Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trắc nghiệm ngữ văn 8 có đáp án bài (33)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.98 KB, 4 trang )

Hội thoại
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 - 4:
Anh Mịch nhăn nhó, nói:
- (1) Lạy ơng, ơng làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông
Nghị kẻo ơng ấy đánh chết. Ơng lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón
chân cái lên trời, dậm doạ:
- (2) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
- (3) Cắn cỏ con lạy ơng trăm nghìn mớ lạy, ơng mà bắt con đi thì ơng Nghị ghét
con, cả nhà con khổ.
- (4) Thì mày hẹn làm ngày khác với ơng ấy, không được à?
- (5) Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời,
vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu khơng, vợ con chết đói.
- (6) Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ
phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù.
- (7) Lạy ơng, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.
- (8) Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao. Hôm ấy
mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.”
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
Quan hệ giữa các nhân vật trong các cuộc hội thoại trên là quan hệ gì ?
A. Quan hệ làng xóm, láng giềng.
B. Quan hệ họ hàng.
C. Quan hệ giữa người ít tuổi với người nhiều tuổi.
D. Quan hệ giữa người có chức trách và người dân thường.
Chọn đáp án: D
Câu 2: Trong cuộc hội thoại trên, những lời thoại nào là của anh Mịch ?
A. Lời thoại số 1, 2, 5, 7.


B. Lời thoại số 1, 3, 5, 7.
C. Lời thoại số 2, 4, 6, 8.
D. Lời thoại số 1, 3, 6, 7.


Chọn đáp án: B
Câu 3: Từ nào nói đúng nhất thái độ của anh Mịch đối với ơng lí trưởng ?
A. Tơn kính
B. Thân tình
C. Quỵ lụy
D. Luồn cúi
Chọn đáp án: C
Câu 4: Thái độ của lí trưởng đối với anh Mịch trong cuộc hội thoại trên như thế
nào?
A. Coi thường
B. Không quan tâm
C. Đe nẹt, quát tháo
D. Gồm cả A, B, C.
Chọn đáp án: D
Câu 5: Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào?
A. Quan hệ trên dưới hay ngang hàng
B. Quan hệ thân sơ
C. Quan hệ đồng nghiệp
D. Cả A và B đều đúng
Chọn đáp án: D
Câu 6: Vai xã hội trong hội thoại là gì?
A. Là vai vế của mỗi người trong gia đình


B. Là vị trí, chỗ đứng của mỗi người trong gia đình
C. Là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại
D. Là cương vị, cấp bậc của một người trong cơ quan, xã hội
Chọn đáp án: C
Câu 7: Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa
dạng, nhiều chiều vì vậy mỗi người khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì?

A. Cần xác định đúng vai hội thoại để chọn cách nói cho phù hợp.
B. Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau.
C. Sử dụng từ ngữ thân mật để nói.
D. Sử dụng từ ngữ trang trọng để nói.
Chọn đáp án: A
Câu 8: Một người cha là giám đốc cơng ty nói chuyện với một người con là trưởng
phòng tài vụ của cơng ty đó về tài khoản của cơng ty.
Khi đó quan hệ giữa họ là quan hệ gì ?
A. Quan hệ gia đình
B. Quan hệ chức vụ xã hội
C. Quan hệ tuổi tác
D. Quan hệ bạn bè đồng nghiệp
Chọn đáp án: B
Câu 9: Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người
có vai xã hội cao như thế nào ?
A. Ngưỡng mộ
B. Kính trọng
C. Sùng kính
D. Thân mật


Chọn đáp án: B



×