MỞ ĐẦU
Nền dân chủ của dân tộc ta ra đời trong cuộc Cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân; đã được thử thách, trải nghiệm trong các cuộc kháng chiến
chống xâm lược, đánh bại những kẻ thù hung bạo nhất của chủ nghĩa đế quốc,
để lại dấu ấn thời đại. Bước vào giai đoạn xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa
(XHCN), nền dân chủ đó cũng đã được trải nghiệm trong mơ hình cũ của chủ
nghĩa xã hội, mà đặc trưng của nó là: Về chính trị, đó là nhà nước chun
chính vơ sản…; về kinh tế, đó là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu
với hai thành phần duy nhất: Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Tại Đại
hội VI, năm 1986, Đảng ta đã quyết định chuyển sang xây dựng xã hội
XHCN theo mơ hình mới-mơ hình được hồn thiện từng bước từ Đại hội VII
đến nay. Những thành tố của mô hình đó là: Về chính trị, đó là xã hội do nhân
dân làm chủ với nhà nước pháp quyền do Đảng ta lãnh đạo; về kinh tế, đó là
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Mặc dù đã đạt được những thành quả to lớn, song sau gần 30 năm đổi
mới, xã hội ta đã xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế, xã hội cần giải quyết. Đó là
tình trạng phân hóa giàu nghèo, tham nhũng, lợi ích nhóm, “bệnh nhiệm
kỳ”… có xu hướng gia tăng; quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên
một số lĩnh vực cịn bị vi phạm… Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã công
khai, thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là sự suy thối
về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên
các cấp. Nếu chúng ta khơng kịp thời ngăn chặn, loại trừ tình trạng suy thối
đó thì có thể dẫn đến những bất ổn xã hội, xóa nhịa những thành quả của
cơng cuộc đổi mới trong nhiều thập kỷ qua. Để khắc phục tình trạng trên,
trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung bảo đảm và phát huy
mạnh mẽ dân chủ XHCN, mà cốt lõi là quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy,
phát huy dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay là vấn đề rất quan trọng.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1. Nhận thức về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ trong tiếng Hy lạp cổ được hiểu nhân dân cai trị, sau được các
nhà chính trị giản lược là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về
nhân dân.
Lý luận về dân chủ chiếm một phần quan trọng trong lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin. Theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen, từ dân chủ chủ nô đến
dân chủ tư sản rồi đến dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) là những
bước tiến của lịch sử. Các ông đã đánh giá một cách khách quan nền dân chủ
tư sản, mặc dù nó cịn rất nhiều hạn chế, khiếm khuyết, song là bước tiến bộ
so với chế độ chuyên chế phong kiến. Đồng thời, các ông đã vạch ra bản chất
giai cấp của dân chủ tư sản, đó là dân chủ đối với thiểu số bóc lột và chun
chính đối với đa số nhân dân lao động. Theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen, trong
giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản phải trở
thành giai cấp thống trị, phải “giành lấy dân chủ”. Chỉ có giành được chính
quyền nhà nước, giai cấp vô sản mới xây dựng và phát huy được nền dân chủ
xã hợi chủ nghĩa, mới hồn thành được sứ mệnh lịch sử của mình là đưa nhân
dân, trước hết là nhân dân lao động trở thành người chủ của xã hội, là chủ thể
tối cao và duy nhất của mọi quyền lực.
V.Lênin quan niệm “Chế độ dân chủ là chế độ thống trị của đa số đối
với thiểu số”. Do vậy, dân chủ được nhìn nhận như là một hình thức, một hình
thái nhà nước, trong đó thừa nhận sự tham gia của đơng đảo quần chúng nhân
dân vào công việc quản lý nhà nước để thực hiện sự thống trị đối với thiểu số
những kẻ vi phạm dân chủ của nhân dân.
Kế thừa và phát triển những tư tưởng về dân chủ của chủ nghĩa Mác Lê-nin, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm đặc sắc về dân chủ bằng diễn đạt
rất ngắn gọn: “Dân là chủ”, “Dân làm chủ”, “Dân là gốc”, “Nước ta là nước
dân chủ”, “Dân chủ là cái chìa khóa vạn năng”. Khẳng định vai trị làm chủ xã
hội của nhân dân, Hồ Chí Minh nói: “quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân”, và quan trọng hơn Hồ Chí Minh cịn khẳng định phải làm cho dân được
hưởng quyền làm chủ xã hội trên thực tế. Từ “dân là chủ” tiến lên thành “dân
làm chủ” là một bước tiến về chất của dân chủ. Theo Hồ Chí Minh, phải làm
sao cho người dân có quyền làm chủ, có điều kiện làm chủ, biết hưởng quyền
làm chủ, đồng thời biết dùng quyền làm chủ. Muốn vậy nhân dân phải có
năng lực làm chủ. Năng lực đó khơng phải bỗng dưng mà có, khơng phải từ
trên trời rơi xuống, không phải do “ban phát” mà, một mặt, Đảng, Nhà nước
phải tạo ra cơ chế, chính sách, luật pháp thích hợp; mặt khác, người dân phải
phấn đấu, rèn luyện, phải học dân chủ, phải nâng cao trình độ hiểu biết về dân
chủ, phương pháp thực hành dân chủ và bản lĩnh thực hành dân chủ. Có như
vậy, nhân dân mới có quyền dân chủ thực sự, tránh tình trạng dân chủ chung
chung, dân chủ hình thức.
Theo Hồ Chí Minh, để các quyền dân chủ được thực hiện trong cuộc
sống, các quyền đó phải được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật và được
thực hiện bằng những thiết chế tương ứng của Nhà nước. Ở đây, dân chủ và
pháp luật, dân chủ và kỷ cương không bài trừ, phủ định nhau, trái lại, chúng
nằm trong sự thống nhất biện chứng, là điều kiện, tiền đề phát triển của nhau.
Thực tế cho thấy, cả vơ chính phủ lẫn độc đốn chuyên quyền đều trái với bản
chất của nền dân chủ xã hợi chủ nghĩa. Khơng thể có dân chủ mà thiếu pháp
luật, kỷ luật, kỷ cương.
Kế tục tư tưởng vì dân của Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương xây dựng
chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân và khẳng định, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển
đất nước; dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa
bằng pháp luật, được pháp luật đảm bảo; dân chủ là nguyên tắc tổ chức, hoạt
động của các tổ chức chính trị - xã hội (nguyên tắc tập trung dân chủ). Như
vậy, Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh chủ thể quyền lực là nhân dân,
khẳng định những quyền cơ bản của con người; là một hình thức tổ chức nhà
nước của giai cấp cầm quyền thành một chế độ chính trị xac hội mà ở đó
những quyền cơ bản của con người (tự do, bình đẳng…) được pháp luật thừa
nhận và bảo vệ; đồng thời những quyền này được thể chế thành các nguyên
tắc (quyền lực thuộc về nhân dân, mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật…) để quy định quyền lợi, trách nhiệm của nhân dân đối với nhà nước,
cộng đồng và ngược lại.
2. Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa
Thứ nhất: Dân chủ XHCN bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về
nhân dân- Nhà nước XHCN là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do GCCN
lãnh đạo thơng qua chính đảng của nó.- Nhà nước bảo đảm thỏa mãn ngày
càng cao các nhu cầu và lợi ích của nhân dân=> dân chủ XHCN mang bản
chất giai cấp cơng nhân, có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
Thứ hai: Dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu về t liệu sản
xuất chủ yếu, phù hợp với quá trình xã hội hóa ngày càng cao của lực lợng
sản xuất trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng
cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Đặc trưng
này hình thành ngày càng đầy đủ cùng với quá trình hình thành và hồn thiện
của nền kinh tế XHCN.
Thứ ba, nền dân chủ XHCN có sức động viên thu hút mọi tiềm
năng sáng tạo, tính tích cực XH của ND trong sự nghiệp xd CNXH mới thể
hiện: tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, các đồn thể XH đều được tham gia
vào công việc nhà nước. Mọi công dân đều được đề cử, ứng cử vào cơ quan
nhà nước các cấp.
Thứ tư, nền dân chủ XHCN là nền dân chủ rộng rãi nhưng vẫn
mang tính giai cấp đó là nền dân chủ rộng rãi đối với đông đảo quần chúng
nhân dân, đồng thời hạn chế dân chủ và trấn áp với thiểu số giai cấp áp bức,
bóc lột và phản động => Dân chủ và chuyên chính là hai yếu tố quy định lẫn
nhau và tác động lẫn nhau. Đây chính là dân chủ kiểu mới và chuyên chính
theo lối mới trong lịch sử.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HÀNH, PHÁT HUY DÂN CHỦ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Kết quả đạt được
Dân chủ trong kinh tế là cơ sở cho dân chủ trong các lĩnh vực
khác. Người dân đã có quyền được tự do kinh doanh, quyền làm chủ trong lao
động sản xuất, quyền sở hữu tài sản, quyền được làm những gì mà pháp luật
khơng cấm.; có quyền tham gia các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước; tham gia quản lý và giám sát các hoạt động
kinh tế của bộ máy nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã.
Người lao động có quyền được hưởng thụ một cách bình đẳng những thành
quả kinh tế của đất nước.
Dân chủ trong chính trị: Đã và đang tiến hành đổi mới, chỉnh đốn
Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nhờ đó dân chủ trong Đảng
ngày một nâng cao. Thực hiện bầu cử có số dư, ban hành Quy chế chất vấn
trong Đảng. Sự tham gia của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên vào việc
hoạch định, triển khai đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ngày càng
rộng rãi và có hiệu quả. Sinh hoạt dân chủ trong nội bộ Đảng có bước tiến rõ
rệt. Chúng ta tiếp tục xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hợi
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đã ban hành Hiến pháp
năm 1992, Hiến pháp năm 2013 với nhiều sửa đổi, bổ sung rất mới liên quan
đến quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân. Đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan tới tổ chức và hoạt động
của các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các thành
phần kinh tế; nhiều quyền công dân và quyền con người đã được cụ thể hóa
và thể chế hóa. tăng cường đóng góp ý kiến của nhân dân vào các dự án luật,
các chính sách của Đảng và Nhà nước. Hoạt động của ngành tòa án và Viện
kiểm sát cũng có nhiều đổi mới theo hướng phát huy dân chủ của công dân,
tăng cường vai trò của luật sư và tranh tụng tại tòa án để hạn chế bớt các án
oan, sai. Đã cải cách một bước nền hành chính quốc gia trên cả bốn phương
diện: thể chế hành chính, tổ chức bộ máy, cán bộ cơng chức và tài chính cơng
để giảm bớt phiền hà cho người dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội đã từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động, phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, đại diện, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên,
hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh. Các hình thức thực
hiện dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện) từng bước được hoàn
thiện. Quy chế dân chủ cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn đã thâm nhập sâu rộng vào mọi tầng lớp nhân dân, làm cho bầu khơng
khí dân chủ ở cơ sở ngày càng khởi sắc, có sinh khí.
Dân chủ trong văn hóa - xã hội: Nhà nước bảo đảm cho nhân dân
các quyền cơ bản, như quyền được thơng tin, tự do ngơn luận, tự do báo chí,
tự do tín ngưỡng, tự do sáng tạo, quyền đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây
dựng chính quyền, quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề quan trọng
trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Nhân dân có quyền thảo luận
và giám sát các dự án về an sinh xã hội, về xóa đói, giảm nghèo, về hỗ trợ do
thiên tai... Ngoài ra trong hoạt động lý luận khoa học mơi trường dân chủ có
bước tiến, tạo điều kiện cho các nhà khoa học tự do tư tưởng, tranh luận, thảo
luận, phát huy tính sáng tạo của mình, phản biện, đóng góp vào các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vào các chương trình, dự án kinh
tế - xã hội của Trung ương và địa phương. Văn kiện Đại hội XI đã nhận định:
“Dân chủ xã hợi chủ nghĩa có tiến bộ”; “Dân chủ trong Đảng, trong các tổ
chức và xã hội được mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân được
phát huy tốt hơn. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật được coi trọng”(4).
2. Về hạn chế, yếu kém
- Nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và
nhân dân cịn nhiều hạn chế.
- Cải cách hành chính chưa đạt u cầu đề ra; thủ tục hành chính
cịn gây phiền hà cho tổ chức và cơng dân. Tình trạng quan liêu của bộ máy
hành chính làm cho yêu cầu quản lý các quá trình kinh tế - xã hội và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân chưa nhanh nhạy và có hiệu quả cao.
- Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các đồn thể chính trị - xã hội về cơ bản vẫn chưa thốt khỏi tình
trạng quan liêu, chưa sâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở; cán bộ của nhiều
đồn thể chính trị - xã hội vẫn trong tình trạng “hành chính hóa”, “viên chức
hóa”.
- Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một số lĩnh vực
còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ cịn mang tính hình thức.
- Dân chủ trong Đảng chưa được thực hiện đầy đủ, vẫn cịn tình
trạng dân chủ hình thức.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA TRONG THỜI GIAN TIẾP THEO
- Xây dựng Quy chế dân chủ trong Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh tự
đổi mới, tự chỉnh đốn trong Đảng. Xây dựng và hoàn thiện những cơ chế bảo
đảm dân chủ trong Đảng và ngoài xã hội; thể chế hóa quan hệ giữa Đảng và
các thiết chế chính trị - xã hội.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc dân chủ hóa trong cơng tác cán bộ; cải
tiến cơng tác bầu cử. Hồn thiện cơ chế dân chủ trong các cuộc bầu cử.
Khuyến khích những người có đức, có tài ra ứng cử; tổ chức đảng cần khắc
phục bệnh hẹp hòi. Cơ cấu đại biểu trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước phải lấy tiêu chuẩn làm đầu. Thực hiện dân chủ trong việc nhận xét,
đánh giá cán bộ. Xây dựng quy trình nhận xét, đánh giá cán bộ một cách dân
chủ.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhân dân giám sát, kiểm tra
Đảng, kiểm tra Nhà nước. Chẳng hạn, nhân dân được giám sát những nội
dung gì, phản ánh cho ai, bằng hình thức nào, cơ chế phản hồi như thế nào?
- Tiếp tục nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ
(dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện).
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các luật về trưng cầu ý dân,
luật biểu tình, luật về hội, luật về tiếp cận thông tin để tạo cơ sở pháp lý giải
quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân trong xã hội.
- Thực hiện tốt Quy định của Bộ Chính trị khóa XI, ngày 25-42015, “Về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng,
nhà nước” nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được tự
do sáng tạo, độc lập suy nghĩ, kiến nghị, được tôn trọng, tiếp thu ý kiến, vận
dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu trong các hoạt động nghiên cứu lý luận
chính trị, phù hợp với pháp luật hiện hành.
Là một tổ chức chính trị - xã hội, trong những năm qua Hội Liên
hiệp phụ nữ Hà Nội đã nghiêm túc thực hiện Quy chế dân chủ gắn với đẩy
mạnh và học tập làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện nhiệm vụ chính
trị của Hội; quán triệt triển khai và xây dựng các kế hoạch thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng các cấp, 8 chương trình cơng tác trọng tâm của thành ủy
khóa XVI lần thứ XII…; tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
cán bộ, hội viên, phụ nữ trong thực hiện quy chế dân chủ. Đổi mới và nâng
cao chất lượng hoạt động của hội, đảm bảo công khai minh bạch trong tổ
chức và hoạt động; phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, trách nhiệm của cán bộ,
đảng viên, người lao động góp phần xây dựng cơ quan Thành hội và phong
trào phụ nữ
Thành phố ngày càng phát triển, đáp ứng được u cầu nhiệm vụ trong
tình hình mới; tăng cường cơng tác quản lý, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động
góp phần phòng ngừa các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Triển
khai thực hiện quy chế dân chủ gắn với các nhiệm vụ trọng tâm hàng năm.
Phát huy vai trò của tổ chức hội trong tham gia giám sát, phản biện góp ý xây
dựng Đảng và chính quyền. Thực hiện nghiêm túc đảm bảo theo quy định quy
chế bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp; tập huấn cho các nữ ứng cử
viên; thực hiện quy chế dân chủ trong chỉ đạo Đại hội phụ nữ các cấp; công
tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được các cấp hội triển khai nghiêm
túc, đảm bảo đúng quy định của pháp luật; có văn phịng tiếp công dân tại cơ
quan Thành hội. Tổ chức tập huấn, quán triệt Nghị định số 04 năm 2015 của
chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước và đơn vị sự nghiệp cơng lập; phát huy tốt vai trò của Ban thanh tra
nhân dân và các đoàn thể trong cơ quan trong việc giám sát thực hiện quy chế
dân chủ tại cơ quan. Phát huy trí tuệ tập thể và mỗi cá nhân trong việc tham
gia đóng góp xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công
tác chuyên môn theo hướng đổi mới thi đua, coi trọng chất lượng, tính thiết
thực và hiệu quả…
KẾT LUẬN
Dân chủ đã trở thành mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới. Vấn
đề dân chủ ngày càng có tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Những
thành tựu của quá trình dân chủ đang góp phần tích cực vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhìn lại 30 năm đổi mới, chúng ta rút ra bài học:
Đổi mới luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa
vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần sáng tạo và mọi nguồn lực
của nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.
Để tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành
công mục tiêu “tối thượng” của cách mạng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh” của Đảng đề ra, chúng ta phải coi trọng và phát huy
nền dân chủ XHCN vì nó là mục tiêu cơ bản của q trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Đến lượt nó, nền dân chủ XHCN được phát triển và hoàn thiện
lại trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội khơng ngừng phát triển.
Muốn duy trì ổn định chính trị, xã hội để tiến lên phải phát triển nền
dân chủ XHCN và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện xã hội
từ thấp đến cao.
Bản chất chính trị của giai cấp cơng nhân địi hỏi phải dùng phương
pháp dân chủ để quản lý nhà nước, cải tạo xã hội. Nhà nước XHCN là nhà
nước kiểu mới trong tiến trình lịch sử, dân chủ XHCN là thực hiện quyền
nhân dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đây là bản chất tốt đẹp của nhà
nước XHCN đã và đang tồn tại, phát triển ở một số nước trên thế giới, trong
đó có nước ta. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần tự giác tuân thủ quy tắc dân chủ,
xây dựng và kiện toàn thể chế dân làm chủ, hình thành trật tự dân chủ ổn
định, bền vững.