MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
ngun có vai trị đặc biệt quan trọng tới hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch
cũng như tới phát triển, hình thành các điểm, cụm, tuyến du lịch. Phát triển du lịch
bền vững dựa trên cơ sở khai thác sử dụng tài nguyên hướng tới việc thỏa mãn được
các yêu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ mai sau. Để du
lịch phát triển được một cách bền vững thì việc đánh giá tổng hợp các điều kiện địa
lý và tài nguyên là việc làm cần thiết nhằm xác định được giá trị của các hợp phần
tự nhiên phù hợp cho việc khai thác phát triển du lịch. Thông qua việc đánh giá các
thành tạo, các tính chất của tự nhiên cũng như các điều kiện, khả năng khai thác tài
nguyên sẽ xác định được mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với từng lãnh thổ và
với từng loại hình du lịch.
Huyện Tam Đảo nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đơng Nam giáp
huyện Bình Xun, phía Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện
Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), phía Bắc giáp
huyện Đại Từ (Thái Ngun); cách Thủ đơ Hà Nội 60 km, sân bay quốc tế Nội Bài
40 km, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có lối đi vào huyện, địa phương có
điều kiện kết nối các tuyến du lịch với các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú
Thọ, Lào Cai …, đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách nội địa và quốc tế đến với
Tam Đảo.
Huyện Tam Đảo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh
Phúc được tập trung, xây dựng thành huyện du lịch. Huyện có diện tích tự nhiên là
23.587,6 ha; dân số 78.232 nghìn người, trong đó 44,5 % là đồng bào dân tộc thiểu
số chủ yếu là dân tộc Sán Dìu (2015). Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động (thành lập
2004), huyện Tam Đảo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội... đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng
được nâng cao. Tuy vậy, theo đánh giá chung sự phát triển hiện nay chưa tương
xứng với các tiềm năng, lợi thế của huyện, sự phát triển chưa thực sự có hiệu quả.
1
Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch, dịch vụ
chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều cơng trình đã xuống cấp; các sản phẩm du lịch còn
nghèo nàn, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách;
các hoạt động kinh doanh dịch vụ chủ yếu là cá thể, hộ gia đình theo mùa vụ và
chưa tạo dựng được các sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu du lịch Tam Đảo.
Để có quy hoạch phát triển kinh tế bền vững, phát huy được thế mạnh của
huyện, cần có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xây
dựng cơ sở khoa học cho việc đinh
̣ hướng phát triể n, nâng cao năng suấ t, chấ t
lươ ̣ng, giá tri ̣du lịch của huyện.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá tổng hợp điều
kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc” nhằm phát huy thế mạnh, cải thiện khả năng cạnh tranh chung, tạo sản
phẩm du lịch đặc thù nâng cao sức hấp dẫn du lịch của huyện Tam Đảo.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
+ Nghiên cứu, đánh giá và làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ cho
phát triển du lịch.
+ Đề xuất các định hướng và giải pháp cụ thể cho việc sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên thiên nhiên của lãnh thổ cho mục đích phát triển du lịch.
- Nội dung nghiên cứu
+ Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đánh giá điều kiện địa lý và
tài nguyên cho phát triển du lịch.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch của huyện Tam Đảo
và xác định các loại hình du lịch đặc trưng trên địa bàn huyện.
+ Xác định sự phân hóa lãnh thổ thơng qua việc phân chia thành các tiểu
vùng địa lý tự nhiên trên toàn bộ lãnh thổ huyện Tam Đảo.
+ Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch theo các tiểu vùng. Đề
xuất định hướng phát triển du lịch theo từng tiểu vùng và phát triển du lịch huyện
Tam Đảo giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2025.
2
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn khơng gian:
Lãnh thổ nghiên cứu là tồn huyện Tam Đảo xét theo ranh giới hành chính, nằm
trong giới hạn từ 105029’ đến 105041’ kinh độ Đông, 21020’ đến 22033’ vĩ độ Bắc
- Giới hạn nội dung:
+ Tập trung nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên cho phát triển bền vững
ngành du lịch, trong đó tập trung vào phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và
du lịch tâm linh.
+ Trong quá trình nghiên cứu tác giả có xét đến mối quan hệ khơng gian,
phân tích khả năng liên kết du lịch giữa huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc với các
tỉnh lân cận (Phú Thọ, Thái Nguyên và Tuyên Quang) có những nét tương đồng về
tài nguyên du lịch, đặc biệt là hệ thống tài nguyên tại khu vực VQG Tam Đảo.
- Giới hạn thời gian:
Sử dụng các tư liệu, số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và du lịch của huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2004 - 2015, có tính đến các số liệu dự
báo và định hướng quy hoạch đến năm 2025.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần hồn thiện thêm phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu về đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên
tự nhiên phục vụ phát triển du lịch. Luận văn đã phát triển hướng tiếp cận trên quan
điểm địa lý tự nhiên theo phương pháp phân vùng và đánh giá tổng hợp mức độ thuận
lợi của tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch theo từng tiểu vùng.
- Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn, các kết quả, các đề
xuất, kiến nghị là những luận cứ khoa học giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định
chính sách, các nhà quy hoạch du lịch xây dựng định hướng chiến lược, tổ chức
không gian phát triển du lịch huyện Tam Đảo theo các tiểu vùng địa lý tự nhiên.
5. Những đóng góp mới của luận văn
3
- Áp dụng hướng tiếp cận nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp, xác định sự
phân hóa lãnh thổ thông qua việc phân chia các tiểu vùng địa lý tự nhiên làm cơ sở
để đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên cho
mục đích phát triển du lịch huyện Tam Đảo theo hướng phát triển bền vững.
- Định hướng phát triển du lịch huyện Tam Đảo theo tiểu vùng và định
hướng tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Tam Đảo theo hệ thống phân vị: điểm, cụm
và các tuyến du lịch.
6. Cơ sở tài liệu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập trong suốt
thời gian thực hiện luận văn như:
- Các đề tài, dự án, các báo cáo khoa học, nghiên cứu về điều kiện địa lý và
tài nguyên du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc; Các số liệu thống kê của Ban quản lý các
khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên; Các số liệu thống kê, báo cáo quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội, du lịch của tỉnh được trực tiếp thu thập tại phòng thống kê
huyện Tam Đảo; Cục Thống kê, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và
Cơng nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân
dân tỉnh Vĩnh Phúc...
- Các tư liệu ghi chép, quan sát, phân tích,…
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có nội
dung gồm 3 chương. Cụ thể nội dung các chương bao gồm:
Chương 1. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu đánh giá
tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích phát triển bền vững du lịch.
Chương 2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng phát
triển du lịch huyện Tam Đảo.
Chương 3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích phát triển
bền vững du lịch huyện Tam Đảo.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ TUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ MỤC
ĐÍCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niện về du lịch bền vững
“Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một
cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả
những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách
khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự
tham gia chủ động về kinh tê - xã hội của cộng đồng địa phương”. (World
Conservation Union,1996).
Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi
ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương, có thể được thực
hiện lâu dài nhưng khơng ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào [26].
Du lịch bền vững khác với du lịch đại chúng. Du lịch đại chúng không được
lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, khơng
mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng
các mơi trường nhạy cảm. Và kết quả là có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách
không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chúng phụ thuộc vào. Ngược
lại, du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để
mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tơn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn
lợi tự nhiên, giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững có
thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được
nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của
vùng được bảo vệ.
1.1.2 Điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch
Điều kiện địa lý là toàn bộ các thành phần của tự nhiên như địa hình, khí
hậu, thủy văn, sinh vật… và các bộ phận của cảnh quan tự nhiên. Những nhân tố
5
này là môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt và các hoạt
động giải trí của con người. Đối với hoạt động du lịch, do có định hướng tài nguyên
rõ rệt nên cùng với các điều kiện địa lý thuận lợi, thì tài nguyên du lịch cũng là một
trong những nhân tố quan trọng đối với phát triển du lịch của từng lãnh thổ. Tuy
nhiên, trong thực tế khai thác và sử dụng tài nguyên cho mục đích du lịch thì chính
các điều kiện địa lý thuận lợi, phù hợp lại được xem như là những dạng tài nguyên
du lịch tự nhiên.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung và là một
bộ phận cấu thành quan trọng trong phát triển du lịch. Có nhiều quan niệm về tài
nguyên du lịch, song nhìn chung có thể khái qt đó là những tổng thể tự nhiên, văn
hóa lịch sử có khả năng đáp ứng cho các hoạt động du lịch [27, 39, 46, 49, 59, 75].
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người
và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là
yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch [49].
Về cấu trúc, tài nguyên du lịch được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
phân loại theo nhóm cung cấp tiềm tàng, nhóm cung cấp hiện tại và nhóm tài
nguyên kỹ thuật (UNTWO, 1997) (dẫn theo [27]); Phân loại theo hệ thống với ba
phụ hệ: thiên nhiên, nhân văn và dịch vụ [27]; Phân loại theo ba nhóm: khí hậu,
văn hóa xã hội, kinh tế [27] hoặc tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch
nhân văn, tài nguyên kinh tế - kỹ thuật và bổ trợ [74,75]; Phân loại theo hai nhóm:
tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn [39, 49, 58, 62].
Luận văn áp dụng hệ thống phân loại tài nguyên du lịch trong Luật Du lịch
Việt Nam (2005) bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn [49].
1.1.2.1 Điều kiện địa lý - Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch [49]. Như vậy, riêng đối với tài nguyên du lịch tự nhiên có thể hiểu là
6
tất cả các điều kiện địa lý thuận lợi cho khai thác, phát triển du lịch.
- Vị trí địa lý: Là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển du lịch
nói chung cũng như tổ chức các điểm, cụm, tuyến du lịch nói riêng. Trong nghiên
cứu của luận văn, vị trí địa lý khơng chỉ đơn thuần là vị trí hành chính của lãnh thổ
mà được xem như một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên - tài nguyên vị thế. Tài
nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về
cấu trúc, hình thể sơn văn, cảnh quan, sinh thái của một khơng gian, có thể sử dụng
cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng và chủ
quyền quốc gia [63].
Đối với phát triển du lịch, tài nguyên vị thế được xét dưới các góc độ: giá trị
vị thế (địa) tự nhiên với các giá trị và lợi ích có được từ vị trí khơng gian; giá trị vị
thế (địa) kinh tế với các giá trị và lợi ích có được từ các đặc điểm địa lý ảnh hưởng
đến tiến trình phát triển kinh tế của lãnh thổ; giá trị vị thế (địa) chính trị với lợi ích
kết hợp của lợi thế về địa lý tự nhiên và nhân văn trong các bối cảnh chính trị của
từng quốc gia, khu vực.
- Địa hình: Sự phân hóa của địa hình góp phần tạo nên sự đa dạng của cảnh
quan, tuy nhiên, đặc trưng hình thái và trắc lượng hình thái của địa hình cũng có thể
là những yếu tố thuận lợi hoặc trở ngại cho các hoạt động du lịch.
Ngồi ý nghĩa, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, là
địa bàn xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật thì đặc điểm của
địa hình góp phần quyết định các loại hình du lịch, địa hình càng đa dạng thì càng
có sức hấp dẫn du khách. Nhìn chung, địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế
hơn đối với hoạt động du lịch nhờ vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên
(rừng, núi, thác, suối, hang động...) cùng với khí hậu mát mẻ, khơng khí trong lành.
Ngồi ra cịn có các dạng địa hình có giá trị cao cho các hoạt động du lịch
như các hồ, đầm, các đảo và quần đảo, bãi biển ven bờ, các di tích tự nhiên...
- Khí hậu: Trong các chỉ tiêu về khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm khơng khí là
những yếu tố quan trọng nhất, ngồi ra, cịn có các yếu tố khác như gió, áp suất khí
quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Các điều kiện khí hậu được xem như một dạng tài nguyên đặc biệt và được
7
khai thác, phục vụ cho các mục đích du lịch, nghỉ dưỡng khác nhau. Nhìn chung,
đối với nhu cầu nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe và các hoạt động du lịch thuần túy,
đòi hỏi nhiều các yếu tố thuận lợi về áp suất khơng khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng,
lượng ơxy và độ trong lành của khơng khí. Tuy nhiên, đối với các loại hình du lịch
đặc thù như thể thao nhảy dù, tàu lượn, khinh khí cầu, thả diều, thuyền buồm lại yêu
cầu các yếu tố thời tiết thích hợp như hướng gió, tốc độ gió, quang mây, khơng có
sương mù. Do các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí
hậu nên tính mùa của khí hậu có ảnh hưởng rất rõ đến tính mùa vụ trong hoạt động
du lịch.
- Thủy văn: Tài nguyên nước bao gồm hệ thống nước mặt và nước ngầm được
khai thác, sử dụng cho các mục đích tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng.
Tài nguyên nước mặt bao gồm biển, sơng, suối, hồ..., ngồi ý nghĩa khai thác
cho các hoạt động dân sinh cịn có vai trị điều hịa khí hậu, nhiều nơi tạo được cảnh
quan đẹp đã trở thành những điểm đến hấp dẫn du khách.
Tài nguyên nước ngầm có giá trị cho hoạt động du lịch là các nguồn nước
khoáng. Nhiều nguồn nước khoáng tự nhiên đạt tiêu chuẩn, được sử dụng trực tiếp
làm nước uống, nước giải khát. Đối với mục đích du lịch chữa bệnh, nhiều nguồn
nước khống có thành phần hóa học đa dạng, độ khống hóa và hàm lượng các vi
ngun tố khá cao như nhóm nước khống cacbonic, nhóm silic, nhóm brơm-iơt-bo,
nhóm sunfua hydrơ, nhóm phóng xạ, và nhóm nước khống nóng. Các nguồn nước
khoáng này đáp ứng được nhu cầu an dưỡng, chữa bệnh, đặc biệt với một số bệnh
về hệ vận động, thần kinh, tiêu hóa, da liễu và nội tiết.
- Sinh vật: Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật
sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần
dưỡng, chăm sóc, lai tạo. Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa quan trọng về tính đa dạng
sinh học, đặc trưng của các loài quý hiếm, đặc hữu và các hệ sinh thái đặc thù
thường tập trung tại các VQG, các khu rừng ngập mặn, các rạn san hơ, sân chim...
Tài ngun sinh vật vừa góp phần cùng với các loại tài nguyên khác tạo nên phong
cảnh đẹp, hấp dẫn vừa có ý nghĩa bảo vệ mơi trường (bảo tồn các nguồn gen, che
phủ mặt đất, chống xói mịn), vừa có giá trị đối với các hoạt động du lịch, tham
8
quan, nghiên cứu khoa học.
1.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền
thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng,
khảo cổ, kiến trúc, các cơng trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn
hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch [49].
- Thành phần các dân tộc: Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học được khai
thác là điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất.
Những sắc thái văn hóa riêng của các dân tộc trên cùng một lãnh thổ là những đặc điểm
hấp dẫn, có giá trị cao đối với phát triển du lịch.
- Các di tích lịch sử văn hóa: Là những khơng gian vật chất cụ thể, khách
quan, trong đó chứa đựng các giá trị nhiều mặt điển hình, do tập thể hoặc cá nhân
con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại [59]. Việc xếp hạng và phân loại các giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học của mỗi di tích được quy định trong Luật Di sản văn
hóa (2001) [48] nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo tồn, khai thác, sử dụng
di tích phục vụ cho mục đích nghiên cứu, du lịch. Các di tích lịch sử văn hóa là một
nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, giữ vai trị chính trong việc thu hút khách, đặc
biệt là khách du lịch quốc tế.
- Các lễ hội truyền thống: Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp rất
đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao
động mệt nhọc, là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại như thờ
cúng tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc để giải quyết những lo âu, những khao khát
ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Các lễ hội đặc biệt có sức hấp
dẫn khách du lịch bởi các yếu tố: (1) biểu hiện sống động của nền văn hóa dân tộc;
(2) thước đo sự phát triển của văn hóa dân gian; (3) đặc trưng của nền văn hóa nơng
nghiệp; (4) biểu hiện của tính cộng đồng [14].
- Các làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống: Làng nghề thủ công là
trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình
chun làm nghề mang tính truyền thống lâu đời [72]. Các sản phẩm của làng nghề
truyền thống là sự kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị văn hóa lâu đời của
9
mỗi dân tộc. Các làng nghề truyền thống chính là một dạng tài nguyên du lịch nhân
văn, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề ln bao gồm trong đó cả nội dung giá trị
vật thể (hàng lưu niệm) và phi vật thể (kỹ năng làm nghề, cảm nhận văn hóa nghệ
thuật…) [59].
1.1.3 Phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch
1.1.3.1 Cơ sở phương pháp luận
Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch là xác định giá
trị của các hợp phần tự nhiên phù hợp cho việc khai thác phát triển du lịch. Đánh
giá tài nguyên du lịch được xác định theo các tính chất của tài nguyên bao gồm tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đánh giá tài nguyên du lịch
chính là đánh giá các thành tạo, các tính chất của tự nhiên, đánh giá các sản phẩm
do con người hay cộng đồng tạo nên xem chúng có khả năng thu hút khách hay có
khả năng khai thác phục vụ phát triển một loại hình du lịch nào đó nói riêng và phát
triển du lịch nói chung hay khơng. Do vậy, trong nội dung nghiên cứu của luận văn,
đánh giá điều kiện tự nhiên chính là đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài
nguyên du lịch tự nhiên nhằm xác định khả năng khai thác của các loại tài nguyên
đối với hoạt động du lịch trên địa bàn của huyện Tam Đảo.
1.1.3.2 Các phương pháp đánh giá
Cũng giống như phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch, hiện phổ biến hai
phương pháp chính đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch là đánh giá theo
từng dạng điều kiện tự nhiên (từng dạng tài nguyên) và đánh giá tổng hợp điều kiện
tự nhiên (tài nguyên) [18].
a) Phương pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lịch
Phương pháp đánh giá này dựa vào các tiêu chuẩn đã được xác định để lấy
đó làm chuẩn mà đánh giá.
Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên, các dạng tài nguyên địa hình, khí hậu, thuỷ
văn, sinh vật du lịch đều đã được xác định dựa trên một số tiêu chuẩn nhất định.
Đặc điểm địa hình là một dạng tài nguyên du lịch được đánh giá bằng sự
thống kê mô tả về đặc điểm hình thái và trắc lượng hình thái của các dạng địa hình
và các kiểu địa hình đặc biệt hoặc đánh giá mức độ tương phản của các kiểu địa
10
hình. Các di tích của tự nhiên về địa chất - địa hình như hang động, thác nước, các
hình thù tưởng tượng thường là các đối tượng du lịch đặc sắc.
Điều kiện khí hậu được khai thác phục vụ du lịch được đánh giá bằng chỉ số
các điều kiện thích hợp nhất với sức khoẻ con người và các điều kiện thích hợp nhất
với các hoạt động du lịch.
Các điều kiện về thuỷ văn được khai thác với tư cách là tài nguyên du lịch
được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho sinh hoạt để đánh giá
mức độ sử dụng nước phục vụ cho các hình thức hoạt động du lịch tắm, thể thao
nước, các tiêu chuẩn về sóng, thuỷ triều, dịng biển để phục vụ cho các loại hình thể
thao, nghiên cứu khám phá các hệ sinh thái biển,...
Đặc điểm các giá trị tài nguyên sinh vật phục vụ cho phát triển du lịch được
đánh giá dựa vào các quy định và tiêu chuẩn đối với các VQG, các khu bảo tồn
thiên nhiên, các rừng di tích lịch sử văn hố, mơi trường hoặc dựa vào các chỉ tiêu
cụ thể để phát triển từng hình thức du lịch như tham quan dã ngoại, quan sát nghiên
cứu các loài sinh vật đặc hữu,... để đánh giá.
Ngoài việc đánh giá các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu dựa trên các
thành phần tự nhiên đã nêu trên, còn cần thiết phải tiến hành đánh giá chung vì có
nhiều dạng tài ngun du lịch địi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố tự nhiên.
Thí dụ, VQG là một dạng tài nguyên du lịch sinh thái quan trọng bao gồm nhiều
yếu tố tự nhiên thảm thực vật, đa dạng sinh học, khí hậu, thuỷ văn, cảnh quan,...
Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, là các giá trị văn hoá bản địa, việc đánh
giá các giá trị dạng tài nguyên cụ thể như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh
hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết của cộng đồng... được xác định bằng
việc kiếm kê, đánh giá về mặt số lượng (số lượng cụ thể, mật độ) và chất lượng (có
ý nghĩa thế giới, quốc gia, vùng, địa phương) của các dạng giá trị văn hoá bản địa
đã được thừa nhận hoặc theo đánh giá của các chuyên gia, các danh nhân.
Phương pháp đánh giá theo từng dạng điều kiện tự nhiên được coi là cơ sở
để thực hiện đánh giá tổng hợp.
b) Phương pháp đánh giá tổng hợp
Căn cứ vào mục đích, nội dung và các yêu cầu đánh giá thì phương pháp
11
đánh giá tổng hợp có điều kiện và khả năng đáp ứng được tốt và đầy đủ hơn cả. Tuy
vậy việc đánh giá tổng hợp cũng rất phức tạp.
Phương pháp đánh giá tổng hợp đã được sử dụng để đánh giá các thể tổng
hợp tự nhiên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Các thể tổng hợp tự nhiên luôn
là khách thể, tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan cịn các mục đích đánh
giá là những chủ thể có những yêu cầu cụ thể rất khác nhau.
Mục đích của việc đánh giá các điều kiện tự nhiên (ĐKTN)/tài nguyên du
lịch (TNDL) phục vụ phát triển du lịch là nhằm xác định mức độ thuận lợi (tốt,
trung bình, kém) của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với toàn
bộ hoạt động du lịch nói chung hay đối với từng loại hình du lịch, từng lĩnh vực
hoạt động cụ thể phục vụ du lịch nói riêng.
Trong đánh giá tổng hợp các ĐKTN, việc xác định đối tượng đánh giá, là
các thể tổng hợp tự nhiên các cấp khác nhau, phải phù hợp với quy mơ và nội dung
đánh giá để trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá thích hợp.
Thơng thường ở quy mơ tồn quốc hoặc một vùng rộng lớn, ta thường lấy cảnh
quan làm đối tượng đánh giá, ở quy mô nhỏ hơn như cấp tỉnh và cấp huyện đối
tượng đánh giá là các nhóm dạng và dạng địa lý hoặc ở một điểm du lịch thì đối
tượng đánh giá thường là các dạng và diện địa lý.
Việc đánh giá tổng hợp ĐKTN/TNDL tại mỗi điểm du lịch, khu du lịch thậm
chí cả một vùng du lịch rộng lớn phức tạp hơn rất nhiều vì nó khơng chỉ đơn thuần
đánh giá tài ngun mà cịn đánh giá cả các điều kiện để khai thác các tài nguyên đó.
c) Các bước tiến hành
Phương pháp đánh giá tổng hợp ĐKTN/TNDL được tiến hành theo 4 bước:
Lựa chọn đối tượng đánh giá, xây dựng thang đánh giá, tiến hành đánh giá và đánh
giá kết quả.
Bước 1. Lựa chọn đối tượng đánh giá
Xác định đối tượng các cần đánh giá trên địa bàn nghiên cứu
Bước 2. Xây dựng thang đánh giá
Xây dựng thang đánh giá là bước quan trọng và quyết định nhất tới kết quả
đánh giá.
12
Việc xây dựng thang đánh giá bao gồm các nội dung rất quan trọng là: chọn
các tiêu chí đánh giá, xác định các cấp của từng tiêu chí, xác định chỉ tiêu của mỗi
cấp và điểm của mỗi cấp, xác định hệ số tính điểm (trọng số) cho các tiêu chí.
- Chọn các tiêu chí đánh giá:
Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá ĐKTN/TNDL cho phát triển du lịch như độ
hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí và khả năng
tiếp cận, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hiệu quả khai thác...
(1) Độ hấp dẫn: là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá ĐKTN/TNDL vì nó
quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và
thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc
sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Độ hấp dẫn được thể
hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều
loại du lịch.
Độ hấp dẫn của điểm du lịch là tiêu chí mang tính tổng hợp các yếu tố như
tính hấp dẫn của cảnh quan mà được nhiều du khách cơng nhận; sự thích hợp của
khí hậu; tính đặc sắc và độc đáo của các đối tượng tham quan du lịch; v.v. Độ hấp
dẫn này thường được chia thành 4 cấp.
+ Rất hấp dẫn: Có khoảng 3 lồi sinh vật quý hiếm, đặc hữu; có trên 5 cảnh
quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 5 di tích tự nhiên đặc sắc và những tài nguyên
du lịch khác để có thể phát triển được ít nhất 5 loại hình du lịch dựa vào tự nhiên
(nature - based tourism).
+ Khá hấp dẫn: Có khoảng 2 lồi sinh vật q hiếm, đặc hữu; có ít nhất nhất
3 - 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 2 di tích tự nhiên đặc sắc và những
tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được 3 - 5 loại hình du lịch dựa vào tự
nhiên (nature - based tourism).
+ Hấp dẫn: Có khoảng 1 lồi sinh vật q hiếm, đặc hữu; có ít nhất 1 - 2
cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 1 di tích tự nhiên đặc sắc và những tài
nguyên du lịch khác để có thể phát triển được 1 - 2 loại hình du lịch dựa vào tự
nhiên (nature - based tourism).
+ Kém hấp dẫn: Khơng có lồi sinh vật q hiếm, đặc hữu nào; cảnh quan tự
13
nhiên đơn điệu và chỉ có thể phát triển được 1 loại hình du lịch dựa vào tự nhiên
(nature - based tourism).
Như vậy có thể thấy, đối với điểm du lịch ngoài những yếu tố về cảnh quan,
độ hấp dẫn sẽ dựa trên yếu tố chủ yếu về tính đặc sắc và độc đáo của hệ sinh thái
với các loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu có giá trị quốc gia, khu vực hoặc quốc tế,
cũng như những giá trị văn hoá bản địa.
(2) Sức chứa của điểm du lịch phản ánh khả năng và quy mô triển khai hoạt
động của điểm du lịch mà không nảy sinh những tác động tiêu cực đến tài nguyên,
môi trường và xã hội. Điều này rất quan trọng đối với việc xây dựng phát triển bền
vững du lịch.
Trong thực tế việc xác định “sức chứa” của một điểm du lịch nói chung, rất
khó bởi cần triển khai việc quan trắc bằng thực nghiệm. Trong nhiều trường hợp
nhiệm vụ này được thực hiện bằng việc kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của
các nước, đặc biệt các nước trong khu vực nơi có những điều kiện tương đồng hoặc
bằng kinh nghiệm thực tiễn.
Sức chứa (chỉ khả năng tiếp nhận khách) của điểm du lịch cũng thường được
chia thành 4 cấp:
+ Rất lớn: trên 1.000 lượt khách/ngày.
+ Khá lớn: từ 500 - 1.000 lượt khách/ngày.
+ Trung bình: từ 100 - 500 lượt khách/ngày.
+ Nhỏ: dưới 100 lượt khách/ngày.
Tuy nhiên có thể nhận thấy sức chứa của điểm du lịch phụ thuộc rất nhiều
vào quy mơ lãnh thổ của điểm du lịch đó.
(3) Thời gian khai thác hoạt động du lịch quyết định tính chất thường xuyên
hay mùa vụ của hoạt động du lịch từ đó có liên quan trực tiếp tới phương thức khai
thác đầu tư, kinh doanh phục vụ du lịch. Thời gian hoạt động du lịch lệ thuộc chặt
chẽ vào đặc điểm khí hậu, tập quán sinh hoạt, lễ hội của cộng đồng địa phương nơi
tổ chức phát triển du lịch.
Thời gian hoạt động của điểm du lịch được xác định bởi khoảng thời gian
thích hợp về các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khoẻ và đảm bảo an toàn
14
cho khách du lịch cũng như thời gian thuận lợi để đưa khách đi du lịch theo chương
trình du lịch.
Để tiện lợi trong việc xem xét chỉ tiêu này trong tổng thể các chỉ tiêu liên
quan đến phát triển các điểm, tuyến du lịch, việc đánh giá thời gian hoạt động của
điểm du lịch cũng có thể chia làm 4 cấp:
+ Rất dài: Có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai thác tốt các hoạt
động du lịch và có ít nhất trên 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ
con người.
+ Khá dài: Có từ 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt
động du lịch và có từ 120 - 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ
con người.
+ Trung bình: Có từ 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động
du lịch và có từ 90 - 120 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người.
+ Ngắn: Có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch
và dưới 90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người.
(4) Độ bền vững của tài nguyên du lịch phản ảnh khả năng tồn tại, tự phục
hồi của các thành phần tự nhiên của điểm du lịch trước áp lực tác động của hoạt
động du lịch hoặc các tác động tự nhiên, kinh tế - xã hội khác. Độ bền vững này
cũng được chia thành 4 cấp:
+ Rất bền vững: Khơng có thành phần tự nhiên nào bị phá hủy, nếu có thì ở
mức độ khơng đáng kể và được phục hồi lại sau một thời gian ngắn. Hoạt động du
lịch khơng bị ảnh hưởng và có thể diễn ra liên tục.
+ Khá bền vững: Có từ 1 - 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ ở mức độ nhẹ và
có khả năng tự phục hồi. Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.
+ Bền vững trung bình: Có 1 - 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ đáng kể và
phải có sự trợ giúp của con người mới có khả năng hồi phục. Hoạt động du lịch có
thể bị hạn chế.
+ Kém bền vững: Có từ 1 - 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ nặng cần đến sự
trợ giúp của con người, song khả năng phục hồi hạn chế và kéo dài. Hoạt động du
lịch bị gián đoạn.
15
Độ bền vững của các điểm du lịch phụ thuộc nhiều vào tính nhạy cảm, dễ
phá huỷ của các hệ sinh thái. Ví dụ, hệ sinh thái san hơ rất dễ bị phá huỷ và quá
trình phục hồi tự nhiên rất lâu trong khi hệ sinh thái rừng khô hạn hoặc rừng tràm ít
nhạy cảm trước những tác động và quá trình phục hồi nhanh hơn khi bị phá huỷ.
(5) Vị trí và khả năng tiếp cận điểm du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc thụ hút khách du lịch. Vị trí và khả năng tiếp cận các điểm du lịch được đánh
giá thông qua các chỉ tiêu về khoảng cách, thời gian đi đường, chất lượng đường và
các loại phương tiện có thể sử dụng.
Để xác định mức độ thuận lợi để xây dựng phát triển các điểm du lịch từ góc
độ khoảng cách từ thị trường nguồn đến vị trí điểm du lịch, trên cơ sở thực tiễn hoạt
động du lịch, thường sử dụng 4 cấp:
+ Rất thuận lợi: khoảng cách 10 - 100 km, thời gian đi đường ít hơn 3h và có
thể sử dụng từ 2 - 3 phương tiện vận chuyển thông dụng.
+ Khá thuận lợi: Khoảng cách 100 - 200 km, thời gian đi đường ít hơn 5h và
có thể sử dụng từ 2 - 3 phương tiện vận chuyển thông dụng.
+ Thuận lợi: Khoảng cách 200 - 500 km, thời gian đi đường ít hơn 12h và có
thể sử dụng từ 1 - 2 phương tiện vận chuyển thông dụng.
+ Kém thuận lợi: Khoảng cách trên 500 km, thời gian đi đường hơn 24h và
có thể sử dụng từ 1 - 2 phương tiện vận chuyển thông dụng.
(6) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ý nghĩa rất quan trọng,
có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên và phục vụ khách du lịch.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đánh giá bằng số lượng, chất
lượng, tính đồng bộ, các tiện nghi của cơ sở với các tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia.
Đây được xem là tiêu chí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát
triển điểm, tuyến du lịch với 4 mức độ khác nhau:
+ Rất tốt: Điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ,
đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với điều kiện này, việc khai thác các tiềm năng để phát triển
điểm, tuyến du lịch rất thuận lợi đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách ở trình độ cao.
+ Khá tốt: Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi,
đạt tiêu chuẩn quốc gia.
16
+ Trung bình: Có được một số cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng
bộ, đạt tiêu chuẩn quốc gia, tuy nhiên tính đồng bộ bị hạn chế.
+ Kém: Điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch yếu kém,
không đồng bộ với chất lượng hạn chế và không đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Đối với hoạt động du lịch bền vững, yêu cầu về điều kiện hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật mặc dù không cao và khắt khe như đối với hoạt động du lịch đại
chúng, tuy nhiên điều kiện hạ tầng để tiếp cận điểm du lịch cũng như một số yếu tố
hạ tầng tối thiểu như cung cấp nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, dịch vụ y tế,... đòi
hỏi phải đồng bộ và đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Ngoài ra hiệu quả khai thác cũng có thể được xem như một tiêu chí quan
trọng để xem xét, đánh giá và có những biện pháp khai thác và điều chỉnh thích hợp
tới mỗi điểm du lịch.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu cũng như những điều kiện cụ thể để lựa chọn
các tiêu chí đánh giá thích hợp.
- Xác định các cấp của từng tiêu chí
Mỗi tiêu chí thường được đánh giá theo các cấp, thường gồm 3, 4 hoặc 5 cấp
từ cao xuống thấp, nhiều đến ít, tốt đến xấu, ứng với các mức độ thuận lợi khác
nhau. Vì các điểm du lịch ít nhiều đã được lựa chọn nên sẽ khơng có tiêu chí nào
được đánh giá là không thuận lợi mà chỉ ở các mức độ thuận lợi ít hay nhiều mà
thơi. Phần lớn các cơng trình đánh giá tài ngun du lịch hiện nay thường sử dụng 4
cấp (rất nhiều, khá nhiều, trung bình, ít) để chỉ 4 mức độ thuận lợi (rất thuận lợi,
khá thuận lợi, trung bình và ít thuận lợi).
- Xác định chỉ tiêu của mỗi cấp
Việc xác định các chỉ tiêu cụ thể ứng với mỗi cấp là rất cần thiết, có tính chất
định lượng để có thể so sánh các kết quả đánh giá với nhau. Để đảm bảo cho việc
xác định chỉ tiêu của mỗi cấp được chính xác cần dựa trên các cơ sở điều tra, tính
tốn, thực nghiệm hoặc ý kiến chun gia.
- Xác định điểm của mỗi cấp
Để tiến hành đánh giá bằng cách tính điểm, cần xác định số điểm cho mỗi
cấp. Trong thang đánh giá, số điểm của mỗi cấp của các tiêu chí đều bằng nhau.
17
Điểm của mỗi cấp thơng thường được tính từ cao xuống thấp. Đối với số cấp của
mỗi tiêu chí là 4 thì điểm cụ thể sẽ là 4, 3, 2, 1.
- Xác định hệ số (trọng số) của các tiêu chí
Trên thực tế, các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá tài ngun du lịch có
các tính chất, mức độ và giá trị khơng đồng đều. Vì thế để đảm bảo tính chính xác
và khách quan của kết quả đánh giá rất cần thiết phải xác định thêm hệ số cho các
tiêu chí quan trọng hơn. Để làm được việc này người đánh giá thường căn cứ vào
các kết quả nghiên cứu, điều tra hoặc bằng trực giác trên cơ sở tích lũy các kinh
nghiệm để xác định chính xác các hệ số. Các hệ số này có thể là 1, 2 hoặc 3 đối với
mỗi tiêu chí và sẽ được nhân với số điểm của tiêu chí đó để tính điểm chung.
Bước 3. Tiến hành đánh giá
Tiến hành đánh giá nhằm xác định được điểm đánh giá. Điểm đánh giá bao
gồm số điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí và số điểm đánh giá tổng hợp tất cả
các tiêu chí.
Điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí là số điểm của các cấp đánh giá nhân
với hệ số của tiêu chí đó. Như vậy điểm đánh giá riêng cao nhất của một tiêu chí đối
với cấp cao nhất (4) và có hệ số cao nhất (thí dụ là 3 trong 3 hệ số 1, 2 và 3) sẽ là: 4
x 3 = 12 điểm. Và điểm đánh giá riêng thấp nhất là các cấp thấp nhất của tiêu chí có
hệ số thấp nhất sẽ là: 1 x 1 = 1 điểm.
Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí.
Trong trường hợp đánh giá tổng hợp với 6 tiêu chí và 3 hệ số như đã nêu trên thì
tổng số điểm cao nhất sẽ là 56 điểm (12 + 8+ 12 + 4+ 12 +8) và tổng số điểm thấp
nhất là 14 (3 + 2 + 3 + 1 + 3 + 2).
Cũng có một số cơng trình đánh giá lấy điểm đánh giá tổng hợp là tích của
các điểm đánh giá riêng. Cách làm này nhằm phân biệt các kết quả một cách rõ rệt
hơn song thực tế sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Cũng cần nói thêm rằng, cách cộng điểm để đánh giá kết quả chung hiện nay
vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đánh giá khác nhau.
Việc đánh giá này có thể tiến hành với từng đối tượng song cũng có thể tiến hành
18
với nhiều đối tượng khác nhau miễn là cùng sử dụng chung một thang đánh giá.
Bước 4. Đánh giá kết quả
Căn cứ vào sổ điểm tối đa mà thang điểm đánh giá đã xác định (56 điểm ứng với 100%) và kết quả đánh giá cụ thể tại mỗi đối tượng đánh giá để xác định tỷ
lệ % số điểm đã đạt được so với số điểm tối đa. Mức độ đánh giá ĐKTN/TNDL như
sau (bảng 1.1)
Bảng 1.1. Mức độ đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch
Mức độ đánh giá
Sổ điểm
Tỷ lệ % so với điểm tối đa
Rất thuận lợi
45 - 56
81 - 100
Khá thuận lợi
34 - 44
61 - 80
Trung bình
23 - 33
41 - 60
Kém thuận lợi
14 - 22
25 - 40
Phương pháp đánh giá tổng hơp ĐKTN/TNDL có ưu điểm là đảm bảo tương
đối khách quan, dễ thực hiện có thể cho phép nhìn nhận một cách nhanh chóng và
tồn diện tiềm năng phát triển du lịch tại mỗi điểm du lịch, khu du lịch bằng những
giá trị đã được lượng hố. Tuy nhiên nó cũng sẽ thiếu chính xác nếu như thiếu các
tài liệu điều tra khảo sát và một phần lệ thuộc vào chủ quan của người đánh giá.
Chính vì vậy rất cần thiết được bổ sung thêm các phương pháp chuyên gia
và phương pháp điều tra xã hội học để có những điều chỉnh kịp thời.
1.1.4 Lý luận về phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ phát triển du lịch
1.1.4.1 Quan điểm, nguyên tắc và phương pháp phân vùng
a) Quan điểm phân vùng
Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có sắc thái đặc thù nhất định,
hoạt động như một hệ thống, có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành
phần cấu tạo nên nó và có mối quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bên ngồi
[64]. Vùng có quy mơ rất khác nhau, song dù quy mơ vùng thế nào cũng đều có
điểm chung là một lãnh thổ có ranh giới nhất định, trong đó có sự tác động tương hỗ
giữa các yếu tố tự nhiên, môi trường và con người.
Phân vùng địa lý tự nhiên là phân chia lãnh thổ thành những thể tổng hợp có
ranh giới khép kín, có những đặc điểm riêng không giống các vùng khác và không
19
lặp lại trong không gian [23]. Các vùng được phân ra phải là các tổng thể không
gian xác định, vừa theo quy luật về tính hồn chỉnh, vừa theo quy luật về tính khơng
gian của tồn bộ cũng như từng vùng địa lý [34]. Mỗi một vùng sẽ là một hệ thống
tổng hợp phức tạp, là đơn vị cấu trúc của các vùng bậc cao hơn, đồng thời là tập
hợp của các hệ thống phức tạp hơn [21].
b) Nguyên tắc phân vùng
- Nguyên tắc khách quan: nhằm đảm bảo tính chính xác và khoa học trong
việc lựa chọn chỉ tiêu các cấp phân chia, xác định ranh giới các vùng, tiểu vùng phù
hợp với quy luật phân hóa khách quan của tự nhiên.
- Nguyên tắc tổng hợp: khi phân vùng địa lý tự nhiên của một lãnh thổ cần
xem xét đến mọi thành phần cấu tạo của một địa tổng thể, khơng trừ thành phần
nào. Từ đó, tổng hợp tất cả đặc điểm của các yếu tố chung nhất để sắp xếp các thể
tổng hợp tự nhiên vào một cấp phân vùng.
- Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ: nhằm phân chia thành những vùng tự nhiên
không lặp lại trong không gian, khơng có những bộ phận cách nhau về mặt lãnh thổ.
- Nguyên tắc về tính đồng nhất tương đối của tổng thể tự nhiên: cho phép
phân chia các lãnh thổ có điều kiện tự nhiên gần nhau đồng nhất một cách tương đối
theo các đơn vị phân vùng.
- Nguyên tắc yếu tố trội: trong mỗi bậc của hệ thống phân vùng được đặc
trưng bởi một thành phần hoặc yếu tố tự nhiên nào đó chiếm ưu thế, song khơng là
tuyệt đối. Nhân tố chiếm ưu thế tại một phạm vi nhất định sẽ tạo ra sự phân hóa
lãnh thổ nhất định. Áp dụng nguyên tắc yếu tố trội sẽ giải quyết được sự phân cấp
trong hệ thống phân vị khu vực nghiên cứu.
c) Phương pháp phân vùng
- Phương pháp phân chia thành các tiểu vùng: Phân chia lãnh thổ nghiên cứu
thành những tiểu vùng dựa vào đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng,
thảm thực vật...), hoặc phân chia theo ranh giới (ranh giới của mỗi tiểu vùng có thể
trùng hoặc khơng trùng với ranh giới của các đơn vị hành chính).
- Phương pháp phân kiểu: Trong một vùng lãnh thổ có thể có nhiều kiểu
vùng khác nhau. Mỗi kiểu vùng có những đặc điểm riêng khơng giống các đơn vị
liền kề. Kiểu vùng có tính lặp lại trong không gian. Kiểu vùng được áp dụng để
20
phân chia lãnh thổ theo các dạng tài nguyên cho mục đích khai thác, sử dụng trong
các ngành kinh tế và trong thực tiễn hoạt động nhân sinh.
1.1.4.2 Ý nghĩa của phân vùng đối với tổ chức lãnh thổ du lịch
Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu đối với phát triển du lịch của từng quốc gia và lãnh thổ.
Tuy nhiên việc quản lý lãnh thổ theo không gian cần dựa trên các kết quả nghiên
cứu địa lý, phân chia khu vực nghiên cứu thành các tiểu vùng nhằm hoạch định
không gian phát triển du lịch gắn với khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên.
Đối với mục tiêu phát triển du lịch, phân vùng địa lý tự nhiên thực chất là
phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng, nhằm xác định tính thuần nhất về đặc điểm
tự nhiên, văn hóa và tính tương đồng về tài nguyên du lịch theo từng tiểu vùng cụ
thể. Mỗi tiểu vùng được xem như một địa hệ thống bao gồm các điều kiện tự nhiên,
tài nguyên và các hoạt động kinh tế, xã hội, du lịch có tác động qua lại lẫn nhau.
Các tiểu vùng được phân chia dựa trên các tiêu chí về tính đồng nhất tương đối của
điều kiện tự nhiên, tính đặc thù của tài nguyên du lịch và khả năng khai thác, sử
dụng các dạng tài nguyên đó.
Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các tiểu vùng sẽ xác định được mức độ thuận
lợi về điều kiện địa lý và tài nguyên của từng tiểu vùng đối với phát triển du lịch,
cũng như sự phù hợp của từng tiểu vùng đối với các loại hình du lịch cụ thể. Như
vậy sẽ khai thác được hiệu quả tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch, xây
dựng được các loại hình và các sản phẩm du lịch phù hợp với tính chất và khơng
gian theo từng lãnh thổ. Đối với nội dung của luận văn, đây chính là luận cứ khoa
học cho những định hướng TCLTDL của huyện Tam Đảo theo hướng bền vững.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Trên thế giới
1.2.1.1 Nhóm các cơng trình nghiên cứu về lý luận du lịch
- Hướng nghiên cứu mang tính lý luận về du lịch. Dưới góc độ xã hội, du
lịch là sự di chuyển tạm thời của con người từ nơi cư trú đến nơi khác nhằm thỏa
mãn các nhu cầu nghỉ dưỡng, thể thao giải trí; Dưới góc độ kinh tế, du lịch được coi
là một ngành kinh tế siêu lợi nhuận [31, 32, 42, 43]; Một số cơng trình nhìn nhận du
lịch dưới cả hai góc độ kinh tế và xã hội, coi du lịch như một ngành “công nghiệp
21
khơng khói”, có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch, giải trí (Mathieson
và Wall, 1992; J.L.Michaud, 1983); Dưới góc độ tiếp cận cộng đồng, du lịch là tổng
hòa các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, nhà
cung ứng, chính quyền và cộng đồng địa phương (M.M.Coltman, 1991; Robert
W.McIntosh, Chaler R.Goelder, J.R.Brent Ritchie, 1995); Dưới góc độ mơi trường,
Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những người đầu tiên cảnh báo về suy thối
mơi trường do hoạt động du lịch gây ra với những khái niệm về “du lịch rắn - hard
tourism” để chỉ loại hình du lịch ồ ạt gây tổn hại đến môi trường và “du lịch mềm soft tourism” nhằm hướng đến một chiến lược du lịch tôn trọng môi trường.
- Hướng nghiên cứu về DLST. Được xác định là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên, nhưng DLST cũng được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau:
Laarman và Durst (1987) nhấn mạnh yếu tố tự nhiên nhưng lại chưa đề cập đến vấn
đề bảo tồn; Boo (1991), coi những giá trị tự nhiên và văn hóa là nền tảng của
DLST; Allen (1993) đề cập đầy đủ hơn mối quan hệ giữa tự nhiên và con người,
đồng thời đặc biệt chú trọng tới việc giảm thiểu tác động tới môi trường và đáp ứng
được những lợi ích của người dân địa phương. Nhiều tổ chức Quốc tế cũng có đồng
quan điểm cho rằng DLST là sản phẩm dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, có
trách nhiệm giáo dục mơi trường, đóng góp cho bảo tồn và cho lợi ích cộng đồng
(TIES, 1990; IUCN, 1993; UNEP/WTO, 2002). Nhiều mơ hình phát triển DLST
được thực hiện tại các VQG trên thế giới như: VQG Galapagos (Equador), VQG
Des Volcans (Ruanda), VQG Antonio Manual (Costa Rica), VQG South Luangawa
(Zambia), khu dự trữ quốc gia Maasai Mara, VQG Amboseli (Kenia), khu bảo tồn
thiên nhiên Annapurma (Nepal)[36, 37].
- Hướng nghiên cứu về du lịch bền vững. Vào đầu thập kỷ 90, thuật ngữ “du
lịch bền vững” lần đầu tiên xuất hiện do nhiều tổ chức và các nhà khoa học trên thế
giới đề cập (UNWTO, 1992; WTTC, 1996, L.Hens, 1998), đồng thời nhiều nghiên
cứu khoa học được thực hiện nhằm đưa ra các khía cạnh ảnh hưởng của du lịch đến
phát triển bền vững; WWF-UK (1998) đã đưa ra 4 nguyên tắc của du lịch bền vững
bao gồm: (1) phát triển du lịch trong khả năng cho phép của tài nguyên thiên nhiên
nhằm bảo đảm hiệu suất cũng như sự tái sinh của tự nhiên; (2) nhìn nhận sự đóng
22
góp của cộng đồng địa phương và tập quán, lối sống của họ như một dạng tài
nguyên du lịch; (3) đảm bảo người dân địa phương được hưởng các nguồn lợi kinh
tế từ hoạt động du lịch một cách công bằng; (4) định hướng phát triển du lịch trên
cơ sở mong muốn của cộng đồng địa phương [28]. Các công trình về phát triển du
lịch bền vững tập trung hướng đến các mục tiêu xã hội, thông qua các hoạt động du
lịch tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo và
góp phần bảo tồn thiên nhiên.
- Hướng nghiên cứu về sức chứa du lịch (sức chịu tải du lịch). Xuất hiện vào
những năm đầu của thập kỷ 60, việc xác định sức chứa nhằm mục tiêu thỏa mãn
nhu cầu của du khách nhưng khơng gây suy thối hệ sinh thái tự nhiên, khơng gây
xung đột xã hội giữa cộng đồng địa phương và du khách, khơng gây suy thối nền
kinh tế truyền thống của người dân bản địa (D’Amore, 1983; Shelby và Heberlein,
1987; Boo, 1990; Luc Hens, 1998). Sức chứa du lịch được tiếp cận theo nhiều khía
cạnh như khả năng chịu tải kinh tế (O’Reilly, 1986), khả năng chịu tải xã hội, khả
năng chịu tải sinh thái (Getz, 1983; Mathieson và Wall, 1992; Carpenter R.A. và
Maragos J.E, 1989). Nhiều phương pháp tính sức chứa du lịch đã được đưa ra như:
xác định sức chứa thường xuyên của một điểm du lịch (CPI) thơng qua diện tích của
khu vực (AR) và tiêu chuẩn khơng gian tối thiểu cho một du khách; hoặc tính sức
chứa hàng ngày (CDP) của điểm du lịch bằng các chỉ số về sức chứa thường xuyên
(CPI) và công suất sử dụng mỗi ngày (TR) [39]. Gần đây, phương pháp mới của
A.M.Cifuentes và H.Héctor Ceballos-Lascurain về xác định khả năng chịu tải vật lý
(PCC) và hiệu quả chịu tải thực tế (ERCC) về số lượng khách đã được áp dụng
trong nhiều nghiên cứu.
Tóm lại, trong q trình phát triển, khái niệm du lịch không ngừng được mở
rộng. Xuất phát từ các khái niệm ban đầu cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội,
đơn thuần là các chuyến đi xa khỏi nơi cư trú đến nhận thức cho rằng du lịch là một
hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cao. Giai đoạn đầu, các cơng trình tập trung
nghiên cứu về ý nghĩa giải trí và giá trị kinh tế của hoạt động du lịch. Đến đầu
những năm 80 của thế kỷ XX, khi trào lưu DLST lần đầu tiên xuất hiện, và đặc biệt
khi các vấn đề về phát triển bền vững được đề cập thì các nhà khoa học bắt đầu chú
23
trọng đến việc bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên. Mặc dù xuất hiện muộn,
nhưng quan điểm phát triển du lịch bền vững đã nhanh chóng lan tỏa và được vận
dụng nhằm đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
1.2.1.2 Nhóm các cơng trình nghiên cứu về đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên
du lịch
- Tại Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu
Cuối những năm 60 của thế kỷ XX, đặc biệt tại Liên Xô (cũ), bắt đầu xuất
hiện nhiều cơng trình đánh giá về điều kiện địa lý và tài ngun du lịch. Các cơng
trình tập trung vào việc đánh giá các hợp phần của tự nhiên và xây dựng các chỉ tiêu
đánh giá tài nguyên du lịch như: các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm về chiều rộng và vật
liệu nền đáy của bãi biển như cát, sỏi, cuội, sét, bùn (Viện Địa lý - Viện Hàn lâm
Khoa học Liên Xô); Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đa dạng của cảnh quan cho dạo
chơi ngắm cảnh (V.X.Tauxkat, 1969; Mukhina, 1973); Các chỉ tiêu đánh giá mức
độ tương phản địa hình (I.U.Vedenhin và nnk, 1975); Các chỉ tiêu về nhiệt độ nước
để xác định thời hạn của mùa tắm (Kornilova, 1979); Đánh giá toàn bộ các yếu tố tự
nhiên (Iu.A.Vedenhin và N.N.Mirosnhitrencô, 1981).
Kế thừa các nghiên cứu của các học giả Liên Xô (cũ), các nhà khoa học
Bungari đã phát triển cả về phương pháp luận cũng như thực tiễn nghiên cứu, theo
Đ.Đ.Bắc (2005) [15] đây được coi là quốc gia có các cơng trình về kiểm kê tài
nguyên du lịch một cách hệ thống nhằm phục vụ cho việc tổ chức lãnh thổ và quy
hoạch phát triển du lịch. Các cơng trình đánh giá dựa trên các tiêu chí về vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên, giao thơng; Xây dựng mơ hình đánh giá tài nguyên tự nhiên
cho mục đích du lịch; Đánh giá các nguồn nước khống nóng nhằm phục vụ quy
hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
- Tại các nước Châu Á
Chịu ảnh hưởng lớn của trường phái địa lý Liên Xô (cũ), từ những năm 70
của thế kỷ trước, tại một số nước châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, các cơng trình về
đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch cũng chủ yếu theo hướng phân loại,
kiểm kê, đánh giá các thành phần tự nhiên để xây dựng các chỉ tiêu phù hợp với
24
mục đích du lịch như: đánh giá bãi biển cho hoạt động tắm biển (các nhà khoa học
Nhật Bản); Xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người (các nhà khoa
học Ấn Độ).
Từ năm 1980, Trung Quốc được coi là một trong những quốc gia có tốc độ
phát triển du lịch nhanh và mạnh trên thế giới. Các nhà địa lý Trung Quốc đã dựa
trên bảng phân loại tài nguyên du lịch của UNTWO để kiểm kê, phân loại, đánh giá
tài nguyên và các nguồn lực phát triển du lịch trên phạm vi cả nước và các địa
phương [27, 43].
- Tại Mỹ và các nước Tây Âu
Các cơng trình đánh giá điều kiện địa lý phục vụ mục đích du lịch, nghỉ
dưỡng được phát triển và đề cập thêm nhiều yếu tố mới như: dựa vào khả năng tiếp
cận, hiện trạng sử dụng đất, chất lượng mơi trường, hệ thống đường trong rừng, địa
hình, các loại tài nguyên nước; Xây dựng các tiêu chí đánh giá dựa trên mức độ
thuận lợi của số ngày mưa trong năm thích hợp với hoạt động du lịch; Xây dựng
giản đồ tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối phù hợp với khách du lịch (dẫn
theo [39]).
Dưới góc độ đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn, B.Rosemary (1998) dựa
vào các chỉ tiêu như: khả năng tiếp cận các hoạt động du lịch, cơ sở hạ tầng - vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch, sự lôi cuốn và sự tham gia của cộng đồng địa phương
(dẫn theo [31]). Đồng thời, đánh giá tài nguyên du lịch cũng được coi là một bước
cơ bản trong quá trình quy hoạch phát triển du lịch của từng địa phương hoặc ở quy
mơ quốc gia. Nhiều phương pháp mới mang tính định lượng cao được áp dụng
trong đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên như phương pháp ma trận, phương
pháp “phân tích chi phí - lợi ích” (CBA), “chi phí du hành” (TCM), phương pháp
“đánh giá ngẫu nhiên” (CVM).
Tóm lại, từ nửa cuối thế kỷ XX, hướng nghiên cứu về đánh giá điều kiện địa
lý và tài nguyên du lịch được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù
khơng có cùng xuất phát điểm và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng
các cơng trình đều theo hướng đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho mục
đích phát triển du lịch. Các cơng trình nghiên cứu đi theo hướng từ mơ tả, kiểm kê
25