Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Tiểu luận:DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG – EMOBILE pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 36 trang )

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
287 Phan Đình Phùng, Phường 15, Quận Phú Nhuận,

Thành phố Hồ Chí Minh



Tiểu Luận
Thương Mại Điện Tử
















Nhóm thực hiện: BẮC – TRUNG – NAM

Lớp: CĐTATM13B

Giáo viên hướng dẫn: TRƯƠNG MINH HÒA






E-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
2/36

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG – E-
MOBILE 5
1. Khái niệm 5
2. Phân loại 5
a. Ngân hàng di động ( mobile banking ) 6
b. Chuyển tiền và thanh toán di động (mobile payments and money transfer) 7
3. Các mô hình triển khai dịch vụ e-mobile 9
a. Mô hình Ngân hàng làm chủ đạo (Bank-led Model) 9
b. Mô hình Công ty di động làm chủ đạo (Operator-led Model) 10
c. Mô hình hợp tác Ngân hàng - Viễn thông (Partnership model) 11
4. Tính năng 11
II. CÁC ĐƠN VỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG – E-MOBILE 13
1. Các ngân hàng 13
2. Các mạng viễn thông 14
3. Các thương hiệu thanh toán và các công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán phi
ngân hàng 16
III. CÁC DỊCH VỤ CHO PHÉP THANH TOÁN BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG E-
MOBILE 17
1. Dịch vụ mobile banking 17
2. Dịch vụ SMS banking 20

3. Dịch vụ chuyển tiền 20
4. Dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, điện hoa 21
5. Dịch vụ tải game, tải hình nền, tải nhạc chuông, nhạc chờ,…. 22
6. Dịch vụ mua thẻ game 23
IV. CÁC MẠNG ĐIỆN THOẠI CHO PHÉP THANH TOÁN, CÁC YÊU CẦU VÀ
ĐIỀU KIỆN THAM GIA DỊCH VỤ 25
1. Các mạng điện thoại cho phép thanh toán 25
2. Các yêu cầu và điều kiện tham gia dịch vụ 25
V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN 29
1. Dịch vụ mobile banking 29
2. Mua thẻ game bằng điện thoại di động 31
3. Tải game, tải hình ảnh và nhạc chuông, nhạc chờ 32
4. Chuyển tiền 32
5. Thanh toán hóa đơn ( tiền nước, tiền điện, điện thoại,…) và dịch vụ 34
VI. CÁC HẠN CHẾ, RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 35
1. Hạn chế 35
2. Các biện pháp phòng ngừa 35

Tài liệu tham khảo:
Một số website cuả các tờ báo mạng trên Internet:
, , , và một số
website của các ngân hàng (HSBC Bank, Ocean Bank, ACB Bank…) cùng các
mạng viễn thông (Viettel, Vinaphone,…)
Lời mở đầu
3/36



LỜI MỞ ĐẦU


Điện thoại di động – một phương tiện thông tin liên lạc đa năng, là
một phần cuộc sống của người dân trên thế giới nói chung và người dân Việt
Nam nói riêng. Chiếc điện thoại di động bé xinh , đa dạng về màu sắc và kiểu
dáng dường như đã trở thành vật bất ly thân của mỗi người dù ở bất cứ nơi
nào. Trên thế giới hiện có hơn 500 triệu người sử dụng điện thoại di động. Ở
nhiều nước, số lượng thuê bao điện thoại di động đã vượt thuê bao cố định.
Ngay tại Việt Nam cũng đã có ý kiến cho rằng trong vòng 3 đến 5 năm tới số
thuê bao di động sẽ ngang bằng và có thể vượt số thuê bao cố định, vươn đến
tất cả những vùng sâu vùng xa với hơn 13.000 điểm phục vụ các dịch vụ bưu
chính - viễn thông. 93% trong tổng số 8.826 xã trong cả nước, trong đó 100%
số xã ở vùng đồng bằng và trung du, 78,8% số xã ở vùng núi cao, biên giới đã
có máy điện thoại. Tổng số điện thoại hiện đạt 8 triệu máy trong cả nước (9,94
máy/100 dân).
Các nhà sản xuất đã, đang và sẽ không ngừng nghiên cứu và tạo ra
những thế hệ điện thoại di động ngày càng hiện đại, nhiều tính năng ưu việt và
kiểu dáng độc đáo và ấn tượng hơn. Bên cạnh đó, xu hướng thương mại điện
tử ngày càng phát triển, chủ yếu các giao dịch và thanh toán đều thông qua
Internet. Tuy nhiên, người thực hiện các giao dịch không thể lúc nào cũng
mang theo mình chiếc máy vi tính hay laptop vì kích thước lớn và cồng kềnh.
Và điện thoại di động được nhận thấy sẽ là phương tiện thanh toán thế hệ mới
– mở ra cơ hội phát triển cho những bên đang và sẽ tham gia. Chúng ta có thể
thực hiện mọi giao dịch và thanh toán ở mọi lúc, mọi nơi khi chúng ta muốn
bằng chiếc điện thoại bé xinh.
Chính vì thế, dịch vụ thanh toán bằng điện thoại di động – e-mobile
đã ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc thanh toán và thực hiện
quá trình mua bán hàng hóa, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà nói
chung và ngành thương mại điện tử nói riêng.
Bài tiểu luận này sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ e-
mobile với các tính năng vượt trội và dễ dàng sử dụng để các bạn có thể áp
dụng trong quá trình thanh toán và giao dịch.

E-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
4/36




Danh sách thành viên nhóm

BẮC – TRUNG - NAM










STT Họ và tên Mã số Nơi sinh
1
Nguyễn Thụy Trà My
11 Đồng Tháp
2
Nguyễn Thị Lý
10 Quảng Nam
3
Ngô Thị Tuyết Then
29 Đồng Nai
4

Huỳnh Đặng Nguyên Khánh
6 Vũng Tàu
5
Đỗ Thị Hải Yến
48 Thái Bình
6
Châu Nguyễn Huyền Trân
35 Tiền Giang
Giới thiệu Nhóm: Bắc – Trung - Nam
5/36
I. GIỚI THIỆU DỊCH VỤ THANH TOÁN
BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG – E-MOBILE

Sự phát triển bùng nổ các yêu cầu thanh toán điện tử, đặc biệt phải kể đến
sự góp sức chủ lực của Internet như một kênh thương mại cực kỳ sôi động mà tiềm
năng nhưng vẫn chưa được khai thác hết. Người tiêu dùng – trước đây chưa quen
với Internet và chỉ sử dụng làm phương tiện thu thập thông tin thì nay đang dần dần
đón nhận kênh này cho những quyết định mua hàng và các giao dịch mua bán của
mình. Năm 2007, doanh số bán lẻ trực tuyến tại Mỹ đã tăng lên 17 tỷ USD và được
dự đoán sẽ còn tăng tới 335 tỷ USD vào năm 2012. Tăng trưởng thương mại trong
kênh này được tạo điều kiện bởi những tiến bộ trong công nghệ, các ứng dụng và hạ
tầng đáng tin cậy, trải nghiệm tiêu dùng và các lựa chọn thanh toán (cả thương hiệu
thanh toán truyền thống lẫn các lựa chọn mới như PayPal) gia tăng.

Điện thoại di động được nhận thấy sẽ là phương tiện thanh toán thế hệ
mới – mở ra cơ hội phát triển cho những bên đang và sẽ tham gia. Trên thế giới hiện
có hơn 500 triệu người sử dụng điện thoại di động. Ở nhiều nước, số lượng thuê bao
điện thoại di động đã vượt thuê bao cố định. Ngay tại Việt Nam cũng đã có ý kiến
cho rằng trong vòng 3 đến 5 năm tới số thuê bao di động sẽ ngang bằng và có thể
vượt số thuê bao cố định. Điều này đòi hỏi các nhà khai thác kinh doanh dịch vụ

điện thoại di động phải đưa ra các dịch vụ mới thông qua việc mở rộng hoạt động và
liên kết với các đối tác từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

1. Khái niệm

E-mobile là dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động, mọi giao dịch và
thanh toán các khoản tiền đều được thực hiện bằng chiếc điện thoại di động

Thanh toán qua điện thoại di động với nhiều nước trên thế giới không còn
là điều xa lạ khi chiếc điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân của mỗi người.

Không cần tài khoản ngân hàng, không cần đăng ký loại sim đặc biệt,
người tiêu dùng vẫn có thể mua hàng và thanh toán qua điện thoại di động. Những
tiện ích mới này được dự báo sẽ nở rộ nhanh chóng trong thời gian tới đây, khi số
lượng thuê bao di động tăng chóng mặt, cộng với sự phát triển của công nghệ ứng
dụng thông tin trong lĩnh vực thanh toán nói chung.

2. Phân loại

Thương mại di động bao gồm hai hạng mục chính:

Ngân hàng di động (mobile banking) chỉ những vị trí điện thoại di động được
dùng như một kênh truy cập tới các dịch vụ tài chính.
E-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
6/36
Chuyển tiền và thanh toán di động (mobile payments and money transfer) chỉ
những nơi điện thoại di động được dùng như một thiết bị thanh toán để tác
động đến việc chuyển giá trị từ một bên sang bên kia.

a. Ngân hàng di động ( mobile banking )


Hiện nay, dịch vụ ngân hàng di động đã thu hút sự quan tâm đáng kể của
người dùng và các ứng dụng được triển khai rộng khắp nhờ vào số lượng thuê bao
ngân hàng di động tăng lên không ngừng – đặc biệt là tại các nước phát triển.

Dịch vụ này giúp khách hàng ngân hàng kiểm tra bảng quyết toán, tiền
chuyển khoản và nhận các tin nhắn thông báo. Các tin nhắn thông báo được gửi đến
khi có những diễn biến nhất định – ví dụ, khi số dư trong tài khoản nằm dưới
ngưỡng cho phép (chứng tỏ cần phải chuyển tiền vào để đáp ứng các giao dịch trong
tương lai).

Ngân hàng di động đem lại những tiện ích đáng kể cho người tiêu dùng –
trước đây muốn sử dụng dịch vụ ngân hàng, khách hàng phải gọi điện thoại để kiểm
tra số dư tài khoản hoặc thực hiện chuyển khoản, thậm chí bất tiện hơn là phải di
chuyển đến chi nhánh ngân hàng hoặc máy ATM để thực hiện thao tác kiểm tra.
Ngân hàng di động giảm thiểu sự phiền hà, thủ tục rắc rối cho khách hàng bên cạnh
các tính năng cơ bản là di động, bảo mật và các chức năng hỗ trợ như thông báo để
khách hàng chủ động hơn. Công nghệ cho các ứng dụng doanh nghiệp vẫn liên tục
phát triển và cho thấy viễn cảnh tăng trưởng trong tương lai.

Dịch vụ mobile Banking giúp khách hàng dễ dàng kiểm soát tài khoản của
mình, mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại di động (áp dụng cho tất cả mạng di
động).

Giải pháp Mobile Banking bao gồm các thành phần chính sau:
• Hệ thống lõi Mobile banking để tập trung xử lý các giao dịch trực tuyến từ
Mobile của khách hàng.
• Giao diện kết nối với hệ thống Core Banking, CMS, Switching hoặc Internet
Banking.
• Giao diện kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ và tổng đài SMS

Hệ thống ứng dụng quản lý mobile banking:
o Đăng ký dịch vụ
o Quản lý nhà cung cấp
o Quản lý khách hàng
o Quản lý dịch vụ trên Mobile
o Cập nhật thông tin dịch vụ công cộng: ATM, chi nhánh, địa điểm
o Tra cứu giao dịch
o Quản lý phí
Giới thiệu Nhóm: Bắc – Trung - Nam
7/36
o Báo cáo
 Các ứng dụng mobile banking trên các nền điện thoại phổ biến:
Nokia(Symbian), Android, IPhone, Window Mobile, BlackBerry và các dạng
máy tính bảng Ipad và Android Tablet.
 Giải pháp mobile banking có thể giao tiếp với ngân hàng qua SMS hoặc
GPRS/3G/WiFi.
b. Chuyển tiền và thanh toán di động (mobile
payments and money transfer)

Điều đáng quan tâm là điện thoại di động đang được sử dụng vượt ngoài
phạm vi ngân hàng di động như thế nào để tác động tới việc chuyển giá trị từ một
bên sang bên kia. Ứng dụng này hứa hẹn tạo ra khối lượng giao dịch bùng nổ qua
điện thoại di động, khi đó khối lượng giao dịch khổng lồ có thể chuyển thành các cơ
hội kiếm lời kếch xù cho các nhà đầu tư. Sự tăng trưởng trên thị trường này sẽ phụ
thuộc vào một vài nhân tố then chốt sau đây: tăng trưởng thuê bao di động, tính
năng linh hoạt của thiết bị di động, sự ra đời liên tục của các thiết bị đầu cuối chấp
nhận không gặp gỡ trực tiếp, quy mô của phân khúc thu nhập và các vị trí địa lý truy
cập được công nghệ di động.

Đã có rất nhiều ý tưởng và/hoặc các phát triển trên toàn cầu để thiết lập

nền tảng cho việc triển khai ở quy mô lớn và được đón nhận rộng rãi. Có nhiều loại
hình thanh toán di động khác nhau tùy theo lý do thực hiện thanh toán. Mỗi loại hình
này tồn tại dưới một số hình thức hiện nay, tuy nhiên một vài ý tưởng hấp dẫn hơn
(Ví dụ: mobile top up) so với các loại hình khác (Ví dụ: các thanh toán di động vật
lý (physical) vốn đòi hỏi phải có thời gian để phát triển. Những loại hình này bao
gồm:

o Thanh toán di động từ xa để chỉ việc mua dịch vụ hoặc hàng hóa số hữu
hình từ xa bằng tin nhắn SMS, trình duyệt giao thức ứng dụng không dây,
hoặc năng lực ứng dụng độc quyền của một thiết bị di động. Hệ thống thanh
toán di động từ xa của nội dung số thông qua các nhà khai thác di động
(chẳng hạn như mua nhạc chuông hoặc nội dung số) cũng đã phát triển ổn
định. Các thanh toán di động từ xa hiện cũng đang được dùng để khởi xướng
mua hàng hóa hữu hình giao tận nơi (chẳng hạn, đặt mua sách mang đến tận
nhà).

o Mobile Top-Up để chỉ nạp thêm thời gian cho tài khoản di động trả trước
bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tiền mặt trực tiếp tại nơi bán hàng thông
qua thẻ cào, điểm giao dịch (Point of Sale) và ki-ốt. Tiềm năng của mobile
top up rất hứa hẹn tại các thị trường mà tài khoản di động trả trước chiếm đa
số.

o Chuyển tiền cá nhân (Person-to-Person) chỉ việc chuyển tiền giữa các thuê
bao thông qua một thiết bị di động và thường được gọi chung là chuyển tiền
di động. Trước đây, các cá nhân có thể chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc séc.
E-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
8/36
Chuyển tiền bằng tin nhắn qua di động mang lại nhiều tiện lợi cũng như đảm
bảo an toàn cho các cá nhân. Hiện dịch vụ này đã có mặt trên một số thị
trường.


o Thanh toán hóa đơn di động là chỉ việc dùng một thiết bị di động để thực
hiện chuyển tiền từ một cá nhân tới một doanh nghiệp nhằm mục đích thanh
toán nghĩa vụ hóa đơn. Tại các thị trường đã phát triển, thanh toán hóa đơn
qua di động tiện lợi hơn so với các hình thức thanh toán qua Internet đang
thịnh hành. Tại các nước đang phát triển, thanh toán hóa đơn qua di động thể
hiện một sự thay đổi đáng kể. Tại những thị trường này, người ta vẫn phải đi
lại đến nơi mua hàng hóa, dịch vụ để thực hiện các kiểu thanh toán nhất định
– chẳng hạn, mang tiền mặt đi mua vé xe buýt. Chính tại các nước này, kênh
di động đang hình thành nên hạ tầng ngân hàng.

o Thanh toán di động vật lý để chỉ việc mua hàng hoặc dịch vụ sử dụng thiết
bị di động như là điểm giao dịch thông qua công nghệ thanh toán không gặp
gỡ trực tiếp – hay còn gọi là “thanh toán gần gũi”. Thỏa thuận được xây dựng
dựa trên các chuẩn dành cho Thông tin liên lạc vùng lân cận, công nghệ chủ
yếu là để thúc đẩy sự phát triển của loại hình thanh toán qua di động. Mặc dù
đã có những thử nghiệm quan trọng tại nhiều thị trường song người ta không
kỳ vọng dịch vụ này được đón nhận rộng rãi trong ngắn hạn do cần phải có
thời gian và vốn lớn để có thể triển khai các thiết bị đầu cuối tại điểm giao
dịch, thiết bị cầm tay tương thích bán sẵn trên thị trường và thỏa thuận về mô
hình kinh doanh cho các bên tham gia bao gồm ngân hàng và nhà khai thác di
động.




Hướng phát triển của thanh toán di động
Giới thiệu Nhóm: Bắc – Trung - Nam
9/36


3. Các mô hình triển khai dịch vụ e-mobile

Trên thế giới hiện nay có 3 mô hình triển khai Mobile Commerce chính,
đều có điểm chung là cho phép người sử dụng thực hiện giao dịch, thanh toán mọi
lúc, mọi nơi thông qua điện thoại di động. Tuy nhiên vai trò của các bên tham gia
trong các mô hình này có đặc điểm khác biệt, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều
kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, chính sách quản lý, thói quen tiêu dùng… tại
mỗi quốc gia.


a. Mô hình Ngân hàng làm chủ đạo (Bank-led Model)

Mô hình này phổ biến tại các nước có dịch vụ ngân hàng rất phát triển và
đa phần người dân có tài khoản ngân hàng, ví dụ Anh, Mỹ, Canada… Các ngân
hàng xây dựng những ứng dụng cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động để

Sơ đồ dự đoán doanh thu từ thương mại di động. (Nguồn: Frost &
Sullivan)
E-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
10/36
thực hiện các giao dịch và thanh toán trên tài khoản khách hàng của mình. Mô hình
này có thể được hiểu là dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động (mobile banking).

Bên cạnh kênh giao dịch ngân hàng truyền thống như tại quầy giao dịch
hay tại máy ATM, thì mobile banking ra đời đã thực sự đem lại phương thức giao
dịch thuận lợi cho khách hàng. Khách hàng không phải đến các ngân hàng mà vẫn
có thể thực hiện giao dịch bất cứ lúc nào, ở đâu mình muốn. Các giao dịch có thể
được thực hiện qua kênh Mobile banking là truy vấn thông tin tài khoản, chuyển tiền
giữa các tài khoản ngân hàng, thực hiện thanh toán hóa đơn, dịch vụ… Do tất cả
giao dịch thanh toán đều dựa trên tài khoản tại ngân hàng nên có tính an toàn cao.


Điểm yếu của mô hình này là khách hàng bắt buộc phải có tài khoản mở
tại ngân hàng trước khi sử dụng dịch vụ, đối với những nước đang phát triển có tỷ lệ
dân cư dùng dịch vụ ngân hàng ít thì đây là một mô hình triển khó triển khai ở diện
rộng.

b. Mô hình Công ty di động làm chủ đạo (Operator-
led Model)

Trong mô hình này, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động chủ
động đứng ra cung cấp dịch vụ thanh toán cho thuê bao sử dụng dịch vụ của mình.
Mô hình này đặc biệt phát triển tại các thị trường mới nổi có đặc điểm sau:

• Phần đông dân số chưa tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng.
• Không có thói quen sử dụng các phương tiện phi tiền mặt trong thanh
toán.
• Cộng đồng sử dụng điện thoại di động lớn.
• Nhu cầu chuyển tiền, thanh toán nhỏ lẻ trong dân cư cao.

Để sử dụng dịch vụ, khách hàng chỉ cần là thuê bao của nhà mạng, không
nhất thiết phải có tài khoản tại ngân hàng. Sau khi đăng ký dịch vụ, khách hàng
được cấp một tài khoản dưới dạng Ví điện tử và số tài khoản chính là số điện thoại
di động của mình. Người sử dụng có thể nạp tiền vào Ví thông qua nhiều cách thức:
nộp tại đại lý của Công ty viễn thông, nạp tiền qua thẻ cào (của Công ty Viễn thông
phát hành) hoặc chuyển từ tài khoản ngân hàng… Khách hàng có thể thực hiện các
giao dịch như chuyển tiền sang một ví điện tử (thuê bao điện thoại di động) khác,
thanh toán hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặt từ ví điện tử

Ưu điểm của loại hình dịch vụ này nằm ở:


• Tính đơn giản,
• Tiện dụng (khách hàng không cần mở tài khoản ngân hàng)
• Giao dịch nhanh chóng (thời gian giao dịch tính bằng thời gian gửi
SMS)
• Chi phí rẻ (theo cước SMS của nhà mạng).

Giới thiệu Nhóm: Bắc – Trung - Nam
11/36
c. Mô hình hợp tác Ngân hàng - Viễn thông
(Partnership model)

Trong mô hình này, ngân hàng, công ty viễn thông và các nhà cung cấp
giải pháp cùng hợp tác để đưa ra sản phẩm thanh toán đảm bảo sự tiện lợi và độ xâm
nhập rộng khắp vào khối khách hàng thuê bao di động, đồng thời vẫn duy trì được
sự quản lý chặt chẽ về tài chính của ngành ngân hàng.

Trong mô hình này, ngân hàng sẽ đóng vai trò quản lý nguồn tiền và xử lý
các nghiệp vụ thanh quyết toán, quản lý rủi ro trong khi các công ty di động phụ
trách việc kinh doanh, giao dịch trực tiếp với khách hàng, các điểm bán lẻ và dịch vụ
khách hàng.

Theo số liệu của Hiệp hội GSM thế giới, đến năm 2012 toàn thế giới sẽ có
1,2 tỷ người có điện thoại di động nhưng không có tài khoản ngân hàng, chủ yếu tập
trung tại các nước đang phát triển khu vực châu Á, Nam Mỹ và Châu Phi. Tại những
thị trường nói trên, mô hình hợp tác giữa Ngân hàng, Viễn thông kết hợp những ưu
điểm của 2 mô hình nêu trên và đang là xu thế chung nhờ những lợi ích nó mang lại.


Mô hình nào cho Việt Nam?


Với dân số hơn 80 triệu người trong khi chỉ có khoảng 12 triệu người có
tài khoản ngân hàng(tương đương với 15% dân số) chứng tỏ độ bao phủ dịch vụ
ngân hàng cá nhân là thấp. Hiện cả nước có khoảng 17 triệu chủ thẻ kể cả quốc tế và
nội địa, tuy nhiên thực tế thanh toán tiền mặt vẫn đóng vai trò chủ yếu trong các
giao dịch bán lẻ. Người dân và cả các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ đều
chưa quen với việc dùng thẻ ngân hàng cho mục đích thanh toán vì vậy thanh toán
bằng thẻ qua POS vẫn còn những bất tiện nhất định.

Trong bối cảnh đó, việc cung cấp các giải pháp thanh toán trên điện thoại
di động cho đối tượng khách hàng không có tài khoản ngân hàng (unbanked) là hết
sức cần thiết. Điều này sẽ góp phần tạo ra ứng dụng thanh toán tiện lợi cho khách
hàng, đem lại nguồn lợi không nhỏ cho nhà cung cấp dịch vụ di động; đồng thời góp
phần thúc đẩy xu hướng không sử dụng tiền mặt, tiết kiệm chi phí cho xã hội và góp
phần vào sự phát triển của nền kinh tế.

4. Tính năng

Dịch vụ e-mobile có những tính năng sau đây:

 Đăng ký sử dụng dịch vụ
 Quản lý tài khoản
 Chuyển tiền giữa các tài khoản trong nội bộ ngân hàng
 Cho phép nạp tiền vào tài khoản qua nhiều kênh
 Nạp tiền cho tài khoản thuê bao di động
E-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
12/36
 Tra cứu thông tin tài khoản : danh sách tài khoản, số dư,…
 Tra cứu báo cáo giao dịch
 Mua mã thẻ trả trước: mã thuê bao di động trả trước, vina games,…
 Thanh toán hóa đơn: điện, nước, điện thoại, điện hoa, Internet, hóa đơn tại

các siêu thị,…
 Thanh toán các giao dịch trực tuyến và phí dịch vụ
 Chuyển tiền
Các đơn vị triển khai e-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
13/36

II. CÁC ĐƠN VỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG ĐIỆN THOẠI DI
ĐỘNG – E-MOBILE

Thanh toán qua điện thoại di động với nhiều nước trên thế giới không còn
là điều xa lạ khi chiếc điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân của mỗi người.
Tại Việt Nam có 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động đang hoạt động, phủ
sóng rộng khắp mọi miền đất nước. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền
thông, số lượng thuê bao di động của Việt Nam tính đến tháng 11 đạt 80 triệu thuê
bao, bình quân một người dân sở hữu một thuê bao điện thoại di động. Việc sử dụng
điện thoại di động không chỉ phổ biến trong lớp trẻ hay ở thành thị mà đã phổ biến
với mọi đối tượng. Có hơn 50 ngân hàng đang hoạt động và tham gia trong thị
trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam. Có thể nói Việt Nam là thị trường có tiềm năng
rất lớn để khai thác các dịch vụ thanh toán di động.

Theo thống kê của Cục Thương mại điện từ (Bộ Thông tin và Truyền
thông), hiện có 16 ngân hàng và 3 công ty cung cấp dịch vụ tiện ích qua điện thoại
di động, được chia làm 2 nhóm: nhóm cung cấp thông tin (truy vấn số dư tài khoản,
liệt kê giao dịch, thông tin lãi suất…) nhóm thanh toán.

1. Các ngân hàng

Nhanh chân nhất phải kể đến Ngân hàng Á Châu (ACB). Năm 2003, ACB
triển khai dịch vụ mobile banking cho phép khách hàng có thể truy vấn số dư,

chuyển tiền, thanh toán điện nước, truyền hình cáp, internet qua điện thoại di động.

Sau ACB là hàng loạt ngân hàng khác cũng vào cuộc như:

• Ngân hàng Vietcombank
• Ngân hàng Techcombank
• Ngân hàng Quân đội (MB)
• Ngân hàng VietinBank
• Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
• Ngân hàng Đông Á
• Ngân hàng Ocean Bank
• Ngân hàng HSBC
• Ngân hàng VID Public Bank
• Ngân hàng Eximbank
• Ngân hàng Sacombank
• Ngân hàng Liên Việt ,…
E-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
14/36
• Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime bank)
• Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
• Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)

Các ngân hàng đang cạnh tranh nhau gay gắt thông qua việc không ngừng
cải tiến và đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới, trong đó có các sản phẩm Mobile
banking (mô hình Bank-led). Tuy nhiên các sản phẩm ngân hàng cung cấp mới chỉ
dừng lại ở một số chức năng nhất định và chưa đáp ứng hết nhu cầu thanh toán của
khách hàng.

2. Các mạng viễn thông


Không chịu đứng ngoài cuộc, các mạng viễn thông cũng nhanh chóng bắt
tay với ngân hàng để triển khai và ứng dụng mobile banking vào hoạt động của
mình như:
Các đơn vị triển khai e-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
15/36

 E-load của VinaPhone
 AnyPay của Viettel
 Mobiez của MobiFone cho phép thuê bao di động trả trước của các mạng này
nạp tiền với đủ loại mệnh giá mà không cần sử dụng thẻ cào.
 Sfone
 EVN Telecom
 HT Mobile
 VTC Intecom,…

Ví dụ: Bảng giá cước dịch vụ E-Mobile trả trước của EVNTelecom (chưa
bao gồm thuế GTGT)

Bảng giá cước dịch vụ E-mobile trả trước Daily.

Tên dịch vụ Mức cước Ghi chú
1. Cước thuê ngày 1.600 đồng/ngày
2. Cước thông tin di động:
2.1 Đối với cuộc gọi trong nước

- Nội mạng EVNTel:
90,9 đ/block 06 giây đầu + 15,15 đ/1giây
tiếp theo
- Ngoại mạng
107,27 đ/block 06 giây + 17,88 đ/1giây

tiếp theo
Từ 1h sáng- 6h sáng tất cả các ngày
trong tuần (kể cả ngày nghỉ lễ và chủ
nhật)
giảm 30% cước
- Nội mạng EVNTel:
45,45 đ/6 giây đầu + 7,58 đ/1 giây tiếp
theo
- Ngoại mạng 53,64 đ/6 giây + 8,94 đ/1 giây tiếp theo
2.2 Đối với cuộc gọi đi quốc tế :

- Sử dụng dịch vụ gọi đi quốc tế của
EVNTelecom
318 đồng/6 giây đầu + 53 đồng/1 giây
tiếp theo
Từ 23h - 7h từ thứ hai đến thứ
bảy,24/24 giờ ngày lễ và Chủ nhật
Giảm cước 30%
3. Cước nhắn tin:
3.1 Nhắn tin trong nước:

- Nội mạng 273 đ/bản tin
- Ngoại mạng 320 đ/bản tin
3.2 Cước nhắn tin quốc tế:
0,165 USD/bản tin
E-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
16/36
4. Cước gọi vào VSAT 4.000đ/ phút
Từ 23h - 7h từ thứ hai đến thứ
bảy,24/24 giờ ngày lễ và Chủ nhật

Giảm cước 30%
Cước liên lạc vào mạng 080 và 069
107,27 đồng /6 giây đầu + 18,18 đồng/1
giây tiếp theo
Các nhà khai thác di động đang thống lĩnh thị trường thanh toán từ xa với
những khoản thanh toán rất nhỏ tính trực tiếp vào hóa đơn cước phí của nhà khai
thác. Với ưu thế sở hữu cả thiết bị và hệ thống để người tiêu dùng truy cập dữ liệu,
một số nhà khai thác di động hưởng lợi nhuận biên lên tới 50% cho các dịch vụ số
như nhạc chuông và game. Với khoản sinh lời cao như vậy, đương nhiên nhà khai
thác sẽ ra sức bảo vệ “miếng bánh” của mình. Ngay lập tức, họ hiểu rằng các mô
hình chia sẻ lợi nhuận mới với các đối tác mới sẽ buộc phải mở rộng phạm vi kinh
doanh, không chỉ dừng ở những dịch vụ số hóa và hướng tới phải trở thành vai trò
chủ đạo trong chuỗi giá trị thanh toán. Tới nay, các nhà khai thác di động đã tận
dụng thành công giải pháp môi trường đóng để kiểm soát truy cập tới các đại lý
thanh toán và khoản thanh toán; tuy nhiên, việc ra mắt thành công iPhone đã cho
phép truy cập mở (và sự ra đời của Google phone) như một tiên liệu về giải pháp
thay thế.
3. Các thương hiệu thanh toán và các công ty cung
cấp các dịch vụ thanh toán phi ngân hàng

• Các thương hiệu thanh toán tên tuổi có quan hệ vững chắc với các
tổ chức tài chính và giới kinh doanh-buôn bán. Hầu hết họ đang tích cực theo đuổi
các đề xuất dịch vụ tài chính di động. Tuy nhiên, những thương hiệu này gần như
chưa thiết lập quan hệ với các nhà khai thác mạng di động. Mạng lưới thanh toán
của họ tương đối trung lập với giao dịch đến qua các ứng dụng không dây hoặc tin
nhắn SMS. Mục tiêu chính mà họ quan tâm là trong thế giới di động, các định giá
của tổ chức tài chính vẫn được đảm bảo và các yêu cầu bảo mật liên quan đến thẻ
thanh toán phải được tuân thủ đầy đủ. Lực lượng hùng hậu là các công ty thanh
toán trực tuyến như VinaPay, VnPay, PayNet… đã cho ra mắt rất nhiều dịch vụ
thanh toán qua Mobile, tạo điều kiện để người dùng dễ dàng mua mã thẻ điện

thoại, game, học trực tuyến,…
• Các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán phi ngân hàng chiếm thị
phần lớn nhất trong thị trường ngách (đặc biệt là phương tiện chuyển tiền từ cá nhân
tới cá nhân). Họ là điển hình của việc không ngừng cải tiến sản phẩm, khả năng định
giá cho các dịch vụ và lợi thế vững chắc của người đi đầu, khai phá thị trường. Các
công ty này thường bắt tay với các ngân hàng (hoặc tự chuyển thành ngân hàng) để
truy cập vào hệ thống thanh toán.
Các dịch vụ e-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
17/36
III. CÁC DỊCH VỤ CHO PHÉP THANH TOÁN
BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG E-MOBILE

Các ngân hàng và các nhà mạng đang phôi hợp với nhau nhằm phát triển
thị trường này. E-mobile cung cấp rất nhiều dịch vụ tiện ích cho người sử dụng
thông qua vật bất ly thân của mọi người, đó là chiếc điện thoại di động.

1. Dịch vụ mobile banking

Mobile banking là việc khai thác các dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di
động, thông qua một phần mềm ứng dụng sử dụng trên di động như SMS, GPRS,
WIFI hay 3G, thường được cung cấp tới khách hàng thông qua các ứng dụng được
cài đặt trên thiết bị di động của khách hàng.

Công ty Vinaphone phối hợp với Ngân hàng Á Châu (ACB) có dịch vụ
thanh toán qua điện thoại di động mobile ATM (mATM). Hiện nay hầu hết các ngân
hàng Việt Nam đã áp dụng hình thức dịch vụ này.

Dịch vụ mobile banking tại ngân hàng Ocean Bank giúp khách hàng dễ
dàng kiểm soát tài khoản của mình, mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại di động
(áp dụng cho tất cả mạng di động).


Tiện ích:
 Truy vấn số dư tài khoản
 Sao kê 05 giao dịch gần nhất.
 Chuyển khoản giữa tài khoản trong hệ thống Ocean Bank.
 Vấn tin thông tin trợ giúp.
 Thông báo tài khoản khi có biến động.
 Nạp tiền điện thoại trả trước (VN Topup).
 Nạp tiền thẻ thanh toán trả trước OP Plus
 Thanh toán hóa đơn cho thuê bao trả sau mạng Viettel, Mobilefone, Sfone
 Thanh toán hóa đơn cước dịch vụ ADSL, Homephone, PSTN của Viettel
 Các tiện ích khác cung cấp theo từng thời kỳ

Đặc điểm:
 Đối tượng khách hàng: Khách hàng là tổ chức, cá nhân có tài khoản tiền gửi,
thanh toán tại OceanBank.
 Nội dung dịch vụ cung cấp: Vấn tin số dư tài khoản tiền gửi thanh toán; vấn
tin 05 giao dịch gần nhất; cung cấp thông tin tài khoản tiền gửi ngay sau khi
được ghi Có; cung cấp thông tin tài khoản tiền gửi ngay sau khi được ghi Nợ;
cung cấp các thông tin tự động khác (giới thiệu sản phẩm mới, dịch vụ mới,
chương trình khuyến mãi, …).
E-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
18/36
Mobile banking là phương thức thanh toán thực tế và hiện đại với việc
khai thác các dịch vụ của ngân hàng trên điện thoại di động thông qua phần mềm
ứng dụng chuyên biệt.
SHB Mobile banking có giao diện hình ảnh trực quan, dễ sử dụng, có thể
kết nối qua GPRS, Wifi, 3G và có thể dễ dàng cài đặt trên hầu hết các dòng điện
thoại phổ biến hiện nay. Ngoài ra, do mobile banking được khai thác thông qua ứng
dụng cài đặt trên điện thoại di động của khách hàng nên khi dùng dịch vụ này người

dùng không cần nhớ cú pháp dịch vụ.Các dịch vụ được SHB cung cấp trên mobile
banking bao gồm: tra cứu thông tin tài khoản, thông tin thẻ ATM, tra cứu lịch sử
giao dịch, tra cứu địa chỉ các chi nhánh, phòng giao dịch, tra cứu điểm đặt máy
ATM, tra cứu tỷ giá; chuyển khoản cá nhân, chuyển khoản trong hệ thống SHB,
thanh toán trả sau…
Với dịch vụ mobile banking của TiênPhongBank, quý khách có thể truy
vấn thông tin tài khoản, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, mở tiết kiệm điện tử và
rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác 24/7 trên chiếc điện thoại di động của mình.
Giao dịch an toàn với cơ chế bảo mật cao.
Tháng 6/2007, VinaPhone phối hợp với Sacombank giới thiệu dịch vụ
EasyTopUp cho phép thuê bao Vinaphone có tài khoản thẻ tín dụng tại Sacombank
có thể nạp tiền trực tiếp vào tài khoản điện thoại di động thông qua tin nhắn SMS;
Tiếp đó, Techcombank cũng cho phép thanh toán cước phí ADLS của FPT qua tin
nhắn. Ngoài ra, Techcombank còn giúp khách hàng có thể nhắn tin để mua phí bảo
hiểm xe cơ giới của Bảo Minh và mua hàng trên website www.chodientu.vn …
Các dịch vụ e-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
19/36

Với mobile banking vấn đề bảo mật nhờ các tin nhắn được mã hóa và việc
sử dụng các biện pháo bảo mật khác như nhập thêm định danh PIN (Personal
Identification Number) hay mã xác nhận dùng một lần OTP (One Time P assword)
E-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
20/36

2. Dịch vụ SMS banking

SMS banking là dịch vụ truy vấn thông tin về ngân hàng như số dư tài
khoản, 3 giao dịch gần nhất , lãi suất tiết kiệm, tỷ giá bằng cách khách hàng dùng
điện thoại di động nhắn tin theo cú pháp quy định của ngân hàng.


Dịch vụ SMS Banking của MB sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho khách
hàng bởi khách hàng không cần phải gọi điện hay đến ngân hàng vẫn có thể biết
được thông tin về tài khoản cũng như thông tin về ngân hàng mọi lúc mọi nơi.
Khách hàng sẽ thực sự hài lòng bởi tính an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, chính xác
và dễ sử dụng của dịch vụ.
Sử dụng dịch vụ SMS Banking, khách hàng có thể:
Nhận thông báo số dư tự động ngay sau khi phát sinh các giao dịch trên
tài khoản thanh toán;
Xem thông tin tỷ giá;
Xem lãi suất tiền gửi thanh toán;
Xem lãi suất tiền gửi tiết kiệm;
Truy vấn số dư tài khoản tiền gửi thanh toán;
Liệt kê 5 giao dịch tài khoản gần nhất;
Truy vấn các địa điểm đặt mày ATM có thể sử dụng thẻ Active Plus;
Truy vấn địa điểm các chi nhánh giao dịch của MB trên cả nước.

Với dịch vụ SMS Banking của MB, khách hàng sẽ thực sự hài lòng bởi
tính an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và dễ sử dụng.

SMS banking tin nhắn lên đến nhà mạng và về tới ngân hàng là Plain
Text. Tất nhiên giao dịch này vẫn có thể kèm theo các biện pháp bảo mật khác như
ma trận (Matrix Password), OTP, PIN nhưng dù sao những thông tin nhạy cảm như
số tiền giao dịch, mã khách hàng hay có thể là số tài khoản vẫn có thể bị rò rĩ.
3. Dịch vụ chuyển tiền

Các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền, như Western Union, cho phép
thanh toán từ xa từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng bằng cách nhận tiền mặt tại
một vị trí xác định và nhận các khoản chuyển tiền điện tử tới vị trí người nhận
(thường là đại lý liên kết) và thu phí.
Từ ngày 1-8-2006, hơn 800.000 chủ thẻ Đa năng

của Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) đều có thể chuyển
tiền qua điện thoại di động. EAB là ngân hàng đầu tiên tại
Việt Nam triển khai dịch vụ tiện ích này. Chủ thẻ đa năng
Đông Á có thể chuyển tiền qua điện thoại di động.
Các dịch vụ e-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
21/36
Từ 1/10/2011 đến 31/10/2011, MB phối hợp với Công ty Viễn thông
Viettel triển khai chương trình “Niềm vui lan tỏa” dành cho khách hàng đang sử
dụng và đăng ký mới dịch vụ BankPlus. Theo đó, sau khi kích hoạt dịch vụ, chủ
thuê bao BankPlus có thể giới thiệu bạn bè và người thân cùng đăng ký dịch vụ để
hưởng những ưu đãi “kép” từ các chương trình khuyến mại

BankPlus là dịch vụ thanh toán điện tử của MB và Viettel nhằm giúp
khách hàng có thể kết nối tài khoản ngân hàng của mình đến thuê bao di động để
thanh toán và chuyển tiền ngay trên điện thoại như: thanh toán cước trả sau, nạp tiền
cho thuê bao trả trước, thanh toán phí dịch vụ, chuyển tiền trong và ngoài ngân hàng
theo số điện thoại hoặc số tài khoản của người nhận…
4. Dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện
thoại, điện hoa
Tính đến hiện tại, Bưu điện vẫn là đơn vị có nhiều ưu thế nhất trong việc
thu gom các loại hình thanh toán hộ vào một mối bởi ngành này đã có sẵn các dịch
vụ điện thoại, internet. Thêm nữa, Bưu điện cũng có hệ thống mạng lưới chi nhánh
rộng hơn mọi ngân hàng, vươn đến tất cả những vùng sâu vùng xa với hơn 13.000
điểm phục vụ các dịch vụ bưu chính - viễn thông. 93% trong tổng số 8.826 xã trong
cả nước, trong đó 100% số xã ở vùng đồng bằng và trung du, 78,8% số xã ở vùng
núi cao, biên giới đã có máy điện thoại. Tổng số điện thoại hiện đạt 8 triệu máy
trong cả nước (9,94 máy/100 dân).
Nhận thấy thị trường thanh toán hộ đang trống trải, nhu cầu của người dân
còn rất lớn, các ngân hàng trong những năm gần đây ráo riết khai phá thị trường
này.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng vừa triển khai dịch vụ Tổng đài
247 nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn và thanh toán qua điện thoại cho khách hàng.
Khách hàng có thể thanh toán, chuyển khoản qua tổng đài các dịch vụ như tiền điện,
tiền nước, điện thoại, cước internet, phí bảo hiểm, đăng ký làm thẻ ACB Visa
Electron, ACB Master Card Electron qua điện thoại.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Bưu điện TP.HCM đầu
năm đã quảng cáo rầm rộ dịch vụ thanh toán cước điện thoại qua hệ thống ATM bởi
họ không muốn mất đi lợi thế hơn 120.000 tài khoản cá nhân đã được mở tại ngân
hàng này. Tuy nhiên, hiện các khách hàng của VCB cũng chỉ thanh toán qua ATM
được cước phí điện thoại, phí bảo hiểm Prudential và AIA . Số lượng máy ATM của
VCB tại TP.HCM lại không nhiều mà dịch vụ thu phí cũng ""chỉ áp dụng tại một số
địa bàn"".
Ngày 29/12/2010 Viettel, Vietcombank và Công ty cổ phần Dịch vụ Thẻ
Smartlink chính thức ra mắt dịch vụ Pay-plus cho phép thuê bao Viettel thanh toán
tiền điện, nước qua di động.
E-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
22/36
Pay-plus được kết nối bằng một sim điện thoại của Viettel tới bất kể một
dòng máy điện thoại nào để thực hiện các giao dịch như: thanh toán hóa đơn điện,
nước, cước di động, cước dịch vụ Internet ADSL, trả tiền hàng hóa, dịch vụ, tại hệ
thống cửa hàng của Viettel và các điểm bán lẻ chấp nhận thanh toán trên điện thoại
di động. Bên cạnh đó khách hàng vẫn có một thẻ thanh toán nữa để giao dịch tại các
ngân hàng trên các kênh giao dịch điện tử truyền thống như ATM, POS và Internet
của Vietcombank và các ngân hàng khác.
Pay-plus là sản phẩm kết hợp giữa tài khoản điện thoại di động với với thẻ
ngân hàng tạo ra công cụ thanh toán điện tử linh hoạt trên điện thoại di động. Khách
hàng muốn sử dụng dịch vụ chỉ cần mang chứng minh thư và thẻ Sim của Viettel
(trả trước, trả sau) tới các điểm giao dịch của Viettel để đăng ký.
5. Dịch vụ tải game, tải hình nền, tải nhạc chuông,
nhạc chờ,….


Mạng thanh toán PayNet đã cho ra mắt giải pháp
thanh toán qua điện thoại di động mPAY. mPAY là giải
pháp thanh toán qua điện thoại di động hỗ trợ GPRS được
chính Mạng Thanh toán PayNet nghiên cứu và phát triển
dựa trên công nghệ Java. GPRS (General Packet Radio
Services - dịch vụ vô tuyến gói
chung) được xem như là một
dịch vụ mới của mạng thông tin di động GSM, nó dùng
công nghệ chuyển mạch gói để truy cập đến các mạng số
liệu bên ngoài (như mạng LAN, mạng Internet, ) bằng
giao thức IP (Internet Protocol) với tốc độ cao. Di động
có cài đặt GPRS, có thể tải game, hình nền, nhạc chuông,
nhạc chờ, xem video, xem tin tức trực tuyến,…miễn phí.

Công nghệ 3G cho phép mọi giao dịch và tiện ích được thực hiện trên
điện thoại di động, thay thế cả thiết bị điều khiển các đồ gia dụng trong nhà, bản đồ
số, phòng chiếu phim, nhà hát di động hay đơn giản là phương tiện truyền tải thông
tin, chia sẻ cảm xúc VNPT sẽ cung cấp những dịch vụ 3G quan
trọng như điện thoại truyền hình, truyền tải đồng thời âm thanh, dữ
liệu với các file âm thanh dung lượng lớn, tải phim, xem phim trực
tuyến, nhắn tin đa phương tiện, tải nhạc full track, thanh toán điện tử
(cho phép thanh toán hóa đơn hay giao dịch chuyển tiền… qua tin
nhắn điện thoại di động nếu khách hàng có tài khoản mở tại ngân hàng và có liên kết
với nhà cung cấp dịch vụ di động), truy cập Internet, quảng cáo di động, sao lưu dự
phòng dữ liệu, kết nối từ xa tới mạng Internet…

Các dịch vụ e-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
23/36
6. Dịch vụ mua thẻ game


Đây là dịch vụ Agribank giúp quý khách hàng cá nhân mua thẻ Game
Online (cho chính mình hoặc mua cho người khác) bằng cách gửi tin nhắn từ điện
thoại di động. Quý khách hàng sẽ nhận được tin nhắn chứa mã thẻ gửi về điện thoại,
sau đi sử dụng mã thẻ để nạp tiền vào tài khoản game như thẻ cào thông thường).

Khách hàng có thể thực hiện mua thẻ Game Online mọi lúc, mọi nơi (có
phủ sóng viễn thông di động) bằng cách nhắn tin từ điện thoại di động. Khách hàng
có thể sử dụng phần mềm SMS Banking để thay thế cho thao tác soạn tin nhắn, tiết
kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí.

Đầu số sử dụng dịch vụ : 8049
Loại tiền tệ sử dụng: VNĐ (Việt Nam đồng)
Hạn mức áp dụng: Tối đa 2 triệu đồng/ ngày
Các loại thẻ: Vcoin, Zing Card, Gate Card, E-card, On-card, @-cash, m-card,
VGold, DEC. (Riêng đối với thẻ Vcoin của VTC: có thể nạp trực tiếp vào tài
khoản Game)

Dịch vụ Momo
Ví MoMo giúp khách hàng có thể thanh toán các hóa đơn tiền điện thoại
cố định, cước Internet, thuê bao trả sau
Cước di động trả sau VinaPhone, MobiFone, Viettel
Cước điện thoại cố định VNPT
Cước Internet của VNPT, FPT, Viettel
Vé xe liên tỉnh Mailinh Express
Mua sách trực tuyến Alphabook
Mua sách trực tuyến nhà sách Minh Khai
Mua hàng trên Megabuy
MoMo (Mobile Money) là một ví tiền trên điện thoại di động giúp khách
hàng thực hiện các giao dịch chuyển tiền, nạp tiền điện thoại di động, game, thanh

toán các loại hóa đơn… một cách đơn giản, nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi với chi
phí thấp.
Dịch vụ được cung cấp thông qua sự phối hợp giữa Vinaphone và công ty
M_Service JSC.

E-mobile Nhóm: Bắc – Trung - Nam
24/36

Yêu cầu và điều kiện Nhóm: Bắc – Trung - Nam
25/36
IV. CÁC MẠNG ĐIỆN THOẠI CHO PHÉP
THANH TOÁN, CÁC YÊU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN
THAM GIA DỊCH VỤ
1. Các mạng điện thoại cho phép thanh toán
Thanh toán hóa đơn cước dịch vụ ADSL, Homephone, PSTN của Viettel
Mobile Banking áp dụng cho tất cả các mạng điện thoại di động tại Việt
nam: VinaPhone, Viettel( Thanh toán hóa đơn cước dịch vụ ADSL, Homephone,
PSTN của Viettel) , E-Mobile (EVN Telecom), Sfone, Mobiphone,…

 E-load của VinaPhone
 AnyPay của Viettel
 Mobiez của MobiFone cho phép thuê bao di động trả trước của các mạng này
nạp tiền với đủ loại mệnh giá mà không cần sử dụng thẻ cào.
 Sfone
 EVN Telecom
 HT Mobile
 VTC Intecom,…
















2. Các yêu cầu và điều kiện tham gia dịch vụ

 Đối với dịch vụ mobile banking, khách hàng phải có tài khoản tại ngân
hàng ( phải có số dư tài khoản ), phải đăng ký dịch vụ tại ngân hàng và sử dụng
mạng điện thoại

Điều kiện sử dụng dịch vụ mobile banking tại ngân hàng Ocean bank

×