Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trắc nghiệm hóa học lớp 8 có đáp án bài (30)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.35 KB, 6 trang )

Bài 16: Phương trình hóa học
Câu 1: Khẳng định nào dưới đây là đúng về phương trình hóa học?
A. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
B. Lập phương trình hóa học bao gồm 4 bước cơ bản.
C. Phương trình hóa học ln gồm 4 chất, trong đó có hai chất tham gia và hai
chất sản phẩm.
D. Phương trình hóa học chỉ cho biết về kí hiệu các nguyên tố, chất tham gia
phản ứng.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, bao gồm 3 bước cơ
bản, cho biết tỉ lệ nguyên tử, phân tử của từng cặp chất trong phản ứng.
Câu 2: Khẳng định nào dưới đây không đúng?
A. Lập phương trình hóa học gồm có 3 bước cơ bản.
B. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học
C. Sơ đồ phản ứng chính là phương trình hóa học.
D.Ý nghĩa của phương trình hóa học cho biết lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa
các chất trong phản ứng cũng như giữa từng cặp chất trong phản ứng.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Sơ đồ phản ứng biểu diễn kí hiệu, cơng thức hóa học của các nguyên tố nhưng
chưa được cân bằng về số lượng ngun tử các ngun tố nên khơng phải phương
trình hóa học.
Câu 3: Cho phương trình phản ứng: MgCO3 + X → MgCl2 + CO2 + H2O. X là
chất nào dưới đây?
A. HCl
B. Cl2
C. H2
D. HO
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.


Vì sản phẩm tạo thành có muối clorua và nước nên X là HCl
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
Câu 4: Cho biết tỉ lệ giữa các chất tham gia phản ứng trong phương trình sau:
Ba(OH)2 + CuSO4 → Cu(OH)2 + BaSO4


A. 1 : 1
B. 1 : 2
C. 2 : 1
D. 2 : 3
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
Hai chất tham gia phản ứng là Ba(OH)2, CuSO4 có hệ số cân bằng là 1 : 1.
Câu 5: Hiđro và oxi tác dụng với nhau tạo thành nước. Phương trình hố học ở
phương án nào dưới đây đã viết đúng?
A. 2H + O → H2O
B. H2 + O → H2O
C. H2 + O2 → 2H2O
D. 2H2 + O2 → 2H2O
Hướng dẫn giải:
Đáp án D.
2H2 + O2 → 2H2O, ở phương trình này số lượng nguyên tử H, O ở hai vế đã bằng
nhau.
Câu 6: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac (NH 3). Phương
trình hố học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?
A. N + 3H → NH3
B. N2 + H2 → NH3
C. N2 + H2 →2NH3
D. N2 + 3H2 → 2NH3
Hướng dẫn giải:

Đáp án D.
N2 + 3H2 → 2NH3, ở phương trình này số lượng nguyên tử N, H ở hai vế đã bằng
nhau.
Câu 7: Phương trình hố học nào dưới đây biểu diễn đúng phản ứng cháy của
rượu etylic tạo ra khí cacbon và nước?
A. C2H5OH + O2 → CO2 + H2O
B. C2H5OH + O2 → 2CO2 + H2O
C. C2H5OH + O2 → CO2 + 3H2O
D. C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
Hướng dẫn giải:
Đáp án D.


C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O, ở phương trình này số lượng nguyên tử C, H và
O ở hai vế đã bằng nhau.
Câu 8: Đốt cháy khí amoniac (NH3) trong khí oxi O2 thu được khí nitơ oxit (NO)
và nước. Phương trình phản ứng nào sau đây viết đúng?
A. NH3 + O2 → NO + H2O
B. 2NH3 + O2 → 2NO + 3H2O
C. 4NH3 + O2 → 4NO + 6H2O
D. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
Hướng dẫn giải:
Đáp án D.
4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O ở phương trình này số lượng nguyên tử N, H và O
ở hai vế đã bằng nhau.
Câu 9: Đốt photpho (P) trong khí oxi (O2) thu được điphotpho pentaoxit (P2O5).
Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?
A. 4P + 5O2 → 2P2O5
B. 2P + O2 → P2O5
C. 2P + 5O2 → 2P2O5

D. 2P + O2 → 2P2O5
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
4P + 5O2 → 2P2O5 ở phương trình này số lượng nguyên tử P, O ở hai vế đã bằng
nhau.
Câu 10: Các nguyên tố Fe và O phản ứng để tạo ra hợp chất Fe3O4 theo phương
trình sau: 3Fe + 2O2 → Fe3O4. Khẳng định nào sau đây đúng với phản ứng trên?
A. 2 mol O2 phản ứng với 3 mol Fe
B. 1 mol Fe phản ứng với 1/2 mol O2
C. 1 mol Fe tạo ra 3 mol Fe3O4
D. 1 mol O2 tạo ra 2 mol Fe3O4
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
3Fe + 2O2 → Fe3O4, theo phương trình 3 mol Fe đã phản ứng với 2 mol O 2 tạo
ra 1 mol Fe3O4.
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng:
Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O
Với x # y thì giá trị thích hợp của x, y lần lượt là:
A. 1 và 2


B. 2 và 3
C. 2 và 4
D. 3 và 4
Hướng dẫn giải:
Đáp án B.
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
Gốc SO4 có hóa trị II, Fe có hóa trị II, III.
x # y thì x = 2, y = 3 thỏa mãn.
Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng:

Al(OH)y + H2SO4 → Alx(SO4)y + H2O
Với x # y thì giá trị thích hợp của x, y lần lượt là
A. 1 và 2
B. 2 và 3
C. 2 và 4
D. 3 và 4
Hướng dẫn giải:
Đáp án B.
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O
Gốc SO4 có hóa trị II, Al chỉ có hóa trị III.
x # y thì x = 2, y = 3 thỏa mãn.
Câu 13: Hệ số a, b, c, d trong phản ứng sau lần lượt là
a FeO + b CO → c Fe + d CO2
A. 1:2:3:1
B. 1:1:1:1
C. 1:2:1:1
D. 1:1:1:2
Hướng dẫn giải:
Đáp án B.
Phương trình hóa học: FeO + CO → Fe + CO2
Vậy a, b, c, d trong phản ứng lần lượt là: 1, 1, 1, 1.
Câu 14: Hệ số a, b, c, d trong phản ứng sau lần lượt là
a H2 + b Fe2O3 → c Fe + d H2O
A. 1:2:3:1
B. 1:1:1:1
C. 3:1:2:3
D. 1:1:2:3


Hướng dẫn giải:

Đáp án C.
Phương trình hóa học: 3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O
Vậy a, b, c, d trong phản ứng lần lượt là: 3, 1, 2, 3.
Câu 15: Thành phần chính của vỏ trứng là canxi cacbonat. Khi ngâm quả trứng
gà trong cốc đựng dung dịch axit clohiđric (HCl) thì thấy có bọt khí thốt ra từ
bề mặt vỏ trứng. Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra là
A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O
B. CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2
C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2
D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
Hướng dẫn giải:
Đáp án D.
Phương trình hóa học của phản ứng: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2




×