Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tại phường thủy xuân, thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.32 KB, 66 trang )

2

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HỒ THỊ THÙY

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG THỦY XUÂN,
THÀNH PHỐ HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Huế, Năm 2020


ĐẠI HỌC HUẾ

4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HỒ THỊ THÙY

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG THỦY XUÂN,
THÀNH PHỐ HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG



Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. VÕ VĂN THẮNG

Huế, Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Hồ Thị Thùy


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
AQOL

Quality of Life Assessment

BHYT
CLCS
CSSK
EUROHIS

(Đánh giá chất lượng cuộc sống)
Bảo hiểm y tế
Chất lượng cuộc sống
Chăm sóc sức khỏe

European Health Interview Survey

GDP

(Khảo sát phỏng vấn sức khỏe châu Âu)
Gross Domestic Product

KTSKĐK
NCT
QALYs

(Tổng sản phẩm quốc nội)
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Người cao tuổi
Quality adjusted life years

SF-36
TĐHV
THPT
TP
UBND
UNFPA

(Điều chỉnh chất lượng cuộc sống – năm)
Short form (Bảng 36 câu hỏi)
Trình độ học vấn
Trung học phổ thơng
Thành phố
Ủy ban nhân dân
United Nations Fund for Population Activities


USPSTF

(Quỹ Dân số Liên hợp quốc)
US Preventive Services Task Force

WHO

(Lực lượng đặc nhiệm phòng ngừa dịch vụ Hoa Kỳ)
World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.........................................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI.........................................................................................3
1.2. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG......................................................................................................8
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...............................................11
1.4. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ PHƯỜNG THỦY XUÂN, THÀNH PHỐ HUẾ............................................15
CHƯƠNG 2.......................................................................................................................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................16
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN.................................................................................18
2.5. NỘI DUNG VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU....................................................................................19
2.6. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................................................................23
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU........................................................................................................24

2.8. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SAI SỐ...................................................24
CHƯƠNG 3.......................................................................................................................................25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................................................25
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI CAO TUỔI PHƯỜNG THỦY XUÂN...............................................25
3.2. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI THEO THANG ĐO EQ-5D-5L...................27
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI..............29
CHƯƠNG 4.......................................................................................................................................32
BÀN LUẬN........................................................................................................................................32


4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG THỦY XUÂN.................................32
4.2. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI THEO THANG ĐO EQ-5D-5L...................36
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI..............37
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................40
1. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế....................................................................................................................................40
2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại phường Thủy Xuân,
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (p<0,05)............................................................................41
KIẾN NGHỊ........................................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................1
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC.................................................................................................................7
PHỤ LỤC 1.........................................................................................................................................8
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI...............................................................8
TẠI PHƯỜNG THỦY XUÂN, THÀNH PHỐ HUẾ.....................................................................................8
PHẦN A. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN.........................................................................8
PHẦN B. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI THEO THANG ĐO EQ-5D-5L........................9
PHẦN C. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI...........10

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Số người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) được chọn ở một số tổ thuộc phường Thủy Xuân,
thành phố Huế.................................................................................................................................18
Bảng 2.2. Cách tính điểm theo thang đo Likert 5 mức độ................................................................23
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người cao tuổi...................................................................25
Bảng 3.2. Đặc điểm gia đình và thu nhập của người cao tuổi..........................................................26
Bảng 3.3. Đặc điểm về y tế và sức khỏe của người cao tuổi............................................................26
Bảng 3.4. Đặc điểm thói quen sống, các mối quan hệ xã hội, thái độ sống của NCT.......................27


Bảng 3.5. Một số trạng thái sức khỏe phổ biến và chỉ số CLCS theo EQ-5D-5L................................28
Bảng 3.6. Chỉ số chất lượng cuộc sống theo các nhóm người cao tuổi khác nhau..........................29
Bảng 3.7. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa chỉ số chất lượng cuộc sống và một số yếu tố
liên quan..........................................................................................................................................31


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Mức độ khó khăn của người cao tuổi theo thang đo EQ-5D-5L...................................29


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Biến đổi cơ cấu tuổi dân số có tác động mạnh đến kinh tế và xã hội ở cấp quốc
gia, khu vực và toàn cầu. Một trong những xu hướng biến đổi mạnh mẽ gần đây là
xu hướng già hóa dân số, trong đó người cao tuổi tăng cả về số lượng và tỷ lệ so với
tổng dân số. Già hóa dân số là hệ quả của ba xu hướng nhân khẩu học, đó là tỷ suất
sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng nhanh [32]. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (2018), từ năm 2015 đến 2050, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi của thế giới sẽ tăng gần
gấp đôi từ 12% lên 22%. Đến năm 2020, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ đông hơn trẻ

em dưới 5 tuổi. Vào năm 2050, 80% người cao tuổi sẽ sống ở các nước thu nhập
thấp và trung bình. Tốc độ già hóa dân số nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tất cả
các quốc gia phải đối mặt với những thách thức lớn để đảm bảo rằng hệ thống y tế
và xã hội đã sẵn sàng để tận dụng tối đa sự thay đổi nhân khẩu này [61].
Năm 2013, tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số”, Bộ Y
tế và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc đã nhận định tốc độ già hóa ở Việt Nam đứng thứ
7 trên thế giới. Theo Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2016 cho biết Việt Nam là
một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Chỉ số già hóa của dân
số Việt Nam đã tăng gấp hơn 2,8 lần trong giai đoạn 1979-2015, từ 17 lên đến 47.
Từ nay đến năm 2049, chỉ số già hóa sẽ tăng lên tới 138, tức cứ 100 trẻ em dưới 15
tuổi sẽ có 138 người 60 tuổi trở lên. Trong khu vực ASEAN, chỉ số già hóa của Việt
Nam chỉ thấp hơn Singapore và Thái Lan [5], [27]. Theo Tổng điều tra dân số năm
2019, chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009
và tăng hơn hai lần so với năm 1999. Chỉ số già hóa có xu hướng tiếp tục tăng lên
trong những năm sắp tới. Chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhưng Việt Nam vẫn
đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Dự báo đến khoảng năm 2040, Việt Nam sẽ
kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” [1], [28]. Dự báo đến năm 2049, tỷ lệ người
cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có 1 người cao tuổi
[5].
Hiện nay, đời sống vật chất tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam đã được


2
cải thiện cùng với những tiến bộ nhất định của hệ thống y tế trong cơng tác chăm
sóc sức khỏe, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức [11]. Tuổi thọ trung bình của Việt
Nam cao hơn nhiều nước có cùng thu nhập nhưng chất lượng dân số còn ở mức
trung bình thấp [19], [55]. Theo Tổng cục thống kê, trong tổng số người cao tuổi ở
Việt Nam chỉ có 5% có tình trạng sức khỏe tốt, cịn lại hơn 80% có tình trạng sức
khỏe trung bình, kém và 15% là bệnh tật [8]. Chi phí trung bình cho việc khám chữa
bệnh của người cao tuổi cao gấp 7 - 8 lần chi phí tương ứng cho một trẻ em [35]. Vì

vậy, các can thiệp y tế cơng cộng nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung và sức
khỏe nói riêng cho người cao tuổi ngày càng trở nên cấp thiết.
Vì chất lượng cuộc sống là khái niệm dựa trên cơ sở cảm nhận của mỗi cá
nhân nên thường mang tính chủ quan của người được hỏi. Do đó, để đánh giá chất
lượng cuộc sống và so sánh với các cộng đồng khác cần có thước đo thống nhất và
được sử dụng phổ biến. Hiện nay, EQ-5D-5L được sử dụng như một công cụ đánh
giá chất lượng cuộc sống phổ biến [39], [47]. Ở Việt Nam, bước đầu đã có những
nghiên cứu sử dụng EQ-5D-5L trong đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân
HIV/AIDS [13], sinh viên năm nhất [18], cán bộ nhân viên trường Đại học [39],
người cao tuổi [50]. Năm 2018, thang điểm đo lường chất lượng cuộc sống đầu tiên
được xây dựng cho người Việt Nam (sử dụng bộ công cụ EQ-5D-5L) [20]. Đây
cũng là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu, đánh giá chất lượng cuộc sống tại Việt
Nam để đưa ra các giải pháp góp phần vào cơng tác chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi tại cộng đồng. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tại phường Thủy Xuân,
thành phố Huế” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tại phường Thủy Xuân,
thành phố Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi
tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi (NCT). Trước đây người
ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay thuật ngữ
“người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không

khác nhau về mặt khoa học song về mặt tâm lý, NCT là thuật ngữ mang tính tích
cực và thể hiện thái độ tôn trọng. Theo Y học, NCT là người ở giai đoạn già hóa gắn
liền với việc suy giảm chức năng cơ thể [6], [10], [34]. Việc phân chia già trẻ theo
tuổi khơng phản ánh chính xác q trình sinh học. Có người nhiều tuổi trơng vẫn
trẻ, khỏe mạnh. Trái lại cũng có người tuổi chưa nhiều nhưng đã có những biểu hiện
của tuổi già [21].
Năm 1970, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống nhất quy định rằng những
người từ 60 tuổi trở lên được gọi là NCT, trong đó người 60-74 tuổi gọi là người có
tuổi, từ 75-89 tuổi gọi là người già, từ 90 tuổi trở lên là người sống rất già (sống lâu,
đại lão) [8], [26]. Theo quy định của Liên Hiệp Quốc từ năm 1970, người từ 60 tuổi
trở lên được gọi là người cao tuổi [16], [26]. Tại Việt Nam, ngồi việc NCT đã từng
đóng góp trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều người tuy tuổi cao
nhưng vẫn tham gia các hoạt động tích cực, đóng góp một phần khơng nhỏ cho xã
hội, đất nước. Việc đưa ra khái niệm NCT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
CSSK và thể hiện tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta [27]. Căn cứ Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 23/11/2009, luật người
cao tuổi số 39/2009/QH12 quy định rằng NCT là cơng dân nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên [31].
1.1.2. Tình hình người cao tuổi trên thế giới
Già hóa dân số là một trong những xu hướng quan trọng nhất của thế kỷ XXI.
Điều này có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tất cả các khía cạnh của xã


4
hội. Trên Thế giới, cứ 1 giây có 2 người tổ chức sinh nhật trịn 60 tuổi – trung bình
một năm có gần 58 triệu người trịn 60 tuổi [33]. Ước tính có khoảng 962 triệu
người từ 60 tuổi trở lên trên thế giới, chiếm 13% tổng dân số toàn cầu. Số người cao
tuổi trên thế giới được dự đoán là 1,4 tỷ người vào năm 2030; 2,1 tỷ người vào năm
2050 và có thể tăng lên 3,1 tỷ người vào năm 2100 [38]. Theo dự báo dân số thế
giới của Liên Hợp Quốc (2019), trên toàn cầu, dân số từ 65 tuổi trở lên đang tăng

nhanh hơn tất cả các nhóm tuổi khác. Năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử, những
người từ 65 tuổi trở lên đông hơn trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Số người từ 80
tuổi trở lên được dự kiến tăng gấp 3, từ 143 triệu (năm 2019) lên 426 triệu người
(năm 2050). Năm 2050, 1 trong 6 người trên thế giới sẽ trên 65 tuổi (16%), tăng từ
1 trong 11 người vào năm 2019 (9%) [56].
Trong 15 năm tới, số NCT dự kiến sẽ phát triển nhanh nhất ở Châu Mỹ Latinh
và Caribe với dự báo tăng 71%, tiếp theo là Châu Á (66%), Châu Phi (64%), Châu
Đại Dương (47%), Bắc Mỹ (41%), và Châu Âu (23%) [54]. Khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương đang trong q trình lão hóa với tốc độ chưa từng có [57]. Dự báo
cũng cho thấy già hóa dân số là một kịch bản sẽ xảy ra ở hầu hết các nước đang
phát triển, thậm chí tốc độ già hóa dân số của các nước này cịn cao hơn cả tốc độ
già hóa của các nước phát triển [32]. Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất có
trên 30% dân số già, nhưng đến năm 2050, dự tính sẽ có 64 nước có trên 30% dân
số già như Nhật Bản [33].
Thế giới đang ở giữa sự thay đổi nhân khẩu học với các mức độ khác nhau
theo xu hướng già hóa dân số. Trên tồn cầu, phụ nữ chiếm đa số trong dân số cao
tuổi. Hiện nay trên thế giới, cứ 100 phụ nữ từ 60 tuổi trở lên thì chỉ có 84 nam giới.
Cứ 100 phụ nữ từ 80 tuổi trở lên thì chỉ có 61 nam giới [33]. Theo báo cáo tổng
quan thống kê y tế thế giới năm 2018, tuổi thọ trung bình tồn cầu tăng 5,5 năm từ
66,5 tuổi (năm 2000) lên 72 tuổi (năm 2016), nữ giới sống thọ hơn nam giới. Thế
giới có khoảng 14% người già đang sống một mình. Ở nhiều nước có thu nhập cao
thì tỷ lệ người già tham gia vào thị trường lao động thấp hơn so với các nước thu
nhập thấp. Những người già ở các nước đang phát triển vẫn phải làm việc nhiều hơn
so với những người già ở các nước phát triển do hệ thống an sinh xã hội chưa có
điều kiện quan tâm hoặc có tỷ lệ người cao tuổi nhận được phúc lợi rất thấp [41].


5
1.1.3. Tình hình người cao tuổi ở Việt Nam
Già hóa dân số đang trở thành một trong những chủ đề được quan tâm khơng

chỉ ở Việt Nam mà trên tồn thế giới. Giá hóa dân số sẽ tác động đến hầu hết các
lĩnh vực của đời sống xã hội: thị trường lao động, tài chính, nhu cầu về hàng hố
dịch vụ, giáo dục, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho NCT,...[28].
Ở Việt Nam NCT tăng nhanh về số lượng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao, điều
này thể hiện qua 5 cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở (1979, 1989, 1999, 2009,
2019). Số NCT tăng dần qua các năm là 4,64 triệu người (1989); 6,19 triệu người
(1999); 7,65 triệu người (2009); 7,41 triệu người (2019). Theo Tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 2019, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên năm 2010 là 9,4%; năm 2019 là
11,7% và tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7,7% [28], [41]. Dân số Việt Nam
đang già hóa với tốc độ nhanh, từ 35,9% năm 2009 lên 48,8% năm 2019. Theo dự
báo của các chuyên gia dân số, tỷ lệ NCT ở nước ta tiếp tục tăng qua các năm. Đến
năm 2030, tỷ lệ NCT sẽ đạt 15,8%, năm 2040 là 20,8% và đến năm 2050 thì tỷ lệ
NCT sẽ gấp 3 lần hiện nay [1]. Ngoài ra, cùng với sự phát triển nhanh chóng của
nền kinh tế và tiến bộ xã hội, sức khỏe NCT dần được cải thiện. Tuổi thọ trung bình
của người Việt Nam khơng ngừng nâng cao từ 65,2 tuổi (1989) lên 73,4 tuổi (đứng
thứ 116/164 nước năm 2016), và lên 73,6 tuổi (2019). Trong đó tuổi thọ của người
thành thị cao hơn nông thôn (76,2 so với 72,6 tuổi) [28].
Dân số cao tuổi Việt Nam có những đặc trưng rất nổi bật và tạo ra những thách
thức không nhỏ cho việc chăm sóc và phát huy vai trị NCT như: xu hướng “nữ hóa
dân số cao tuổi” rõ nét, sắp xếp cuộc sống gia đình của NCT có xu hướng chuyển từ
gia đình nhiều thế hệ sang gia đình hạt nhân, trong đó hộ gia đình chỉ có vợ chồng
cùng là NCT tăng nhanh; tỷ lệ NCT có thu nhập đảm bảo cuộc sống chưa cao; tỷ lệ
NCT có sức khỏe bình thường và tốt cịn thấp, đặc biệt tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính
ngày càng tăng. Trước tình hình đó, đồng thời cũng là kế tục truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách nhằm
chăm sóc và phát huy vai trò của NCT, từng bước nâng cao CLCS của NCT trong
mọi giai đoạn phát triển đất nước, kể cả những lúc khó khăn nhất [41].


6

Phần lớn NCT vẫn sống ở nông thôn, là nông dân, làm nơng nghiệp và có sự
phân bố khơng đồng đều giữa các vùng. Có sự chênh lệch về cơ cấu giới tính trong
nhóm dân số cao tuổi, nhóm tuổi càng cao chênh lệch giới tính càng lớn điều này có
thể do tuổi thọ của nam giới thấp hơn nữ giới. Về điều kiện sống và việc làm, tỷ lệ
NCT vẫn sống ở khu vực nông thôn năm 2009 là 72,5% và năm 2012 là 68,2% với
công việc chủ yếu là làm nơng nghiệp. Hiện vẫn có trên 59% số người từ 60 đến 69
tuổi và khoảng 41% người trên 70 tuổi vẫn đang làm việc và 56,8% trong lĩnh vực
nông nghiệp. Một đặc điểm đáng chú ý khác cũng giống với các nước lân cận trong
khu vực Đông Á – Thái Bình Dương là q trình già hóa nhanh chóng đã bắt đầu tại
Việt Nam khi mức GDP/người cịn khá thấp. So với các nước giàu trong khu vực
Đông Á và các nước phát triển thì Việt Nam bắt đầu già hóa với mức thu nhập thấp
hơn nhiều, năng lực tài chính và hành chính cần có để quản lý quá trình này sẽ bị
hạn chế. Ngay cả khi duy trì được mức tăng trưởng mạnh và bền vững thì tốc độ già
hóa tại Việt Nam cũng làm cho Việt Nam “già trước khi giàu” [25].
1.1.4. Chính sách chăm sóc người cao tuổi
1.1.4.1. Thế giới
Chiến lược và kế hoạch hành động tồn cầu về lão hóa và sức khỏe của WHO
(2016-2020) nhằm thiết lập thập kỷ Lão hóa khỏe mạnh từ năm 2020 đến năm
2030. Cụ thể chiến lược tập trung vào 5 mục tiêu chiến lược: cam kết hành động về
Lão hóa lành mạnh ở mọi quốc gia; phát triển môi trường thân thiện với lứa tuổi;
sắp xếp các hệ thống y tế phù hợp với nhu cầu của dân số già; phát triển các hệ
thống bền vững và cơng bằng để cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn (nhà, cộng
đồng, tổ chức); và cải thiện đo lường, theo dõi và nghiên cứu về Lão hóa khỏe
mạnh. Việc triển khai chiến lược dựa trên các nguyên tắc: quyền con người, cơng
bằng, bình đẳng và khơng phân biệt đối xử (đặc biệt dựa trên độ tuổi), bình đẳng
giới và liên thế hệ tinh thần đoàn kết [60].
1.1.4.2. Việt Nam
+ Theo Luật số 39/2009/QH12 của Quốc hội: Luật người cao tuổi
Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát



7
huy vai trò người cao tuổi. Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của
luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Lồng ghép chính sách đối
với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển ngành lão
khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên
chăm sóc người cao tuổi. Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện
sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hố, tinh thần; sống trong mơi trường an
tồn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá
nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi,
chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trị người cao tuổi. Xử lý
nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan [31].
+ Theo Thơng tư số 35/2011/TT-BYT về hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi. Thông tư cũng nhấn mạnh về việc khám chữa bệnh, phòng
bệnh cho NCT, đào tạo cán bộ y tế về lão khoa, nghiên cứu khoa học, hợp tác trao
đổi kinh nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh. Việc CSSK cho NCT tại cộng đồng
gồm các hoạt động như tuyên truyền phổ biến kiến thức, hướng dẫn NCT kỹ năng
phòng bệnh, tự CSSK, tổ chức khám sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ cho NCT,
khám chữa bệnh cho NCT tại trạm y tế, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Trách nhiệm chăm sóc thuộc về UBND, trạm y tế xã, người nhà, người thân của
NCT, chính người cao tuổi, khuyến khích cán bộ y tế nghỉ hưu tham gia tình
nguyện. Trạm Y tế xã có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe, quản lý
bệnh mạn tính cho NCT tại địa phương [3].
+ Theo Quyết định số 7618/QĐ-BYT về việc Phê duyệt Đề án Chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số. Gồm các mục tiêu: Nâng cao
nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn xã hội tham gia

CSSK người cao tuổi. Nâng cao sức khỏe của người cao tuổi trên cơ sở nâng cao


8
kiến thức, kỹ năng tự CSSK và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu của
người cao tuổi. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người cao tuổi với
chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp (tại các cơ sở y tế, tại nhà,...).
Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu CSSK dài hạn của người cao tuổi tại gia đình,
cộng đồng và trong cơ sở CSSK tập trung [4].
+ Theo Quyết định số 1679/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt
Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, mục tiêu tổng quát của nước ta là thích
ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp
phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Bên cạnh đó, một số mục tiêu cụ thể cũng
được nêu ra như duy trì cơ cấu tuổi hợp lý trong đó tỷ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở
lên đạt 10,3% (vào năm 2025) và 11% (vào năm 2030). Tuổi thọ bình quân đạt 74,5
tuổi (2025) và 75 tuổi (2030), trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 67 năm
(2025) và 68 năm (2030). Ít nhất 50% số xã, phường đạt tiêu chí mơi trường thân
thiện với người cao tuổi. Khoảng 70% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh
tăng thu nhập. Và 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe,
khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung [37].
1.2. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
1.2.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống
Bàn về CLCS, đến nay có rất nhiều khái niệm, định nghĩa đưa ra. Trong các
tác phẩm của C.Mác và các nhà kinh tế chính trị cổ điển khác như A.Smith,
D.Ricardo, R.Malthus, J.S.Mill,... người ta thấy tư tưởng mở rộng và đề cao các giá
trị về CLCS của con người, như là mục đích giúp con người có một cuộc sống vật
chất và tinh thần phong phú. Còn theo R.C.Sharma định nghĩa “Chất lượng cuộc
sống là cảm giác được hài lòng (hạnh phúc) hoặc (thỏa mãn) với những nhân tố của
cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một
con người. Thêm vào đó, chất lượng là sự cảm giác được hài lịng với những gì mà

con người có được”. Theo Nguyễn Kim Thoa, CLCS thể hiện ở mức sung túc về
kinh tế, con người có giáo dục, sống khỏe mạnh và trường thọ, được sống trong môi
trường tự nhiên, xã hội, nhân tạo an tồn, bình đẳng và được tôn trọng [36].


9
Ngoài ra, CLCS là một khái niệm đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực
khác nhau: y học, kinh tế và chính trị học, triết học, tâm lý, xã hội học. Các nhà
nghiên cứu đã chỉ ra 4 nhóm quan niệm khác nhau về CLCS. Một là: Quan niệm
mang tính khách quan dựa vào điều kiện sống vật chất và khơng có bệnh tật. Hai là:
Quan niệm mang tính chủ quan coi CLCS biểu hiện ở mức độ hài lòng hoặc cảm
nhận về cuộc sống hạnh phúc. Ba là: Khái niệm tích hợp coi CLCS mang đồng thời
quan niệm chủ quan và quan niệm khách quan, chẳng hạn khái niệm được đề xuất
bởi Tổ chức y tế Thế giới “Chất lượng cuộc sống là những cảm nhận của cá nhân về
cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị nơi người đó đang
sống và liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm
của họ. Đó là một khái niệm rộng phụ thuộc vào hệ thống phức hợp của trạng thái
sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý hay mức độ độc lập, những mối quan hệ xã hội
và môi trường sống của mỗi cá nhân” (WHO, 1994). Bốn là: Khái niệm tích hợp
linh hoạt coi “Chất lượng cuộc sống là sự đánh giá đa chiều của cá nhân về những
mối quan hệ mà cá nhân tương tác với môi trường theo những tiêu chuẩn đồng thời
khách quan và chủ quan” (Lawton, 1997) [17], [39], [58].
1.2.2. Một số đặc điểm của chất lượng cuộc sống
Theo Wiliam Bell, CLCS được đặc trưng bởi 12 điểm: an toàn thể chất cá
nhân, sung túc về kinh tế, công bằng trong khuôn khổ pháp luật, an ninh quốc gia,
bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm, hạnh phúc tinh thần, sự tham gia vào đời sống xã
hội, bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi, chất lượng đời sống văn hóa, quyền tự
do công dân, chất lượng môi trường kỹ thuật, chất lượng môi trường sống và khả
năng chống ô nhiễm. Theo Nguyễn Kim Thoa, CLCS tạo thành bởi 4 nhân tố: kinh
tế (GDP – tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người); giáo dục thơng qua các tiêu

chí về xóa nạn mù chữ và số năm học bình quân; sức khỏe con người thơng qua tuổi
thọ bình qn; mơi trường (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường kỹ
thuật) [8], [36].
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS thì sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất,
bao gồm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Tiếp theo là các yếu tố như kinh
tế, môi trường sống, giao tiếp xã hội, tôn giáo và các niềm tin [19].


10
1.2.3. Các thang đo chất lượng cuộc sống và bộ câu hỏi EQ-5D-5L
1.2.3.1. Các thang đo chất lượng cuộc sống
Có 2 loại công cụ đo lường CLCS: công cụ đo lường ứng dụng trong các tình
trạng sức khỏe cụ thể và cơng cụ đo lường chung cho nhiều tình huống. Có những
cơng cụ được phát triển nhằm đo lường CLCS cho người bệnh mắc một tình trạng
sức khỏe cụ thể: QoL-AD cho bệnh nhân Alzheimer, AQLQ cho bệnh nhân hen
suyễn,...Các công cụ này được thiết kế để đo lường những khía cạnh được cho là có
tầm quan trọng trong cuộc sống đối với những người bị mắc một bệnh cụ thể. Loại
công cụ thứ hai là các công cụ đo lường chung cho nhiều tình huống, được chia ra 2
loại: các công cụ cung cấp một chỉ số CLCS khái quát và các công cụ cung cấp
nhiều chỉ số phản ánh các khía cạnh của CLCS. Các cơng cụ đưa ra chỉ số tổng hợp
có thể là EQ-5D-5L, SF-6D,... đo lường thỏa dụng sức khỏe, là cấu phần quan trọng
trong việc tính tốn Số năm sống điều chỉnh theo CLCS (QALYs), là đầu ra đối với
các đánh giá chi phí – hiệu quả và chi phí – thỏa dụng. Trong khi đó các cơng cụ
khác như SF-36, WHOQoL-100, WHOQoL-BREF,... lại cung cấp các đo lường cho
từng khía cạnh cụ thể như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, xã hội, mơi
trường,...; khơng trực tiếp sử dụng để tính tốn QALYs và dùng trực tiếp trong đánh
giá kinh tế y tế [43]. Ngồi ra cịn một số thang đo CLCS như WHO-8, EUROHIS
Quality of Life Scale, AQOL Instrument,... [8], [23].
Tại Việt Nam cũng đã có các cơng cụ đo lường CLCS dành riêng cho NCT.
Năm 2010 Dương Huy Lương xây dựng bộ công cụ gồm 25 câu hỏi, tuy bộ cơng cụ

này cũng bao gồm 6 khía cạnh của CLCS nhưng chỉ với 25 câu hỏi thì khó đánh
giá một cách tồn diện về CLCS. Đại học Y tế cơng cộng cũng đã xây dựng một bộ
công cụ đo CLCS NCT gồm có 65 câu hỏi, trong đó có 36 câu lấy nguyên bản từ
WHOQoL-100, 29 câu được xây dựng trên kết quả nghiên cứu định tính [8], [14].
1.2.3.2. Bộ câu hỏi EQ-5D-5L
Bộ công cụ đo CLCS EQ-5D-5L được các nhà khoa học đa ngành quốc tế
(nhóm EuroQol) giới thiệu năm 2009. Hiện nay, bộ công cụ đã được dịch hơn 130
ngơn ngữ khác nhau. Nó bao gồm 2 trang: hệ thống mô tả EQ-5D (trang 2) và EQ


11
VAS (trang 3). Hệ thống mô tả EQ-5D bao gồm 5 yếu tố: di chuyển, tự chăm sóc,
hoạt động hằng ngày, đau/khó chịu, lo lắng/u sầu. Mỗi mục gồm 5 cấp độ: khơng có
vấn đề, vấn đề nhẹ, vấn đề vừa phải, vấn đề nghiêm trọng, vấn đề cực đoan. Từ lựa
chọn của người được hỏi để suy ra CLCS của người đó. Cách tính điểm cụ thể sẽ
được nêu rõ trong phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Đây là bộ cơng cụ
rất hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả của các can thiệp. Cụ thể là các nghiên cứu
về thử nghiệm lâm sàng, các nghiên cứu cộng đồng, đánh giá kinh tế y tế. Tuy nhiên
vì CLCS ở các khu vực, quốc gia có sự khác nhau nên năm 2018, một nghiên cứu
xây dựng thang điểm đo CLCS EQ-5D-5L tại Việt Nam được tiến hành. Theo nhóm
tác giả, đây là bộ đo lường CLCS đầu tiên tại Việt Nam, dựa trên một nghiên cứu
được giám sát và phê chuẩn của EuroQol (đơn vị sở hữu bộ công cụ này). Đề tài
này sử dụng thang điểm đo CLCS EQ-5D-5L đã được Việt hóa, đo lường tính giá trị
và áp dụng trong vài năm trở lại đây tại Việt Nam [20].
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1. Trên thế giới
Theo kết quả nghiên cứu “Các yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống và hỗ
trợ gia đình của người cao tuổi” do Harkirat Kaur và cộng sự tiến hành trên 213
NCT ở Ấn Độ năm 2015: những đối tượng có CLCS cao hơn là nam giới (p=0,002),
đã từng đi học (p=0,003), độc lập về tài chính (p=0,004), khỏe mạnh về y tế

(p=0,011), thực hiện hoạt động hằng ngày độc lập (p=0,011), nhận hỗ trợ từ các
thành viên trong gia đình (p=0,022), khơng có vấn đề lớn trong cuộc sống (p=0,032.
Ngoài ra, đề tài cũng nhấn mạnh đến vai trò của việc đối xử tơn trọng dành cho
người già trong gia đình [49].
Theo kết quả nghiên cứu “Q trình già hóa và chất lượng cuộc sống của
người cao tuổi tại một số vùng nông thơn” thuộc phía tây trung tâm của bang Minas
Gerais, nước Brazil, do Juliana Ladeira Garbaccio và cộng sự tiến hành trên 182
NCT năm 2014: có mối liên hệ hai chiều (bivariate) giữa CLCS đạt (p<0,005) với
độ tuổi 60-69 (61,6%), đã kết hơn (61,7%), sống ở nơng thơn ít hơn 54 năm (68%),
khơng có sự hỗ trợ tài chính (59,5%), sống với một ai đó (61%), khơng hút thuốc


12
(60%), hiện tại sức khỏe tốt (76,7%), hài lòng với cuộc sống (69,6%); mối liên hệ
trong mơ hình hồi quy: khơng có sự hỗ trợ tài chính, sống với một ai đó và khơng
hút thuốc. Bên cạnh đó, NCT ở khu vực nơng thơn thể hiện CLCS tốt ở khía cạnh
nhận thức, tiếp cận dịch vụ, hàng hóa, thói quen; tuy nhiên vẫn cần nâng cao nhận
thức nhiều hơn cho NCT [48].
Theo kết quả nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống và các yếu tố của nó trong
cộng đồng người cao tuổi ở Thượng Hải, Trung Quốc” của Juan SHOU và cộng sự
năm 2014: Cuộc sống ở nông thôn mang lại CLCS tốt hơn cho NCT. Và với mơ
hình hồi quy tuyến tính thì trầm cảm, khả năng tự chăm sóc và gánh nặng chăm sóc
y tế, điểm số bệnh, trình độ học vấn, giới tính, tuổi tác có liên quan đến CLCS NCT.
Trong đó trầm cảm, khả năng tự chăm sóc và gánh nặng chăm sóc y tế có tương
quan quạn mạnh mẽ hơn với CLCS. Vì thế bất kể mức độ gánh nặng y tế, điều trị
toàn diện và kiểm sốt trầm cảm tốt hơn có thể giúp cải thiện CLCS NCT đáng kể.
Ngoài ra cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần của NCT [50].
Theo nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại Iran dùng bộ
câu hỏi SF-36 đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp” của Amin Doosti-Irani và
cs trên 2150 NCT năm 2018: điểm trung bình CLCS trong 8 thang đo là 47,58;

51,75; 55,42; 55,78; 59,55; 51,54; 47,85; 51,31 cho vai trò thể chất, chức năng thể
chất, sức khỏe tâm thần, đau nhức cơ thể, chức năng xã hội, vai trị cảm xúc, sức
khỏe nói chung, sức sống. Ngồi ra, CLCS NCT giảm khi tuổi càng cao, nữ giới có
CLCS thấp hơn nam giới, NCT sống trong viện dưỡng lão có CLCS thấp hơn NCT
sống tại nhà riêng [46].
Theo nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của người dân Đức năm 2015: kết
quả theo thang đo EQ-5D-5L” của Manuel B.Huber và cộng sự tiến hành trên 2040
người dân: nhìn chung cộng đồng NCT, nam giới có điểm VAS cao hơn nữ giới
(79,4 so với 77,8 trong nhóm người 60-69 tuổi; 70,8 so với 71,7 trong nhóm người
70-79 tuổi; 66,1 so với 62,2 trong nhóm người từ 80 tuổi trở lên). NCT đặc biệt là
những người trầm cảm, bệnh tim, bệnh tiểu đường có CLCS giảm so với người bình
thường [52].



×