Tải bản đầy đủ (.docx) (198 trang)

Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 198 trang )







@ Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
Ảnh: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
Trình bày: UNDP/Phan Hương Giang

In tại Việt Nam.



Sự tham gia của phụ n ữ trong vai
trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam

Jean Munro

Tư cấp kỹ thuật cao cấp

Chương trình Lãnh đạo nữ Cambridge - Việt Nam: Nâng cao năng lực lãnh đạo cho
phụ nữ trong khu vực Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (EOWP)


Lời cảm ơn

Báo cáo nhằm tăng cường hi ểu biết vể sự tham gia của phụ n ữ trong khu vực Nhà nước ở Việt
Nam. Báo cáo được xây dựng với sự hỗ trợ của Chương trình Lãnh đạo nữ Cambridge - Việt Nam:
Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực Nhà nước trong bối cảnh hội


nhập kinh tế quốc tế (EOWP) – Dự án hợp tác gi ữa Bộ Ngoại giao (MoFA) và Chương trình
phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Bà Jean Munro, Tư vấn kỹ thuật cao cấp của Dự án EOWP là
tác giả chính, cùng vớ i sự trợ giúp của các cán bộ Dự án Phạm Phương Thảo và Đỗ Việt Hà,
cán bộ thực tập Trần Thu Hà và Charles Small. Xin cảm ơn Bà Vũ Thị Thúy Hạnh, Hội Liên hiệp
phụ nữ Việt Nam, Bà Nguyễn Th ị Việt Nga, Tổng cục Thống kê đã cung cấp các dữ liệu cập
nhật và Bà Juliette Elfick đã biên tập và trình bày báo cáo.

Quan điểm trình bày trong ấn phẩm là của các tác giả và không phải là quan điểm của Liên Hợp
Quốc, bao gồm UNDP hoặc các quốc gia thành viên.


Mục lục

Lời cảm ơn

Danh mục từ viết tắt

Tóm tắt

1. Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý trong khu vực nhà nước

của Việt Nam
1
1.1. Thông tin cơ bản
1
2. Sơ lược về sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý trong khu vực

nhà nước của Việt Nam
2
2.1. Lĩnh vực chính trị

2
2.1.1. Phụ nữ trong Đảng cộng sản Việt Nam
2
2.1.2. Nữ đại biểu Quốc hội
4
2.1.3. Sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử cấp tỉnh, huyện và xã
7
2.2. Lĩnh vực hành chính
8
2.2.1. Phụ nữ trong vai trò lãnh đạo cấpquốc gia và trong hệ thống cấp bậc quản lý


9
2.2.2. Phụ nữ trong các học viện
11
2.2.3. So sánh Việt Nam với thế giới
11
2.2.4. Tổng kết
11
3. Khung chính sách hiện tại của Việt Nam
12
3.1. Các công ước quốc tế
12
3.2. Chính sách và luật trong nước
12
3.3. Phân tích khung chính sách
13
4. Những cản trở và thách thức đối với sự thăng tiến của phụ nữ trong khu vực

nhà nước

14
4.1. Các rào cản thể chế
14
4.1.1. Hệ thống chỉ tiêu
14
4.1.2. Các ghế có thể trúng cử
14
4.1.3. Quy định tuổi hưu
14
4.1.4. Luân chuyển, đào tạo và các hệ thống hỗ trợ sự nghiệp
15
4.1.5. Kỹ năng chuyên môn và trình độ hạn chế


16
4.1.6. Quy hoạch cán bộ
16
4.1.7. Thực thi các quy định về giới
16
4.2. Các yếu tố quan niệm
17
4.2.1. Quan niệm về giới trong gia đình
17
4.2.2. Quan niệm về giới trong công sở
18
4.2.3. Tầm quan trọng của người đứng đầu cơ quan
18
5. Con đường phía trước
18
5.1. Các chính sách và chương trình

19
5.2. Thay đổi quan niệm
19
Phụ lục A: Các Bộ trưởng và Thứ trưởng theo giới, năm 2012
20
Phụ lục B: Phân tích các cam kết quốc gia và quốc tế
21
Tài liệu tham khảo
24


Danh mục từ viết tắt

CPC

Ủy ban nhân dân xã

DOVIPNET

Mạng lưới ngăn ngừa bạo lực gia đình ở Việt Nam

EOWP Chương trình Lãnh đạo nữ Cambridge - Việt Nam: Nâng cao năng lực lãnh đạo

cho phụ nữ trong khu vực Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MDG

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ


MOC

Bộ Xây dựng

MOCST

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

MOET Bộ Giáo dục và Đào tạo

MOF

Bộ Tài chính

MOFA Bộ Ngoại giao

MOH

Bộ Y tế

MOHA Bộ Nội vụ


MOIC Bộ Thông tin Truyền thông

MOIT Bộ Công thương

MOJ


Bộ Tư pháp

MOLISA

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

MONDEF

Bộ Quốc phòng

MONREN

Bộ Tài nguyên và Môi trường

MOPS Bộ Công An

MOST Bộ Khoa học và Công nghệ

MOT

Bộ Giao thông

MPI

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NCFAW

Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam


NEW

Mạng lưới trao quyền cho phụ nữ

NGO

Tổ chức phi chính phủ

NPGE Chương trình quốc gia về bình đẳng giới


NSGE Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc

VCP

Đảng Cộng sản Việt Nam

VND

Đồng Việt Nam

VNA

Quốc hội Việt Nam

VASS Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

VAST Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam


VWU

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam


Tóm tắt

Báo cáo nhằ m mục đích nêu bật các xu hướng tham gia của phụ nữ trong các cơ quan chính
phủ c ủa Việt Nam, mô tả tổng quan khung pháp lý liên quan đến vai trò lãnh đạo của phụ nữ,
đồng thời thảo luận các thách thức và rào cản đối với phụ nữ trong khu vực nhà nước. Báo cáo
rà soát và phân tích các kết quả nghiên cứu và báo cáo gần đây của chính phủ về sự tham gia
của phụ nữ trong lĩnh vực ra quyết sách. Báo cáo nhấn mạnh, mặc dù Việt Nam đạt được nhiều
tiến bộ đáng k ể trong thúc đẩy bình đẳ ng giới và trao quyền cho phụ nữ, vẫn còn khoảng cách
giữa mục tiêu và kỳ vọng được đề cập trong các văn bản của chính phủ với con số thực tế về sự
tham gia của phụ nữ.

Mặc dù chỉ số Phát triển giới của Việt Nam cho thấy, Vi ệt Nam đạt được tiến triển trong thu h ẹp
1

khoảng cách bất bình đẳng giới , nhưng trong lĩnh vực tham gia và lãnh đạo của phụ nữ nữ, tỷ lệ

lãnh đạo nữ trong khu vực nhà nước còn thấp. Về tham gia của phụ nữ trong Quốc hội, tỷ lệ nữ
đại biểu Quố c hội hiện nay thấp nhất kể từ năm 1997. Tỷ l ệ đại biểu nữ cao hơn ở c ấp địa
phươ ng, tuy nhiên ít có tiến triển giữa các nhiệm kỳ và chỉ tiêu 30% đại diện nữ vào năm 2011
chưa đạt được. Trong Đảng Cộ ng sản Vi ệt Nam, tỷ lệ đảng viên nữ tăng chậm và đạt 33% vào
năm 2010. Tuy nhiên, số lượng lãnh đạo nữ ở các vị trí chủ chốt như Bộ Chính trị, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng và Ban Bí thư còn thấp.

Các con số này gây ngạc nhiên trong b ối cảnh chính ph ủ áp dụng nhiều chính sách, chiến l ượ

c và chương trình tiến bộ về sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ. Việt Nam đã phê chuẩn và ký
kết tất cả các công ước và chương trình quốc tế, trong đó kêu gọi các quốc gia nâng cao số
lượng lãnh đạo nữ. Các văn kiện quốc gia đã đặt ra mục tiêu, xác định trách nhiệm và cung cấp
ngân sách. Đây là các biện pháp phù hợp với các công ước và thực tiễn quốc t ế. Tuy nhiên,
phân tích khung pháp lý trong báo cáo cho thấy, một số chỉ tiêu chưa đo lường được và các biện
pháp đảm bảo thực thi chính sách còn hạn chế.

Việc không đạt được chỉ tiêu của chính phủ là kết quả của một số các nhân tố thể chế và thái độ,
như các quy định chưa phù hợp, thiếu các biện pháp thực thi các chính sách hiện tại, các nhân
tố văn hóa và sự thiên vị ăn sâu, cố hữu đối vớ i nam giớ i. Cụ thể hơn, phụ nữ trong khu vực
nhà nướ c đối mặt với các thách thức liên quan đến quy định tuổi tham gia tập huấn, bồi dưỡng
và tuổi hưu sớm hơn năm năm so với nam giới.

Quan niệm tại công sở là thách thức đối với khát vọng vươn tới vị trí lãnh đạo của phụ nữ. Lãnh
đạo nữ thường bị đánh giá khắt khe hơn so với đồng nghiệp nam, và thăng tiến của họ có thể
phụ thuộc vào một cấp trên không s ẵn sàng thực hiện các quy định về giới. Trong khi trong gia
đình, ngườ i phụ nữ được mong đợi thực hi ện toàn bộ các công việc gia đình. Chỉ có ít tấm
gương phụ nữ để noi theo và học tập. Bản thân phụ nữ cũng không nhất thiết coi mình là những
người lãnh đạo, một phần là do các thông điệp của truyền thông, giáo dục và gia đình.


Để giải quyết những thách thức này và hỗ trợ chính phủ xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả
và toàn diện, dưới đây là các khuyến nghị:

Các chính sách và chương trình:

Xem xét xóa bỏ các thực tiễn phân biệt đối xử, yêu cầu phụ nữ nghỉ hưu năm năm sớm hơn
nam giới, ở độ tuổi đỉnh cao và hiệu quả nhất trong sự nghiệp của họ. Sửa đổi luật lao động để
đảm bảo nam và nữ nghỉ hưu ở tuổi tối đa và tối thiểu như nhau.


Xem xét xóa bỏ giới hạn tuổi đối với phụ nữ trong tuyển dụng, bổ nhiệm và đề cử tham gia tập
huấn, bồi dưỡng.

Áp dụng chính sách tuyển dụng, tập huấn và bổ nhiệm cụ thể, nhằm đảm bảo 30% phụ nữ đảm
nhiệm vị trí phó vụ trưởng và vụ trưởng trong chính phủ (cả cấp vụ và cấp phòng) và trong
Đảng. Quan trọng hơn, áp dụng các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc nếu không đạt được các chỉ
tiêu.

1

UNDP (2011), Dịch vụ xã hội để phát triển con người: Báo cáo phát triển con người của Việt Nam


Áp dụng hệ thống thưởng để ghi nhận những cơ quan có thực tiễn tuyển dụng và nhân sự tiến
bộ, dẫn đến tăng tỷ lệ nữ phó vụ trưởng và vụ trưởng.

Tiến hành các chương trình tập huấn và hướng dẫn cho phụ nữ ở cấp thấp, để chuẩn bị thăng
tiến và hoạt động hiệu quả ở các vị trí cao cấp hơn.

Tiến hành nghiên cứu và bước đầu thảo luận giới thiệu nghỉ thai sản của bố mẹ hoặc của bố, để
chứng tỏ chính phủ ủng hộ nam giới đóng vai trò lớn hơn trong chăm sóc trẻ và hỗ trợ vợ theo
đuổi sự nghiệp.

Tiến hành các chương trình tập huấn trong các cở sở đào tạo nổi tiếng (trường, trường đại học,
học viện) ưu tiên nữ sinh viên và cung cấp các kỹ năng mềm như diễn thuyết trước công chúng,
tranh luận, lập luận, giao tiếp với cử tri, dự thảo chính sách, xây dựng kế hoạch hành động và
thông tin cho phụ nữ các quy trình lựa chọn và đề cử.

Thay đổi quan niệm:


Tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức hướng tới các quan chức cao cấp của Đảng và
chính phủ, nhấn mạnh tầm quan trọng và hiệu quả khi có tỷ lệ công bằng phụ nữ trong các vị trí
ra quyết sách và đề xuất các thực tiễn tốt nhất để tăng số lượng phụ nữ nắm giữ các vị trí cao
cấp.

Tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ nhằm vào nam giới trong khu
vực nhà nước về vai trò nam giới cần đảm nhận trong gia đình để cho phép và hỗ trợ phụ nữ
theo đuổi và thành công trong sự nghiệp và về cách thức để các đồng nghiệp nam có thể hướng
dẫn, ủng hộ và thúc đẩy thăng tiến của đồng nghiệp nữ.

Tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức đổi mới hướng tới đông đảo công chúng thông qua
nêu gương các lãnh đạo nữ ở Việt Nam và châu Á.

Ủng hộ truyền thông cộng tác nhiều hơn với các lãnh đạo nữ nhằm nêu quan điểm của phụ nữ đối với
các tranh luận và vấn đề hiện tại và khuyến khích truyền thông tìm kiếm và giới thiệu quan điểm của
phụ nữ đối với các vấn đề một cách bình đẳng và công bằng.

Tiến hành các khóa tập huấn, bồi dưỡng lãnh đạo nữ tại các trường cao đẳng và đại học nhằm
lôi kéo nữ thanh niên, khuyến khích và cung cấp cho họ kiến thức, kỹ năng và tự tin để trở thành
lãnh đạo.


Hợp tác với thanh niên để lôi kéo thanh niên đối với vấn đề bình đẳng giới, quyền của phụ nữ,
vai trò của nam giới trong chăm sóc con và quản lý gia đình và vai trò của phụ nữ với tư cách là
lãnh đạo tại công sở và trong cộng đồng.


Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý trong khu vực nhà
nước của Việt Nam


Báo cáo nhằm mục đích chia s ẻ các số liệu gần đây về sự tham gia và đại diện của phụ nữ trong vai trò
lãnh đạ o tại Việt Nam, phân tích các yếu tố tác động tới vai trò lãnh đạo nữ và đưa ra khuyến nghị để Chính
phủ Việt Nam hỗ trợ nỗ lực c ủa các c ơ quan nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ. Đối tượng đầu
tiên là các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thúc đẩy bình đẳng gi ới và các cơ quan chủ chốt chịu trách
nhiệm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ. Các cơ quan này bao gồm các cơ quan chính phủ nh ư Bộ Nội vụ
(MOHA), Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (MOLISA), Ủy ban Dân tộc
(CEMA), Ủy ban

quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (NCFAW),
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (VWU).

Báo cáo ra đời tại thời điểm quan trọng đối với Việt Nam. Các Bộ đang trong quá trình xây dựng chương
trình c ụ thể để tăng tỷ lệ nữ nắm giữ các vị trí ra quyết sách cao c ấp. Các Sở/Vụ đang rà soát thực hiện
các văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến tỷ lệ đại diện nữ. Các bước đang được tiến hành để t ổ chức
các khóa học lãnh đạo chiến lược cho phụ nữ. C ần ti ếp tục phát huy các c ơ hội này. Tuy nhiên, có lý do để
quan ng ại về sự tham gia và đại diện của phụ nữ. Ở cấp quốc gia, số lượng nữ đại biểu Quốc hội được
bầu, cũng như số lượng phụ nữ được bổ nhiệm đứng đầu các Ủy ban của Quốc hội, giảm trong bốn nhiệm
kỳ gần đây. Ở cấp địa phươ ng, mặc dù tỷ lệ đại diện nữ tăng nhẹ, chỉ tiêu về tỷ lệ đại diện nữ vẫn chưa
được thực hiện. Số phụ nữ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân còn thấp và
không có tín hiệu cho thấy tỷ lệ này tăng theo thời gian. Ở cấp độ hành chính, “rào cản vô hình” dường như
ở cấp phó vụ trưởng. Phụ nữ chiếm đa số trong các ngành dân sự, nhưng chủ yếu đảm nhiệm vai

trò hỗ trợ hơn là chỉ đạo và ra quyết sách. Cần có ý chí chính trị thực thi các chương trình hiệu quả, nếu Việt
2

Nam muốn đạt được chỉ tiêu đại diện nữ chiếm 35-40% trong Quốc hội và phụ nữ

nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan của chính phủ.

Tại sao đây là một quan ngại? Tại sao chúng ta lại lo lắng về việc phụ nữ không nắm giữ vai trò ra

quyết sách? Lập luận đầu tiên về sự tham gia và đại diện công bằng của phụ nữ trong tất cả các khu
vực từ khía cạnh pháp lý. Phụ nữ chiếm một nửa dân số và do đó, họ có quyền nắm giữ một nửa các
vị trí ra quyết sách. Lập luận thứ hai là phụ nữ và nam giới có các kinh nghi ệm khác nhau do các đặc
điểm xã hội và sinh học. Do đó, phụ nữ c ần ở các vị trí có thể phát huy được kinh nghiệm và quan đi
ểm của mình. Lập luận này từ khía cạnh kinh nghiệm. Lý do thứ ba từ cách tiếp cận nhóm lợi ích. Phụ
nữ và nam giới có các lợi ích khác nhau và sẽ hiệu quả và hợp pháp hơn khi mỗi nhóm đại diện cho
các lợi ích của nhóm mình.

1.1. Thông tin cơ bản


Báo cáo này do Bà Jean Munro, Tư vấn kỹ thuật cao cấp, Chương trình Lãnh đạo nữ Cambridge - Việt
Nam: Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh t
ế quốc tế (EOWP) tiến hành. Dự án do Bộ Ngoại giao chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ của UNDP tại Việt
Nam. Dự án nhằm m ục đích tăng cường năng lực của nữ lãnh đạo của Việt Nam thông qua tập huấn,
trao đổi chính sách ở nước ngoài, học bổng thạc sỹ, học bổng nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu về
các rào cản phụ nữ phải đối m ặt trong lĩnh vực chính trị và hành chính; và nâng cao nhận thức về sự
tham gia và đại diện nữ thông qua tọa đàm chính sách và hội thảo.

2

Chính ph ủ, Chương trình hành động của chính phủ giai đoạn đến 2020 để thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày
27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

|1


Báo cáo rà soát các kết quả và phân tích của nhiều nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ
2003 đến 2012. Hầu hết các dữ liệu về sự tham gia và đại diện nữ hiện tại được thu thập qua internet
và thông qua liên hệ với các cơ quan khác nhau trong năm 2012. Các trích dẫn trong báo cáo được

rút ra từ nghiên cứu c ủa IFGS và EOWP nhan đề “Báo cáo về thực trạng lãnh đạo nữ trong khu vực
nhà nước của Việt Nam: Thách thức và giải pháp” thực hiện năm 2009.

Trong báo cáo này, lãnh đạo được định nghĩa là đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh, các quan
chức cao cấp trong các cơ quan của Đảng và lãnh đạo cấp phó vụ trưởng và Phó giám đốc Sở trở
lên tại các Bộ ở trung ương và ở địa phương.

Sơ lược về sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý trong
khu vực nhà nước của Việt Nam

Dữ liệu trong phần này cho thấy tỷ lệ đại diện nữ có xu hướng thấp ở t ất cả các ngành và khu vực c
ủa chính phủ. Khu vực nhà nước bao gồm các cơ quan lập pháp và hành chính của chính phủ.

2.1. Lĩnh vực chính trị

Xem xét thực trạng hiện tại về sự tham gia của phụ nữ ở các cấp khác nhau trong lĩnh vực lập pháp
và hành chính có ý nghĩa quan trọng. Giám sát các số liệu có ý ngh ĩa đặc biệt quan trọng vì Việt
Nam đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể về sự tham gia và đại di ện c ủa phụ nữ. Hi ện khó để tiếp cận và
thu thập dữ liệu dạng này, tuy nhiên, với s ự phát triển của Hệ thống Chỉ số Thống kê Giới, Tổng cục
Thống kê sẽ thu thập có hệ thống và báo cáo một số dữ liệu.

2.1.1. Phụ nữ trong Đảng cộng sản Việt Nam

Tỷ lệ đảng viên nữ trong Đảng không cao kể từ khi Đảng đượ c thành lập năm 1930, tuy nhiên, tỷ lệ
này tăng trong thời gian gần đây. Trong năm 2010, tỷ lệ đảng viên nữ đạt 32.8%. Tỷ lệ này tăng đáng
3

kể kể từ năm 2005, khi số nữ đảng viên chỉ chiếm 20.9% . Mặc dù tăng, nhưng tỷ lệ đảng viên nữ
vẫn thấp hơ n rất nhiều tỷ lệ đảng viên nam. Tỷ lệ đảng viên nữ thấp sẽ dẫn t ới tác động có ít phụ nữ
để đưa vào các vị trí lãnh đạo trong cơ quan hành chính của chính phủ và đề cử làm ứng viên trong

bầu cử. Hơn nữa, số liệu cho thấy, ít phụ nữ có tiếng nói trong các định hướng và chính sách của
Đảng. Thêm vào đó, do Đảng đảm

nhiệm vai trò sàng lọc chính trong tuyển dụng và bổ nhiệm, nên chúng ta thấy rằng, chủ yếu nam giới
là người quyết định ai sẽ được tuyển dụng và bổ nhiệm.

Khi rà soát các đảng viên mới, bảng dưới đây nhất quán cho thấy, nam giới được kết nạp vào đảng
nhiều hơn nữ giới.


3

Tổng Cục thống kê Việt Nam (2012), Thống kê giới ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010

2 | Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam


Bảng 1: Số lượng đảng viên mới và % nữ đảng viên mới trong Đảng Cộng sản Việt Nam trong
giai đoạn 2008-2011

2008

2009

2010

2011



×