Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 94 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với sự tiến bộ xã hội cộng
thêm nhận thức của người dân khiến tuổi thọ trung bình của con người ngày
càng tăng. Bên cạnh đó có rất nhiều nhân tố tác động làm giảm mức sinh dẫn
đến tỷ lệ người cao tuổi tăng cao. Đó chính là xu thế già hóa dân số, xu thế
này có ý nghĩa quan trọng, bởi nó ảnh hưởng lớn đến tất cả các khía cạnh của
xã hội.
Cũng nằm trong xu thế chung đó, nước ta đang trong thời kỳ già hóa
dân số. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho phát triển kinh tế, xã hội, là gánh
nặng cho cơ sở hạ tầng. Những dịch vụ xã hội trong đó điển hình là cơng tác
xã hội chun nghiệp sẽ giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề nêu trên một
cách hiệu quả, khoa học nhằm thúc thẩy an sinh xã hội.
Việt Nam được đánh giá là một nước có số người cao tuổi ngày càng gia
tăng nhanh. Điều đó tạo áp lực cho hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống dịch vụ sức
khỏe, hệ thống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi, đảm bảo về quan hệ gia đình,
tâm lý, lối sống, chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…Đó là những áp
lực và có thể gây ra nhiều biến động không thể lường trước. Từ đó, gây ra các
khó khăn, thách thức đối với nhà nước, xã hội, gia đình và chính bản thân người
cao tuổi. Để thích ứng với già hóa dân số, việc chuẩn bị các điều kiện cần và đủ
để đáp ứng nhu cầu của dân số già là một thách thức rất lớn đối với các nhà lập
kế hoạch và hoạch định chính sách khi Việt Nam đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa
các dịch vụ, chính sách của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và
định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, những đối tượng là người cao tuổi đang
được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội hiện nay đa phần là người già cô
đơn không nơi nương tựa hoặc người có cơng. Các nhà hoạch định chính sách sẽ
làm như thế nào trước vấn đề đó?

1



Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, dịch vụ công tác xã hội được xem là
một lĩnh vực quan trọng trong việc tăng cường an sinh xã hội và hỗ trợ cho sự phát
triển, tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong an sinh xã hội, công tác xã hội có vai trị
đặc biệt quan trọng. Những hoạt động cơng tác xã hội đối với người cao tuổi sẽ mang
lại những ý nghĩa thực tiễn góp phần giải quyết những vấn đề đã nêu.
NCT là lớp “gạo cội” có vai trò quan trọng trong việc kết nối các giá trị
truyền thống về đạo đức, lịch sử và văn hoá giữa các thời đại. Là lớp người đã
xây dựng và phát triển quê hương Nam Định. Theo Đặng Văn (2014) tỉnh
Nam Định hiện có 250.164 NCT, chiếm 12,5% dân số [25].Trong những năm
gần đây chính quyền, đảng bộ và nhân dân Nam Định luôn dành sự quan tâm,
cố gắng chăm lo mọi mặt đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với người cao
tuổi. Do vậy, đời sống của người cao tuổi của tỉnh đã phần nào được cải thiện.
Song, với điều kiện kinh tế, xã hội cịn nhiều khó khăn nên việc chăm sóc, giúp
đỡ mới chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của họ mà chưa thể đáp
ứng những nhu cầu đa dạng khác, cũng như chưa thể giải quyết tốt những vấn đề
mang tính chất cá nhân, nhóm đối tượng đặc thù như nhóm đối tượng là NCT tại
Trung tâm bảo trợ xã hội.Vì thế, cần thực hiện những dịch vụ của cơng tác xã
hội với những phương pháp đặc thù của công tác xã hội nhằm hỗ trợ, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi trên mọi phương diện. Bên
cạnh đó, ngành CTXH là một ngành khoa học mới, vẫn đang trong q trình
hồn thiện và phát triển tại Việt Nam nó giúp những người yếu thế xử lý vấn đề
bằng chính nội lực của họ. Vì những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội
tỉnh Nam Định” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài liên quan đến đề tài
2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Ở Châu Âu, ngay từ những năm 1800 đã có những nghiên cứu về người
cao tuổi. Đề tài: “Quà tặng các cụ già, bàn về biện pháp kéo dài cuộc sống”

2



của M.J.Tenon (1815) và “Bàn về tuổi thọ loài người và về chất lượng sống
trên thế giới” của P.Flourons (1960); “Tuổi già xanh tươi’ của Alexando
Iacatxanho (1919). Những nghiên cứu này tìm hiểu về thực trạng cuộc sống,
tình trạng sức khỏe của người cao tuổi từ đó đưa ra những liệu pháp chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi để người cao tuổi kéo dài tuổi thọ và có cuộc
sống thoải mái [18].
Ấn phẩm “Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức’’ do Quỹ
dân số Liên Hợp Quốc và Tổ chức hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế xuất bản
năm 2012. Báo cáo phân tích thực trạng của người cao tuổi, rà soát tiến độ
thực hiện các chính sách, hành động của chính phủ và các cơ quan liên quan
kể từ khi Hội nghị thế giới lần thứ hai về người cao tuổi về thực hiện kế hoạch
hành động quốc tế Madrid về người cao tuổi nhằm đáp ứng cơ hội và thách
thức của một thế giới đang già hóa. Báo cáo đưa ra nhiều ví dụ minh họa về
các chương trình đổi mới đã đáp ứng được các mối quan tâm của người cao
tuổi, đồng thời báo cáo đưa ra khuyến nghị về định hướng tương lai nhằm
đảm bảo mọi lứa tuổi trong xã hội đều có cơ hội xây dựng và hưởng thụ phúc
lợi xã hội [10].
Một nghiên cứu khác với tên gọi “Barraiers to Health Care Access Among
the Elderly and Who Perceives Them’’ (Những rào cản trong chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi và nhận thức về chúng” của Annette L.Fitzatrick, Neil R.
Pewe, Lawton S. Cooper, Diane G.Ives và John A. Robbins (Đại học
Wasington, đại học Jojns Hopkins, Đại học Pittsburgh, Đại học CaliforniaDavis, và đại học Wake Forsest). Nghiên cứu này từ 1993-1994 tại viện
nghiên cứu sức khỏe tim mạch bằng phương pháp nghiên cứu với 5888 người
từ 65 tuổi trở lên bao gồm gồm cả nam và nữ bằng phương pháp định tính.
Mẫu được chọn ngẫu nhiên trong bốn quận cho kết quả các rào cản chủ yếu là
sự thiếu đáp ứng của bác sỹ đối với bệnh nhân, khơng có bảo hiểm y tế…
Nghiên cứu này khái quát thực trạng chăm sóc sức khỏe đối với người cao


3


tuổi, những rào cản tác động tới việc chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi.
Không chỉ riêng nước Mỹ, những rào cản nói trên cũng xuất hiện tại Việt
Nam. Đã có nhiều cố gắng hồn thiện nhưng hệ thống an sinh của đất nước ta
còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất ngành y tế còn thiếu thốn đặc biệt ở cấp cơ
sở. Điều này mang lại khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khỏe người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng[18].
2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã có cơng
trình nghiên cứu, nhiều ấn phẩm được thể hiện trong các báo cáo, luận án, luận
văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập vấn đề trợ giúp người cao tuổi, trong
đó đáng lưu ý như:
“Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi
cơ cấu tuổi tại Việt Nam” (UNFPA, 2010) đã khẳng định già hóa dân số là
vấn đề tồn cầu trong thế kỷ XXI và tại Việt Nam, xu hướng già hóa là một
thách thức lớn mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Như vậy dân
số của Việt Nam đang ở ngưỡng dân số già. Theo Điều tra biến động dân số
và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013 của Tổng cục thống kê: Tỉ trọng
dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 10,2% tổng số dân cả nước năm 2014 và
11,3% tổng số dân cả nước năm 2015. Điều tra biến động dân số kế hoạch
hóa gia đình năm 2010 cho thấy tổng số dân Việt Nam là 86,93 triệu người,
trong đó người cao tuổi là 8,15 triệu người chiếm 9,4% dân số cả nước. Như
vậy có thể thấy, tỉ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên đang có xu hướng tăng
nhanh và tăng liên tục [22].
An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho NCT là chủ đề được rất nhiều tác
giả hướng đến để khai thác, bài viết “Nghiên cứu phúc lợi xã hội: Nhìn lại một
chặng đường” của tác giả Bùi Thế Cường (2005) thuộc Chương trình nghiên
cứu phúc lợi xã hội của Viện Xã hội học là một nghiên cứu đáng lưu ý. Bài viết

của tác giả đề cập đến nghiên cứu phúc lợi xã hội đối với NCT được tiến hành

4


nghiên cứu từ 1991 và tổng kết lại những nghiên cứu về NCT trong suốt thời
gian dài. Từ kết quả của những nghiên cứu đó, tác giả bài viết cũng có
những đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa về việc chăm sóc sức
khỏe cho NCT tại nước ta [3].
Nghiên cứu “Thực trạng đời sống của người cao tuổi dân tộc và già làng
trong phát triển bền vững Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Thế Huệ được
triển khai nhằm điều tra về thực trạng đời sống vật chất, tinh thần và vai trò của
NCT, già làng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, an ninh chính
trị...ở Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy được vai trò to lớn của NCT,
già làng trong tất cả các hoạt động tại cộng đồng. Điều đó góp phần khẳng định
vị trí quan trọng của NCT trong cuộc sống [7].
Nghiên cứu “Người cao tuổi và các mơ hình chăm sóc người cao tuổi ở
Việt Nam” được phối hợp thực hiện giữa Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em
với Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển được thực hiện trong năm
2008 – 2009. Với các nhóm đối tượng như: nhóm người cung cấp dịch vụ
chăm sóc người cao tuổi, người sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, cán
bộ địa phương và cộng đồng nghiên cứu được thực hiện trên 3 thành phố Hà
Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó viện tiếp tục nghiên
cứu tại thủ đô Hà Nội và thành phố Huế thơng qua các mơ hình chăm sóc NCT.
Nghiên cứu khơng chỉ tìm hiểu về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, các mơ
hình đang cung cấp dịch vụ cho NCT mà cịn mơ tả kỹ về thực trạng sức khỏe,
sinh hoạt thường ngày của NCT[23].
Về vai trò của NCT, Lê Ngọc Lân (2017) trong cuốn “Người cao tuổi
trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội” cho
rằng, sự hỗ trợ đối với con cháu vừa thể hiện trách nhiệm của cha mẹ đối với

con cái, vừa khiến người được hỏi cảm nhận được bản thân mình vẫn có ích
dù đã nhiều tuổi. Sự hỗ trợ, mối tương tác qua lại giữa cha mẹ với con cháu
hay giữa con cháu với cha mẹ là thể hiện sự yêu thương, đạo lý từ xưa. Việc

5


phát huy tinh thần này trong cuộc sống hằng ngày sẽ giúp cho người cao tuổi
có cuộc sống tốt hơn cả về tinh thần và vật chất. Mối quan hệ tình cảm, tinh
thần giữa người cao tuổi và con cháu: “Kính trên nhường dưới”, kính lão, là
truyền thống đạo đức bao đời nay. Tuy nhiên với sự phát triển của kinh tế, xã
hội, sự thay đổi của mơ hình gia đình, nhiều người cao tuổi sống riêng với con
cái, khoảng cách về không gian sống, lối sống đã tác động đến tình cảm giữa
người cao tuổi với con cháu và ngược lại[9].
Trong nghiên cứu “Dịch vụ xã hội trợ giúp người cao tuổiHà Nội hiện
nay’’ tác giả Mai Tuyết Hạnh đã đề cập về dịch chăm sóc đời sống vật chất,
dịch vụ chăm sóc đời sống tinh thần và các dịch vụ xã hội khác mà đối tượng
thụ hưởng là NCT. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nhu cầu sử dụng dịch vụ
của NCT và khả năng cung cấp các dịch vụ của hệ thống an sinh tại thành phố
Hà Nội, tác giả chỉ ra vai trò của nhà nước, tổ chức tư nhân, tổ chức xã hội
trong việc phát triển các dịch vụ xã hội trợ giúp NCT theo hướng dịch vụ
công và cơ chế thị trường theo nhu cầu của người cao tuổi. Từ đó tác giả đề
xuất một số giải pháp khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện trong mối
quan hệ giữa chủ thể cung cấp dịch vụ và người cao tuổi. Đặc biệt như
khuyến nghị đối với tìm kiếm việc làm, ổn định thu nhập cho NCT[6].
Những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực NCT, CTXH đối với NCT đã có nhưng
chưa nhiều. Nghiên cứu tập trung chủ yếu là NCT tại cộng đồng về đặc điểm
của NCT hoặc chất lượng chăm sóc NCT tại cộng đồng.Các đề tài về NCT tại
các trung tâm bảo trợ xã hội cịn rất ít. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác xã hội
cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định có

giá trị tham khảo đối với các cơ quan, tổ chức của Tỉnh Nam Định trong quá
trình xây dựng, phát triển nghề CTXH nói chung, CTXH đối với NCT nói
riêng.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực thực tiễn về CTXH cá nhân đối
với NCT, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi tại các trung tâm bảo trợ
xã hội nói chung và tại Trung tâm bảo trợ tỉnh Nam Định nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về người cao tuổi, về công tác xã hội
cá nhân đối đối với người cao tuổi.
- Nghiên cứu thực trạng về hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với
người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định đã thực hiện.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công tác xã hội
cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã
hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
4. Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi và công tác xã hội cá nhân
đối với người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn: Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định
- Thời gian: từ tháng 2 năm 2019 tới tháng 2 năm 2020
- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về cuộc sống của NCT và

các hoạt động của CTXH cá nhân đối với NCT tại TTBTXH Tỉnh Nam Định
4.3. Phạm vi khách thể nghiên cứu
- 35 người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định (đây là tất
cả NCT tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định).
- 03 lãnh đạo quản lý Trung tâm bảo trợ Tỉnh Nam Định.

7


- 03 cán bộ nhân viên công tác xã hội, 07 nhân viên y tế tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Nam Định.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng: Từ những đánh giá
thực trạng về người cao tuổi, nhu cầu của họ và trên cơ sở thực tiễn để đúc rút
thành lý luận và những đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả trong
trợ giúp cho người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
Nghiên cứu vấn đề trên theo cách tiếp cận hệ thống: hệ thống các yếu tố
có liên quan: dịch vụ trợ giúp, hệ thống chính sách về người cao tuổi …
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tham khảo các văn bản pháp luật: Luật Người cao tuổi, các chính sách,
các tài liệu có liên quan đến cơng tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, người
cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội.
Phân tích các thơng tin đã thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, từ
đó tổng hợp và đưa ra các nhận xét, đánh giá. Đồng thời, sử dụng phương
pháp này nhằm thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu từ sách, báo, tạp chí, các
báo cáo khoa học để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể là 35 người

cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ tỉnh Nam Định với các câu hỏi nhằm khai thác
thông tin phục vụ cho việc tổng hợp số liệu nghiên cứu. Những thông tin thu
thập liên quan đến tiến trình trợ giúp cơng tác xã hội cá nhân, nhu cầu của
NCT trong quá trình làm việc với NVCTXH.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này sử dụng trên các nhóm đối tượng là NCT, NVCTXH tại
Trung tâm bảo trợ, nhân viên y tế và lãnh đạo trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam

8


Định. Bằng phương pháp này tác giả nhằm thu thập thông tin cơ bản về trung tâm,
đời sống của NCT tại đây, những khó khăn, tồn tại và nhu cầu của NCT.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về CTXH, CTXH cá nhân với người cao tuổi trên cơ sở của những khảo sát
thực tiễn; từ đó cung cấp thơng tin có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu,
các cơ sở đào tạo, các nhà xây dựng chính sách về các nội dung liên quan.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu “Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi
tại Trung tâm bảo trợ xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định” có
thể trở thành tài liệu tham khảo tốt đối với các cá nhân, tổ chức hữu quan trong
quá trình nghiên cứu, thực hiện phát triển CTXH, trong đó có CTXH cá nhân
với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Nam Định nói chung, tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Nam Định nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài được thể hiện trong 3 chương sau:
Chương 1:Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi.

Chương 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân đốivới người cao tuổi tại
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
Chương 3:Ứng dụng công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi và
một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân đối với người cao
tuổi từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.

9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
1.1. Người cao tuổi: khái niệm, đặc điểm và nhu cầu
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Có nhiều cách tiếp cận khi xác định“người cao tuổi”.Trước đây, người ta
thường dùng thuật ngữ “người già” để chỉ những người có tuổi. Thời gian gần
đây, thuật ngữ “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Cả hai
cách gọi không khác nhau về bản chất, tuy nhiên, cách gọi “người cao tuổi”
tích cực hơn về mặt tâm lý và tôn trọng hơn về mặt thái độ.
Liên Hợp Quốc chấp nhận mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở
lên trong đó phân ra làm ba nhóm: Sơ lão (60-69 tuổi); trung lão (70-79 tuổi)
và đại lão (từ 80 tuổi trở lên).
Ở hầu hết các nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ hay Nhật ... đều quy
định, người cao tuổi là người 65 tuổi trở lên.
Ở Việt Nam, theo Luật Người cao tuổi năm 2010 “Người cao tuổi là
công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [14].
Khái niệm về NCT theo Luật NCT năm 2010 sẽ được tác giả sử dụng
trong nghiên cứu này.
Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, CTXH nhìn nhận NCT như sau:
NCT với những thay đổi về tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội

sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, NCT là một đối tượng
yếu thế, đối tượng dễ bị tổn thương cần sự trợ giúp của CTXH.
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của người cao tuổi
1.1.2.1. Đặc điểm sinh lý của người cao tuổi
Cùng với sự phát triển của nhận thức, cơ thể con người cũng ln có
những biến đổi về sinh lý cơ thể. Ngoài 60 tuổi sự phát triển của cơ thể đã có

10


những giảm sút theo thời gian, chức năng của não suy giảm dần và gây ra
những cản trở bước đầu trong nhận thức[24,tr.27].
Các chức năng của thị giác và thính giác ở giai đoạn đầu từ 60-70 tuổi vẫn
còn tốt nhưng từ 70 tuổi trở đi các chức năng này suy giảm mạnh. Các bệnh
thường gặp về thị giác của NCT như đục thuỷ tinh thể, viễn thị… Với thính
giác biểu hiện của việc nghe không rõ là NCT thường xuyên yêu cầu người
xung quanh nhắc lại và nói to hơn với họ. Bên cạnh đó sự nhạy cảm của khứu
giác và vị giác cũng suy giảm mạnh, đó cũng là một phần dẫn đến việc ăn ít,
kém ăn ở NCT.
Giai đoạn đầu của tuổi già sức làm việc của người cao tuổi vẫn còn, năng
lực sáng tạo còn cao bởi những kinh nghiệm và vốn sống được tích luỹ trong
q trình làm việc trước đây. Tính ham hiểu biết của người cao tuổi giai đoạn
này thể hiện qua việc họ hứng thú theo dõi các bản tin thời sự, khoa học kỹ
thuật, xã hội; đọc báo, đọc tin tức sau đó đưa ra những bình luận, đánh giá.
Trí nhớ giảm sút rõ rệt khiến NCT thường nhắc lại một vấn đề nhiều lần,
nhất là các vấn đề thuộc trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn vẫn ở mức cao. Các
kí ức về thời trẻ cũng được nhắc lại rất chính xác. Ở người cao tuổi tư duy đã
có phần kém linh hoạt, tư duy để đưa ra quyết định thường chậm hơn so với
lớp trẻ. Tuy nhiên, với sự trải nghiệm và kho kiến thức sâu rộng của bản thân
những quyết định được người cao tuổi đưa ra ln có sự cân nhắc kỹ lưỡng và

chín chắn.
Tuổi già đến, thay đổi về hình dáng là những thay đổi đầu tiên.
Hệ da, lơng, móng, tóc NCT có nhiều thay đổi. Da của người cao tuổi mỏng
dễ bị tổn thương, khơ và có nhiều nếp nhăn, sự đàn hồi kém, da xuất hiện những
vết đồi mồi.
Vầng trán nhăn nheo, mạch máu lộ trên da, mí mắt sệ, quầng mắt thâm
sậm đen, vành tai chảy xuống.Tóc của người cao tuổi rụng nhiều, khiến tóc
thưa hơn, sắc tố của tóc giảm làm cho tóc người cao tuổi khơng có màu (bạc

11


tóc). Trong suốt q trình lão hóa, móng tay và móng chân trở nên dày,giịn
và dễ gãy.
Có rất nhiều thay đổi diễn ra trong hệ cơ xương khớp. NCT thường bị
giảm tổng khối lượng xương và cơ, giảm khối lượng xương diễn ra dưới dạng
mất calci xương làm xương trở nên giịn và yếu, lỗng xương và tăng nguy cơ
gãy xương ở người già. Chiều cao của NCT giảm từ 1-2cm, cân nặng cũng có
dấu hiệu giảm, mỡ nhiều hơn ở vùng bụng và mông [24].
1.1.2.2. Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi
Cả cuộc đời làm việc và cống hiến khi tuổi cao đây chính là lúc NCT nghỉ
ngơi và an dưỡng, tuy vậy, khơng phải ai cũng có cuộc sống êm đẹp đủ đầy. Có
nhiều NCT khó khăn, tuổi cao nhưng vẫn phải làm việc, thậm chí làm việc vất
vả để phục vụ cuộc sống điều đó có phần ảnh hưởng tới đời sống tình cảm của
họ[24,tr.27].
NCT sống thiên về tình cảm vì thế cảm xúc của họ vô cùng nhạy cảm dễ
vui vẻ cũng rất dễ bực bội và hờn dỗi. Mặc cảm về sức yếu tuổi cao nên NCT
có tâm lý bi quan, nghĩ mình là người thừa là gánh nặng cho con cái, khơng
cịn có ích nhiều cho gia đình và xã hội. Từ đó cảm giác u uất, hoài nghi, tinh
thần nặng nề. Bên cạnh đó NCT cũng nhận thức được về tình trạng sức khoẻ,

có cảm giác sợ bệnh tật, sợ ốm đau, sợ khơng ai chăm sóc và sợ sẽ làm phiền
con cháu.
Các mối quan hệ của NCT cũng thu hẹp lại so với thời kỳ trẻ khiến họ
cảm thấy sự mất mát. Với những NCT cịn sức khoẻ thì quan hệ giao tiếp
thường có gia đình, người thân, hàng xóm và bạn bè ở các câu lạc bộ (hưu trí,
hội NCT, cựu chiến binh, hội ngâm thơ cây cảnh…). NCT có sức khoẻ kém đi
lại khó khăn thì giao tiếp cũng thu hẹp lại. Đối với khơng ít người, chỉ cịn gia
đình, hàng xóm thân cận và người thân. Q trình giao tiếp của NCT cũng xảy
ra những rào cản như tốc độ nói chậm, thính giác suy giảm, trí nhớ ngắn hạn
giảm sút khiến cho việc tiếp nhận thông tin có phần sai lệch hay nói đi nói lại.

12


Bởi đặc điểm sinh lý nên người cao tuổi rất nhạy cảm với âm thanh và tiếng
động. NCT thích nghỉ ngơi n tĩnh vào buổi trưa, khơng thích tiếp chuyện vào
buổi tối.
1.1.2.3. Nhu cầu của người cao tuổi
Nhu cầu về vật chất: Tuổi lao động đã hết nhưng NCT vẫn tham gia lao
động vì một số lý do như: rèn luyện sức khỏe, với kiến thức tích lũy và kinh
nghiệm sống nên việc thực hiện cơng việc có tính chắc chắn cao, đối với những
NCT khó khăn về kinh tế, lao động khiến họ có thêm thu nhập để trang trải
cuộc sống. Trên hết thì làm một cơng việc phù hợp với sức khỏe và khả năng
của bản thân giúp NCT vui vẻ và cảm thấy mình vẫn có ích trong cuộc sống.
Nhu cầu về tinh thần: Với NCT thì nhu cầu quan trọng nhất chính là sống
quây quần bên gia đình được con cháu sẻ chia, chăm sóc, u thương, kính trọng.
Ở NCT nói chung có 5 nhu cầu chính :
 Nhu cầu được chăm sóc u thương
 Nhu cầu được khoẻ mạnh chăm sóc khi ốm đau
 Nhu cầu thấy mình có ích cho xã hội

 Nhu cầu vui hưởng tuổi thọ
 Nhu cầu được học hỏi
Qua đó có hai nhu cầu quan trọng nhất cần đáp ứng đó là nhu cầu được
chăm sóc yêu thương và nhu cầu được khoẻ mạnh chăm sóc khi ốm đau.
1.2. Lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi
1.2.1. Khái niệm công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi
Khái niệm công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là phương pháp của cơng tác xã hội thơng qua
tiến trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cường
năng lực tự giải quyết vấn đề của mình.Trong tiến trình này nhân viên xã hội
vận dụng nền tảng kiến thức khoa học tâm lý học xã hội học và khoa học xã hội

13


liên quan khác, đồng thời sử dụng kỹ năng tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sát
cánh cùng đối tượng, hỗ trợ họ tự giải quyết vấn đề của bản thân và có thể vượt
qua các vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai[21,tr.27].
Khái niệm công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi
Công tác xã hội cá nhân với NCT là phương pháp của CTXH nhằm giúp
đỡ hỗ trợ NCT vượt qua khó khăn giúp họ đánh giá xác định vấn đề tìm hiểu
tiềm năng điểm mạnh từ đó nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề. Quá trình
giúp đỡ là quá trình khoa học và chuyên nghiệp trong đó NVXH vận dụng nền
tảng kiến thức khoa học tâm lý học, xã hội học các khoa học liên quan khác và
các kỹ năng , đạo đức nghề nghiệp sát cánh cùng NCT hỗ trợ họ tự giải quyết
vấn đề của mình và hướng đến vượt qua những vấn đề khác có thể xảy ra trong
tương lai.
1.2.2. Nguyên tắc của công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi; các hoạt
động của công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi;tiến trình cơng tác xã
hội cá nhân với người cao tuổi

1.2.2.1.Nguyên tắc của công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi
Nguyên tắc chấp nhận.
NCT phải được chấp nhận với mọi phẩm chất những điểm mạnh và yếu
mà khơng có sự phán xét đến các hành vi của họ là đúng hay sai. Điều này thể
hiện sự tôn trọng những giá trị bản thân NCT bất kể địa vị xã hội, thành phần
xuất thân hoặc hành vi của họ là như thế nào. Tuy nhiên, việc chấp nhận NCT
không đồng nghĩa với việc tha thứ cho những hành vi mà xã hội không chấp
nhận. Sự chấp nhận này chỉ có nghĩa là thể hiện sự quan tâm và thiện chí
muốn giúp đỡ NCT với tư cách là một con người cần được giúp đỡ chứ khơng
phải vì hành vi của họ.
Sự chấp nhận thể hiện qua những cử chỉ thân thiện, sự lắng nghe, chia sẻ
cùng NCT cho dù do đặc điểm của tuổi già họ có hay quên, nhắc đi nhắc lại
câu chuyện, vấn đề của mình nhiều lần… Để có thể chấp nhận thân chủ là

14


NCT trước hết NVCTXH cần nắm được các đạo đức nghề nghiệp, hiểu được
các đặc điểm tâm sinh lý của NCT để có thể đồng hành cùng NCT và mang
lại hiệu quả làm việc cao.
Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết.
NVCTXH đóng vai trị trợ giúp, đồng hành, trợ giúp cùng NCT để NCT
tự đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp cho vấn đề của mình. NCT là người
hiểu hơn ai hết về vấn đề, mong muốn và khả năng của bản thân. Hơn nữa với
kho kinh nghiệm sống tích luỹ nhiều năm họ hồn tồn có thể đưa ra quyết
định cho vấn đề của mình. Khi NCT tự đưa ra quyết định cho vấn đề của mình,
họ sẽ cảm thấy tự tin hơn, có trách nhiệm trong vấn đề đó và hơn thế nữa cịn là
động lực cho bản thân NCT rằng cho dù tuổi cao, vấn đề khó khăn nhưng bản
thân mình vẫn có ích. Có những trường hợp đặc biệt do đặc điểm sức khoẻ
không cho phép NCT bị lẫn hoặc NCT bị bệnh tâm thần thì NVCTXH cần lấy

ý kiến từ người giám hộ của họ.
Nguyên tắc tạo điều kiện tích cực để NCT tham gia giải quyết vấn đề.
NCT sẽ cảm thấy tự tin để tham gia giải quyết vấn đề của họ khi được
khuyến khích hoặc hướng dẫn để đưa ra những quyết định liên quan đến quá
trình giải quyết vấn đề. NVCTXH khơng hiểu được rõ ràng vấn đề như NCT
vì chính họ ở trong vấn đề đó. Việc khuyến khích NCT tham gia vào quá trình
giải quyết vấn đề của họ cũng sẽ giúp NVCTXH có những cái nhìn thấu đáo
về vấn đề của NCT, về những khả năng của NCT để có thể giúp đưa ra những
biện pháp giải quyết phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của họ.
Tuy vậy khi làm việc vẫn cần chú ý về tình trạng sức khoẻ,hồn cảnh
sống, tuổi tác của NCT để có sự làm việc hợp lý và khoa học. Những người
điều kiện sức khoẻ khơng đáp ứng được thì huy động sự tham gia của người
giám hộ hoặc người thân, nếu là hồn cảnh khơng có người giám hộ và người
thân thì huy động sự tham gia của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức
năng khác.

15


Nguyên tắc đảm bảo tính khác biệt của mỗi trường hợp.
Mỗi NCT đều có những tính cách, đặc điểm riêng. Những đặc điểm này
là khác nhau giữa người và người bởi chúng xuất phát từ hoàn cảnh xã hội,
kinh nghiệm sống riêng của họ. Những vấn đề và nhu cầu cần giúp đỡ của
NCT cũng sẽ khác nhau bởi vì chúng xuất phát từ những hoàn cảnh khác
nhau. Trong quá trình làm việc với thân chủ là NCT khơng có một khuôn mẫu
nào để giải quyết chung cho một vấn đề. Cá nhân hóa trường hợp là tơn trọng
những sự khác biệt của họ và cũng sẽ giúp NVCTXH có thể phát hiện ra
những điểm mạnh của NCT để phát huy trong quá trình cùng NCT tham gia
giải quyết vấn đề. Ngồi ra, đảm bảo tính khác biệt của mỗi trường hợp sẽ
nâng cao hiệu quả sự giúp đỡ, đáp ứng đúng nhu cầu và mang lại lợi ích thiết

thực cho NCT.
Nguyên tắc đảm bảo sự riêng tư kín đáo các thơng tin về NCT.
Đảm bảo bí mật thơng tin của NCT là yêu cầu đạo đức đối với nghề
CTXH. NVCTXH có trách nhiệm bảo vệ bí mật tuyệt đối tất cả những thông
tin liên quan đến NCT hoặc thông tin được NCT cung cấp trong quá trình trợ
giúp. Những thơng tin của NCT chỉ có thể chia sẻ với những người có liên
quan đến việc trợ giúp vấn đề của chính NCT đó và được họ đồng ý. Tuy
nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp, thông tin của NCT vẫn có thể được
chia sẻ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền nếu NVCTXH xét thấy việc
giữ bí mật thơng tin đó sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn của NCT hoặc cộng đồng.
1.2.2.2. Các hoạt động của công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi
Các hoạt động của CTXH cá nhân với NCT bao gồm:
Tham vấn: Tham vấn đối với NCT là quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó
nhà tham vấn (ở đây là NVCTXH) sử dụng kiến thức kỹ năng chuyên môn và
thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với NCT
nhằm giúp họ nhận thức được vấn đề để thay đổi thái độ, suy nghĩ, cảm xúc,
hành vi và có được cách giải quyết vấn đề cho chính mình

16


Tư vấn: Tư vấn là hoạt động NVCTXH chia sẻ định hướng NCT giải
quyết vấn đề họ đang gặp phải bằng kiến thức kỹ năng mà NVCTXH có.
Kết nối nguồn lực: NVCTXH có những thơng tin về các dịch vụ chính
sách và tài nguyên, NVCTXH giới thiệu kết nối những thơng tin chính sách
đó với NCT để họ có thêm sức mạnh để giải quyết vấn đề của mình.
Biện hộ: Biện hộ là hoạt động mà NVCTXH cùng thân chủ hoặc thay mặt
thân chủ nói lên “tiếng nói” của mình để thúc đẩy hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của NCT.
Giáo dục: NVCTXH cung cấp những thông tin kiến thức cho NCT giúp

NCT nâng cao năng lực phòng tránh các nguy cơ hoặc tự giải quyết vấn đề
của mình.
Chăm sóc: NVCTXH cung cấp dịch vụ trợ giúp hoặc trực tiếp thực hiện
chăm sóc NCT trong sinh hoạt. (thường là NCT tại các trung tâm bảo trợ,
viện dưỡng lão, trung tâm điều dưỡng người có cơng.)
Quản lý trường hợp: NVCTXH có nhiệm vụ kết nối và điều phối các
dịch vụ can thiệp cần thiết để NCT có thể tiếp cận và sử dụng để vượt qua khó
khăn về thể chất tâm thần, tâm lý xã hội và giúp họ phục hồi và phịng chống
các vấn đề có thể xảy ra hoặc tái diễn.
Cung cấp thông tin: NVCTXH trực tiếp hoặc mời chuyên gia cung cấp
cho NCT những thông tin dựa trên chính nhu cầu của họ. Thơng tin có thể về
luật pháp, chính sách, các thơng tin liên quan tới sức khỏe hoặc bất kỳ vấn đề
mà NCT quan tâm trong phạm vi cho phép của luật pháp và đạo đức nghề.
1.2.2.3.Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân với người cao tuổi
Tiếp cận NCT: Tiến trình CTXH cá nhân với NCT khởi đầu bằng giai
đoạn tiếp nhận NCT . Việc tiếp nhận NCT tính từ lúc NVCTXH nhận hồ sơ
hoặc gặp NCT buổi đầu tiên. Ở bước tiếp nhận NCT, NVCTXH thường tìm
hiểu những thơng tin cơ bản về thân chủ như số hồ sơ, họ tên, tuổi, giới tính,
tình trạng thể chất, tinh thần….Nếu trong trường hợp trợ giúp đột xuất như

17


NCT bị giam giữ hay bạo hành thì hỗ trợ về sinh lý và y tế là những hỗ trợ
bước đầu.
Thu thập thông tin: Thu thập thông tin giúp để có cái nhìn tổng qt về
vấn đề NCT đang gặp phải, nhu cầu và năng lực của họ để xây dựng một kế
hoạch trợ giúp khoa học hiệu quả cao nhất. Những thông tin cần thu thập như:
thông tin cá nhân, hồn cảnh sống, mối quan hệ gia đình, mối quan hệ xã hội,
khó khăn, điểm mạnh của cá nhân, vấn đề cần trợ giúp… Có nhiều nguồn thu

thập thơng tin như: bản thân thân chủ, qua người thân, người thường xun tiếp
xúc, các hội nhóm NCT tham gia, chính quyền địa phương…
Đánh giá xác định vấn đề: Từ những thông tin thu thập được NVCTXH
cùng NCT vẽ cây vấn đề nhằm nhận xét đánh giá vấn đề họ gặp phải, nguyên
nhân chủ quan khách quan, tiềm năng và nguồn lực có thể giải quyết vấn đề đó.
Lập kế hoạch can thiệp: Đây là giai đoạn xây dựng toàn bộ kế hoạch trợ
giúp. NVCTXH cần huy động tối đa sự tham gia của NCT vào việc xây
dựng kế hoạch vì chính họ là người thực hiện kế hoạch và tạo ra thay đổi
cho bản thân.
Thực hiện kế hoạch: Trước hết NVCTXH cần chuẩn bị những điều kiện
cần thiết để thực hiện kế hoạch như tâm thế và các nguồn lực liên quan.
NVCTXH luôn là người đồng hành cùng NCT để hỗ trợ, động viên NCT
thực hiện kế hoạch xây dựng trước đó. Bên cạnh đó NVCTXH cịn có vai trị
giám sát để đánh giá lại từng bước khi NCT thực hiện kế hoạch hay kịp thời
góp ý với NCT khi cần thiết. Tuy vậy NCT là người từng trải nên mọi góp ý
hay động viên khích lệ của NVCTXH với NCT cần tế nhị, chân thành, khéo
léo.
Lượng giá: Là công việc để đo lường lại mức độ hoàn thành kế hoạch và
thẩm định lại các thay đổi, tiến bộ của NCT. Đánh giá những thay đổi đó và
điều chỉnh cho phù hợp.

18


Lượng giá được tiến hành trong mỗi bước và ở cuối q trình trợ giúp.
Lượng giá cần có sự tham gia của NCT, NVCTXH và những người có liên
quan.
Kết thúc/chuyển giao: Kết thúc trong trường hợp NCT đã nhận được các
trợ giúp cần thiết và vấn đề của họ đã được giải quyết. NCT giàu tình cảm,
trong quá trình cộng tác tình cảm được xây dựng, khi kết thúc khơng tránh

được những xúc động. NVCTXH không nên kết thúc ca một cách đột ngột
khiến NCT hụt hẫng.
Chuyển giao: Chuyển giao thực hiện khi NCT cần đáp ứng những dịch vụ
khác mà NVCTXH khơng đáp ứng được hoặc q trình trợ giúp của NVCTXH
với NCT không mang lại nhiều những thay đổi tích cực.
1.3. Một số lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội cá nhân đối với người
cao tuổi
1.3.1. Thuyết nhu cầu của Maslow
Học thuyết về nhu cầu của con người được xây dựng bởi nhà khoa học
xã hội nổi tiếng Abraham Maslow. Quan điểm của lý thuyết này cho rằng mỗi
con người dù ở lứa tuổi nào đều có 5 nhu cầu nhất định cần được đáp ứng để
cá nhân đó có thể hướng đến một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc. Lý thuyết
này giúp cho sự hiểu biết về những nhu cầu của con người bằng cách nhận
diện một số hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Theo đó, 5 loại nhu cầu của con
người được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao.Nhu cầu của con người phản
ánh những mong muốn chủ quan hoặc khách quan của con người ấy và nó
phụ thuộc vào yếu tố như hồn cảnh sống, văn hóa, nhận thức hoặc vị trí xã
hội của họ. Maslow cho rằng con người phải được đáp ứng những nhu cầu cơ
bản để tồn tại và phát triển. Đó là những nhu cầu về vật chất và sinh lý, nhu
cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội, nhu cầu được tơn trọng và nhu cầu hoàn
thiện. Các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ tự thang bậc từ nhu cầu cơ bản
có vị trí nền tảng nhất đến nhu cầu khác cao hơn. Vì vậy lý thuyết nhu cầu

19


còn được gọi tên khác là bậc thang nhu cầu. Trong cách tiếp cận của ơng con
người có nhu cầu thỏa mãn những nhu cầu quan trọng nhất ở bậc thang đầu
tiên sau đó mới hướng tới những nhu cầu cao hơn.
Hình 1.1: Sơ đồ thuyết nhu cầu của Maslow


Nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận: Nhu cầu này bắt nguồn từ tình
cảm của con người đối với việc lo sợ bị cô độc, coi thường, buồn chán. Con
người mong muốn được hịa nhập, có lịng tin, lịng trung thành giữa con
người với nhau. Ở mức độ cao hơn của nhu cầu này, con người mong muốn
được hòa nhập, lịng thương, tình bạn, tình thân. Nhu cầu này thể hiện tầm
quan trọng của tình cảm trong quá trình phát triển của nhân loại.
Nhu cầu được tơn trọng: Đó là lịng tự trọng và được người khác tơn
trọng. Mỗi người đều có lịng tự trọng, là mong muốn giành được lịng tin, có
năng lực, độc lập, tự tin, tự do và tự hồn thiện. Nhu cầu được tơn trọng là
việc giành được uy tín, được thừa nhận, được người khác coi trọng. Khi được
người khác tôn trọng và tin tưởng, con người ta sẽ cố gắng để làm tốt cơng
việc của mình.
Nhu cầu phát huy bản ngã: Đây là nhu cầu cao nhất, là tiềm năng của
mỗi cá nhân đạt tới mức tối đa như nhu cầu về nhận thức, thẩm mỹ… và nhu
cầu hoàn thành mục tiêu bằng khả năng của cá nhân.
Áp dụng lý thuyết nhu cầu đối với người cao tuổi ta thấy:

20


Thang nhu cầu của Maslow thì nhu cầu trước tiên và lớn nhất của con
người là nhu cầu vât chất và sinh lý (hay nhu cầu sinh học) như: ăn, mặc, ở,
tình dục…Tuy nhiên, nhu cầu ăn uống sinh lý của người cao tuổi khơng cịn cao
như những lứa tuổi khác. Thậm chí, có những người cao tuổi cịn hạn chế ăn uống
những thức ăn có chứa đạm, đường… chỉ tăng cường ăn rau xanh và hoa quả vì lý
do sức khỏe. Họ cũng không cần mặc thật đẹp theo xu hướng bởi tâm lý “sợ lãng
phí’’. Họ chỉ mặc những bộ quần áo cũ, còn quần áo mớido con cháu biếu, tặng
mới thì cất giữ cẩn thận.
Một nhu cầu được coi là rất quan trọng với người cao tuổi là nhu cầu

được chăm sóc sức khỏe, bởi đây là giai đoạn các bộ phận trên cơ thể họ đã
lão hóa, khả năng phục hồi rất thấp. Cơ thể có những cơn đau khi thay đổi
thời tiết. Thêm vào đó những năm tháng phấn đấu của tuổi trẻ để lại cho cơ
thể những tổn thương như: chân tay đau nhức, lưng cịng, gối mỏi, mắt mờ
…Chính vì vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và nhu cầu được hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe là tất yếu.
NCT ln có nhu cầu được u thương kính trọng về nhũng gì mình đã
cống hiến. Luôn mong muốn được sum vầy với con cháu, lấy đó là niềm vui
trong cuộc sống. NCT ln muốn vị trí và tiếng nói của họ trong gia đình có
giá trị cao. Đây là nhu cầu lớn bởi NCT dù đã rời xa các mối quan hệ xã hội,
chính vì vậy nguồn vui của họ là những người thân trong gia đình, đặc biệt là
con cháu. Đối với NCT tại các trung tâm bảo trợ thì mối quan hệ của họ với
gia đình thường lỏng lẻo hoặc khơng có. Giao tiếp chỉ thu hẹp lại với những
người sống cùng trung tâm, NVCTXH, y sỹ, bác sỹ hay những người trực tiếp
chăm sóc. Tuy vậy, họ vẫn có nhu cầu được những người xung quanh thường
xuyên giao tiếp chia sẻ, tơn trọng và u thương.
Ngồi ra, NCT nói chung và NCT trong TTBTXH nói riêng cịn có
những nhu cầu khác như được tiếp tục tài năng của mình để cống hiến cho xã

21


hội, chơi những thú vui như trồng hoa, chơi cờ, nuôi chim, trồng cây
cảnh…để thư thái về tinh thần và vận động để dẻo dai về sức khỏe.
Như chúng ta đã biết, những nhu cầu bậc thấp là yếu tố tối thiểu cần phải
có, những nhu cầu bậc cao cũng đóng vai trị quan trọng trong việc giúp một
cá nhân phát triển tốt. Song, NCT sống trong TTBTXH mới được đáp ứng
những nhu cầu cơ bản như ăn, ở, mặc, chăm sóc cơ bản về y tế. Những nhu
cầu về chia sẻ và trợ giúp từ NVCTXH thuộc về nhu cầu xã hội đã có nhưng
cịn kém. Dựa vào thuyết nhu cầu tác giả sẽ chỉ ra nhu cầu của NCT tại

TTBTXH trong quá trình làm việc với NVCTXH.
1.3.2. Lý thuyết vai trò
Thuyết vai trò được ra đời với sự đống góp lớn của khoa học xã hội và
tâm lý học.Lý thuyết vai trò là một quan điểm xã hội học và tâm lý học xã hội
mà hầu hết các hoạt động hàng ngày đều được xác định về mặt xã hội. Có một
tập hợp các quyền, nghĩa vụ, kỳ vọng, định mức và hành vi mà một người
phải đối mặt và thực hiện đầy đủ. Một cách khác, vai trị là những khn mẫu
ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã
hội đó. Có hai loại vai trị khác nhau là vai trò hiện và vai trò ẩn. Một cá nhân
thì có nhiều vai trị khác nhau, những khn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có
thể mâu thuẫn với nhau, tạo ra nhiều khó khăn. [16]
Thuyết vai trị được đánh giá là phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với
việc hiểu biết về con người và xã hội. Vì thế, người ta đề cập đến một số khái
niệm có liên quan như:
Mơ hồ vai trị: là hồn cảnh một cá nhân gặp phải khó khăn khi quyết
định vai trị nào mà cá nhân đó nên làm.
Xung đột vai trị: xảy ra khi một cá nhân đối phó với căng thẳng vì cá nhân
đó chưa đủ khả năng để thực hiện hoặc đáp ứng các đòi hỏi của vai trị đó.
Sợ hãi vai trị: nói đến những khó khăn có thể cảm nhận thấy trong việc
hồn thành bổn phận của vai trò.

22


Trong công tác xã hội đa phần lý thuyết vai trị thường được đề cập để
các NVCTXH nhìn nhận, tìm hiểu, phân tích vấn đề của thân chủ. Tuy nhiên
trong nghiên cứu này, lý thuyết vai trò được vận dụng để đưa ra những đề
xuất cho nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp NCT tại Trung tâm bảo trợ
xã hội. Trên lý thuyết, trợ giúp NCT, NVCTXH có những vai trò như người
giáo dục, người tạo khả năng, người cung cấp thơng tin…Thế nhưng, vai trị

của NVCTXH trên thực tế địa bàn nghiên cứu còn rất mờ nhạt. Dẫu vậy vai
trò ấy đã được nhà nước thừa nhận trong các văn bản pháp luật. Chính vì thế,
căn cứ vào nhu cầu thực tế, kết hợp với các quy định của pháp luật về vai trò
của NVCTXH, nghiên cứu sẽ đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện CTXH cá nhân với NCT từ thực tiễn tại Trung tâm bảo trợ
xã hội tỉnh Nam Định.
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.4.1. Đặc điểm của người cao tuổi
NCT đều phải trải qua quá trình làm việc và cống hiến, hơn những NCT trong
TTBTXH đều là đối tượng khó khăn chính vì vậy cả cuộc đời họ phải lao
động và làm việc một cách lam lũ. Sức khoẻ kém kèm theo những khó khăn
về kinh tế khiến NCT tại trung tâm hầu hết có thái độ rụt rè và tự ti. Đặc trưng
sinh lý khiến NCT khó khăn hơn trong giao tiếp. Thiếu linh hoạt và trí nhớ
kém cũng khiến NCT khép mình hơn và đây cũng là hạn chế lớn trong quá
trình làm việc giữa NCT và NVCTXH
1.4.2. Năng lực, kỹ năng của nhân viên cơng tác xã hội
Các kỹ năng của NVCTXH đóng vai trị quan trọng trong q trình làm việc
đối với NCT. NVCTXH có kiến thức tốt sẽ dễ dàng tiếp cận và đánh giá được
vấn đề mà NCT đang gặp phải. Khi đó sẽ dễ dàng hơn trong q trình xây
dựng tiến trình trợ giúp.
NVCTXH có kỹ năng linh hoạt sẽ có những lợi thế trong thực hiện những
hoạt động như tuyên truyền, kết nối nguồn lực hay tham vấn. Kỹ năng tham

23


vấn tốt giúp NCT tin tưởng hơn vào NVCTXH và dễ dàng chia sẻ vấn đề của
mình hơn.
NCT coi trọng tình cảm, hay có cảm giác cơ độc, mất mát, dễ hờn dỗi tổn
thương nên NVCTXH hiểu những đặc điểm này sẽ là lợi thế trong quá trình

trợ giúp NCT.
1.4.3. Nhận thức của cán bộ nhân viên trung tâm bảo trợ xã hội
Khi lãnh đạo trung tâm và các nhân viên trong trung tâm hiểu được các hoạt
động của CTXH sẽ là một lợi thế để NVCTXH trợ giúp cho NCT. Lãnh đạo
trung tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất và kinh tế sẽ khiến quá trình trợ giúp
diễn ra thuận lợi hơn. Cán bộ quản lý trực tiếp NCT cũng cần tạo điều kiện về
thời gian để lịch sinh hoạt và thời gian làm việc với NVCTXH khơng bị trùng
nhau.
1.5. Cơ sở pháp lý chính trị- pháp lý của công tác xã hội cá nhân đối với
người cao tuổi
1.4.1. Chủ trương của Đảng
Hội người cao tuổi Việt Nam được thành lập (10/5/1995). Ban bí thư
Trung ương đã ban hành Chỉ thị 59/CT-TW “Về chăm sóc người cao tuổi”, quy
định: “Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách
nhiệm của Đảng, nhà nước và tồn xã hội”
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã nêu: “Đối với các lão thành
cách mạng, những người có cơng với nước, các cán bộ nghỉ hưu, những người
cao tuổi thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khỏe, nâng cao
đời sống tinh thần và vật chất trong điều kiện mới; đáp ứng nhu cầu thông tin,
phát huy khả năng tham gia đời sống chính trị của đất nước và các hoạt động
xã hội; nêu gương tốt, giáo dục lý tưởng và truyền thống cách mạng cho
thanhniên, thiếu niên…”.

24


Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng nêu ra vai trị của tồn dân trong
việc đền ơn đáp nghĩa dối với lão thành cách mạng và người có cơng với nước,
nhất là đối tượng NCT khó khăn khơng nơi nương tựa
Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng nêu rõ: Quan tâm chăm sóc sức

khỏe, tạo điều kiện để NCT hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin, sống vui,
sống khỏe, sống hạnh phúc. Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, lao
động học tập của NCT trong xã hội và gia đình “Ơng bà, cha mẹ mẫu mực, con
cháu thảo hiền, vợ chồng hịa thuận, anh chị em đồn kết thương u nhau”;
giúp đỡ NCT cô đơn không nơi nương tựa.
Nghị quyết Đại hội IV Hội NCT Việt Nam (2011) nêu: “Nâng cao hiệu
quả hoạt động chăm sóc, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người cao
tuổi, giảm bớt khó khăn cho người cao tuổi nghèo, già yếu cô đơn, không để
người cao tuổi phải sống lang thang cơ nhỡ’.
Nghị quyết Đại hội V Hội NCT Việt Nam (2016) chỉ rõ: “Tăng cường xã
hội hóa các hoạt động của Hội, xây dựng nguồn lực cả cơ sở vật chất và tài
chính để chăm sóc phát huy vai trị NCT”
1.4.2. Luật pháp chính sách của Nhà nước
Nước ta có một luật hiện hành - Luật Người cao tuổi năm 2009 đã có các
điều khoản về người cao tuổi và quyền của người cao tuổi.
Quyền của người cao tuổi được khẳng định rõ ràng qua điều 3 của Luật
Người cao tuổi
a) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức
khoẻ.
b) Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn.
c) Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
d) Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hố, giáo dục, thể dục, thể
thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi.

25


×