Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn kinh tế, văn hóa huyện vị xuyên tỉnh hà giang nửa đầu thế kỷ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 110 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vị Xuyên là một huyện miền núi vùng thấp, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, là nơi
chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc sang vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng
lớn gần như ơm gọn thành phố Hà Giang và có đường biên giới quốc gia giáp với nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa dài 36 Km. Trên đường biên giới có nhiều cửa
ngõ thơng thương với nước bạn Trung Quốc, lớn nhất là cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy,
đó là điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nước ta với nước láng giềng.
Đây là vùng đất với nhiều loại khoáng sản như quặng sắt, mangan, … nổi tiếng nhất là
vàng; giao thông ngược xuôi thuận lợi, thông thương dễ dàng với Trung Quốc, có quốc
lộ 2 chạy từ cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km.
Vị Xuyên xưa nay là nơi sinh sống của nhiều tộc người, có tộc người là cư dân
bản địa, có tộc người từ miền xi di cư lên, có những tộc người từ Trung Quốc di cư tới
do nhiều nguyên nhân, vào những thời gian lịch sử khác nhau, nhưng khi đã nhập cư và
định cư tại địa phương, họ đã tích cực khai phá, mở mang ruộng đồng, xây dựng làng
bản làm nơi sinh cơ, lập nghiệp.
Quá trình cộng cư của nhiều thành phần dân tộc gắn liền với quá trình phát triển
lâu dài của đất nước. Việc xây dựng cộng đồng chính trị, xã hội trong lịch sử không tách
rời với việc xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc gồm nhiều thành phần dân tộc. Tình
hình đó luôn gắn liền và bị chi phối bởi yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói
chung, từng vùng miền nói riêng và bởi yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ biên cương
của Tổ quốc.
Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc miền núi nói chung
và tỉnh Hà Giang nói riêng, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng và phát
triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số. Việc phân bố lại dân cư gắn với xây dựng các
vùng kinh tế nhằm khắc phục dần sự cách biệt về kinh tế xã hội giữa các dân tộc, khai
thác mọi tiềm năng của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phịng, đồng thời góp phần bảo
vệ mơi trường sinh thái.
Là nơi có địa hình phức tạp, có đường biên giới giáp với Trung Quốc, được coi là
“trấn biên”, là “phên dậu” của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính
trị, quốc phịng của cả nước. Đồng bào các dân tộc huyện Vị Xun ln đồn kết, u



1


nước, giàu lòng nhân ái, dũng cảm trong đấu tranh chống cường quyền, áp bức, chống
giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và có đời sống văn hóa tinh
thần phong phú, độc đáo.
Ngày nay, cơng cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh là sự
nghiệp của tồn xã hội, tồn dân tộc trong đó có nhân dân các dân tộc Vị Xuyên.
Bản thân tôi là một người con của địa phương, cũng như bao người dân khác sống
trên mảnh đất Vị Xuyên đều mong muốn hiểu biết về một thời kỳ lịch sử: Tình hình kinh
tế, cũng như đời sống tinh thần phong phú, độc đáo của nhân dân các dân tộc Vị Xuyên
nửa đầu thế kỷ XIX.
Cho đến nay, vấn đề kinh tế, văn hóa huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỉ XIX chưa
được nghiên cứu một cách có hệ thống. Với những lý do đó, chúng tơi lựa chọn đề tài
“Kinh tế, văn hóa huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang nửa đầu thế kỷ XIX” làm luận văn
nghiên cứu khoa học của mình với mong muốn góp phần làm cơ sở cho việc thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta: Đại đồn kết dân tộc, đưa miền núi tiến
kịp miền xi, xây dựng con người mới, cuộc sống mới trên mảnh đất huyện Vị Xuyên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong q trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi đã tiếp cận một số tác phẩm của các
tác giả có liên quan đến đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội vùng miền núi, biên giới phía
Bắc trong đó có Vị Xuyên:
Cuốn Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của tác giả Vũ Huy
Phúc, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 1979 tại Hà Nội là một tư liệu quý giá
[25]. Trong tác phẩm, nhà nghiên cứu Vũ Huy Phúc đã hệ thống hóa những chính sách lớn
về ruộng đất của nhà Nguyễn, thiết chế và kết cấu ruộng đất được hình thành từ chính sách
đó, cũng như tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử.

Năm 1997, hai tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang đã xuất bản tác phẩm Tình
hình ruộng đất, nơng nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn do Nhà xuất bản
Thuận Hóa xuất bản [32]. Tác giả vẽ lại bức tranh cụ thể về tình hình ruộng đất chủ yếu
thơng qua tài liệu địa bạ. Các chính sách về nơng nghiệp đặc biệt là các chính sách về

2


ruộng đất dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, các tác giả còn nêu được một số nội dung liên
quan đến đời sống nông dân dưới triều Nguyễn.
Một trong những công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế,
văn hóa của các dân tộc ít người trên đất nước ta cũng như những chính sách của các
triều đại phong kiến đối với các dân tộc, đó là cuốn Chính sách dân tộc của các triều đại
phong kiến Việt Nam (thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX) của tác giả Đàm Thị Uyên do Nhà
xuất bản Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 2007 tại Hà Nội [47].
Chế độ ruộng đất và một số vấn đề lịch sử Việt Nam của tác giả Trương Hữu
Quýnh, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2009 [33]. Tác phẩm là cơng trình chun khảo
về chế độ ruộng đất của Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII qua đó thấy được sự
tác động của chế độ ruộng đất đến kinh tế - xã hội.
Một trong những nhà khoa học có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa các
dân tộc và sự tiếp biến văn hóa đó là tác giả Ngơ Đức Thịnh. Một số cơng trình nghiên
cứu của tác giả có thể kể đến như: Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam (1994)
[39]; Tóm lược nội dung chính cuốn sách Văn hố vùng và phân vùng văn hóa ở Việt
Nam (2003) [40]; Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam (2006) [41].
Nghiên cứu dân tộc H’Mơng có các tác phẩm như: Dân tộc H’Mơng ở Việt Nam
của hai tác giả Hồng Nam và Cư Hịa Vần, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, xuất bản
năm 1994 [23]. Cuốn sách giới thiệu một cách khái quát về lịch sử di cư, địa bàn cư trú,
phân nhóm sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của dân tộc H’Mông ở Việt Nam.
Tác phẩm Những đỉnh núi du ca một lối tìm về cá tính H’Mơng của tác giả Nguyễn
Mạnh Tiến, Nhà xuất bản Thế giới, xuất bản năm 2014 [45]. Ngoài việc nêu khái lược về

tiểu sử người H’Mông ở Việt Nam, tác giả cịn đề cập đến cá tính H’Mơng nhìn từ dân
ca và cá tính H’Mơng nhìn từ các hệ thống quyền lực miền núi.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Vị Xuyên (1939-2000) của Ban chấp hành Đảng bộ
huyện Vị Xun xuất bản năm 2001, là một cơng trình nghiên cứu khá đầy đủ và có hệ
thống về lịch sử hành chính huyện Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên trong thời kì kháng chiến
cũng như trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước [3].
Năm 2001, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Hà Giang đã cho xuất bản cuốn Hà
Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891-2001), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội [46]. Cuốn sách đã nêu khá đầy đủ về lịch sử Hà Giang với điều kiện tự

3


nhiên, các nền văn hóa cổ đã từng tồn tại trên đất Hà Giang, về truyền thống yêu nước
của nhân dân ở đây qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, về việc thành lập tỉnh Hà Giang và
tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, truyền thống yêu nước, cách mạng, sáng tạo
của nhân dân các dân tộc Hà Giang.
Cuốn Các dân tộc ở Hà Giang do Lê Duy Đại và Triệu Đức Thanh chủ biên, Nhà
xuất bản Thế giới, năm 2008 [10]. Cuốn sách đã khái quát về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, địa lý nhân văn của tỉnh Hà Giang. Đặc biệt nội dung cuốn sách đã
đề cập đến nguồn gốc lịch sử, hoạt động kinh tế, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
của các tộc người sinh sống trên mảnh đất Hà Giang. Đây là nội dung có liên quan ít
nhiều đến đề tài luận văn.
Cuốn Tiếng hát quan làng của người Tày Khao do Mai Ngọc Hướng sưu tầm và
biên dịch, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (2010) [16]. Cuốn sách đã trình bày khá rõ nét
các nghi lễ cưới xin và các bài hát quan làng trong đám cưới của người Tày Khao ở xã
Bạch Ngọc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
Các tài liệu địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) với tổng
cộng 29 đơn vị địa bạ đều là bản chính, hiện đang lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I –
Hà Nội. Đây là tư liệu chủ yếu để khơi phục bức tranh tồn cảnh về tình hình ruộng đất

Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX .
Tài liệu diền dã: Tác giả đã có dịp đến những bản làng của đồng bào các dân tộc
thiểu số để quan sát địa hình, cảnh quan, phong tục tập quán…; thu thập các câu truyện
dân gian, ca dao, thơ, sli, lượn do các cụ cao niên kể lại. Đồng thời kết hợp với việc khảo
sát các di tích đền, chùa…đã thu thập được nhiều tư liệu quý như văn bia, sách tào, mo,
then… Đây đều là những tư liệu giúp cho việc hiểu thêm về lịch sử huyện Vị Xun.
Bên cạnh đó cịn có một số bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành của một số tác
giả viết về Hà Giang như: Nguyễn Tuấn Liêu (1969), Mấy nét tình hình và nhận xét về
chế độ Quằng trong dân tộc Tày ở Hà Giang, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 44 [21] ;
Nguyễn Đình Chiến và Ngơ Thế Long (1979), Tấm bia đời Trần Dụ Tông mới phát hiện
ở Hà Tuyên, Tạp chí Khảo cổ học, số 3 [7].
Ngồi ra cịn phải kể đến luận văn có nội dung liên quan đến đề tài của tác giả đó
là: Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang thời kỳ đổi mới
của Bùi Phương Thúy, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Địa lý, Đại học Sư Phạm, Đại học

4


Thái Nguyên, năm 2010 [44]. Tác giả đã đề cập đến những đặc điểm kinh tế - xã hội của
huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang từ năm 1986 đến nay.
Như vậy, đã có một số sách, các bài báo đề cập đến từng khía cạnh về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Giang nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng. Nhưng
đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về huyện Vị Xun một cách hệ
thống, mặc dù vậy các cơng trình nêu trên là nguồn tài liệu quý mà tác giả luận văn được
kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn góp phần nêu lên một cách chân
thực, khoa học về một thời kỳ lịch sử của mảnh đất Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX.
Làm rõ hơn về tình hình sở hữu ruộng đất, về sự phát triển kinh tế, văn hóa

của huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, trình bày lịch sử hành chính huyện Vị
Xun, khái qt về tình hình chính trị – xã hội của huyện Vị Xuyên, đồng thời trình
bày một số nét khái quát về một số dân tộc ở huyện Vị Xun nhằm giúp người đọc
có một cái nhìn tổng qt về các dân tộc ở nơi đây .
Làm rõ được tình hình ruộng đất và sự phát triển kinh tế của huyện Vị Xuyên
nửa đầu thế kỷ XIX.
Nêu lên được những nét đặc trưng về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của
nhân dân các dân tộc huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các chính sách về kinh tế, chế độ sở hữu ruộng đất, phong tục tập quán,
tín ngưỡng của các dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Vị Xuyên là tên gọi ngày nay, xưa thời thuộc Minh là huyện Bình Nguyên; thời
Lê, năm Hồng Đức thứ 4 gọi là châu Bình Nguyên, sau đổi làm Vị Xuyên; Năm Minh
Mệnh 14 (1833) chia Vị Xuyên làm hai huyện: hữu ngạn sông Lô làm huyện Vĩnh Tuy,
tả ngạn sông Lô làm huyện Vị Xuyên thuộc phủ An Bình, từ năm Minh Mệnh thứ 16
(1835) tách huyện Vị Xuyên sang phủ Yên Ninh (sau là phủ Tương An). Chúng tôi tập

5


trung nghiên cứu về kinh tế, văn hóa huyện Vị Xuyên theo địa danh lãnh thổ nửa đầu
thế kỷ XIX với 5 tổng và 31 xã.
Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỷ XIX.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chung: Đại Việt sử kí tồn thư, Lịch triều hiến chương loại chí,

Việt sử thơng giám cương mục, Đồng Khánh địa dư chí, Kiến Văn tiểu lục, Đại Nam
nhất thống chí… Những tư liệu trên đã ghi chép tên trấn, tổng, xã thôn thời Gia Long,
Minh Mệnh; ghi lại số đinh tô thuế ở địa phương, miêu tả vị trí địa lý, thổ sản, phong tục
tập qn … qua đó làm rõ tình hình kinh tế huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX.
Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ huyện Vị Xuyên (1939-2000); Hà
Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891-2001); Các dân tộc ở Hà Giang;
Tiếng hát quan làng của người Tày Khao… Những tài liệu này đã miêu tả vị trí địa lý của Vị
Xuyên xưa và nay, văn hóa của các dân tộc trên mảnh đất ở Vị Xuyên...
Nguồn tư liệu địa bạ: Luận văn đã sử dụng 10 địa bạ có niên đại Gia Long 4
(1805), 19 Minh Mệnh 21 (1840) hiện đang được lưu trữ bằng văn bản Hán Nôm tại
Trung tâm lưu trữ Quốc gia I. Tất cả những địa bạ trên là cơ sở để chúng tôi phục dựng
lại các đơn vị bản, xã và một phần diễn biến kết cấu kinh tế huyện Vị Xuyên nửa đầu
thế kỷ XIX.
Nguồn tư liệu điền dã: Tác giả đã thu thập được một số tài liệu do người dân trên
địa bàn huyện Vị Xuyên cung cấp, đến những bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số để
quan sát, ghi chép về phong tục tập quán của họ, thu thập các câu truyện dân gian, ca
dao, thơ … để bóc tách những vấn đề lịch sử có thật trong quá khứ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chuyên ngành khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic được vận dụng để tái hiện quá khứ thông qua tư liệu, đồng thời nhìn nhận vấn
đề một cách tồn diện, khách quan.
Trong nghiên cứu về huyện Vị Xun, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp hệ
thống – cấu trúc. Với phương pháp này, đối tượng nghiên cứu được coi như một hệ
thống riêng gồm những yếu tố hợp thành. Về lịch sử nghiên cứu quá trình hình thành và
những chuyển biến về địa giới, hành chính, các biến động lịch sử của địa phương. Về
kinh tế, gồm có tình hình ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, các nghề thủ công nghiệp, hoạt

6



động thương nghiệp và chế độ thuế khóa; Về văn hóa có các yếu tố như: Làng bản và
nhà cửa, ăn uống, các tục lệ, tín ngưỡng tơn giáo, văn học dân gian… Từ đó rút ra
những mối liên hệ tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống.
Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm so sánh chọn điểm cùng vấn đề giữa
hai thời điểm lịch sử hoặc với huyện khác trong tỉnh nhằm làm sáng tỏ đối tượng nghiên
cứu. Trong luận văn, chúng tôi đã so sánh ruộng đất ở Vị Xuyên với huyện khác trong
khu vực miền núi phía bắc để rút ra đặc điểm riêng biệt của ruộng đất ở Vị Xuyên.
Phương pháp bản đồ giúp hình dung cụ thể, sinh động sự phân bố sơng suối,
đồi núi…
Với giới hạn của đề tài, chúng tôi đặc biệt chú ý khâu giám định tư liệu, nhất là
các tư liệu bằng chữ Hán để thấy được mức độ chính xác của nó.
Trong q trình thực hiện, một số phương pháp khác được sử dụng nhằm thu thập
và xử lý tối đa lượng thông tin như: phương pháp hồi cố, thống kê, tổng hợp bằng hệ
thống các bảng biểu, phương pháp điền dã lịch sử, phân tích, mơ tả…
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách tương đối hệ thống về kinh tế, văn
hóa của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang nửa đầu thế kỷ XIX.
Dựa vào nguồn tài liệu khai thác được, luận văn bước đầu khơi phục một cách có hệ
thống bức tranh về kinh tế, mối quan hệ tộc người, những bản sắc văn hóa của cộng đồng cư
dân, gắn với môi trường sinh thái địa phương, vùng miền, sự giao thoa văn hóa giữa các tộc
người của địa phương trong thời kì lịch sử xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
chia làm 3 chương
Chương 1: Khái quát về huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
Chương 2: Kinh tế huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX.
Chương 3: Văn hóa huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX.

7



BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ GIANG

Nguồn:Tác giả biên vẽ

8


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN VỊ XUYÊN

Nguồn:Tác giả biên vẽ

9


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Vị Xuyên là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang.
Huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng 22034’20’’ đến 2302’30’’ vĩ Bắc và 105030’ đến
104043’ kinh Đơng. Phía Bắc giáp huyện Quản Bạ, phía Nam giáp huyện Bắc Quang,
phía Đông giáp huyện Bắc Mê, thành phố Hà Giang và huyện Na Hang tỉnh Tuyên
Quang, phía Tây giáp huyện Ma Li Pho tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây Nam
giáp huyện Hồng Su Phì [3, tr. 9].
Sách Đại Nam nhất thống chí có viết: “huyện Vị Xun ở cách Phủ 77 dặm về
phía Nam; đơng - tây cách nhau 89 dặm, nam - bắc cách nhau 125 dặm; phía đơng
đến địa giới châu Chiêm Hóa và Vĩnh Điện 60 dặm; phía tây đến địa giới huyện Vĩnh
Tuy 29 dặm, phía nam đến địa giới huyện Hàm Yên 88 dặm, phía bắc đến địa giới
huyện Để Định và Vĩnh Điện 37 dặm” [27, tr. 323].
Theo sách Đồng Khánh địa dư chí, viết “huyện Vị Xun phía đơng giáp giới hai

huyện châu Để Định, Chiêm Hóa; phía tây giáp giới hai huyện châu Vĩnh Tuy, Lục Yên;
phía nam giáp giới huyện Hàm n; phía bắc giáp giới phủ Khai Hóa nước Thanh.
Đơng - tây cách nhau 4 ngày đường, nam - bắc cách nhau 9 ngày đường” [42, tr. 874].
Địa hình Vị Xuyên khá phức tạp, phía Tây và Tây Bắc của huyện phần lớn là
những dãy núi đá cao, nhiều vực sâu, rừng già, phần còn lại là những dải đồi, núi đất
nối nhau liên tiếp. Xen kẽ với những dãy núi là những thung lũng tương đối bằng
phẳng, phì nhiêu tạo thành những cánh đồng lúa nước như cánh đồng Trung Thành,
Việt Lâm, Tùng Bá…
Vị Xuyên có nhiều đỉnh núi cao. Độ cao trung bình là 1.600m, có nhiều đỉnh
cao từ 1.500 đến trên 2.000m, điển hình là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao tới 2.431 m. Tây
Côn là một trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam, được coi là “nóc nhà” của núi
rừng Đơng Bắc. Dải núi nằm ở phía Tây của Hà Giang, trải dài trên hai huyện Hồng
Su Phì và Vị Xun.
Rừng núi Vị Xun được chia làm hai loại: Rừng trên núi đất, đồi đất và
rừng trên núi đá vôi. Rừng ở đây cung cấp cho cư dân địa phương nhiều lâm thổ

10


sản quý. “ …Trên rừng có nhiều lâm thổ sản có giá trị, các loại gỗ quý như:
Đinh, trai, nghiến, lát, phơ mu và rất nhiều song mây, tre, nứa, vầu …có hàng
trăm loại dược thảo …” [3, tr.12].
Rừng Vị Xun cịn là nơi sinh sống của nhiều loại mng thú như hổ, báo,
gấu, sơn dương, hươu, nai, cầy hương, lợn rừng, khỉ, trăn …
Đất ở Vị Xuyên có nhiều loại, nhưng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma
bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá vơi, đất đỏ vàng, ngồi ra cịn có đất phù sa ven
các sông, suối, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích
khơng đáng kể. Nhìn chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả, hoa màu
và cây công nghiệp.
Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của Sông Lô trên lãnh thổ Việt Nam, sông bắt

nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chảy vào địa phận Hà Giang tại xã Thanh
Thủy (Vị Xuyên), sông chảy theo hướng bắc - nam, đoạn sông chảy qua địa bàn
huyện dài 70 km với nhiều ghềnh thác, nước chảy xiết, thuyền, bè đi lại rất khó
khăn. Ngồi sơng Lơ, cịn có sơng Miện và nhiều suối lớn nhỏ rất đa dạng được đổ
đều trên địa bàn huyện [3, tr. 11]. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Sơng Lơ ở
cách huyện Vĩnh Tuy 49 dặm về phía tây bắc, phát ngun từ phía đơng phủ Khái
Hóa nước Thanh, chảy vào địa hạt Tuyên Quang, qua địa phận các châu huyện
Vính Tuy, Vị Xun, Chiêm Hóa, Hàm n, có nước sơng n Long và sơng Gâm
hợp vào, rồi chảy qua phía đơng tỉnh thành, gồm 74 dặm, có 173 thác, nước chảy
như tên bắn, đường thủy rất hiểm trở, hạ lưu hợp với sông Chảy rồi đổ vào ngã ba
sông Bạch Hạc tỉnh Sơn Tây. Bản triều năm Minh Mệnh thứ 17 đúc cửu đỉnh, khắc
hình tượng vào anh đỉnh; năm Tự Đức thứ thứ 3, liệt vào hàng sông lớn, chép
trong điển thờ” [27, tr. 333].
Ngồi hệ thống sơng ngịi, Vị Xun cịn có hệ thống ao, hồ khá phong phú,
tiêu biểu là Hồ Noong tọa lạc bên dãy núi Tây Côn Lĩnh thuộc địa phận xã Phú Linh
có diện tích mặt nước hơn 20 ha (vào mùa cạn) và khoảng 80 ha (vào mùa mưa), là
tiềm năng rất lớn cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng như thu hút được
đông đảo du khách tới thăm quan.

11


Bên cạnh đó, huyện cịn có suối nước khống nóng Quảng Ngần có nhiệt độ
trung bình khoảng 610C nằm cạnh Quốc lộ 2 trên đường đi lên thành phố Hà Giang.
Những năm gần đây, UBND tỉnh cùng với huyện Vị Xuyên đã xây dựng thành khu
Du lịch sinh thái thu hút được đông đảo du khách mỗi khi đến Hà Giang.
Như vậy, sơng suối, ao hồ có vai trị rất lớn trong đời sống và thơng thương
của cư dân. Đó là nguồn nước lớn với nguồn thủy sản dồi dào và đường giao thông
thuận tiện. Cư dân Vị Xuyên đã tận dụng những cánh đồng phù sa màu mỡ được các
con sông bồi đắp để phát triển kinh tế nông nghiệp, sử dụng nguồn nước dồi dào để

tưới tiêu, đóng bè mảng chun chở hàng hóa ngược xi, khai thác nguồn thủy sản
phục vụ đời sống.
Là khu vực nằm trong phạm vi của đới khí hậu gió mùa ẩm, mùa đơng lạnh,
khơ hạn và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều: “Mùa hè và mùa thu thường mưa nhiều,
mùa đông và mùa xuân thường âm u, mỗi khi mưa lâu tiếp đến ngày nắng, khí
nóng khác thường; đến tiết sương giáng thường có gió rét, tháng 3 và tháng 9 khí
nóng nung nấu, nhiều người bị cảm…” [27 tr. 324]. Ở Vị Xuyên do điều kiện địa
lý cảnh quan quy định nên: “Trong năm chỉ có hai tổng Phù Loan, Nhân Mục cùng
các xã Vô Điếm, Bằng Hành, Hướng Minh tổng Bằng Hành, xã Phú Linh tổng Phú
Linh dân cư ở những nơi sông núi giáp nhau, cứ khoảng giờ Thân, giờ Mùi sương
mù khí độc bốc lên, đến giữa giờ Thìn (hơm sau) mới tan. Các tổng xã khác dân ở
hang sâu, giữa giờ Mùi khí độc bốc lên, đến giữa giờ Tỵ (hôm sau) mới tan. Tháng
3 đến tháng 7 mưa nhiều, nước sông dâng cao. Các thánh 8, 9 thời tiết ấm áp,
nắng tạnh. Các tháng mùa đông khí trời lạnh sáng càng rét đậm. tháng giêng,
tháng hai thì chỉ se lạnh mà thơi” [42, tr. 875].
Nhìn chung khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh
tế nhất là với sản xuất nông nghiệp. Lượng bức xạ phong phú nền nhiệt lượng cao là
thuận lợi đối với việc tạo ra sinh khối lớn giúp cho cây trồng như cam, quýt, chè phát
triển, các ngành khai thác và chế biến gặp nhiều thuận lợi, các ngành du lịch và giao
thơng có thể hoạt động quanh năm. Khí hậu mát ở vùng cao cho phép trồng cây dược
liệu quý như thảo quả, sa nhân… và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên về mùa đông nhiều
đợt gió lạnh buốt tràn về gây ra sương muối, mùa hè mưa nhiều nên thường xảy ra lụt

12


lội, lũ quét đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong
huyện, đặc biệt là đối với nông, lâm nghiệp.
Về giao thông, Vị Xun đã có một số đường giao thơng quan trọng. Sách
Đồng Khánh địa dư chí có chép đến một số đường giao thơng của Vị Xun như: Có

một đường quan báo, ba tuyến đường nhỏ. Mỗi tuyến đường đi từ điểm này đến điểm
kia hết ít nhất một ngày [42, tr. 875].
Các tuyến đường này giữ vai trò quan trọng trong việc thông thương đi lại của
cư dân Vị Xuyên cũng như bn bán trao đổi hàng hóa, tiếp xúc và giao lưu văn hóa
của cư dân trong huyện cũng như với các địa phương lân cận. Tuy nhiên các tuyến
đường này hầu hết là đường đất, nhỏ hẹp, vượt đèo, dốc khó đi.
Ngày nay, huyện Vị Xuyên có hệ thống giao thông đường bộ phát triển với
hơn 30 km quốc lộ 2 chạy qua là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
- văn hóa. Các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã phát triển mạnh, 100% xã có
đường rải nhựa tới Ủy ban. Với chương trình xây dựng nơng thơn mới, các con
đường bê tông nông thôn đã và đang được triển khai để thúc đẩy sự phát triển kinh tế,
văn hóa, giáo dục, nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.
Tài nguyên khoáng sản, Vị Xuyên nằm trong vùng sinh khoáng Đơng Bắc Việt
Nam. Qua khảo sát thăm dị của các nhà địa chất bước đầu đã phát hiện nhiều mỏ và
điểm quặng với một số khống sản có giá trị thương mại qui mơ địa phương. Đó là
khống sản kim loại quặng sắt (Tùng Bá), mangan (Linh Hồ) chì - kẽm (Na Sơn Tùng Bá) vàng sa khống ở Bình Vàng - Đạo Đức. Khoáng sản phi kim loại: cao lanh
(Tùng Bá); đá vơi có nhiều ở Thanh Thủy, Minh Tân; than bùn ở Hồ Noong - Phú
Linh, nước khoáng nóng (Quảng Ngần).
1.2. Khái qt lịch sử hành chính
Lịch sử hành chính huyện Vị Xun nói riêng, Hà Giang nói chung gắn liền
với lịch sử phát triển của vùng đất Tuyên Quang.
Tuyên Quang thời Hùng Vương là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt,
vùng đất này là địa bàn cư trú của vùng Tây Vu. Trong thời kỳ Bắc thuộc kéo dài
hàng nghìn năm, vùng đất này vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận
Giao Chỉ. Đến thế kỷ XI mang tên châu Bình Nguyên, thời Lý thuộc Phủ Phú Lương,
thời Trần là Trường Phú Linh.

13



Năm 1407 nhà Minh diệt nhà Hồ. Minh Thành Tổ xuống chiếu đổi nước ta làm
quận Giao Chỉ như một địa phương của nhà Minh. Dưới quận, nhà Minh lập ra 15 phủ
gồm 36 châu, 181 huyện và 5 châu trực thuộc thẳng vào quận; trong đó Tuyên Quang và
Hà Giang thuộc châu Tuyên Hóa, rồi phủ Tuyên Hóa trực thuộc quận Giao Chỉ.
Sau khi đánh đuổi giặc Minh, nhà Lê củng cố, tăng cường chế độ trung ương tập
quyền, chia nước ta làm 5 đạo: Nam đạo, Bắc đạo, Đông đạo, Tây đạo, Hải đạo và chia
các lộ, trấn, phủ, châu, huyện lệ thuộc vào các đạo. Tuyên Quang thuộc vào Tây đạo.
Năm Quang Thuâ ̣n thứ bảy (1466), Lê Thánh Tông chia cả nước làm

12 Đa ̣o

thừa tuyên và Trung Đô (phủ Phụng Thiên); đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu. Tuyên
Quang là 1 đa ̣o thừa tuyên.
Sau khi phế truất vua Lê năm 1527, Mạc Đăng Dung lên ngơi Hồng đế, lập ra
nhà Mạc. Do kiêng húy Mạc Phúc Nguyên (1547-1561) đổi châu Bình Nguyên là
châu Vị Xuyên.
Đến thời nhà Nguyễn (1802 – 1884), sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, vua Gia
Long bắt tay vào củng cố bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Vùng đất
Vị Xuyên, Gia Long vẫn theo lệ cũ của nhà Lê giữ nguyên như vậy. Năm Minh
Mệnh 14 (1833) chia Vị Xuyên làm hai huyện: hữu ngạn sông Lô làm huyện Vĩnh
Tuy, tả ngạn sông Lô làm huyện Vị Xuyên thuộc phủ An Bình, từ năm Minh
Mệnh thứ 16 (1835) tách huyện Vị Xuyên sang phủ Yên Ninh (sau là phủ Tương
An). Huyện lỵ đặt tại xã Vơ Điếm, xung quanh trồng tre làm lũy, khơng có thành
trì. Huyện Vị Xuyên gồm các tổng sau:
Yên Định: Yên Định, Du Già, Tùng Bách, Đại Miện, Tiểu Miện.
Phú Linh: Phú Linh, Linh Hồ, Lang Can, Bạch Ngọc, Thúy Loa.
Bằng Hành: Bằng Hành, Hướng Minh, Ngọc Liễn, Vô Điếm, Hữu Sản, Cao
Đường, Lạc Bạn, Hành Mai.
Phù Loan: Phù Loan, Ninh Kiệm, Bình Sa, Bạch Sa, Minh Khương.
Nhân Mục: Nhân Mục, Pháp Cấm, Loa Sơn, Cao Đà, Chàng Dương, Vị

Khê, Bình Cốc, Quy Nhân [42, tr. 874].
Sau khi đánh chiếm được các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, năm 1887, thực dân Pháp
đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập đạo quân quan

14


binh. Ngày 20/8/1891, Tồn quyền Đơng Dương De Lanessan ban hành liên tiếp 3
nghị định, Một trong 3 nghị định đó là Nghị định phân chia Đạo quan binh 2 thành 3
Tiểu quân khu là Tiểu quân khu Lạng Sơn, Tiểu quân khu Cao Bằng và Tiểu quân
khu Hà Giang. Đến đây tỉnh Hà Giang được thành lập.
Sau nhiều lần thay đổi, đến năm 1900, tỉnh Hà Giang trở thành thủ phủ của
Đạo quan binh thứ ba, huyện Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang. Về sau huyện Vị Xuyên
lại được chia thành hai huyện: Huyện Vị Xuyên và huyện Hoàng Su Phì.
Tháng 12 năm 1962 tách một số xã phía Bắc của huyện Vị Xuyên (Xã Quyết
Tiến, Quản Bạ, Thanh Vân, Cao Tả Trung, Nghĩa Thuận, Thái An, Đông Hà) sát
nhập một số xã thuộc huyện Đồng Văn để thành lập huyện Quản Bạ.
Đến cuối năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 136/HĐBT ngày
18/11/1983 tách 10 xã phía đơng của huyện Vị Xun (xã Phú Nam, Đường Âm, Yên
Phú, Yên Cường, Thượng Tân, Giáp Trung, Lạc Nông, Minh Ngọc, Minh Sơn, Yên
Định) để thành lập huyện Bắc Mê [3, tr. 13-14].
Năm 1976, tỉnh Hà Giang sát nhập với tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh Hà
Tuyên, Vị Xuyên trở thành huyện của tỉnh Hà Tuyên. Đến năm 1991, tỉnh Hà
Tuyên lại tách làm 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, Vị Xuyên trở lại là huyện
của tỉnh Hà Giang.
Năm 2006, 3 xã Kim Thạch, Kim Linh, Phú Linh của thị xã Hà Giang được sát
nhập vào huyện Vị Xuyên và 2 xã Phương Độ, Phương Thiện của huyện Vị Xuyên
được sát nhập vào thị xã Hà Giang. Hiện nay Vị Xuyên có 2 thị trấn (thị trấn Vị
Xuyên, thị trấn Việt Lâm) và 22 xã (Minh Tân, Thuận Hòa, Tùng Bá, Thanh Đức,
Thanh Thủy, Phong Quang, Xín Chải, Lao Chải, Phương Tiến, Cao Bồ, Kim Thạch,

Kim Linh, Phú Linh, Đạo Đức, Quảng Ngần, Thượng Sơn, Việt Lâm, Linh Hồ, Ngọc
Linh, Ngọc Minh, Bạch Ngọc, Trung Thành).
1.3. Các thành phần dân tộc
Vị Xuyên là một huyện miền núi vùng cao biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có
hơn 18 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Dao, H’Mông, Nùng, Kinh, Giấy, La Chí,
Cờ Lao, Bố Y,… thuộc các nhóm Tày – Thái, H’Mông – Dao, Ka – Đai, Việt –
Mường,… Có thể nói Vị Xuyên là một trong những huyện của tỉnh Hà Giang có nhiều
dân tộc sinh sống.

15


Theo số liệu thống kê dân số của Chi cục Thống kê huyện Vị Xuyên, tính đến
tháng 12 năm 2014 tồn huyện có 104.789 nhân khẩu được phân bố theo các dân tộc
trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu dân tộc huyện Vị Xuyên
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Vị Xuyên

Trên cơ sở tư liệu lịch sử và khảo sát thực tế tại các làng bản của 22 xã, 2
thị trấn của huyện Vị Xuyên, có thể khái quát về các thành phần dân tộc như sau:
1.3.1. Dân tộc Tày
Dân tộc Tày là một cộng đồng thuộc ngôn ngữ Tày – Thái. Ở Hà Giang, dân
tộc Tày có khoảng 180.670 người, chiếm 23,19% dân số trong tỉnh (tính đến tháng 12
năm 2014). Dưới góc độ tỷ lệ dân số trong tỉnh Hà Giang thì dân tộc Tày đứng thứ 2 sau
dân tộc H’Mông (31,18%). Người Tày ở Hà Giang được chia làm 2 nhóm, nhóm Tày cư
trú ở huyện Hồng Su Phì, Xín Mần gọi là người Tày Đen (Tày Đăm), nhóm Tày cư trú
ở huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê … gọi là Tày Trắng (Tày Khao).
Ở Vị Xuyên, dân tộc Tày có số dân đông nhất, chiếm tới 35,89%. Người Tày
sống xen cư với các dân tộc khác trong huyện, tập trung ở các xã Tùng Bá, Trung

Thành, Việt Lâm, Phú Linh, Kim Linh, Kim Thạch, Đạo Đức… Người Tày cịn có
tên là “Thổ”. Tư liệu lịch sử cho biết, từ thời thượng cổ, họ là người bản địa ở đây với
tên gọi là người Tày. Tuy nhiên trong tiềm thức của người dân địa phương, người
Tày ở Vị Xuyên có ba bộ phận hợp thành:

16


Thứ nhất, người Tày hay “Thổ”, là những người đã sinh sống từ lâu đời ở địa
phương, tức là người Tày bản địa.
Thứ hai, là bộ phận người Tày gốc Kinh từ miền xi lên vì cơng việc của
triều đình, đi dạy học, hoặc đi tìm đất để sinh nhai, sau đó ở lại địa phương làm ăn
sinh sống với người Tày và bị “Tày hóa”.
Thứ ba, ở Vị Xuyên cịn có một nhóm người có tên gọi là Ngạn. Theo các cụ
già người Ngạn, họ có nguồn gốc từ bên kia biên giới (Trung Quốc). Tương truyền
thời nhà Mạc chiếm cứ ở Cao Bằng có một viên án sát sứ tỉnh Quý Châu bất mãn với
triều đình nhà Thanh, thông đồng với nhà Mạc, đem người bản tộc chạy sang Cao
Bằng, một số chạy sang Hà Giang rồi theo làm dân nước Nam.
Theo danh mục Thành phần các dân tộc Việt Nam do Tổng cục Thống kê công
bố vào năm 1979, người Ngạn được xếp vào dân tộc Tày, vì có những đặc điểm văn
hóa, ngơn ngữ, sinh hoạt gần gũi với người Tày. Hiện nay, họ cư trú xen kẽ với người
Tày thuộc các xã Phú Linh, Kinh Linh, Kim Thạch… Họ vẫn sử dụng tiếng Ngạn
trong nội bộ gia đình và làng xóm của mình.
1.3.2. Dân tộc Dao
Ở Vị Xun, dân tộc Dao có số dân đơng thứ hai trong huyện (chiếm 22,85%),
nhưng trong cả tỉnh Hà Giang thì dân tộc Dao có số dân đứng thứ ba sau dân tộc
H’Mông và Tày. Họ sống rải rác ở tất cả các huyện, thành phố (10 huyện, 1 thành
phố) trong tỉnh, nhưng đông nhất là ở huyện Vị Xuyên.
Tên gọi các nhóm Dao hầu hết căn cứ vào trang phục mà đặt tên như: Quần
trắng, Áo dài… Tuy nhiên, từ xưa đến nay người Dao tự gọi tên dân tộc mình là

Kiềm Miền hay Kiềm Mùn, Kìm Mùn. “Kim” hay “Kiềm ở đây theo tiếng Dao có
nghĩa là rừng; “Miền” hay “Mùn” có nghĩa là người. Kiềm Miền hay Kiềm Mùn,
Kìm Mùn có nghĩa là người ở rừng. Tên gọi này đã được ghi lại trong các tài liệu cổ
của người Dao như “Truyện quả bầu”, các cuốn Q sơn bảng văn hay cịn gọi là
Bình hồng khốn diệp… Còn các dân tộc khác gọi họ là Mán, Động, Xả …
Về lịch sử tộc người Dao, hầu hết các nhóm Dao đều lưu truyền rộng rãi câu
truyện huyền thoại về con long khuyển có tên Bàn Hồ là thủy tổ của người Dao mà
đến nay vẫn được thờ cúng tơn nghiêm trong mỗi gia đình.

17


Qua khảo sát điền dã và các tài liệu tham khảo ta biết được nguồn gốc của
người Dao là từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam. Một số tài liệu ghi rõ trước khi đến
Việt Nam, người Dao ở Quảng Đơng, Quảng Tây, Vân Nam…
Về thời gian, q trình di cư của người Dao vào Việt Nam là một thời kỳ
dài và có thể bắt đầu từ thế kỷ XIII cho đến những năm 40 của thế kỷ XX. Theo
ông Cháng Văn Dùi ở xã Cao Bồ huyện Vị Xun thì dịng họ Cháng của ơng di
cư từ Trung Quốc sang Việt Nam đến thế hệ ông là được khoảng 6 đời, tức là hơn
100 năm nay [81].
1.3.3. Dân tộc H’Mơng
Người H’Mơng nằm trong nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ H’Mông - Dao và
được mọi người biết đến với các tên gọi như Mèo, Miêu, …
Ở Vị Xuyên, dân tộc H’Mơng có số dân đứng thứ 4 (sau dân tộc Tày, Dao,
Kinh). Theo một số tài liệu cho rằng, người H’Mơng có nguồn gốc từ Trung Quốc, họ
di cư vào Việt Nam với ba thời kỳ:
Thời kỳ di cư đầu tiên, cách đây trên 300 năm, họ từ Quý Châu (Trung Quốc)
di cư sang Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang). Thời kỳ này người H’Mông ở Quý Châu
nổi lên phong trào đấu tranh chống chính sách “cải thổ quy lưu” của triều đình phong
kiến, song bị thất bại, người H’Mơng thua phải di cư xuống phía Nam, trong đó có

hàng trăm gia đình xuống Đồng Văn.
Thời kỳ di cư lần thứ hai, cách đây gần 300 năm. Lần này người H’Mông vào
Việt Nam qua hai con đường: Một là vào huyện Đồng Văn – Hà Giang, hai là Si Ma
Cai – Bắc Hà – Lào Cai. Nguồn gốc chủ yếu là ở Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây –
Trung Quốc. So với sử sách của Trung Quốc thì thời kỳ này phù hợp với phong trào
khởi nghĩa của người H’Mông ở Quý Châu nhưng bị thất bại (1776-1820).
Thời kỳ di cư lần thứ ba, cách đây khoảng trên 100 năm và cũng là thời kỳ
người H’Mông di cư sang Việt Nam đông hơn cả. Đây cũng là thời kỳ người H’Mông
ở Trung Quốc hưởng ứng phong trào Thái Bình Thiên Quốc đấu tranh chống nhà
Mãn Thanh. Cuộc đấu tranh bị thất bại, vì vậy đại bộ phận người H’Mông phải di cư
lãnh nạn. Những năm về sau người H’Mông vẫn rải rác di cư đến Việt Nam cho đến
khi hịa bình lập lại ở Việt Nam (1954) [10, tr. 36-37].

18


Ở Vị Xuyên, theo lời kể của một số cụ già, dịng họ của họ có mặt ở Vị Xun
khoảng trên dưới 10 đời. Cịn lại phần đơng là do thực hiện cuộc vận động định canh
định cư và di dân từ vùng cao xuống vùng thấp làm ăn sinh sống của Đảng - Nhà
nước. Mặc dù người H’Mông đến Vị Xuyên với nhiều đợt khác nhau nhưng họ định
cư ở đây nhiều đời và coi đây là mảnh đất q hương, nơi làm ăn sinh sống của mình.
Người H’Mơng cư trú ở khu vực núi cao, các xã biên giới như Minh Tân,
Thanh Thủy, Lao Chải, Xín Chải… nhiều nơi giao thơng đi lại khó khăn, khí hậu
khắc nghiệt, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt nhất là trong mùa khô. Kinh tế của
họ chủ yếu là thổ canh hốc đá với cây trồng chủ yếu là ngô, mạch ba góc…
1.3.4. Dân tộc Nùng
Về tộc danh người Nùng đều thống nhất dưới tên gọi là Nùng, ngoài ra cũng
có những tên gọi khác như Nơng, Nồng, Nong... Ở Vị Xun chủ yếu là nhóm Nùng
An, Nùng Dín.
Mặc dù có nhiều nhóm, nhưng tộc danh Nùng có thể được tập hợp thành hai

nhóm chính:
Nhóm thứ nhất, gọi theo đặc điểm trang phục, thường do các tộc người lân cận
hoặc nhóm Nùng khác đặt cho như: Nùng Khen Lai (Nùng có ống tay áo đáp loại vải
màu), Nùng Hu Lai hay Thu Lài (Nùng đội khăn chàm có những đốm trắng), Nùng
Slử Tỉn (Nùng mặc áo ngắn) …
Nhóm thứ hai, gọi theo địa danh cư trú trước khi di cư sang Việt Nam như:
Nùng An gốc ở châu An Kết (Trung Quốc).
Nùng Inh gốc ở châu Long An (Trung Quốc).
Nùng Slình gốc ở châu Vạn Thành (Trung Quốc).
Nùng Cháo gốc ở châu Long Châu (Trung Quốc).
Nùng Lòi gốc ở châu Hạ Lôi (Trung Quốc).
Nùng Quý Rịn gốc ở châu Quý Thuận (Trung Quốc). [10, tr. 146]
Người Nùng di cư vào Hà Giang cách ngày nay khoảng 200 đến 300 năm
và vùng đất họ đến sớm nhất là các vùng biên giới thuộc các huyện Hồng Su Phì,
Xín Mần, n Minh, Quản Bạ. Tính theo đời (đếm theo mồ mả), có dòng họ đã
định cư được 8 đến 10 đời. Một số cụ già là người Nùng ở Xín Mần cịn nhớ địa

19


điểm xưa kia họ di cư qua là từ địa danh Mưng Chảng qua Hử Mở rồi mới vào đến
Xín Mần. Nhóm người Nùng An ở Vị Xuyên có nguồn gốc di cư từ vùng Bảo Lạc,
Cao Bằng sang được khoảng 5 đến 6 đời. Cịn nhóm người Nùng Dìn ở Huyện Vị
Xuyên có nguồn gốc di cư từ xã Pờ Ly Ngài và xã Nàng Đơn - Hồng Su Phì, vào
những năm 60 -70 do thực hiện cuộc vận động định canh định cư và di dân từ
vùng cao xuống vùng thấp làm ăn sinh sống của Đảng - Nhà nước [34, tr.1].
Khi đến Vị Xuyên họ cư trú xen kẽ với người bản địa, khai khẩn đất hoang để
làm nương rẫy, làm ruộng và nộp thuế cho nhà nước. Qua nhiều đời, họ đã trở thành
một thành viên khơng thể chia cắt được trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
1.3.5. Dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh là dân tộc đa số ở Việt Nam với tỷ lệ dân cư đơng nhất. Người
Kinh cịn có tên gọi khác là người Việt. Cịn người Tày thì gọi người Kinh là Cần
Keo, theo đó các dân tộc khác cũng gọi người Kinh là Cần Keo. Những người nói
ngơn ngữ Quan Hỏa tại vùng biên giới Việt – Trung, thì gọi người Kinh là “Cheo
Chi” mà âm Hán – Việt là Giao Chỉ.
Hiện nay, ở Vị Xuyên dân tộc Kinh xếp vào hàng thứ ba sau dân tộc Tày và
Dao về dân số. Về nguồn gốc, họ từ dưới xuôi lên, có bộ phận là những người lên
bn bán. Trong cuốn “Các dân tộc ở Hà Giang”, tác giả Chu Thái Sơn và
Nguyễn Trùng Thương có viết: “… những người Kinh đầu tiên có mặt ở vùng núi
hiểm trở này là các thương lái buôn hàng chuyến từ miền xuôi lên miền ngược…”
[11, tr. 339]. Có bộ phận là những người nghèo tha phương cầu thực, lên miền núi
làm ăn. Có bộ phận là quan quân của triều đình phong kiến được cử lên trấn giữ ở
miền biên viễn xa xôi này. Sự kiện này diễn ra liên tục, chẳng hạn như: Tại Vị
Xun có hai ngơi chùa được dựng vào thời Trần là chùa Sùng Khánh và chùa
Bình Lâm. Nội dung văn bia tại chùa Sùng Khánh cho biết: Chùa do người chú
của vị Phụ đạo họ Nguyễn tên là Ân, tự là Văn Giác sáng lập ra… Chùa được
dựng từ tháng giêng đến tháng tư năm Bính Thân (1356) niên hiệu Thiệu Phong
thì hồn thành. Chùa Bình Lâm một quả chuông lớn hiện vẫn được lưu giữ, nội
dung minh chuông cho biết: Thủ lĩnh Nguyễn Anh và vợ là Nguyễn Thị Ninh cùng
thái ơng lão bà, thiện nam tín nữ phát tâm đúc quả chuông lớn vào giờ Ngọ ngày

20


rằm tháng 3 năm Ất Mùi (1295). Theo Đinh Khắc Thuân (Viện nghiên cứu Hán
Nôm) trong bài viết Tư liệu Hán nôm tại hai ngôi chùa thời Trần ở Hà Giang
trang 525 có viết: “…những người họ Nguyễn giữ chức phụ đạo này hẳn là những
người gốc họ Lý được sai phái lên cai quản vùng biên ải phía Bắc, họ đã đổi sang
họ Nguyễn vào đời Trần …”. Một bộ phận khác là con, cháu của các quan quân
nhà Mạc bị thất thủ chạy lên Cao Bằng, một phần đã sang Hà Giang lãnh nạn.

Trong văn bia và chuông đồng tại chùa Sùng Khánh được làm vào năm 1705 cho
biết, chùa này được tu bổ và duy trì vào thế kỷ XVII, đến đầu thế kỷ XVIII do
hoàng tộc nhà Mạc lánh nạn ở Cao Bằng sang chủ trì. Đến thời kỳ nhà Nguyễn,
với chính sách lưu quan, những quan lại khi lên Hà Giang đã mang theo cả gia
quyến và ở lại … Những người này, do sinh sống ở địa phương lâu ngày, một số
dòng họ đã trở thành người Tày bản địa, vì thế người Tày ở Vị Xuyên có câu
“Kinh già hóa Thổ”.
Trong cuộc vận động cách mạng để tiến tới tổng thởi nghĩa tháng Tám năm
1945, số người Kinh lên Hà Giang ngày càng nhiều. Đó là những cán bộ, bộ đội đi
tuyên truyền vận động cách mạng, tổ chức khởi nghĩa vũ trang, tham gia chiến
đấu. Bên cạnh đó cịn bộ phận những gia đình đi tản cư, rời bỏ vùng bị địch tạm
chiếm lên Hà Giang. Sau năm 1954, một số cán bộ, bộ đội và những gia đình tản
cư trở lại miền xi, bên cạnh đó một bộ phận khơng nhỏ đã ở lại lập nghiệp trên
mảnh đất Hà Giang.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, với chính sách của nhà nước về “phát triền
kinh tế - văn hóa miền núi” số người Kinh ở đây gia tăng đáng kể. Người Kinh ở Vị
Xuyên sinh sống chủ yếu ở thị trấn, dọc Quốc lộ 2, men theo sông Lô và ở một số xã
lân cận, làm nghề trồng trọt, chăn ni, bn bán…[10, tr. 340]
1.4. Tình hình chính trị - xã hội
Vị Xuyên từ xa xưa đã được coi là “trấn biên”, là “phên dậu” của Tổ quốc, có
vị trí chiến lược xung yếu trong trong sự nghiệp giữ nước, có đường biên giới quốc
gia giáp Trung Quốc. Trên đường biên giới có nhiều cửa ngõ thơng thương với nước
láng giềng. Đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nước ta với
Trung Quốc, đồng thời các thế lực thù địch bên ngồi cũng ln sử dụng khu vực

21


biên giới để thâm nhập và thực hiện ý đồ xâm chiếm. Do đó, việc bảo vệ và giữ vững
vùng biên giới là vấn đề quan trọng hàng đầu của các dân tộc Vị Xuyên nói riêng và

cả nước nói chung.
Dưới thời phong kiến độc lập, chính sách của triều đình đối với vùng rừng núi,
biên viễn chủ yếu là dựa vào các thổ tù địa phương bằng cách phong chức tước, kết
nghĩa anh em, gả cơng chúa - chính sách “nhu viễn”, đặc biệt dưới thời nhà Lý việc
gả công chúa cho các châu mục trở thành lệ thường. Ví dụ như, dịng họ Giáp ở Lạng
Châu (Lạng Sơn) nhiều đời làm phị mã của triều đình. Năm 1082, vua Lý Nhân Tông
đã gả em gái là công chúa Khâm Thánh cho châu mục Vị Long (Tuyên Quang) là
Thái phó Hà Dị Khánh…
Như vậy, với những chính sách đúng đắn, sáng tạo, khơn khéo, kiên quyết, kịp
thời và chính sách đối ngoại tích cực của nhà Lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
bảo vệ cương vực của các châu biên giới mà Vị Xuyên là một trong số đó
Bên cạnh chính sách “nhu viễn”, các triều đình phong kiến Việt Nam còn phái
quan lại trực tiếp lên cai trị các địa phương miền núi. Nhiều viên trấn thủ mang cả gia
đình, họ hàng thân thuộc lên chiêu dân, lập ấp, cha truyền con nối cai trị từng vùng.
Thời Minh Mệnh, triều đình thực hiện chính sách “lưu quan”, hay cịn gọi là chính
sách “cải thổ quy lưu” (bỏ quan người dân tộc, đưa lưu quan từ kinh đơ lên trực tiếp
nắm quyền cai trị). Chính sách Lưu quan đã đem lại những hiệu quả thiết thực thể
hiện được sức mạnh của triều đình từ trung ương đến địa phương đặc biệt là góp một
phần để bình ổn biên cương đất nước. Tuy nhiên, chính sách này đã đụng chạm tới
những quyền lợi của các thổ tù, tù trưởng. Một số tù trưởng, mà nổi bật là cuộc khởi
nghĩa của Nông Văn Vân ở châu Bảo Lạc nên chế độ Lưu quan không phải được thực
hiện ngay trong một lúc, ở tất cả các địa phương miền núi khu vực phía Bắc mà phải
trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mặc dù đã có lúc Minh Mệnh và triều thần muốn
thực hiện triệt để “một phen xếp đặt để tính chuyện n ổn lâu dài” đó là thời điểm
năm 1835, sau khi cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân bị đàn áp.
Trong quãng thời gian 1828 - 1837 Minh Mệnh chỉ thực thi ở huyện châu nào
khuyết chức thổ quan thì chọn một lưu quan bổ sung, cịn thì vẫn giữ thổ quan, chỉ
đặt thêm một chức lưu quan để cùng với thổ quan mà làm việc. Từ đó về sau có

22



khuyết bất tật lại bổ nữa. Mãi đến năm 1838, chế độ lưu quan mới được thực hiện
triệt để. Những viên lưu quan này nằm trong bộ máy quan lại, đại diện cho triều
đình để quản đất, quản dân, thu tơ thuế và tuyển lính, lao dịch. Tuy nhiên đến thời
Thiệu Trị năm 1844, nhà Nguyễn vẫn phải cho đặt lại chức thổ quan ở các châu
huyện biên cương phía Bắc, phải đến thời Tự Đức thì việc đặt thổ quan mới bị bãi
bỏ trong cả nước.
1.4.1. Các tầng lớp xã hội
Thời kỳ phong kiến ở Vị Xuyên, xã hội đã phân hóa thành hai tầng lớp rõ rệt:
Tầng lớp thống trị gồm dòng họ Quằng, các chức dịch cao cấp và tầng lớp bị trị gồm
các dòng họ nhà dân của các dân tộc.
- Tầng lớp thống trị:
Quằng là chúa đất có quyền hành tối cao, khơng những là chủ sở hữu phần lớn
đất canh tác mà còn sở hữu đất đai, rừng núi, sông nước, muông thú, mọi sản vật
trong phạm vi lãnh thổ cai quản. Theo luật lệ của Quằng quy định: Các khu rừng gỗ
quý, các sản vật ở trong rừng như tổ ong, cánh kiến, hươu, nai, gấu… các khúc sông
nhiều tôm, cá đều thuộc nhà Quằng, nếu ai động đến đều phải được sự cho phép của
Quằng và nộp cống cho Quằng những thứ quý hiếm và một phần sản phẩm.
Điều đặc biệt nữa là Quằng khơng những tồn quyền chi phối về ruộng đất, mà
cịn có quyền chi phối ngay cả bản thân con người nơng dân, có quyền nhượng lại,
bán họ cho kẻ khác: Quằng họ Nông ở Bảo Lạc (Cao Bằng) trước kia có con gái lấy
chồng là Quằng họ Nguyễn ở Đồng Văn (Hà Giang) đã cắt xã Sơn Vĩ (trước thuộc
Bảo Lạc nay thuộc Đồng Văn) cho con gái làm của hồi mơn khi về nhà chồng; từ đó
nơng dân Sơn Vĩ phải theo con gái họ Nông về phục vụ Quằng họ Nguyễn. Ở nhiều
nơi như xã Quản Bạ, Quằng còn đặt ra luật lệ là: Bất kỳ con gái nhà dân nào trước khi
về nhà chồng đều phải về ngủ với Quằng ba tối. Lý do là làm như thế thì cuộc đời
người con gái sau này mới gặp nhiều may mắn. Nếu ai không tuân, không bị mất trâu
mất bị thì cũng khốn đốn [21, tr. 21].
Để đảm bảo địa vị thống trị của mình khơng rơi vào tay người thuộc dòng

họ khác, thấp kém hơn. Quằng đã đặt ra nhiều tục lệ khắt khe, bất cơng: Con trai
dịng họ Quằng có thể lấy năm thê bảy thiếp con gái nhà dân, nhưng tuyệt đối con

23


trai nhà dân không được phép lấy con gái nhà Quằng. Hơn nữa, trong trường hợp
con trai nhà Quằng lấy người vợ đầu là gái nhà dân, vợ sau là con gái nhà Quằng
thì vợ sau vẫn là cả, con vợ sau vẫn là anh, chị của con vợ trước và sẽ là người
được thừa kế Quằng nếu là con trai.
Nhân dân phải giữ thái độ tơn kính đối với Quằng và con cái của họ, phải gọi
Quằng là “chúa”, vợ Quằng là “phe”. Con cái của Quằng dù đang cịn ẵm ngửa, dân
làng cũng phải gọi là “ơng báo, bà nàng”, dân tự xưng là “khỏi”.
Khi người dân đi ra đường gặp Quằng hay con cái của Quằng nếu đội mũ phải
ngả mũ, đứng né sang một bên đường, chắp tay kính cẩn vái chào; nếu đi ngựa qua
trước cửa nhà Quằng phải xuống ngựa. Quằng còn quy định không nhà dân nào được
làm nhà to, nhà đẹp bằng nhà của Quằng. Hàng năm, vào các dịp lễ tết, đặc biệt trong
lễ tảo mộ, nhân dân trong vùng đem theo lễ vật đến tảo mộ cho nhà Quằng trước khi
làm lễ tảo mộ nhà mình.
Phương thức thống trị của Quằng là lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo một cách triệt
để. Quằng nắm thần quyền trong tay để ràng buộc, áp chế tư tưởng tinh thần phản
kháng của quần chúng nhân dân, buộc họ phải cam chịu cảnh đời bị báp bức bóc lột.
Giúp việc cho Quằng là bộ máy chức dịch gọi là “chẩu” xuất thân từ dòng họ
quý tộc hoặc họ dân. Những chức dịch cao cấp cũng được cha truyền con nối, họ
cũng có khi lợi dụng vào chức quyền để bóc lột nhân dân.
- Tầng lớp bị trị:
+ Tầng lớp Tày: Dưới xã hội phong kiến, họ là bộ phận nông dân tự do và
dưới chế độ Quằng, họ là thành viên tự do trong vùng, được nhận ruộng đất công
và được tự khái phá đất hoang để làm ruộng, làm rẫy khi được chúa đất cho phép,
họ có quyền chiếm hữu và sử dụng, nhưng khơng có quyền sở hữu. Khi nhận

ruộng của Quằng, người nông dân Tày phải thực hiện một số nghĩa vụ như: Hàng
năm phải làm nghĩa vụ lao dịch, phải đóng góp cung phụng mọi nhu cầu của gia
đình Quằng, phải làm nghĩa vụ "binh dịch” khi có giặc và phải thường xuyên canh
gác nhà của Quằng.
Ngoài các nghĩa vụ đối với Quằng, người dân cịn phải làm một số cơng việc
chung của bản mường như: Đắp phai, đào mương, làm đường sá…

24


+ Tầng lớp thủ hạ (lục slườn): Đây là tầng lớp bị lệ thuộc nhiều hơn vào
Quằng, có địa vị thấp hơn tầng lớp Tày.
Về nguồn gốc lịch sử, họ là những tù binh bị bắt trong chiến tranh, những
người do làm ăn bị phá sản, những người mắc nợ Quằng hoặc những người đồng tộc
từ nơi khác đến ngụ cư trên lãnh địa của chúa đất, được chúa đất tiếp nhận.
Về sau, khi người Tày bước vào xã hội phong kiến, họ được giải phóng dần,
chúa đất cho họ làm nhà, có một số tài sản riêng. Tuy nhiên, chúa đất có quyền can
thiệp vào cuộc sống riêng tư của họ. Lục slườn thường cha truyền con nối phụ thuộc
vào chúa, họ chỉ được phép lấy người cùng đẳng cấp.
Địa vị xã hội của họ thấp kém, họ không được tham gia vào các công việc
chung của bản mường, không được tham gia vào các chức vụ trong bộ máy cai trị
của địa phương.
+ Tầng lớp gia nô (khỏi slườn): Nguồn gốc lịch sử, họ là những người mắc nợ
phải bán thân hoặc đi ở để gán nợ, những người phạm lỗi, xúc phạm đến chúa đất và
những người không nơi nương tựa phải đi ở…
Họ không phải tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, công việc của họ là
làm nội trợ và hầu hạ trong gia đình nhà Quằng. Quằng coi là là tải sản riêng, tùy ý
sai khiến, đánh đập và tùy ý xử lý. Họ khơng có nhà cửa, tài sản riêng, sống trong nhà
của chủ và phụ thuộc hoàn toàn vào chủ.
+ Tầng lớp lục lùng: Bao gồm các dân tộc khác với Quằng, nhưng sống trong

khu vực của Quằng. Họ là những dân tộc thiên cư đến muộn hơn như: Dao, … Những
dân tộc này chủ yếu làm nương rẫy, để có đất trồng trọt họ phải xin phép Quằng và
chịu sự bóc lột bằng tô hiện vật và tô lao dịch.
Mặc dù tầng lớp Lục lùng có tổ chức xã hội riêng, nhưng họ vẫn phải phụ
thuộc vào Quằng như những người dân trong vùng.
1.4.2. Bộ máy quản lý làng bản
Bản là cụm dân cư mang tính thiết chế xã hội truyền thống, nhiều bản gộp lại
thành tổng có tù trưởng hoặc thổ ty cai quản. Ở vùng các dân tộc theo ngơn ngữ Tày
– Thái (cả người Mường) thì tổ chức xã hội truyền thống cao hơn bản là mường.

25


×