Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận cao học, giới trong lãnh đạo quản lý tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.39 KB, 16 trang )

Mở đầu
Tiến trình phát triển của xã hội đã chứng minh vai trò đặc biệt quan
trọngcủa phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt trong bối
cảnh đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc phát huy
nguồn lực của hai giới đang trở thành yêu cầu cấp thiết để đảm bảo sự tăng
trưởng bền vững ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong nhiều
thập kỷ qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều cam kết chính trị và các chủ
trương, chính sách pháp luật nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực tham chính – một trong
những vấn đề thách thức trong sự nghiệp vì sự tiến bộ và bình đẳng giới trong
chính trị ở Việt Nam hiện nay. Bài viết này góp phần lý giải một số chủ
trương đường lối và cơ sở thực tiễn của Đảng đối với sự tham gia chính trị
của phụ nữ. đề tài tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo,
quản lý - những vấn đề đặt ra là bài thu hoạch


1

NỘI DUNG
1. Chủ trương, đường lối của Đảng, phát luật của nhà nước về tăng
cường sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo, quản lý
Sinh thời, Hồ Chí Minh coi cơng tác phát triển đội ngũ cán bộ nữ và
phát huy nguồn lực của họ là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Tại buổi nói chuyện ở Lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo huyện, Bác đã nghiêm
túc phê bình: “cán bộ nữ ít như vậy là một thiếu sót. Các đồng chí phụ trách
lớp chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng cán bộ nữ. Đây cũng là thiếu sót của
Đảng. Nhiều người cịn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ hay thành
kiến, hẹp hịi. Như vậy là sai”1. Trong buổi nói chuyện ở lớp đào tạo hướng
dẫn viên các trại hè cấp II ngày 12/6/1956, Bác nói “trên 350 mà chỉ có 20
phụ nữ thì ít q. Giáo dục phải cố gắng để có phụ nữ hơn nữa. Trừ cải cách
ruộng đất, cán bộ nữ được đào tạo nhiều, trong giáo dục, y tế và các ngành


khác số phụ nữ đều thấp. Nam nữ như thế đã bình đẳng chưa? Các cơ phải cố
gắng”2. Để tạo sự bình đẳng đó, nữ giới phải thật sự cố gắng, một mặt chứng
minh năng lực của mình; mặt khác, địi hỏi nam giới phải thừa nhận năng lực
của mình trên các lĩnh vực. Những bằng chứng đó đã cho thấy Bác rất coi
trọng cơng tác đào tạo đội ngũ nữ cán bộ và sớm nhận thấy phụ nữ là lực
lượng quan trọng đóng góp cơng sức to lớn trong sự nghiệp phát triển và đồng
thời khẳng định đó là quyền của phụ nữ. Bởi vậy, nếu không quan tâm đúng
mức công tác này, đồng nghĩa với chúng ta đã lãng phí nguồn lực và dẫn tới
ảnh hưởng tới các quyền cơ bản về quyền con người của phụ nữ trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hồ Chí Minh ln xác định rằng, để có cơ hội bình đẳng giữa nam và
nữ thì “các đồng chí hãy thật sự chữa bệnh thành kiến hẹp hịi đối với phụ
nữ. Các cô phải biết đấu tranh mạnh. Vì các cơ mà khơng đấu tranh thì đồng
1
2

Hồ Chí Minh. Sđd, tập 12, năm 1996, trang 208,
Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 8,năm 1996, trang 183.


2

chí có thành kiến với phụ nữ sẽ khơng tích cực sửa chữa”. Vì thế, trước lúc đi
xa, trong bản Di chúc, Người đã biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và
căn dặn toàn Đảng,  toàn dân ta phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ rằng “trong
sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng
trong chiến đấu và trong sản xuất, Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết
thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách
mọi công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc
cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ”3.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, Đảng ta đã xây dựng Nghị quyết
153 NQ-TW về “công tác cán bộ nữ” và Nghị quyết đã khẳng định “sự
nghiệp giải phóng phụ nữ là trách nhiệm chung của toàn Đảng, của nhà nước,
của xã hội, song lực lượng phụ nữ, trong đó đội ngũ xung kích là lực lượng
cán bộ nữ ở tất cả các lĩnh vực, phát huy vai trò chủ động của mình; phong
trào phụ nữ càng phát triển thì đội ngũ cán bộ nữ càng có điều kiện để phát
triển mạnh mẽ, và ngược lại, sự phát triển của đội ngũ cán bộ nữ sẽ có tác
động lớn đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phải là đội ngũ đi đầu phong
trào phụ nữ…. Các cấp, các ngành cần nhận rõ vị trí và vai trị vơ cùng trọng
yếu của lực lượng phụ nữ, nhận rõ trách nhiệm lớn lao của phụ nữ trên lĩnh
vực công tác cũng như nhận rõ vị trí vai trị của đội ngũ cán bộ nữ trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng nói chung, trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ
nói riêng….”4. Điều này cho thấy, các chủ trương, đường lối của Đảng ta rất
chú trọng đến công tác phát triển cán bộ nữ, đảm bảo sự bình đẳng nam nữ và
hướng tới xã hội phát triển bền vững.
Đồng thời, Đảng và Nhà nước ta đã tham gia ký kết công ước CEDAW
rất sớm (1980). Việt Nam phê chuẩn và thực hiện điều khoản của Cơng ước
3

Hồ Chí Minh. Sđd, tập 12, năm 1996, trang 510.

4

Nghị quyết số 153 - NQ/TW ngày 10 tháng 1 năm 1967 về “công tác cán bộ nữ”


3

chống mọi hình thức phân biệt đối xử phụ nữ (CEDAW, LHQ 1979) như thực
hiện, định kì đệ trình các báo cáo quốc gia về những kết quả thực hiện

CEDAW, trong đó có qui định về sự tham gia chính trị và dân sự của phụ nữ
(điều 1), tham gia các tổ chức, hiệp hội phi chính phủ, liên quan đến đời sống
cơng cộng, chính trị của đất nước (điều 7), nhà nước đảm bảo các cơ hội phụ
nữ đại diện cho chính phủ trên các diễn đàn quốc tế, tham gia công việc ở các
tổ chức quốc tế (điều 8). Đặc biệt, Công ước này khuyến cáo nhà nước cần
thiết áp dụng các biện pháp đặc biệt, tạm thời, nhằm cải thiện vị thế, vai trò
tham gia của phụ nữ trong xã hội, khắc phục sự phân biệt đối xử phụ nữ ở các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và gia đình (điều 4). Việc tham gia
ký kết này nhằm đảm bảo quyền con người phụ nữ/trẻ em gái, đặc biệt là
những điều khoản, mục tiêu về phụ nữ tham gia chính trị. Điều này cho thấy
nước ta rất tôn trọng quyền của phụ nữ.
Phát huy tinh thần đó, sau đổi mới, Đảng ta đã ban hành Chỉ thị 37
CT/TW ngày 16/5/1994 về một số vấn đề cơng tác cán bộ nữ trong tình hình
mới và một số chủ trương, chính sách khác có liên quan đến công tác nữ cán
bộ nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Chỉ thị 37 CT/TW
cũng đã xác định tiếp tục quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
nữ bằng biện pháp cần xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lao
động nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng. Trước mắt, các cấp, các ngành từ
Trung ương đến cơ sở phải có quy hoạch cán bộ nữ. Sớm xác định những
ngành, những lĩnh vực phù hợp, phát huy được thế mạnh của phụ nữ, những
chức danh lãnh đạo và quản lý cần có cán bộ nữ, từ đó có kế hoạch tạo nguồn,
đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt và sử dụng 5. Để thực hiện điều đó thì việc đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ nữ phải có quan điểm và biện pháp đúng đắn. Đảng ta đã
xác định, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ cũng khơng phải bó hẹp
trong phạm vi các lớp học, các trường đào tạo cán bộ, mà phải đặc biệt coi
Chỉ thị 37 CT/TW ngày 16-5-1994 của Ban Bí thư Trung ương về “một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong
tình hình mới”.
5



4

trọng việc đào tạo, bồi dưỡng trong công tác thực tế và trong phong trào quần
chúng bằng các hình thức kèm cặp trong cơng tác, hoặc hình thức bồi dưỡng
ngắn hạn rồi trở về công tác, rồi lại tiếp tục bồi dưỡng thêm các đợt khác với
yêu cầu cao hơn6.
Theo đó, quan điểm chỉ đạo của Đảng đã chỉ rõ trong Báo cáo chính trị
tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp
tục khẳng định: Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình
đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế chính
sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý
ở các cấp, các ngành7. Quan điểm cơ bản này đã và đang được Nhà nước Việt
Nam thể chế hoá thành các chủ trương, chính sách cụ thể. Một lần nữa, Việt
Nam khẳng định sự nhận thức đúng đắn và thái độ kiên quyết trong việc thực
hiện các cam kết quốc tế của quốc gia thành viên CEDAW, nhằm bảo đảm
quyền bình đẳng của phụ nữ.
Ngoài ra, một số chỉ thị của Ban Bí thư và Bộ Chính trị cũng thể hiện
hành động tích cực trong việc đảm bảo bình đẳng giới trong chính trị từ sau
tinh thần chỉ đạo của Đại hội IX. Chỉ thị 37/CT-TƯ, Ban Bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam, năm 2004 về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới, đề ra
mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đến năm 2010.
Chỉ thị số 46-TC/TW ngày 6/12/2004, Bộ Chính trị, năm 2004, về tổ chức
Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ X (năm 2006), nêu vấn đề hạn
ngạch tham gia chính trị của phụ nữ: "Đảm bảo tỉ lệ phụ nữ cấp uỷ viên
không dưới 15 % và về tuổi tham gia cán bộ nữ chủ chốt ở cấp tỉnh, trung
ương ngang bằng với nam giới”.
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2007) cũng đã
Nghị quyết số 153 - NQ/TW ngày 10 tháng 1 năm 1967 về “công tác cán bộ nữ”.
Dẫn theo Phan Thuận (2010). Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền được học tập của phụ nữ vào
công tác đào tạo cán bộ nữ. Thông tin Nhân quyền- Viện Nghiên cứu quyền Con người, Học Viện Chính trịHành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, số 7.

6
7


5

thông qua Nghị quyết 11 về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Liên quan đến bình đẳng giới ở chính trị,
Nghị quyết nhấn mạnh, “xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ
tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung
quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng”. Nghị quyết vạch ra
các chỉ tiêu định hướng cho hệ thống chính trị các cấp đến năm 2020, “phấn
đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp đạt 25% trở
lên, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt từ 35% - 40%.
Các cơ quan, đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có lănh đạo chủ
chốt là nữ. Cơ quan lănh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, nhà nước, chính
phủ có tỉ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới. Cần đảm bảo tỉ lệ nữ
tham gia các khóa đào tạo tại các trường lí luận chính trị, quản lí hành
chính nhà nước từ 30% trở lên” 8.
Nhìn chung, chủ trương, đường lối và cam kết của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã thể hiện khá rõ nét về động thái tích cực trong việc đảm bảo
bình đẳng giới trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chính trị. Tinh thần
đó đã có từ khi nhà nước vừa mới khai sinh. Thực hiện lời di huấn và tinh
thần của Bác, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã trở thành thành viên khá tích
cực trong việc cam kết các điều khoản quốc tế về bình đẳng giới và chống
sự phân biệt, kỳ thị giới trên lĩnh vực tham chính. Các chủ trương, đường
lối và thực hiện cam kết của Đảng Cộng sản Việt Nam đã cụ thể hóa thành
các văn bản Luật và hệ thống chính sách của Việt Nam.
1.1.2 Luật pháp và chính sách của Việt Nam
(1) Bảo đảm quyền bầu cử và ứng cử của phụ nữ


8

Bộ Chính trị (2007). Nghị quyết 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Ngày 27/4.


6

Như đã phân tích, ngay từ những ngày đầu khai sinh nhà nước, Đảng và
Nhà nước ta đã thông qua Hiến pháp (1946) rằng, tất cả công dân Việt Nam
đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá ( điều 6) và
đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện (điều 9). Tinh thần đó
được tiếp tục khẳng định tại các Hiến pháp (1959). Tuy nhiên, tinh thần này
chưa được thể hiện rõ trong việc đảm bảo về quyền bầu cử và ứng cử. Hiến
pháp (1980 và 1992) đã khẳng định rõ rằng về quyền bầu cử và ứng cử của
phụ nữ: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hố, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám
tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền
ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật” (điều
54).
Để đảm bảo được quyền ứng cử và bầu cử của phụ nữ theo tinh thần
Hiến pháp (1980 và 1992), tại điều 126 của Bộ luật Hình sự (năm 1999) đã
quy định biện pháp chế tài đối với tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử
của công dân như sau: Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng
thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của cơng
dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến một năm. Sau này, Luật Bầu cử được ban hành đã cụ thể hóa
hơn. Tại điều 10 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại
biểu Quốc hội (năm 2001) đã quy định: Số đại biểu Quốc hội là nữ do Uỷ ban

thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp
hành TW Hội LIên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bảo đảm để phụ nữ có số đại biểu
thích đáng. Đồng thời, cũng tại điều 14 của Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng
Nhân dân (năm 2003) quy định rằng, Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện
và cấp xã dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu HĐND, trong đó đảm
bảo số lượng thích đáng đại biểu HĐND là phụ nữ.


7

Thực hiện các quy định nói trên, một loạt các biện pháp cụ thể đã được
triển khai ở các cấp nhằm tăng tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội khoá XI, trong đó
có hoạt động tuyên truyền, vận động cử tri, phân phát tờ gấp cổ vũ cho phụ nữ
tham gia lãnh đạo và Quốc hội, tổ chức tiếp xúc cử tri cho nữ ứng cử viên. Uỷ
ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng
dành cho 216 nữ ứng cử viên Quốc hội khoá XI, nhằm trang bị thêm cho
những nữ ứng cử viên này những kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp họ tự
tin hơn để có thể tranh cử thành cơng 9. Luật Bình đẳng giới (2007) là một
trong những khung pháp lý quan trọng đảm bảo quyền được ứng cử và bầu cử
của phụ nữ. Tại khoản 3 điều 11 luật này ghi rõ, nam nữ bình đẳng trong việc
tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND; tự
ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo lãnh đạo của tổ chức
chính trị- xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp. Tại khoản 5 điều
này, Luật cũng quy định rõ các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lịnh
vực chính trị như bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; bảo đảm tỷ
lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù
hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
(2) Đảm bảo quyền của phụ nữ trong việc tham gia quản lý Nhà nước
về kinh tế và xã hội

Luật Bình đẳng giới (2007) là dấu mốc khá quan trọng trong việc đảm
bảo quyền tham gia quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội. Tại điều 11 của
luật này xác định nội dung bình đẳng giới ở lĩnh vực chính trị. Việc đẩy
mạnh thực hiện các qui định Luật bình đẳng giới ở 7 lĩnh vực khác, góp phần
tạo ra mơi trường, điều kiện tích cực hơn để phụ nữ có thể tham gia chính trị.
Như vậy, Luật pháp và hệ thống chính sách Việt Nam dường như khá
đầy đủ để đảm bảo quyền của phụ nữ trong chính trị. Tuy nhiên, trong quá
9

Báo cáo CEDAW lần 5 và 6 (2004).


8

trình thực hiện vẫn cịn nhiều trở ngại về nhận thức và hành động. Do đó, tỷ lệ
cán bộ nữ tham gia vào q trình lãnh đạo, quản lý có tăng nhưng chưa được
bền vững. Vì thế, cần có những cơ chế thúc đầy nhằm thực hiện bình đẳng
giới trong chính trị ở Việt Nam hiệu quả hơn.
(3) Cơ chế thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam
Cơ chế thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam đã được cụ
thể hóa trong các nghị định, các văn bản hướng dẫn và chiến lược hành động
quốc gia về bình đẳng giới. Có thể nói,Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện
cơ chế thể chế quốc gia quan trọng. Các cơ quan Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, Ủy ban Quốc gia tiến bộ phụ nữ Việt Nam và Bộ Lao động, Thương
bình và Xã hội đóng vai trị tư vấn, phối hợp, vận động, thúc đẩy, hỗ trợ, quản
lí giám sát tiến bộ phụ nữ, bình đẳng giới ở các lĩnh vực/ngành, trong đó có
lĩnh vực chính trị.
Tại Nghị định số 19/NĐ-CP, năm 2003 đã quy định rằng, Hội Liên
hiệp phụ nữ Việt Nam được quyền hợp pháp có đại diện xứng đáng được bầu
vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội, cấp ủy đảng và HĐND các

cấp. Cơ quan hành chính cùng cấp, định kỳ phối hợp với Hội phụ nữ cùng cấp
tổ chức cuộc họp thu thập ý kiến về việc thực hiện chủ trương, chính sách,
luật pháp, phát hiện những hành vi vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của
phụ nữ.
Luật Bình đẳng giới được ban hành và có hiệu lực góp phần đảm bảo
việc thực thi bình đẳng giới trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tham
chính. Để hiện thực hố Luật Bình đẳng giới trong đời sống xã hội, năm
2008, Chính phủ đã có quyết định số 70/NĐ-CP về một số hướng dẫn về thực
hiện Luật Bình đẳng giới, xác định trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan
Chính phủ trong việc thực thi Luật Bình đẳng giới. Chính phủ chịu trách
nhiệm tồn bộ, Bộ lao động, thương binh và xã hội là cơ quan chủ trì điều


9

phối (phối hợp với các cơ quan Chính phủ khác) thực hiện bình đẳng giới; ở
cấp địa phương, Ủy ban nhân dân ở 3 cấp chịu trách nhiệm thực thi Luật Bình
đẳng giới. Các vấn đề bình đẳng giới bao gồm các chương trình bình đẳng
giới ở cấp quốc gia và địa phương, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quy
định luật pháp, các chương trình khác, và giám sát, tổng hợp các kết quả thực
hiện chỉ tiêu và mục tiêu của Luật Bình đẳng, củng cố và đổi mới các hoạt
động truyền thơng và giáo dục về chính sách và pháp luật về bình đẳng giới.
Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 57/NQ-CP về việc ban
hành chương trình hành động của chính phủ giai đoạn đến 2020 thực hiện
Nghị quyết số 11-NQ/TW. Nghị quyết đã khẳng định, nâng cao vị thế các phụ
nữ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống thông qua tăng cường sự tham gia lãnh
đạo và quản lý của phụ nữ; thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ;
lồng ghép cơ chế, chính sách cụ thể về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, bổ
nhiệm đối với cán bộ, công chức nữ. Thông qua các hành động cụ thể như
sau: Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục và đào tạo, y tế, pháp luật cho phụ

nữ và trẻ em gái; Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ nữ;
Xây dựng và thực hiện chính sách đặc thù đối với lao động nữ làm việc ở
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và là người dân tộc thiểu số;
Xây dựng cơ chế đảm bảo thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các
quá trình ra quyết định và tăng tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng
nhân dân các cấp. Đồng thời, Nghị quyết cũng đã quy định trách nhiệm của
cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương trong việc bảo
đảm cho nữ cán bộ, cơng chức tham gia quản lý nhà nước10.
Ngồi ra, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 48/2009/NĐ-CP
ngày 19/5/2009 về việc ban hành các giải pháp đảm bảo bình đẳng giới, giải
10

Nghị quyết của Chính phủ số 57/NQ-CP, ngày 1/12/2009 về việc ban hành chương trình hành động của
chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về
cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


10

quyết yêu cầu về thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm phổ biến pháp luật
và các chính sách về giới và bình đẳng giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
trong xây dựng chính sách thực hiện bình đẳng giới tại vùng xa và các vùng
nghèo khó.
Xuất phát từ những căn cứ pháp lý đó cho thấy Nhà nước ta khá chú
trọng đến cơ hội phát triển của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cơ chế thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam đã được thể chế hóa rất rõ ràng
và cụ thể trong các quy định của các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia về Bình đẳng
giới giai đoạn đến năm 2020. Chiến lược đã khẳng định, thúc đẩy bình đẳng
giới trong lĩnh vực chính trị: Bình đẳng giới trong chính trị là thước đo quan

trọng và cao nhất về mức độ bình đẳng giới. Đây chính là lĩnh vực có khoảng
cách giới rất lớn so với các lĩnh vực khác. Chiến lược nhằm thu hút sự tham
gia nhiều hơn của phụ nữ trong chính trị, trong hoạch định và thực thi chính
sách nhằm đảm bảo rằng các chính sách được ban hành có tính đến quan
điểm, kinh nghiệm của cả phụ nữ và nam giới, do vậy, chính sách sẽ đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của phụ nữ và nam giới. Sự tham gia bình đẳng của cả hai
giới trong chính trị cũng sẽ tạo đà tốt hơn cho việc lồng ghép giới trong q
trình xây dựng và thực hiện chính sách 11. Trên tinh thần đó, chiến lược đã đề
ra mục tiêu chung là đến năm 2020 về cơ bản đảm bảo cơ hội tham gia và
hưởng lợi một cách bình đẳng cho phụ nữ và nam giới vào các lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó tâp trung phấn đấu thu hẹp khoảng cách giới trong
một số lĩnh vực chủ yếu và giải quyết các vấn đề giới nổi cộm trong từng thời
kỳ.
Nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của chiến lược, Chính phủ
cũng đã đưa một số giải pháp để thực hiện. Một là, Hoàn thiện hệ thống chính
sách, pháp luật về bình đẳng giới, thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
11

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn đến năm 2020.


11

trong các chính sách, pháp luật, chương trình, chiến lược; hai là, Đẩy mạnh
thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng
giới trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân; Ba là, Xây dựng Chương
trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới nhằm hỗ trợ các Bộ ngành, địa
phương giải quyết những vấn đề giới cấp bách; Bốn là, Phát triển các hệ
thống dịch vụ có chất lượng nhằm hỗ trợ phụ nữ và nam giới được tham gia
bình đẳng trong các lĩnh vực; Năm là có cơ chế huy động nguồn lực và đầu tư

ngân sách có hiệu quả cho hoạt động bình đẳng giới; Sáu là, tăng cường các
nghiên cứu liên quan tới bình đẳng giới nhằm cung cấp những cơ sở khoa học
vững chắc cho việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật. Phát triển
khoa học cơng nghệ hướng tới bảo đảm bình đẳng giới; Bảy là, đẩy mạnh hợp
tác quốc tế đa phương, song phương và phi chính phủ, nâng cao hiệu quả hội
nhập trong thực hiện bình đẳng giới; Tám là, nâng cao năng lực thể chế phục
vụ cơng tác bình đẳng giới. Tăng cường sự chỉ đạo và kiểm tra của các cấp ủy
đảng, chính quyền đối với cơng tác bình đẳng giới nhằm tạo sự thống nhất cả
về nhận thức và hành động trong triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu
của Chiến lược12.
Bằng những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, bình đẳng giới trên các
lĩnh vực đã được đảm bảo. Trong đó, vị trí và vai trị của phụ nữ trong chính
trị cũng dường như có xu hướng thay đổi tích cực hơn. Các nghiên cứu cho
thấy rằng, phụ nữ đã và đang tham gia với tư cách là thành viên của các tổ
chức và đảm nhận các vị trí ra quyết định ở mọi cấp độ chính trị, ngày càng
nhiều hơn. Điều này chứng tỏ, các cấp lãnh đạo đã quan tâm chỉ đạo, qui
hoạch, quản lí cán bộ đã tạo điều kiện, tin tưởng giao nhiệm vụ và bản thân
cán bộ phụ nữ nỗ lực vượt mọi khó khăn, vươn lên khẳng định trong cơng
việc và cuộc sống.
Từ sự phân tích trên đây, cho thấy trong suốt tiến trình phát triển của
12

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến giai đoạn năm 2020.


12

xã hội Nhà nước đã ban hành hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng
giới có khá nhiều và đủ cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền của phụ nữ trên các
lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chính trị. Hệ thống này là một bước tiến trong

việc giảm sát thực hiện các văn bản pháp lý khác nhau và quan trọng hơn là
bước tiến trong giám sát bình đẳng giới ở Việt Nam 13. Có thể nói, hệ thống
khung pháp lý ở Việt Nam đã góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu bình
đẳng giới trong đời sống chính trị ở Việt Nam. Mặc dù vậy, một thực tế rất dễ
nhận ra đó là mặc dù chúng ta có nhiều chính sách nhưng các chính sách quy
định ít trách nhiệm khi không thực hiện nghị quyết hoặc không đạt các chỉ
tiêu, bởi vậy tỉ lệ sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo tăng chậm chạp.
Chẳng hạn, nghị định mới ban hành gần đây áp dụng các biện pháp kỷ luật
cán bộ, công chức vi phạm các quy định pháp luật về bình đẳng giới là một
bước tiến trong trách nhiệm. Tuy nhiên, nghị định này không quy định chi tiết
về “quy định của pháp luật về bình đẳng giới” và khơng bàn cụ thể các chỉ
tiêu đại diện của phụ nữ. Ngoài ra, chỉ tiêu ở một số văn bản không thống
nhất với nhau14. Như vậy, hệ thống chính sách pháp lý ở Việt Nam khá đầy
đủ, song vẫn còn chưa thống nhất giữa các văn bản về các chỉ tiêu hoặc các
quy định. Do đó, cần thống nhất giữa các bên ra các quyết sách, góp phần
mang lại tính hiệu quả trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của
Đảng về bình đẳng giới ở Việt Nam trong tương lai.
2. Cơ sở thực tiễn tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lãnh
đạo và quản lý
Hồ Chủ tịch đã từng nhận định, “non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ
nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” 15. Từ những
bằng chứng trong lịch sử, Người đã rút ra kết luận, “xem trong lịch sử cách
mệnh chẳng có lần nào là khơng có đàn bà con gái tham gia”, rồi khẳng định,
13
14
15

UNDP (2012a). Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam. Hà Nội Trang 13.
UNDP (2012a). Sđd. Trang 13.
Hồ Chí Minh. Sđd, tập 6, năm 1996, trang 432.



13

“An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành cơng” 16. Trong
q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Phụ nữ cũng tiếp tục phát huy năng lực
của mình để cống hiến trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Bằng
chứng trên thực tế, có khá nhiều phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý hiệu quả
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, gop` phần cho sự phát triển của
đất nước ngày càng phồn thịnh hơn, sớm hoàn thành công cuộc xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa.
Những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã góp
phần thực hiện tốt chương trình bình đẳng giới trên các lĩnh vực. Trong đó,
lĩnh vực chính trị là một trong những lĩnh vực nỗi bật trong việc thực hiện
bình đẳng giới ở nước ta. Nội dung bình đẳng cơ hội giữa nam và nữ trong
chính trị đã được khẳng định trong chiến lược cũng đã đề ra các chỉ tiêu, cụ
thể: chỉ tiêu 1: phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng nhiệm kỳ 20162020 từ 25 trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2011-2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016-2020 trên 35%.;
chỉ tiêu 2: phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có
lãnh đạo chủ chốt là nữ; chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến
năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội có
lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động17. Đây là cơ sở khá quan trọng để toàn
Đảng và toàn xã hội tạo điều kiện để thúc đẩy việc tăng cường sự tham gia
của phụ nữ trong vai trị lãnh đạo, quản lý trong tương lai.
Q trình thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia bình đẳng giới cho thấy,
Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương có
tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 25%. Số đại biểu nữ giữ các trọng trách quan
trọng trong các cơ quan của Quốc hội đã tăng lên. Trong khối cơ quan Đảng, ở

16
17

Hồ Chí Minh. Sđd, tập 2, năm 1996, trang 288, 289.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn đến năm 2020.


14

cấp TW, nhiệm kỳ 2005-2011, tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành TW Đảng (kể
cả ủy viên dự khuyết) là 10%, tăng so với nhiệm kỳ 2001-2005 (8,6%), tỷ lệ cán
bộ nữ tham gia Ban Bí thư TW Đảng là 20% (2/10 đồng chí)18. Ở cấp địa
phương, kết quả tại bảng 1 cho thấy, tỷ lệ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
huyện và xã ở các giai đoạn đều tăng, đặc biệt là ở cấp xã. Có lẽ, một trong
những nguyên nhân làm cho tỷ lệ này tăng lên là do hoạt động vận động bầu cử
ở địa phương diễn ra khá tốt19.
Trong bối cảnh hiện nay, phụ nữ Việt Nam đã tham gia tích cực vào
lãnh đạo, quản lý và bước đầu được ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, so
với tiềm năng và nguồn lực nữ cán bộ trong hệ thống chính trị thì tỷ lệ cán bộ
quản lý, lãnh đạo nữ cịn thấp so đội ngũ lao động nữ và so với yêu cầu. Tỷ lệ
nữ đại biểu Quốc hội xu hướng tăng khơng bền vững và có dấu hiệu đi xuống
trong 2 nhiệm kỳ liên tục (Khóa X đạt 26,2%, khóa XI đạt 27,3%, khóa XII
đạt 25,7% và khóa XIII chỉ còn 24,4%) 20 và chưa đạt chỉ tiêu của Chiến lược
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến 2010 (phấn đấu đạt từ 33% trở lên) 21.
Tỷ lệ nam và nữ nắm giữ các vị trí ra quyết định vẫn còn rất mất cân đối. Tỷ
lệ cán bộ nữ trong nhiệm kỳ 2005-2010 giảm so với nhiệm kỳ 1999-2004, cụ
thể: Ở Trung ương, chỉ có 9/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ có nữ trong ban lãnh đạo. Duy nhất có 1 nữ trong số 30 Bộ trưởng và
tương đương (4,5% so với 12% ở khóa 2002-2007). Có 9 nữ trong số khoảng
100 Thứ trưởng và tương đương (8,4% so với 9% khóa 2002-2007). Vụ

trưởng và tương đương từ 6% giảm xuống 5,5%. Năm 2008, Việt Nam xếp
thứ 89 trên tổng số 93 nước xếp hạng về có các chức danh bộ trưởng là nữ. Ở
cấp địa phương, cả nước hiện chỉ có duy nhất một nữ trong số 63 Chủ tịch Uỷ
ban Nhân dân cấp tỉnh và cịn khoảng 19 tỉnh/thành khơng có nữ lãnh đạo chủ
chốt ở cấp này. Trong nhiều năm nay chưa có sự tham gia của phụ nữ vào các
18
19
20
21

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cho đến 2020.
UNDP (2012b). Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam- hướng tới tương lại. Hà Nội. Trang 6.
Dẫn theo UNDP (2012b), Sđd. Trang 5
Chiến lược bình đẳng giới giai đoạn cho đến năm 2020.


15

chức danh như Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ và chỉ có 2/16 là ủy
viên trong Bộ Chính trị. Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ ở cấp xã, thôn là
rất thấp. Nếu thiếu lực lượng này thì nguồn cán bộ nữ cho những vị trí cấp
cao hơn trong những năm tới sẽ gặp khó khăn22.
Từ sự phân tích từ góc độ khoa học và thực tiễn về sự tham gia của phụ
nữ trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam cho thấy. Mặc dù Đảng và nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, pháp luật để hướng tới nâng cao sự
bình đảng giới nói chung và trong đó đặc biệt chú ý đến bình đẳng giới trong
chính trị. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta đang đứng trước những thách thức:
nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của việc đưa phụ nữ tham gia vào đời
sống chính trị và cộng đồng cịn hạn chế; chúng ta vẫn còn thiếu các cơ chế
và điều kiện thuận lợi để phụ nữ thực hiện được đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử

của mình; bản thân phụ nữ, nhất là phụ nữ ở các vùng nông thơn, dân tộc
thiểu số, cịn thiếu tự tin và ít được gia đình ủng hội tham gia ứng cử 23. Vì
vậy, để hiện thực hố những chủ trương chính sách về bình đẳng giới trong
chính trị, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng nỗ lực thực hiện các giải
pháp đồng bộ và tích cực để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí
lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị. Để những mục tiêu, cam kết của
Đảng, Nhà nước đã đề ra trong lĩnh vực tăng cường sự tham gia lãnh đạo,
quản lý của phụ nữ thì bên cạnh cơng tác truyền thơng rộng rãi trong cộng
đồng thì việc yêu cầu các cấp các ngành cần xây dựng chỉ tiêu phấn đấu và có
sự đánh giá thành cơng và hạn chế của q trình thực hiện các mục tiêu đó
cần được coi như là một trong những giải pháp cần làm ngay.

22
23

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020.
Báo cáo CEDAW lần 5 và 6.



×