trình lớn

Trả lời:
Đáp án A
Các đảo và quần đảo phía đơng ven Thái Bình Dương nằm trên vành đai núi lửa
Thái Bình Dương. Khu vực này là nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương và các
mảng Philippin, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a => Tại ranh giới tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén
ép dồn lại và nhơ lên hình thành các dãy núi cao ở lục địa, vực biển sâu ở đại dương,
sinh ra động đất núi lửa…
Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây khiến châu Á chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai
như động đất, núi lửa, sóng thần?
A. Nơi tiếp xúc của nhiều mảng kiến tạo
B. Nằm trên ‘vành đai núi lửa” Thái Bình Dương
C. Biến đổi khí hậu
D. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Trả lời:
Đáp án A
Châu Á là nơi tiếp xúc của nhiều mảng kiến tạo như mảng Thái Bình Dương và các
mảng Philippin, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a => tại ranh giới tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén


ép dồn lại và nhơ lên hình thành các dãy núi cao ở lục địa, vực biển sâu ở đại dương,
sinh ra động đất núi lửa, sóng thần…



×