Bài 6: Đơn chất và hợp chất – phân tử
Câu 1: Đơn chất là những chất tạo nên từ
A. hai nguyên tố hóa học trở lên.
B. một nguyên tố hóa học.
C. một nguyên tử.
D. hai nguyên tử trở lên.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
Câu 2: Hợp chất là những chất tạo nên từ
A. hai nguyên tố hóa học trở lên, trong đó có một nguyên tố là oxi.
B. một nguyên tố hóa học.
C. hai nguyên tố hóa học trở lên.
D. hai nguyên tử trở lên.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
Câu 3: Chất nào sau đây là đơn chất?
A. Kim loại sắt tạo nên từ Fe.
B. Canxi cacbonat tạo nên từ Ca, C và O.
C. Khí amoniac tạo nên từ N và H.
D. Nước tạo nên từ H và O.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
→ Kim loại sắt là đơn chất.
Canxi cacbonat, khí amoniac và nước là hợp chất (những chất tạo nên từ hai
nguyên tố hóa học trở lên).
Câu 4: Đơn chất kim loại là
A. khí nitơ.
B. khí hiđro.
C. lưu huỳnh.
D. magie.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Đơn chất kim loại: magie.
Đơn chất phi kim: khí nitơ, khí hiđro, lưu huỳnh.
Câu 5: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm
A. một số nguyên tử liên kết với nhau.
B. một số nguyên tố hóa học liên kết với nhau.
C. một nguyên tử kim loại liên kết với một nguyên tử phi kim.
D. một nguyên tử oxi liên kết với một nguyên tử phi kim.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể
hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Câu 6: Cho các chất sau:
(1) Khí ozon có phân tử gồm 3 O liên kết với nhau.
(2) Axit sunfuric có phân tử gồm 2 H, 1 S và 4 O liên kết với nhau.
(3) Natri cacbonat (sođa) có phân tử gồm 2 Na, 1 C và 3 O liên kết với nhau.
(4) Khí nitơ có phân tử gồm 2 N liên kết với nhau.
(5) Glucozơ có phân tử gồm 6 C, 12 H và 6 O liên kết với nhau.
Số đơn chất và hợp chất lần lượt là:
A. 3 và 2.
B. 2 và 3.
C. 1 và 4.
D. 4 và 1.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
→ Đơn chất: (1) và (4); hợp chất: (2), (3) và (5).
Câu 7: Phân tử khối của khí metan (biết phân tử gồm 1 C và 4 H) là
A. 12.
B. 14.
C. 16.
D. 18.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Phân tử khối của khí metan bằng: 12 + 4×1 = 16 (đvC).
Câu 8: Chất nào sau đây có phân tử khối là 158 đvC?
A. Axit nitric, biết phân tử gồm 1 H, 1 N và 3 O.
B. Nước, biết phân tử gồm 2 H và 1 O.
C. Khí oxi, biết phân tử gồm 2 O.
D. Thuốc tím (kali pemanganat), biết phân tử gồm 1 K, 1 Mn và 4 O.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Phân tử khối của axit nitric bằng: 1 + 14 + 3×16 = 63 (đvC).
Phân tử khối của nước bằng: 2×1 + 16 = 18 (đvC).
Phân tử khối của khí oxi bằng: 2×16 = 32 (đvC).
Phân tử khối của thuốc tím bằng: 39 + 55 + 4×16 = 158 (đvC).
Câu 9: Phân tử khí clo nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với phân tử khí
oxi?
A. nhẹ hơn 0,8 lần.
B. nặng hơn 3 lần.
C. nhẹ hơn 0,45 lần.
D. nặng hơn 2,2 lần.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Phân tử khối của khí clo bằng: 2×35,5 = 71 (đvC).
Phân tử khối của khí oxi bằng: 2×16 = 32 (đvC).
71
→ Khí clo nặng hơn khí oxi là
2,2 (lần).
32
Câu 10: Khi chất ở trạng thái rắn các hạt
A. sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ.
B. ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau.
C. rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn, về nhiều phía (hỗn hộn).
D. đứng n khơng dao động.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Khi chất ở trạng thái rắn các hạt (nguyên tử hay phân tử) sắp xếp khít nhau và
dao động tại chỗ, ở trạng thái lỏng các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trượt
lên nhau, còn ở trạng thái khí (bay hơi) các hạt rất xa nhau và chuyển động
nhanh hơn, về nhiều phía (hỗn độn).
Câu 11: Trong 1,5 kg nước lỏng có số phân tử ít hơn, nhiều hơn hay bằng số
phân tử trong 1,5 kg hơi nước?
A. Ít hơn.
B. Bằng nhau.
C. Nhiều hơn.
D. Không xác định được.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Số phân tử trong 1,5 kg nước lỏng bằng số phân tử trong 1,5 kg hơi nước.
Câu 12: Hòa tan đường vào nước thu được hỗn hợp nước đường (hay dung dịch
đường) gồm
A. hai loại phân tử là phân tử nước và phân tử đường.
B. hai loại phân tử là phân tử đường và phân tử khí hiđro.
C. hai loại phân tử là phân tử đường và phân tử khí oxi.
D. một loại phân tử duy nhất là phân tử đường.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Hòa tan đường vào nước thu được hỗn hợp nước đường (hay dung dịch đường)
gồm hai loại phân tử là phân tử nước và phân tử đường.
Câu 13: Phân tử của hợp chất canxi cacbonat gồm 1 Ca, 1 C và 3 O. Phần trăm
về khối lượng của nguyên tố Ca trong hợp chất là
A. 12%.
B. 48%.
C. 40%.
D. 32%.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Phân tử khối của hợp chất canxi cacbonat bằng: 40 + 12 + 3×16 = 100 (đvC).
Phần trăm về khối lượng của nguyên tố Ca trong hợp chất bằng:
40
%mCa
100% 40% .
100
Câu 14: Một hợp chất khí có 50% S về khối lượng, còn lại là O. Phân tử khối
của hợp chất khí là 64 đvC. Số nguyên tử S và O trong hợp chất lần lượt là:
A. 1, 1.
B. 2, 1.
C. 1, 3.
D. 1, 2.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
64 50%
1 nguyên tử.
32 100%
64 32
Số nguyên tử O trong hợp chất là:
2 nguyên tử.
16
Câu 15: Phân tử của một hợp chất gồm một nguyên tử nguyên tố X liên kết với
hai nguyên tử O và có phân tử khối bằng hai nguyên tử Na. Kí hiệu hóa học của
nguyên tố X là
A. N.
B. Ca.
C. Mg.
D. H.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phân tử khối của hợp chất (gồm 1 X và 2 O) bằng: 2×23 = 46 (đvC).
→ NTK (X) + 2×16 = 46 → NTK (X) = 14.
→ X là nguyên tố nitơ, kí hiệu N.
Số nguyên tử S trong hợp chất là: