Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Luận văn đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc thái đen (tày đăm) huyện khăm tỉnh xiêng khoảng nước chdcnd lào giai đoạn 1975 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 88 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia đa dân tộc. Theo
số liệu thống kê năm 2015, Lào có 49 dân tộc. Nền văn hóa phong phú, đa dạng
đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của
các dân tộc đó là cuộc sống sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian
và ngôn ngữ.
Huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng là một huyện nằm trong một tỉnh thuộc
miền Bắc của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có nhiều dân tộc đang
sinh sống và làm ăn như: Phuôn, Mông, Lào, Thái đỏ (Tày Đeng), Thái trắng
(Tày Khao), Thái đen (Tày Đăm), Lự…Tày Đăm (Thái đen) là một dân tộc có
nguồn gốc lịch sử rất lâu đời. Người Tày Đăm có phong tục tập quán, văn hóa
đặc trưng, riêng biệt của dân tộc mình. Điều đó thể hiện rõ trong ngơn ngữ nói,
cách ăn mặc, phong tục tập qn và tín ngưỡng. Góp phần vào việc làm phong
phú và đa dạng hơn cho văn hóa Lào.
Hiện nay, cuộc sống sinh hoạt của người Tày Đăm có nhiều biến đổi. Về
kinh tế: Người Tày Đăm đã biết làm nhiều ngành nghề để góp sức mình vào
cơng việc xây dựng và phát triển đất nước Lào. Kinh tế của người Tày Đăm
ngày càng phát triển, đời sống của họ ổn định hơn xưa. Về văn hóa: Người Tày
Đăm vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng biệt của văn hóa mình để có thể
phân biệt được với văn hóa của các dân tộc khác, đặc biệt là tiếng nói. Để tìm
hiểu sâu sắc về cuộc sống sinh hoạt, đời sống kinh tế và văn hóa của đồng bào
Tày Đăm, tác giả đã quyết định chọn vấn đề “Đời sống kinh tế, văn hóa của
dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng, nước
CHDCND Lào, giai đoạn 1975 - 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có một số tác phẩm nghiên cứu về dân tộc Thái Đen do


tác giả là người Lào và Việt Nam đề cập. Dưới đây, tác giả sẽ thống kê những
công trình nghiên cứu có liên quan về đời sống sinh hoạt của người Thái Đen ở
Lào nói chung và ở huyện Khăm nói riêng theo thời gian cơng bố:
Năm 2005, tác giả Khampheng Thipmountaly cơng trình “Q trình hình
thành và phát triển các dân tộc ở nước CHDCND Lào” ở Viện Nghiên cứu Dân
tộc và Tôn giáo Lào. Cuốn sách này tập trung nghiên cứu về nguồn gốc và văn
hóa của các dân tộc của Lào, trong đó có văn hóa của người Thái Đen.
Năm 2006, cuốn “Phong tục tập quán của dân tộc Thái Đen” của tác giả
Quangxaykhăm Khunsilihương, Ban Quản lý và phát huy văn hóa dân tộc Thái
Đen tỉnh Luông Năm Tha, đã đề cập đến phong tục tập quán của người Thái
Đen ở tỉnh Luông Năm Tha, nước CHDCND Lào.
Năm 2007, Luận văn thạc sĩ “Trang phục cổ truyền của phụ nữ dân tộc
Thái huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” của học viên Nguyễn Đại Đồng,
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,giáo trình “Lào sức sá”, đề tài “Văn hóa
của các dân tộc Lào” do Bộ Giáo dục và Thể thao Lào phát hành cũng nói đến
văn hóa của dân tộc Thái Đen tại đất nước Lào.
Năm 2008, Luận văn thạc sĩ “Bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong điều
kiện đổi mới và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc” của học viên Lô Thị Quỳnh
Lan, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổng quan về bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở
vùng Tây Bắc (khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa của người Thái ở Tây Bắc
cũng như bản sắc văn hóa dân tộc Thái nói chung; mối quan hệ biện chứng
giữa văn hóa và phát triển kinh tế; những ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế
vùng Tây Bắc đến bản sắc văn hóa người Thái cũng như những thay đổi của
bản sắc văn hóa Thái Đen bên cạnh sự phát triển kinh tế vùng Tây Bắc trong
điều kiện mới). Đưa ra những đề nghị: xây dựng nơi lưu trữ, bảo tàng, trưng
2


bày, biểu diễn những nét hay, đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc Thái; tổ
chức các ngày hội văn hóa Thái; xây dựng và phát triển chữ viết, ngơn ngữ dân

tộc Thái để bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc; triển khai và nhân rộng
các mơ hình bản văn hóa đã có như: bản Lác (Mai Châu, Hịa Bình), bản văn
hóa dân tộc Thái Đen (Chiềng Cơi, thị xã Lai Châu).
Năm 2009, trong các cuốn sách “Dân tộc học” của tác giả Viengmala
Vangmuoi, khoa Xã hội học, Đại học Quốc gia Lào; “Tìm hiểu các dân tộc ở
Lào” của Viện nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo Lào của NXB Sibunhương, thủ
đô Viêng Chăn, đã đề cập đến các dân tộc sinh sống ở Lào, trong đó có dân tộc
Thái Đen.
Năm 2014, Cuốn “Dân tộc Thái Đen ở tỉnh Xiêng Khoảng” của tác giả
Bounphone Onsouvanh, năm 2014, thủ đô Viêng Chăn đã tập trung nghiên cứu
vào cuộc sống của người Thái Đen ở tỉnh Xiêng Khoảng.
Năm 2015, khóa luận tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội“Tìm hiểu tang
ma của người Thái Đen ở xã Nghĩa Lợi,tỉnh Yên Bái”, tác giả Lộ Thị Huyền đã
trình bày về việc tổ chức lễ tang của người Thái Đen ở xã Nghĩa Lợi, tỉnh Yên
Bái. Khóa luận tốt nghiệp “Văn hóa của dân tộc Thái Đen bản Xoong Tạy,
huyện Xoong, tỉnh Hủa Phăn”, tác giả Phiensy Venmixay và Alithao
Phialuong, trường Đại học Quốc gia Lào đã đề cập đến tình trạng văn hóa của
dân tộc Thái Đen ở bản Xoong Tạy, huyện Xoong, tỉnh Hủa Phăn. Luận văn
thạc sỹ “Lịch và Nông lịch của người Thái Đen ở Sơn La” của học viên Phạm
Ngọc Hà, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cung cấp nội dung
về Lịch và Nơng lịch của người Thái Đen.
Các cơng trình nghiên cứu và các tài liệu được tiếp cận trên đây đều có
nội dung đề cập đời sống kinh tế văn hố của đồng bào Thái Đen ở các góc độ
khác nhau, tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ
thống về kinh tế, văn hóa của người Thái Đen tại huyện Khăm, tỉnh Xiêng
3


Khoảng (CHDCND Lào). Do vậy, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề này là có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn đồng thời khẳng định đề tài nghiên cứu của luận

văn thạc sĩ “Đời sống kinh tế, văn hoá của người Tày Đăm (Thái Đen) ở huyện
Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào là không bị trùng lặp với các
công trình đã cơng bố trước đây.
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh tế và đời sống văn
hóa-xã hội của dân tộc Thái Đen tại huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng
(CHDCND Lào); sự phát triển kinh tế và những biến đổi của văn hóa và xã hội
trong thời hiện đại của cộng đồng dân tộc Thái Đen.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằn tìm hiểu và làm rõ về bản sắc
văn hóa và hoạt động kinh tế của người Tày Đăm huyện Khăm tỉnh Xiêng
Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khai quát về huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng như: vị trí, địa lý, điều
kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Đi sâu tìm hiểu về người Tày Đăm huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng như:
tên gọi, lịch sử cư trú, thống kê.
Tìm hiểu sâu hơn về hoạt động kinh tế và văn hóa của người Tày Đăm ở
huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung,nghiên cứu đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng
người Thái Đen.
+ Về không gian,nghiên cứu trên địa bàn huyện Khăm, tỉnh Xiêng
Khoảng (CHDCND Lào). Trong đó tập trung vào 4 bản có số lượng người Thái
Đen sinh sống lớn như: Xiêng Kiều, Na Thoong, Muông Xay và bản Xam.
4


+ Về thời gian,giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2015.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn từ liệu nghiên cứu chủ yếu của luận văn là tài liệu điền dã ở
huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng. Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng tư liệu trong
các cơng trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí của các tác giả Việt, Lào.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tác giả luận văn đã sử
dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic để tìm hiểu, nghiên
cứu các sự kiện, hiện tượng theo trình tự thời gian (niên đại) và không gian từ
quá khứ đến hiện tại. Để hiểu và làm rõ quá trình hình thành và phát triển trong
đời sống người Tày Đăm huyên Khăm tỉnh Xiêng Khoảng. Trong nghiên cứu
vấn đề, việc sử dụng phương pháp lịch sử giúp tác giả nghiên cứu các hiện
tượng trong quá khứ của người Tày Đăm. Vì thế, tác giả đã kết hợp sử dụng
phương pháp logic,nhằm đi sâu tìm hiểu bản chất, cái phổ biến và đặc trưng
trong hoạt động kinh tế văn hóa của người Tày Đăm huyện Khăm tỉnh Xiêng
Khoảng giai đoạn 1975-2015. Bên cạnh đó tác giả đã vận dụng phương pháp
điền dã dân tộc học như: quan sát cảnh quan, phỏng vấn người dân).
5. Đóng góp của luận văn
+ Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về dân tộc Thái Đen ở
huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng (CHDCND Lào).
+ Luận văn là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm về dân tộc,
các môn:Dân tộc học, Văn học Dân gian.
6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung chính, kết luận, Phần nội dung
gồm 3 chương:

5


Chương 1: Khái quát về huyện Khăm và đồng bào người Thái Đen ở

huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào
Chương 2: Đời sống kinh tế của người Thái Đen ở huyện Khăm, tỉnh
Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào, giai đoạn 1975-2015
Chương 3: Đời sống văn hóa của người Thái Đen ở huyện Khăm,tỉnh
Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào, giai đoạn 1975-2015

6


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN KHĂM VÀ NGƯỜI THÁI ĐEN
(TÀY ĐĂM) Ở HUYỆN KHĂM TỈNH XIÊNG KHOẢNG,
NƯỚC CHDCND LÀO
1.1. Khái quát về huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng
Huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng có nguồn gốc lịch sử từ lâu đời và trải
qua nhiều giai đoạn lịch sử. Huyện Khăm (hoặc Mường Khăm) thành lập trong
thời phong kiến của Lào, mang tên là Thay Thồng (hoặc Mường Thồng Bản
Ban). Thời đó, Lào Lạn Xang bị Xiêm xâm lược. Năm 1804, vua Anouvong đã
mở cuộc đấu tranh chống Xiêm nhưng bị thất bại. Xiêm đã đưa 6000 cư dân
Mường Khăm sang Bangkok. Khi đó, có một người đàn ơng tên là Xiêng Khăm
(dân tộc Phuôn) cư trú ở huyện Khăm (Bản Ban hiện nay) đã đứng ra tập trung
cư dân đấu tranh chống Xiêm, làm cho Xiêm bị thất bại ở vùng Mường Thồng
Bản Ban. Từ đó, cư dân đã bầu Xiêng Khăm làm người lãnh đạo vùng Thay
Thồng. Sau khi lên nắm quyền lãnh đạo, Xiêng Khăm đã đổi tên Thay Thồng
sang Thồng Xiêng Khăm. Năm 1836, Xiêng Khăm qua đời, Phan Khăm lên
thay, đã quyết định đổi tên Mường Thồng Xiêng Khăm sang Mường Khăm
(huyện Khăm) cho đến hiện nay.
1.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Huyện Khăm nằm ở phía Đơng của tỉnh Xiêng Khoảng, nằm ở vị trí
19030’ vĩ độ Bắc và 103025’ kinh độ Đông, cách trung tâm tỉnh lị khoảng 52

km, diện tích 233.400 ha, chiếm 14,7% diện tích tỉnh Xiêng Khoảng. Huyện
Khăm giáp với nhiều huyện trong tỉnh và ngồi tỉnh như: Phía Đơng giáp với
huyện Noong Hẹt (69 km). Phía Tây giáp với huyện Pẹc và huyện PhuCụt
(44,5 km). Phía Bắc giáp huyện Hủa Mường và huyện Viêng Thoong tỉnh Hủa
Phăn (126,5 km). Phía Nam giáp huyện Khun (25 km).
Địa hình của huyện được chia thành2vùng chủ yếu là núi và cao nguyên
với tỉ lệ66,67% và 33,33%. Huyện Khăm nằm ở điểm cao khoảng 500-2000m
so với mực nước biển; khu trung tâm nằm ở điểm cao 589m.
7


Cũng giống như các huyện khác của tỉnh, trong1 năm, khí hậu ở huyện
Khăm có 2 mùa rõ rệt, đó là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng
11 đến tháng 4 dương lịch. Mùa này thời tiết khơ, lạnh. Huyện Khăm thuộc khu
vực có thời tiết lạnh nhất nước (đặc biệt là mùa khô). Lạnh nhất từ tháng 12 - 2.
Khoảng thời gian này, trời lạnh, có sương mù và mưa phùn. Mùa mưa bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong
năm của huyện Khăm là 230c [42, tr.1].
Là một huyện miền núi cao, phần lớn là rừng và đồi núi nên ruộng đất
chủ yếu là ở ven đồi, chân núi, ven sông hoặc ven suối. Khu vực này đất đai
khá màu mỡ, thuận lợi cho trồng lúa. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý, các loại
cây thuốc, cây dùng vào nghề đan lát để làm hàng mỹ nghệ. Bên cạnh đó là
nguồn lâm thổ sản khá phong phú như mật ong, nấm, các loại măng, rau rừng,
củ, quả… cùng với một hệ động vật gồm các loại thú, chim. Điều này giúp cho
cư dân có thể phát triển nghề khai thác rừng, đem lại nguồn lợi về sản phẩm
phục vụ cho cuộc sống nhân dân cả huyện.
Như vậy, có thể thấy với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên này, huyện
Khăm có nhiều thuận lợi về môi trường tự nhiên, là cơ sở để phát triển nền kinh
tế tồn diện từ nơng nghiệp, lâm nghiệp đến thủ công nghiệp.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng là huyện có nền kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp nhất là trồng lúa nước, làm nương rẫy. Những năm gần đây, trồng
lúa nước của cư dân huyện Khăm có những biến đổi theo hướng hiện đại. Hệ
thống thủy lợi được khôi phục và xây dựng đáp ứng nguồn nước cho làm ruộng
và trồng trọt cả 2 mùa; diện tích ruộng đất được mở rộng, nhất là diện tích
ruộng chiêm đã tăng lên 17,13%; việc trồng ngô đã tăng 64 lần so với năm
2004. Các loại cây trồng rất đa dạng và phong phú (có cây lúa, ngơ, sắn, khoai,
cây ăn quả và các loại rau). Bên cạnh đó là chăn ni gia súc với đa dạng lồi
như: trâu, bị, dê, lợn và gia cầm (vịt, cá, gà và chim cút). Đặc biệt, người dân
8


cịn đào ao thả cá với diện tích ao lớn, áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo kiến
thức khoa học [29, tr.4]. Song song với việc phát triển kinh tế nông nghiệp là
phát triển kinh tế thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống. Loại hình
xưởng thủ cơng nghiệp được xây dựng nhiều ở huyện Khăm. Phổ biến nhất là
xưởng chế biến gỗ, xưởng chế tạo và gia công đồ nội thất, xưởng sấy khô ngô
và nghiền ngô. Xiêng Kiều là làng có đơng người Thái Đen cũng là làng dệt vải
nổi tiếng; Ko Nghiệu là làng đan lát (nhất là đan ép cơm, huột, làn…) Hàng
năm, thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống cũng mang lại nhiều thu
nhập. Năm 2010, thu nhập từ thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống là
100 triệu kíp. Du lịch cũng là một hoạt động kinh tế mang lại nhiều thu nhập
cho huyện Khăm với các điểm du lịch nổi tiếng như: Hang Piu (Thẳm Piu),
suối nước nóng… thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước [29, tr. 7].
Huyện Khăm có 90 bản với 8.397 ngơi nhà và 10.641 nhân khẩu. Theo
thống kê của huyện thì tính đến năm2014, dân số của huyện Khăm là 51.326
người. Trong đó có 25.188 nữ, bao gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau.
Đơn vị hành chính thấp nhất là làng bản. 90 bản trong huyện được chia thành
11 cụm bản như sau:
1: Cụm bản trung tâm huyện (gồm có 9 bản)

2: Cụm bản Loọng Piu (gồm có 6 bản)
3: Cụm bản Loọng Mạt Nưa (gồm có 8 bản)
4: Cụm bản Nhọt Cựa (gồm có 8 bản)
5: Cụm bản Àng Đoọc Khăm (gồm có 8 bản)
6: Cụm bản Loọng Mạt Tạy (gồm có 15 bản)
7: Cụm bản Viêng Xay (gồm có 4 bản)
8: Cụm bản Nặm Thẹ (gồm có 7 bản)
9: Cụm bản Loọng Khao (gồm có 7 bản)
10: Cụm bản Nặm Liệng (gồm có 15 bản)
11: Cụm bản Bun Thin Nặm Đơn (gồm có 10 bản)

9


Huyện Khăm cũng là một trong 7 huyện của tỉnh Xiêng Khoảng có nhiều
dân tộc làm ăn và sinh sống. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa đặc trưng
riêng biệt của mình, góp phần làm cho nét văn hóa của huyện thêm đa dạng và
phong phú. Trong đó dân tộc Lào chiếm tỷ lệ đông nhất, tiếp theo là dân tộc
Mông và Tày (Thái). Dưới đây là những thống kế dân số của các dân tộc ở
huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng năm 2014:
Bảng 1.1. Thống kê thành phần dân tộc ở huyện Khăm,
tỉnh Xiêng Khoảng năm 2014
STT

Dân tộc

Số lượng (người)

Chiếm tỷ lệ


Tổng số

Nam

Nữ

dân số cả huyện (%)

1

Lào

16.938

8.453

8.503

33,02

2

Khơ Mú

9.194

4.626

4.568


17,91

3

Mông

11.270

5.834

5.436

21,95

4

Tày (Thái Đen,

10.247

5.377

4.870

19,96

Kháo…)
5

Phông


2.676

1.369

1.307

5,21

6

Dân tộc khác

1.001

497

504

1,95

Tổng cộng

51.326

26.138

25.188

100

Nguồn [42, tr.2]

Như vậy, chiếm đại đa số trong tổng dân cư của huyện là dân tộc Lào,
Mơng Thái, Khơ Mú. Trong đó, Khơ Mú là cư dân cổ nhất, có mặt sớm nhất ở
vùng đất này. Tiếp đến là người Lào và người Thái. Họ là những cư dân nông
nghiệp trồng lúa, thường canh tác tại các vùng ven sơng, ven suối, vùng chân núi.
Nhìn chung, trải qua quá trình sinh sống, di cư, lập bản, nhiều dân tộc đã
đến định cư ở vùng huyện Khăm. Thơng qua các hoạt động kinh tế, văn hóa,
các dân tộc đã có sự giao lưu về văn hóa, tạo nên một nền văn hóa đa dạng,
nhưng cũng mang nhiều đặc trưng riêng của từng dân tộc. Trong đó, nổi lên là
dân tộc Thái Đen mà tác giả sẽ trình bày rõ ở phần sau của luận văn.

10


1.2. Người Thái Đen (Tày Đăm) ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng
Dân tộc Thái Đen là một trong 49 dân tộc anh em của Lào, thuộc nhóm
ngơn ngữ Lào- Tày. Ở nước CHDCND Lào, dân tộc Thái Đen là dân tộc có
nhiều tên gọi. Tên gọi cũ của dân tộc này là dân tộc “Tày”. Người Thái Đen tự
gọi dân tộc mình là “Tày”.Cịn dân tộc khác thường gọi họ là người Thay hoặc
người Thái. Nhưng cả Tày, Thái, Thay đều có nghĩa là “con người” hoặc “loại
người”. Tày Đăm là tên mà người Lào gọi theo cách ăn mặc của người Tày. Ví
dụ: nhóm người Tày nào thường mặc màu đen người ta gọi là Tày Đăm (Thái
Đen). Nhóm người Tày nào thường mặc màu trắng người ta gọi là Tày Khảo
(Thái Trắng). Nhóm người Tày nào thường mặc màu đỏ người ta gọi Tày Đeng
(Thái đỏ) [36, tr.20]. Người Kinh ở Việt Nam gọi người Tày Đăm là người
Thái.Người Tày Đăm ở Việt Nam tự gọi mình là “Côn Tày” hoặc “Côn Thay”.
Ở Việt Nam, người Tày Đăm cịn có những tên gọi khác như: Tày Thanh, Man
Thanh, Tày Mười, Hàng Tang, Tày Dọ. Người Thái ở Việt Nam có 3 ngành
chính là: Thái Đen (Tày Đăm), Thái Trắng (Tày Đơn hoặc Khao) và Thái Đỏ

(Tày Đeng). Ngôn ngữ của người Tày Đăm ở Việt Nam thuộc với nhóm ngơn
ngữ Tày-Thái (ngữ hệ Thái - Ka Đai) là con cháu của người Tày Đăm di cư từ
vùng đất thuộc miền Nam của Trung Quốc sang. Người Tày Đăm ở huyện Như
Thành, tỉnh Thanh Hóa gọi họ là “Chao”, có nghĩa là “nịi giống” và gọi tổ tiên
của họ là “Chao Đẳm” [24, tr.14]. Người Thái Lan thường gọi dân tộc Tày
Đăm ở Thái Lan là “Lào Không, Thay Xộng Đăm hoặc Thái Xộng Đăm” vì họ
thường mặc màu đen (đen có nghĩa là đăm). Đặc biệt là họ thường mặc quần
màu đen (Xộng Đăm dịch nghĩa là quần đen) [44, tr.1]. Mặc dù dân tộc Tày
Đăm có rất nhiều tên gọi như đã trình bày ở trên, nhưng tên phổ biến mà hiện
nay người ta thường gọi họ là Tày Đăm (Thái Đen).

11


Sơ đồ 1.1: Các ngành của người Thái ở Lào
Tày Đăm là một trong đại gia đình các dân tộc đã cư trú tại đất nước Lào
từ lâu đời. Dân tộc Tày Đăm có nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển gắn
bó với nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển của dân tộc Lào và đất nước
Lào. Người Tày Đăm định cư ở các tỉnh miền Bắc của Lào từ tỉnh Bo Li Khăm
Xay đến thượng Lào. Tập trung ở tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Luông Nặm
Tha, Lng Phạ Bang…Dân tộc Tày Đăm ở Lào có nguồn gốc di cư từ vùng
miền Nam của Trung Quốc (Mường Then). Do vùng đó xảy ra chiến tranh giữa
các bộ tộc. Vì vậy, họ đã di cư xuống khu biên giới Việt Nam - Lào-Trung
Quốc và định cư ở đó. Sau một thời gian, họ tiếp tục di cư vào các tỉnh miền
Bắc của Lào như: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Luông Phạ Bang…và một số tỉnh
của Việt Nam như: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và các tỉnh: Lơi, Xiêng Mày,
Phêt Sa Bun của Thái Lan để tìm nơi định cư mới. Trong tạp chí “Mo Lạ Độc
Lạn Xạng”, tác giả bài viết Phầu Tày Đăm (trang 129-130) đã viết: Dân tộc Tày
Đăm là một trong nhóm người AiLao có nguồn gốc từ vùng biên giới phía Bắc
Lào (miền Nam của Trung Quốc). Có trung tâm cũ ở Mường Then - quê hương

của Khún Lo, người xây dựng Mường Loa cổ (Luông Phạ Bang hiện nay). Về
vấn đề này, tài liệu lưu trữ của Trung Quốc cũng chứng mình rằng: Tổ tiên của
dân tộc Tày Đăm là những người gọi tên dân tộc mình là “Tày”).

12


Có thể nói, việc người Tày Đăm di cư vào Lào, Việt Nam và Thái Lan là
do 2 nguyên nhân chủ yếu: chiến tranh và để tìm nơi sinh sống mới. Hiện nay,
chưa có tài liệu nào xác định rõ người Tày Đăm di cư vào huyện Khăm, tỉnh
Xiêng Khoảng vào khoảng thời gian nào. Nhưng sách sử Lào từ thời cổ đại đến
năm 1946 của Maha Silavilavong đã trình bày: Đến khoảng năm 1893 có một
dân tộc từ Trung Quốc đã vào Thượng Lào cướp bóc. Người Lào gọi họ là Hỏ
Thung Đeng. Bọn chúng đã cướp và đánh đuổi các dân tộc ở Hủa Phăn và
Luông Phạ Bang làm cho người dân bản địa ở các vùng đó phải chạy xuống
vùng Thông Xiêng Khăm, thuộc tỉnh Xiêng Khoảng (vùng huyện Khăm hiện
nay). Trong số đó có người Lào, người Tày, và các dân tộc Môn-Khơ me…
Theo tài liệu trên đây, có thể nói: Người Tày Đăm ở huyện Khăm có thể có
nguồn gốc từ miền Bắc của Lào, chuyển cư qua tỉnh Hủa Phăn (Mường Xoòng.
Tức huyện Viêng Thoong, tỉnh Hủa Phăn hiện nay). Điều đó đã được chứng
minh là: những phong tục tập quán và cuộc sống sinh hoạt của người Tày Đăm
ở huyện Khăm gần giống các phong tục tập quán và cuộc sống sinh hoạt của
người Tày Đăm ở huyện Viêng Thoong, tỉnh Hủa Phăn. Do huyện Khăm giáp
với huyện Viêng Thoong nên hiện nay có rất nhiều trai gái Tày Đăm ở hai
huyện đã tìm hiểu và kết hơn với nhau.
Theo thống kê năm 2013, người Tày Đăm định cư ở tỉnh Xiêng Khoảng
có 6.040 người (2978 nữ). Chủ yếu ở3 huyện: Huyện Khăm, huyện Khun,
huyện Pha Xay. Dưới đây là bảng thống kê về người Tày Đăm định cư ở tỉnh
Xiêng Khoảng và huyện Khăm:
Bảng 1.2. Thống kê về người Tày Đăm ở tỉnh Xiêng Khoảng (năm2013)

STT

Tên
huyện

Số bản

Số hộ gia đình

Số dân
(người)

Nữ (người)

1

Khăm

9

1121

4037

1988

2

Pha Xay


8

313

1755

866

3

Khun

1

56

248

124

18

1490

6064

2978

Tổng cộng


Nguồn [32; tr. 5]
13


Bảng 1.3. Thống kê về người Tày Đăm ở huyện Khăm (năm 2015)
STT

Tên bản

Tổng số hộ
gia đình

Số lượng dân ( người)
Tổng cộng

Nam

Nữ

1

Nhọt Cựa

180

885

441

444


2

Na Thoong

96

484

236

248

3

Xiêng Kiều

118

644

429

215

4

Muông Xay

64


234

122

112

5

Xam

115

563

269

294

6

Viêng Khăm

30

112

49

63


7

Chom Sy

64

301

151

150

8

Phon Kham

80

397

207

190

747

3.620

1.904


1.716

Tổng cộng

Nguồn: Phịng Thơng tin Văn hóa và Du lịch huyện Khăm
Nhìn vào số liệu thống kê trên đây có thể thấy: Người Tày Đăm định cư
ở huyện Khăm chiếm tỷ lệ đông nhất trong tỉnh. Họ tập trung làm ăn sinh sống
trong nhiều làng bản. Trong đó, nhiều nhất là bản Nhọt Cựa, tiếp đến là bản
Xiêng Kiều,Xam, Na Thoong, Phon Khăm, Muông Xay, Chom Sy, Viêng
Khăm. Xiêng Kiều là làng cổ của người Tày Đăm được thành lập từ năm 1817,
cách trung tâm huyện Khăm khoảng 3 km. Đây là bản cịn bảo tồn và giữ gìn
được nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày Đăm. Năm 2010, Xiêng Kiều
có 104 hộ gia đình Tày Đăm với 604 nhân khẩu, trong đó có 282 nữ. Năm
2015, có 118 hộ gia đình với 644 nhân khẩu. Để bảo tồn bản sắc văn hóa, chính
quyền địa phương cùng với dân bản nơi đây đã đóng tiền xây dựng một tịa nhà
2 tầng làm Bảo tàng Văn hóa dân tộc Tày Ðăm. Đây là nơi diễn ra các hoạt
động văn hóa, hội họp của cộng đồng người Tày Đăm trong bản. Bảo tàng Văn
hóa dân tộc Tày Đăm có vị trí rất quan trọng.Là nơi tìm hiểu về nguồn gốc và
văn hóa của người Tày Đăm. Hiện nay, Xiêng Kiều là “Làng Văn hóa” nổi
tiếng thứ 2trong số các “Làng Văn hóa” nổi tiếng của tỉnh Xiêng Khoảng và

14


vẫn đang liên tục phát triển [30, tr.1]. Bên cạnh bản Xiêng Kiều cịn có bản Na
Thoong, Mng Xay và bản Xam là những bản có khá đơng người Tày Đăm
cũng đang hết sức góp sức mình vào cơng cuộc phát triển kinh tế và bảo tồn
văn hóa của dân tộc mình.
Người Tày Đăm ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng có bản sắc văn hóa

đặc trưng riêng biệt của mình, góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú nền
văn hóa của tỉnh. Nghề truyền thống của người Tày Ðăm ở huyện Khăm chủ
yếu là làm nông nghiệp: làm ruộng trồng lúa nước, làm nương rẫy, làm vườn và
chăn ni. Bên cạnh đó, họ cũng làm nghề thủ cơng như: dệt vải và chế tạo
công cụ lao động…Những hoạt động kinh tế của người Tày Ðăm đã góp phần
làm đa dạng thêm hàng hóa ở huyện Khăm. Hiện nay,trình độ dân trí của người
Tày Đăm đã được nâng cao. Người Tày Đăm có nhiều cơ hội tiếp xúc giao lưu
với các dân tộc khác, nhất là dân tộc Lào. Từ đó đã thúc đẩy sự phát triển của
dân tộc này về mọi mặt.

15


Tiểu kết chương 1
Người Tày Đăm định cư ở nước CHDCND Lào có nguồn gốc từ miền
Nam Trung Quốc (Mường Then), giáp với vùng biên giới Việt Nam- Lào Trung Quốc. Do chiến tranh, họ phải tìm nơi cư trú mới. Vì vậy, tổ tiên của
người Tày Đăm đã di cư xuống vào các tỉnh Đông Bắc của Lào, Việt Nam,
Thái Lan và định cư ở đó.Ở Lào, đại đa số người Tày Đăm cư trú ở vùng miền
Bắc của Lào, từ Bo Li Kham Xay đến Phông Sạ Ly. Đây là vùng khí hậu chia
làm hai mùa rõ rệt: mùa Đơng khơ hạn và mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc
điểm khí hậu và đất đai rừng núi đã định hình nên những phương thức sản xuất
truyền thống: lúa ruộng, lúa nương, săn bắn, hái lượm. Trong đời sống văn hóa,
người Tày Đăm vẫn giữ được nhiều nét văn hố truyền thống về ngơn ngữ,
trang phục, nghệ thuật, phong tục tập quán...
Huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng thuộc địa bàn vùng núi cao nguyên, nơi
người Tày Đăm chiếm số dân đơng nhất trong tỉnh. Văn hóa của người Tày Đăm
ở huyện Khăm có nét gần giống văn hóa của dân tộc Tày Đăm ở huyện Xoong
(huyện Viêng Thoong, tỉnh Hủa Phăn hiện nay). Chính vì thế, nhiều nhà nghiên
cứu của Lào cho rằng: Nguồn gốc của dân tộc Tày Đăm ở huyện Khăm, tỉnh
Xiêng Khoảng có thể là từ huyện Xoong tỉnh Hủa Phăn. Và họ sang đây từ thời

người Hỏ Thung Đeng (từ Trung Quốc) vào cướp ở Hủa Phăn, Lng Phạ Bang...
Huyện Khăm là vùng có điều kiện tự nhiên rất đa dạng.Những đặc điểm
tự nhiên này đã tạo nên những dấu ấn đậm nét trong đời sống kinh tế, văn hóa,
xã hội của người dân ở đây, nhất là dân tộc Tày Đăm. Song do sống cùng người
Lào và một số dân tộc khác cho nên ít nhiều về kinh tế, văn hóa, cùng với yếu
tố mơi trường của họ cũng bị ảnh hưởng.

16


Chương 2
ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA DÂN TỘC THÁI ĐEN (TÀY ĐĂM) Ở
HUYỆN KHĂM, TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CHDCND LÀO
GIAI ĐOẠN 1975 - 2015

Như chúng ta đã biết, lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử
phát triển kinh tế của các dân tộc ở Lào nói chung, trong đó có dân tộc Thái
Đen nói riêng ln gắn liền với lịch sử phát triển của nghề truyền thống dân tộc
- những sản phẩm kinh tế thuần túy cho sinh hoạt hàng ngày. Đó chính là
những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của tinh hoa văn hóa dân tộc và những
kinh nghiệm phát triển kinh tế truyền thống được lưu truyền từ đời này sang
đời khác, tạo nên bản sắc riêng của mình nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả
dân tộc. Người Thái Đen ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng là những cư dân
nơng nghiệp.Ngành nghề chính của họ là trồng lúa nước, hoa màu; chăn nuôi
(trâu, bò, lợn, gà, dê, cá...). Đan lát, dệt thổ cẩm cũng là nghề nổi tiếng của
người Thái Đen. Bên cạnh đó là một số loại hình dịch vụ bn bán nhỏ lẻ.Tập
trung chủ yếu ở những nơi đông dân cư. Với sự đa dạng ngành nghề như vậy đã
giúp mang lại nhiều thu nhập cho cho cư dân Thái Đen ở huyện Khăm. Điều
này được thể hiện rõ nét trong từng lĩnh vực kinh tế như sau:
2.1. Kinh tế nông nghiệp

Cũng giống mọi cư dân vùng miền Bắc của Lào, sau giải phóng đất nước
(năm 1975) cho đến những năm thực hiện đổi mới (năm 1986), trồng trọt vẫn là
ngành sản xuất chính của người Thái Đen ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng.
Các hoạt động kinh tế khác như: chăn ni, làm nghề thủ cơng, trao đổi hàng
hóa, khai thác nguồn lợi tự nhiên (chủ yếu là sắn bắn, hái lượm) vẫn đóng vai
trị quan trọng trong đời sống hàng ngày của đồng bào Thái Đen.
Do điều kiện tự nhiên của huyện Khăm là nằm ở vùng cao nguyên nên có
nhiều thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp. Và đó cũng là cơ sở để hoạt động sản
17


xuất nông nghiệp của người Thái Đen ở vùng này có những đặc trưng riêng biệt
so với hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Thái Đen ở vùng khác. Cụ thể:
2.1.1. Trồng lúa nước
Người Thái Đen là cư dân sinh sống lâu đời ở đây. Vì vậy, ngay từ thời
gian đầu đặt chân đến mảnh đất này, người Thái Đen đã tập trung vào việc khai
phá ruộng đất ở những thung lũng thành những cánh đồng rộng lớn. Với bộ
nông cụ làm ruộng như: cày, mai, xẻng; cùng các biện pháp kĩ thuật liên hoàn
(làm đất, làm mạ, gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch). Đặc biệt là hệ thống thuỷ
lợi “dẫn thuỷ nhập điền” mương, phai, lái, lịn và cọn nước. Kết hợp với các
nghi lễ tín ngưỡng liên quan.
Trước đây, mặc dù khơng được bón phân nhiều nhưng cây lúa vẫn tốt
bởi vì trồng một vụ. Trong 6 tháng đồng ruộng bỏ không, từ gốc rạ, cây lúa
mọc lên là nguồn thức ăn dồi dào cho trâu, bị. Trong q trình đó, việc di
chuyển qua lại liên tục của trâu bò một phần làm cho ruộng ngấu ra, chất thải
của chúng quện với rơm, rạ cũng tạo mùn cho đất. Bên cạnh đó, cư dân cịn biết
làm phân bón bằng cách đào hố, chặt cây dã quỳ, cúc dại và các cây thân mềm
khác trộn với phân trâu bị rồi ủ, đem bón cho ruộng; lấy nước có hàm lượng
chất khống cao vào ruộng từ kinh nghiệm dân gian, với hệ thống mương, phai
hoàn chỉnh, đảm bảo nước quanh năm. Người Thái Đen ở mường Khăm

thường lấy nước theo hai cách. Cách thứ nhất: mặt ruộng bằng với mặt nước,
hay nó thấp hơn thì người ta đắp đập cho nước dâng lên rồi đào mương dẫn vào
ruộng. Đập đó người ta gọi là phai. Cách thứ hai: mặt ruộng cao hơn mặt nước
thì người ta tạo ra hệ thống bánh xe nước (lũng cọn). Đường kính bánh xe tùy
vào độ cao của mặt ruộng. Chỗ nào mặt ruộng cao thì đường kínhbánh xe lớn,
chỗ nào mặt ruộng thấp hơn thì đường kính vừa phải. Tối đa có những bánh xe
đường kính lên đến 5 - 6m. Với hệ thống thủy lợi như vậy, có mương phai, có
lũng cọn làm cho hệ thống tưới tiêu của người làm ruộng trở nên hồn chỉnh.
Hầu như 100% diện tích ruộng của người Thái Đen được tưới nước chỉ bằng
hai cách ấy.
18


Người Thái Đen còn một biện pháp nữa để chăm sóc, tạo nhuyễn cho đất.
Đó là biện pháp “thủy nậu”. Đây là lối canh tác dùng tay, chân sục cho bùn, cỏ
hịa nhuyễn rồi cấy ln. Điển hình cho lối canh tác này là dùng trâu quần ruộng.
Ruộng trâu quần tốt nhất là ruộng ngâm nước. Nếu là ruộng chờ mưa, người ta
phải ngâm một thời gian ngắn từ 4-5 ngày để cho đất mềm. Bình thường, để
quần một thửa ruộng người ta phải dùng 2 - 3 con trâu. Người ta đưa trâu xuống
ruộng, điều khiển chúng đi thành vòng tròn đồng tâm, giẫm đi, giẫm lại, hết
vòng này đến vòng kia, cho đến khi đất ngấu. Quần đến lần thứ 3, nếu đất chưa
ngấu, người ta để khoảng 1 tuần sau rồi lại cho trâu quần tiếp.Trâu quần thường
lành, tập tính bày đàn cao, nên chỉ cần 2 người chỉ huy là có thể cho đàn trâu
quần ruộng. Một người điều khiển con đầu đàn, một người đi xung quanh, khi
thấy con trâu nào phá bĩnh, không đi đúng đường, người ta lại xua nó đi theo
đúng hàng lối. Sức người, sức trâu được sử dụng hợp lý, tối đa là vì thế.
Nếu so với kỹ thuật hiện đại ngày nay như dùng máy cày, máy bừa thì
việc dùng trâu quần chậm hơn, đất cũng không nhuyễn bằng.Nhưng khơng phải
vì thế mà họ bỏ đi kỹ thuật này. Hiện ở những thửa ruộng hẹp, cày bừa khó,
người ta vẫn sử dụng hình thức trâu quần. Năng suất và chất lượng cũng không

kém so với các mảnh ruộng được cày bừa bằng máy móc.
Qua nhiều thế hệ, người Thái Đen đã đúc kết và tích lũy được nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, người
Thái Đen ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng đã chuyển sang làm hai vụ lúa.
Vụ chiêm cấy tháng 2, thu hoạch tháng 5; vụ mùa cấy tháng 7 thu hoạch tháng
10.Đa số người Thái Đen đã vận dụng những kỹ thuật hiện đại vào công việc
canh tác lúa nước. Cụ thể:
Làm đất: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thốt nước tốt và khơng
đọng nước. Sau khi chọn nơi bằng phẳng làm ruộng.Công việc đầu tiên mà
người nông dân phải làm là dọn sạch cỏ, trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng
bằng máy cày bánh lồng.Người Thái Đen ở huyện Khăm cày đất bằng máy,
19


bừa và phơi ải trong thời gian 1 tháng. Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng
máy kéo bánh lồng hay bánh sắt có cơng cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo.
Gieo mạ và cấy: Gieo mạ bằng tay sau khi đánh rãnh và kéo bằng mặt
ruộng. Chọn ruộng nơi khuất gió để làm mạ. Q trình làm mạ được diễn ra
như sau: cày bừa kỹ; lên luống (mặt luống rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào độ rộng
của nilon che phủ). Sau khi đã san phẳng mặt luống, dùng nilon đã chọc thủng
nhiều lỗ hoặc bao xác rắn rải lên mặt luống. Tiếp đó, phủ một lớp bùn dày
khoảng 2 - 2,5 cm. Tiếp tục bón phân lên trên rồi xoa đều phân với lớp đất bùn.
Cuối cùng là gieo mạ. Chia lượng thóc giống để gieo đi gieo lại nhiều lần cho
thật đều. Gieo mạnh tay cho mộng lún sâu (kín hạt) vào trong bùn. Khi mạ
được 15-18 ngày, ra nhiều rễ trắng, trời ấm thì lật từng mảng mạ đem cấy.
Chăm sóc
Làm cỏ: Ruộng lúa cần được theo dõi, làm cỏ, khử lẫn thường xuyên.
Các thời điểm cần lưu ý là:10- 15 ngày sau khi sạ, cấy,theo dõi và nhổ cỏ sót
trên ruộng để giảm nguy cơ cạnh tranh dinh dưỡng ngay từ đầu vụ. 30- 35 ngày
sau khi sạ, cấy là thời điểm trổ bông của 1 số loại cỏ (cỏ lồng vực, đuôi

phụng…) hay lúa dại có kiểu hình khác với lúa nhà nên rất dễ dàng phát hiện
và loại trừ. Khi lúa trỗ 30- 50%: Tiếp tục loại trừ cỏ dại và lúa dại để tránh
chúng rụng hạt trên ruộng. Trước khi thu hoạch, loại trừ cỏ dại và lúa dại để
tránh sự lẫn tạp của chúng vào lúa sau khi thu hoạch.
Bón phân: Dinh dưỡng cho lúa được bón bổ sung ở các thời điểm sau:
Bón lót: Trước khi cấy. Bón thúc lần 1: Bón vào 7-10 ngày sau cấy. Bón thúc
lần 2: Bón khi 50% chồi chính trên đồng có địng 1mm. Bón bổ sung: Có thể
phun phân qua lá để bổ sung khi lúa trỗ đều khi cần thiết.
Quản lý nước trên ruộng cấy
Giai đoạn cây con: Rút cạn nước trước khi sạ và giữ khơ mặt ruộng trong
vịng 3 ngày. Ngày thứ 4, sau khi sạ xongcho nước láng mặt ruộng 1 ngày.Sau
đó tiếp tục rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng. Giai đoạn sinh trưởng sinh

20


dưỡng: Sau khi sạ 7-10 ngày, bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước
trên mặt ruộng ở mức 3-5 cm. Trong giai đoạn này, thay nước trong ruộng lúa
từ 2- 3 lần. Sau mỗi lần thay nước, cần giữ cạn trong 2-3 ngày. Giai đoạn sinh
trưởng sinh thực: Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm. Giai đoạn chín: Giữ
nước trong ruộng ở mức 5 - 10 cm cho đến giai đoạn chín vàng. Trước khi thu
hoạch7 - 10 ngàytháo cạn nước trong ruộng.

Sơ đồ 2.1. Quản lý nước trên ruộng lúa cấy
Thu hoạch: Vào lúc sau trỗ 28 - 32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt
trên bơng đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay muộn đều làm tăng tỷ lệ hao hụt,
giảm chất lượng khi xay xát. Nên sử dụng máy gặt dải hàng hay gặt đập liên
hợp để cắt lúa. Sau khi cắt tiến hành tuốt ngay, không nên phơi mớ trên ruộng.
Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để tuốt lúa trong trường hợp
dùng máy gặt xếp dãy.

2.1.2. Nương rẫy
Bên cạnh việc trồng lúa nước, người Thái Đen còn làm nương rẫy. Đặc
biệt là vùng nơng thơn. Đó là lối canh tác “phát đốt, gieo trồng”. Sản phẩm thu
về là gạo, ngơ, khoai, sắn. Q trình làm nương rẫy của người Thái Đen gồm
các công đoạn: chọn đất, phát rẫy, trải hạt, dọn sạch, chọc lỗ tra hạt, chăm sóc
và bảo vệ nương, thu hoạch (gặt hái, thu lượm).
21


Bảng 2.1. Nông lịch của người Thái Đen huyện Khăm
Tháng

Công việc

Tháng 2-3

Phát nương sắn, nương ngô.

Tháng 4

Tiếp tục phát nương, đốt nương; trồng sắn sớm và ngơ
sớm, trồng bí.

Tháng 5-6

Trồng lúa sớm, trồng các cây có củ; trồng sắn muộn, lạc.

Tháng 7

Trồng ngô muộn, sắn muộn, và phát nương lúa.


Tháng 8

Làm cỏ lúa nước và thu hoạch ngô sớm.

Tháng 9-10

Làm cỏ lúa nương muộn.

Tháng 11

Thu hoạch xong toàn bộ lúa ngô.

Tháng Chạp

Nghỉ ngơi.

Tháng Giêng

Thu hoạch sắn muộn và ngô muộn

Công cụ truyền thống để làm nương rẫy của người Thái Đen chủ yếu là:
dao, rìu, móc, khều, gậy chọc lỗ (bọc sắt hoặc không bọc sắt); nạo, cuốc để làm
cỏ; nhíp, hẹp gặt lúa; gùi để thu hoạch và vận chuyển.Cơng cụ canh tác đóng
một vai trị quan trọng đối với họ. Người lao động sử dụng công cụ lao động
tác động vào đối tượng lao động tạo ra của cải vật chất. Những năm gần đây,
do kinh tế phát triển và tri thức được nâng cao, người Thái Đen đã sử dụng các
công cụ và phương tiện hiện đại vào việc canh tác như:máy cày bánh lồng, máy
kéo bánh lồng, máy phay và máy gặt… làm cho chất lượng sản xuất nông
nghiệp được nâng lên.

2.1.3. Chăn nuôi
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi là hoạt động kinh tế sản xuất truyền thống
có từ lâu đời. Vật ni khá đa dạng, bao gồm: các gia súc lớn như: trâu, bò; các
gia súc nhỏ như: lợn, dê, chó… và các loại gia cầm như: gà, vịt, chim,
ngan…Chăn nuôi được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: tự cấp tự
túc, dùng làm sức kéo, dùng làm phương tiện đi lại, vận chuyển và dùng để trao

22


đổi hàng hóa. Người Thái Đen rất có kinh nghiệm trong việc chọn giống chăn
nuôi, nhất là chăn nuôi trâu bò. Theo người Thái Đen, giống trâu bò tốt là phải
có chân to, dáng cao, cổ lớn nhưng ngắn. Ngồi ra, họ cịn xem sừng, khốy,
khấu đi của con vật để đánh giá giống xấu hay tốt. Người Thái Đen thường
thả rơng trâu bị vào rừng kiếm ăn. Khoảng một tháng sau mới đi tìm. Buổi tối
họ thường buộc trâu bò dưới gầm sàn nhà.
Lợn và dê là những loại gia súc nhỏ được ni phổ biến trong gia đình
người Thái Đen. Đây là vật nuôi quan trọng dùng vào nhiều dịp. Người Thái
Đen ở huyện Khăm cho rằng: lợn giống tốt là lợn có lưng thẳng, khơng võng,
chân to, đuôi mập, lông thưa và ngắn. Lợn cũng được thả ở xung quanh nhà và
làng bản để nó tự tìm thức ăn. Việc chăn nuôi là do phụ nữ và trẻ em đảm nhiệm.
Trong việc chăn nuôi của người Thái Đen, không thể thiếu được chăn
nuôi gia cầm, nhất là ngan, gà, vịt. Ngan, gà, vịt được nuôi rất nhiều. Nuôi để
làm vật hiến sinh bắt buộc trong nhiều nghi lễ; dùng để làm lễ vía cho người
ốm đau, sinh nở; làm thịt khi nhà có khách quý đến. Vịt và ngan ngồi mục
đích lấy thịt cịn ni để lấy trứng. Trứng được sử dụng vào nghi lễ gọi hồn hay
ném trứng chọn vùng đất để chôn người chết.... Cách thức chăn nuôi gia cầm
của người Thái Đen huyện Khăm cũng giống như cách thức chăn ni các lồi
vật khác. Đó là: nửa thả, nửa chăm sóc.
Từ năm 2000 đến nay, chăn nuôi của dân tộc Thái Đen ở huyện Khăm

có bước khởi sắc trên cơ sở truyền thống có sẵn. Chăn nuôi dần trở thành hoạt
động kinh tế chiếm vị trí quan trọng. Các gia súc gia cầm như: trâu, bị, lợn, gà
vịt … được ni với số lượng nhiều hơn so với trước. Thường trong mỗi hộ gia
đình, trâu được ni từ 2- 3 con; bị hàng chục con; lợn 5- 8 con; gà vài chục
con. Phương thức chăn ni cũng có nhiều thay đổi. Những bãi chăn ni trâu
bị tập thể nằm ở ngồi rừng nay khơng cịn nữa do đồng cỏ hiếm dần. Phương
thức chăn ni thả rơng khó tồn tại, đồng bào đã trồng cỏ chăn ni quanh nhà,
ở vườn và ở nương. Vì vậy, trâu bị cũng được quan tâm chăm sóc: ban ngày
người già và trẻ em chăn dắt, tối được xua về nhà nhốt vào chuồng trại được

23


xây cất gần nhà ở.Bên cạnh chăn nuôi các loại gia súc kể trên, một số hộ gia
đình Thái Đen ở huyện Khăm đã đào ao thả cá. Ao cá được đào ở gần nhà; ven
sơng, suối; nơi có nguồn nước lưu chuyển thường xun. Có nhiều loại cá được
ni như: cá chép, cá trôi, cá rô phi…
Tuy chăn nuôi của người Thái Đen ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng
có bước phát triển trong những năm gần đây. Nhưng thực tế, chăn nuôi vẫn là
nghề bổ trợ cho nông nghiệp lúc nước, nương rẫy mà chưa tách khỏi trồng trọt.
Việc chăn ni mới phát triển ở phạm vi gia đình và chủ yếu là nhằm tự cấp, tự
túc là chính. Phương thức chăn nuôi ở đây vẫn là: nửa thả rơng, nửa chăm sóc.
Trong chăn ni, người Thái Đen cũng phân công lao động theo giới. Các loại
gia súc lớn chủ yếu là do nam giới và thanh niên đảm nhận. Còn gia cầm chủ
yếu là do phụ nữ chăm sóc. Có thể nói, chất lượng chăn ni của người Thái
Ðen chưa được chú trọng đúng mực.Nhưng dù sao chăn ni cũng đóng vai trị
quan trọng đối với đời sống tự cấp tự túc của cộng đồng dân tộc này.
2.1.4. Tổng thu nhập từ nông nghiệp
Sản phẩm từ nông nghiệp của người Tày Đăm đã góp phần làm cho hàng
hóa trên thị trường ở huyện Khăm đa dạng và phong phú. Một số sản phẩm đã trở

thành đặc sản nổi tiếng của địa phương. Dưới đây là bảng thống kê những sản phẩm
nông nghiệp của một số làng bản Thái Đen ở huyện Khăm có thể sản xuất được:

24


Bảng 2.2. Sản lượng trồng trọt của người Thái Đen ở huyện Khăm năm 2015
Tên bản

Bản Xiêng Kiều

Bản Na Thoong

Bản Mng Xay

Bản Xam

DT, SL,
TN

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

Diện tích


Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

50

200

108

432

36

108

99,6246

310

50

100

620

10


50

90

360

18

108

10

60

5

40

6

90 triệu

Tên cây trồng
Lúa
Nương rẫy
Ngơ

183

896.570


124

Rau

9

21

2,72

Dưa

16

295

36,36

865

Cây ăn quả

3

2.340

Quả hèo

1,1


15

Bí đỏ

3,75

42

Tỏi

124

620

Chuối

5

15

Nguồn: Báo cáo của bản Xiêng Kiều, Na Thoong, Muông Xay, Xam năm 2015

25


×