Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chế độ ăn cho người bị máu nhiễm mỡ và tiểu đường docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.88 KB, 5 trang )




Chế độ ăn cho người bị
máu nhiễm mỡ và tiểu
đường.
Câu hỏi:
Mẹ tôi vừa bị cả bệnh máu nhiễm mỡ, vừa bị bệnh tiểu đường nên lại
gần đây bị huyết áp thấp . Vậy mẹ cháu nên điều trị ra sao và ăn uống
như thế nào ? Mong các bác sĩ hướng dẫn giúp cháu . Xin cảm ơn ạ.
(Phạm Công Đức - Bắc Ninh)
Trả lời:
Chế độ ăn cho người bị máu nhiễm mỡ:


- Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì (hạn chế năng lượng dư thừa).

- Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ lòng, phủ tạng,
da…động vật, lòng đỏ trứng…

- Hạn chế chất béo: ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ
động vật (trừ mỡ cá).

- Ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan.

- Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: dầu
đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp
cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…; trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi,
táo chín… trà xanh, hoa hòe…

- Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g


rau xanh, 200g quả chín tươi).

- Ngưng uống rượu.

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn
hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều
thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo
dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải
mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.



Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường
nên gần giống với người bình thường:

- Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-
60%)

- Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế
(đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)

- Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%

- Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không
bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa). Đây là yếu tố quan
trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.

Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường

bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ
hoạt động thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử
dụng thuốc khác nhau.

Chúc bạn và gia đình sức khoẻ.

×