Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trắc nghiệm hóa học lớp 8 có đáp án bài (18)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.42 KB, 5 trang )

Bài 40: Dung dịch
Câu 1: Chất có khả năng hịa tan chất khác để tạo thành dung dịch được gọi là
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. dung mơi.
D. chất tan.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Dung mơi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
Câu 2: Chất tan là
A. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
B. chất bị hịa tan trong dung mơi.
C. chất có khả năng tác dụng với nước.
D. chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
Câu 3: Hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan được gọi là
A. dung dịch.
B. dung môi.
C. chất tan.
D. kiềm.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Câu 4: Cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. Đường tan trong nước
tạo thành dung dịch đường. Chất tan là
A. nước đường.
B. nước.
C. đường
D. nước và đường.


Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Đường là chất tan, nước là dung môi của đường, nước đường là dung dịch.
Câu 5: Cho 1 thìa nhỏ dầu ăn vào cốc thứ nhất đựng xăng, vào cốc thứ hai đựng
nước, khuấy nhẹ. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Xăng và nước là dung môi của dầu ăn.


B. Xăng và nước không là dung môi của dầu ăn.
C. Nước là dung môi của dầu ăn, xăng không là dung môi của dầu ăn.
D. Xăng là dung môi của dầu ăn, nước không là dung môi của dầu ăn.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Xăng hòa tan được dầu ăn, tạo thành dung dịch. Nước khơng hịa tan được dầu ăn.
→ Xăng là dung môi của dầu ăn, nước không là dung môi của dầu ăn.
Câu 6: Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là dung dịch
A. khơng thể hịa tan thêm chất tan.
B. có thể hịa tan thêm chất tan.
C. có thể hịa tan nhiều chất tan cùng một lúc.
D. khơng thể hịa tan nhiều chất tan cùng một lúc.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Ở một nhiệt độ xác định:
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hịa tan thêm chất tan.
Dung dịch bão hịa là dung dịch khơng thể hịa tan thêm chất tan.
Câu 7: Cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. Ở giai đoạn đầu
ta được dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hịa tan thêm đường. Ở giai
đoạn sau ta được một dung dịch đường khơng thể hịa tan thêm đường gọi là
A. dung dịch đường chưa bão hịa.
B. dung dịch đường trung tính.

C. dung dịch đường bão hòa.
D. dung dịch đường kém bão hòa.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hịa tan thêm
đường. Ta có dung dịch đường chưa bão hịa. Ở giai đoạn sau ta được một dung
dịch đường không thể hịa tan thêm đường. Ta có dung dịch đường bão hòa.
Câu 8: Cho dần dần và liên tục muối ăn vào cốc nước, khuấy nhẹ. Sau một thời
gian, thấy còn một lượng muối ăn không tan ở đáy cốc. Dung dịch thu được là
A. dung dịch chưa bão hòa.
B. dung dịch bão hòa.
C. dung dịch axit.
D. dung dịch bazơ.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B


Dung dịch thu được khơng thể hịa tan thêm muối ăn.
→ Đây là dung dịch bão hòa.
Câu 9: Ở nhiệt độ phịng thí nghiệm (khoảng 20oC), 10 gam nước có thể hòa tan
tối đa 20 gam đường. Chọn khối lượng của đường để tạo ra dung dịch chưa bão
hòa với 10 gam nước.
A. 22 gam.
B. 18 gam.
C. 25 gam.
D. 28 gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch chưa bão hịa là dung dịch có thể hòa tan thêm
chất tan.

→ Khối lượng của đường là 18 gam sẽ tạo ra dung dịch chưa bão hòa với 10 gam
nước.
Câu 10: Ở nhiệt độ phịng thí nghiệm (khoảng 20oC), 10 gam nước có thể hịa tan
tối đa 3,6 gam muối ăn. Chọn khối lượng của muối ăn để tạo ra dung dịch bão hòa
với 10 gam nước.
A. 4,0 gam.
B. 3,2 gam.
C. 3,0 gam.
D. 2,8 gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là dung dịch khơng thể hịa tan thêm
chất tan.
→ Khối lượng của muối ăn là 4,0 gam sẽ tạo ra dung dịch bão hòa với 10 gam
nước.
Câu 11: Trộn 2 ml rượu etylic (cồn) với 20 ml nước cất. Phát biểu nào sau đây là
đúng?
A. Nước là chất tan, rượu etylic là dung môi.
B. Rượu etylic là chất tan, nước là dung mơi.
C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc dung môi.
D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B


Rượu etylic tan vơ hạn trong nước hoặc có thể nói nước tan vơ hạn trong rượu
etylic.Theo đề bài cho V rượu etylic (2 ml) ít hơn V nước (20 ml) nên câu diễn đạt
đúng: “Rượu etylic là chất tan, nước là dung mơi”.
Câu 12: Để q trình hịa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn, ta không nên
thực hiện biện pháp nào sau đây?

A. Khuấy dung dịch.
B. Đun nóng dung dịch.
C. Nghiền nhỏ chất rắn.
D. Làm lạnh dung dịch.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau:
- Khuấy dung dịch.
- Đun nóng dung dịch.
- Nghiền nhỏ chất rắn.
Câu 13: Sự khuấy làm cho chất rắn bị hịa tan nhanh hơn. Vì
A. các phân tử nước chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các
phân tử nước với bề mặt chất rắn.
B. luôn luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước.
C. gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước.
D. làm tăng nhiệt độ dung dịch và tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với
bề mặt chất rắn.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Sự khuấy làm cho chất rắn bị hịa tan nhanh hơn, vì ln ln tạo ra sự tiếp xúc
mới giữa chất rắn và các phân tử nước.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
B. Kích thước của chất rắn càng nhỏ thì chất rắn bị hòa tan càng nhanh.
C. Dung dịch chưa bão hịa là dung dịch có thể hịa tan thêm chất tan.
D. Đun nóng dung dịch làm cho chất rắn bị hịa tan chậm hơn.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Đun nóng dung dịch làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn. Vì ở nhiệt độ càng
cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh, làm tăng số lần va chạm giữa các

phân tử nước với bề mặt chất rắn.


Câu 15: Để chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa
bão hòa (ở nhiệt độ phịng). Ta có thể
A. thêm NaCl và khuấy nhẹ.
B. thêm lượng dư nước và khuấy nhẹ đến khi muối ăn đã tan hết.
C. ngâm trong nước lạnh.
D. khuấy liên tục khoảng 5 phút.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Ở một nhiệt độ xác định:
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hịa tan thêm chất tan.
Dung dịch bão hịa là dung dịch khơng thể hịa tan thêm chất tan.
→ Để chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão
hòa (ở nhiệt độ phòng), ta có thể thêm lượng dư nước và khuấy nhẹ đến khi muối
ăn đã tan hết.



×