ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẶNG VĂN HIẾU
VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 834 03 01
Đà Nẵng - Năm 2022
Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Phước Vũ
Phản biện 1: PGS. TS. Ngô Hà Tấn
Phản biện 2: TS. Nguyễn Phi Sơn
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Ngành Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 07 tháng 01 năm 2023.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh
tranh, các doanh nghiệp đã tích cực và năng động hơn trong việc xác
định các chiến lược nhằm đảm bảo sự tồn tại của tổ chức. Cạnh tranh
có thể do các đổi mới kinh doanh, sự tiến bộ khoa học công nghệ và
nhu cầu thay đổi không ngừng nghỉ của khách hàng. Cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp có thể buộc ban lãnh đạo phải phát triển các kỹ thuật
và chiến lược kinh doanh nhằm dẫn dắt tổ chức hướng đến việc tối đa
hóa lợi nhuận. Điều này có thể đạt được thơng qua việc tăng doanh số
bán hàng và giảm chi phí sản xuất. Việc tối ưu hóa lợi nhuận và giảm
thiểu chi phí có thể cho phép một tổ chức tạo ra lợi thế cạnh tranh
trong lĩnh vực của mình. Một số vận dụng kế toán quản trị cung cấp
các chiến lược nhằm tác động đến khách hàng để họ có sở thích, sự
gắn bó và lịng trung thành lâu dài đối với các sản phẩm của doanh
nghiệp. Thompson, Strickland và Gamble (2009) cho rằng việc vận
dụng các kỹ thuật kế tốn quản trị có thể cung cấp cho tổ chức một lợi
thế cạnh tranh bền vững so với các đối thủ của nó.
Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng
(2022), tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng khởi sắc trên
nhiều lĩnh vực. Mặc dù tình hình kinh tế và doanh nghiệp có nhiều
khởi sắc nhưng những khó khăn mà các doanh nghiệp hiện nay phải
đối mặt vẫn vô cùng lớn. Giá xăng, dầu tăng cao và nguồn nguyên liệu
đầu vào khan hiếm làm cho sản xuất bị ngưng trệ; lưu thông hàng hóa
ở một số thị trường bị gián đoạn dẫn đến thiếu hụt một số mặt hàng
như thực phẩm, thuốc, phân bón, thiết bị y tế và thiết bị cơng nghệ
thơng tin trong chuỗi cung ứng tồn cầu, từ đó tác động lan truyền làm
tăng chi phí sản xuất ở nhiều ngành, lĩnh vực. Đặc biệt, các doanh
2
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chịu tác động lớn do dịch bệnh Covid-19, ln
trong tình trạng vừa tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh,
vừa sản xuất kinh doanh, vừa tìm kiếm thị trường mới.
Chính vì vậy, nghiên cứu về việc vận dụng kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp sản xuất là thực sự cần thiết góp phần cung cấp thông
tin để nhà quản trị ra quyết định, gia tăng cạnh tranh và nâng cao hiệu
quả của doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và
tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Thêm vào đó, hiện chưa
có nghiên cứu nào liên quan trong lĩnh vực này trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng. Xuất phát từ các phân tích trên, tác giả đã chọn đề tài: “Vận
dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất địa bàn thành
phố Đà Nẵng” để thực hiện Luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm giải quyết mục tiêu phân tích thực trạng vận
dụng kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp sản xuất.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu: vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp sản xuất.
+ Phạm vi về không gian nghiên cứu: đề tài thực hiện trong các
doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Phạm vi về thời gian nghiên cứu: các số liệu được thu thập
trong năm 2022 (từ tháng 06 đến tháng 11 năm 2012).
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng: luận văn sử dụng dữ liệu sơ cấp
thông qua bảng câu hỏi khảo sát; thực hiện thống kê mơ tả để đo lường
và phân tích thực trạng vận dụng kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Dữ liệu sơ cấp được
thu thập thông qua bảng câu hỏi nhằm lấy ý kiến của các nhà quản lý
(chủ doanh nghiệp, cá nhân phụ trách bộ phận tài chính kế toán, kế
toán trưởng) hoặc nhân viên kế toán tổng hợp trực tiếp cơng tác tại bộ
phận kế tốn trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng. Mẫu thu thập gồm 180 phiếu khảo sát ý kiến.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục các bảng biểu, hình vẽ và tài liệu
tham khảo, bố cục của luận văn gồm bốn chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
- Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
- Chương 4: Kết luận và kiến nghị
6. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của kế toán quản trị, nhiều nghiên cứu
về vận dụng kế toán quản trị (MAPs) đã được thực hiện cả trong và
ngoài nước, trên phạm vi toàn cầu và hướng đến nhiều đối tượng, loại
hình doanh nghiệp, trong đó nổi bật là các doanh nghiệp sản xuất.
Tổng quan cơng trình nghiên cứu tại nước ngồi:
Sulaiman, Ahmad và Alwi (2004) đã tóm tắt những nghiên cứu
trước đây về vận dụng kế toán quản trị ở các nước đang phát triển. Kết
quả cho thấy việc sử dụng các công cụ kế tốn quản trị hiện đại như
TQM, ABC, chi phí mục tiêu, BSC còn thiếu ở cả bốn quốc gia được
4
kiểm tra (Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ và Malaysia); trong khi đó,
các kỹ thuật kế tốn quản trị truyền thống như chi phí định mức, phân
tích quan hệ CVP, ROI và lập dự toán đang được sử dụng rộng rãi.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên có thể là do sự thiếu nhận thức về
các kỹ thuật mới, thiếu chuyên môn và hơn hết là thiếu sự hỗ trợ của
nhà lãnh đạo cấp cao.
Gichaaga (2014) đã nghiên cứu tác động của vận dụng kế toán
quản trị đến hiệu quả tài chính của các cơng ty sản xuất ở Kenya. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng thơng qua dữ liệu sơ
cấp. Kết quả cho thấy thông tin hỗ trợ ra quyết định là hoạt động kế toán
quản trị được sử dụng nhiều nhất trong số các công ty sản xuất ở Kenya,
sau đó là phân tích chiến lược, lập ngân sách, đánh giá hiệu quả, tính
giá thành, quy mơ và địn bẩy. Nghiên cứu cũng khuyến nghị tạo ra và
nâng cao nhận thức của các công ty về tầm quan trọng của thông tin hỗ
trợ ra quyết định vì đây là phương pháp kế tốn quản trị được sử dụng
nhiều nhất trong số các công ty sản xuất ở Kenya.
Ahmad và Zabri (2016) đã nghiên cứu việc vận dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mơ nhỏ và vừa của
Malaysia. Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa của
Malaysia đã sử dụng rộng rãi các MAPs truyền thống và chỉ sử dụng
một cách có chọn lọc các MAPs hiện đại như là thành quả hoạt động
phi tài chính có liên quan đến quy trình nội bộ và khách hàng. Kết quả
của tất cả các MAPs cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp có quy mơ vừa
sử dụng nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Trong hầu hết
các MAPs, các doanh nghiệp có quy mơ vừa sử dụng nhiều gấp đơi
các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Sự khác biệt đáng kể nhất giữa các
doanh nghiệp nhỏ và vừa liên quan đến việc sử dụng hệ thống hỗ trợ
quyết định và kế toán quản trị chiến lược. Các hệ thống phức tạp không
5
được áp dụng rộng rãi trong thực tế có thể do sự khơng chắc chắn, tính
thực tế và chi phí liên quan đến việc thu thập thông tin.
Jariya và Haleem (2021) đã điều tra việc vận dụng kế toán quản
trị tại 129 công ty sản xuất niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Colombo ở Sri Lanka. Kết quả cho thấy các công ty sản xuất niêm yết
ở Sri Lanka sử dụng rộng rãi các MAPs truyền thống như lập ngân
sách, hệ thống chi phí và các kỹ thuật lập ngân sách vốn. Phần lớn các
công ty sử dụng rộng rãi các MAPs hiện đại cho việc lập kế hoạch
chiến lược và quản lý rủi ro. Hơn nữa, nhiều công ty đã sử dụng một
hoặc nhiều MAPs dựa trên thông tin phi tài chính, nhưng sự phụ thuộc
vào các MAPs liên quan đến thơng tin tài chính lớn hơn so với thơng
tin phi tài chính. Chương trình cải tiến liên tục, phân tích chuỗi giá trị,
phân tích giá trị cổ đông và lập kế hoạch chiến lược là những quy trình
thơng tin phi tài chính phổ biến nhất được các tổ chức sử dụng. Các
MAPs mới như tính giá dựa trên hoạt động (ABC), kỹ thuật tạo giá trị,
hệ thống quyết định dài hạn và kỹ thuật chiết khấu dòng tiền trong lập
ngân sách vốn được các công ty sử dụng ở mức độ thấp hơn.
Tổng quan cơng trình nghiên cứu trong nước:
Anh, Nguyen và Mia (2011) đã xem xét kinh nghiệm của các
doanh nghiệp Việt Nam đối với việc chấp nhận và những lợi ích của
MAPs trong thời kỳ nền kinh tế đang chuyển đổi sang định hướng thị
trường. Kết quả cho thấy tỷ lệ chấp nhận các MAPs truyền thống cao
hơn so với các MAPs hiện đại, các doanh nghiệp nhà nước thể hiện tỷ
lệ chấp nhận thấp hơn các doanh nghiệp khác, một số MAPs gần giống
như các loại kế toán và lập kế hoạch thường xuyên được thực hiện
trong nền kế hoạch tập trung trước đây được chấp nhận rộng rãi hơn
nhiều so với các MAPs khác.
6
Nguyen (2013) đã điều tra sự phát triển của các vận dụng kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống - lĩnh vực
được coi là lớn nhất trong ngành sản xuất của Việt Nam trong nhiều
năm. Kết quả cho thấy các MAPs truyền thống được sử dụng rộng rãi
hơn các MAPs hiện đại trong các doanh nghiệp, kể cả các doanh
nghiệp lớn.
Pham, Dao và Bui (2020) đã đo lường và đánh giá mức độ vận
dụng kế toán quản trị tại 160 doanh nghiệp sản xuất ở miền Bắc Việt
Nam. Kết quả cho thấy các MAPs ở Việt Nam chủ yếu là truyền thống
chứ không phải hiện đại và hướng tới ngắn hạn hơn là dài hạn.
Nguyen và cộng sự (2021) nghiên cứu mức độ thực hiện các
vận dụng kế toán quản trị khác nhau trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết quả cho thấy các MAPs được áp dụng rộng rãi nhất trong các
doanh nghiệp Việt Nam là: giá thành định mức, tính giá tồn bộ, lập
dự toán để kiểm soát giá thành sản phẩm, dự toán doanh thu, phân tích
tỷ số tài chính, phân tích tỷ suất sinh lời và phân tích lợi nhuận theo
sản phẩm. Ngồi ra, nghiên cứu chỉ ra rằng vai trị quan trọng nhất của
kế toán quản trị trong doanh nghiệp là đánh giá kết quả hoạt động của
doanh nghiệp, sử dụng cho việc lập kế hoạch và kiểm soát, đồng thời
giúp đưa ra các quyết định về sản xuất hoặc đầu tư. Rất ít doanh nghiệp
đánh giá cao vai trị của kế toán quản trị hiện đại trong việc nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn lực và giảm lãng phí.
Sau khi tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu có liên quan trong
và ngồi nước, tác giả nhận thấy cịn một số khoảng trống nhất định
trong nghiên cứu về mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh lĩnh vực kế toán quản trị đang
được thị trường trong và ngoài nước dành nhiều sự quan tâm. Bên cạnh
đó, đa số các nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi quốc gia ở các
7
doanh nghiệp sản xuất có quy mơ lớn, điều này để lại khoảng trống
đối với nhóm doanh nghiệp sản xuất thuộc các địa bàn, khu vực có
quy mơ nhỏ hơn như thành phố Đà Nẵng. Do đó, luận văn này được
thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về
mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một môn khoa học tiếp nhận, xử lý và cung
cấp thông tin về các hoạt động của một đơn vị cụ thể. Các thơng tin
mà kế tốn quản trị cung cấp giúp các nhà quản trị trong quá trình ra
quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm tối ưu
hóa các mục tiêu.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của kế tốn quản trị
a. Phân tích cách ứng xử của chi phí
b. Lập dự tốn và truyền đạt thơng tin
c. Kiểm tra, đánh giá và cổ động
d. Hỗ trợ ra quyết định
1.1.3. Vai trị của kế tốn quản trị
a. Kế tốn quản trị với các chức năng quản lý
b. Sự cần thiết của kế toán quản trị ở Việt Nam
1.2. VẬN DỤNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ
1.2.1. Hoạt động lập dự tốn
1.2.2. Hoạt động tính giá thành
1.2.3. Hoạt động đánh giá hiệu quả
1.2.4. Thông tin hỗ trợ ra quyết định
1.2.5. Hoạt động phân tích chiến lược
Để có tính tồn diện, nghiên cứu này áp dụng phương pháp tiếp
cận của Anh, Nguyen và Mia (2011) vì nghiên cứu được thực hiện
trong cùng một quốc gia và có nhiều điểm tương đồng.
9
1.3. CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN DỤNG KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ
1.3.1. Lý thuyết thể chế
1.3.2. Lý thuyết dự phịng
1.3.3. Lý thuyết thích ứng
1.3.4. Lý thuyết khuếch tán đổi mới
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này đã trình bày một cách khái quát về kế toán quản trị
từ việc cung cấp khái niệm, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế tốn
quản trị. Nội dung của chương cịn tóm lược vận dụng kế tốn quản trị
thơng qua các nhóm chức năng: hoạt động lập dự tốn, hoạt động tính
giá thành, hoạt động đánh giá hiệu quả, thông tin hỗ trợ ra quyết định
và hoạt động phân tích chiến lược. Đồng thời, chương 1 cũng đã tổng
hợp và phân tích bốn lý thuyết nền tảng có liên quan đến vận dụng kế
toán quản trị được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây để làm cơ
sở cho việc phân tích và bình luận kết quả nghiên cứu ở các chương
tiếp theo.
Khn khổ lý thuyết đã cung cấp một nền tảng vững chắc để có
thể nghiên cứu vận dụng kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp sản
xuất. Phân tích khái niệm và đánh giá thực nghiệm là cơ sở để so sánh
các kết quả nghiên cứu, lựa chọn thiết kế nghiên cứu, phân tích và
trọng tâm của nghiên cứu.
10
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
2.3.1. Xây dựng thang đo
Danh sách 32 MAPs đưa vào nghiên cứu được phát triển trước
đó bởi Anh, Nguyen và Mia (2011). Những MAPs này được phân loại
theo chức năng thành năm nhóm, đó là lập dự tốn, tính giá thành,
đánh giá hiệu quả, hỗ trợ quyết định và phân tích chiến lược.
Bảng 2.1. Thang đo các biến trong mơ hình nghiên cứu về
mức độ vận dụng kế tốn quản trị (MAPs)
MAPs
Mã hóa
DT1
DT2
Thang đo
Dự tốn doanh thu
Dự tốn lợi nhuận/Kế hoạch
lợi nhuận
Dự tốn cho việc kiểm sốt chi
Lập dự
tốn
(DT)
DT3
phí (ngun vật liệu trực tiếp,
nhân cơng, sản xuất chung)
DT4
Dự tốn sản xuất
DT5
Dự tốn vốn bằng tiền
DT6
Dự tốn báo cáo tài chính
DT7
Dự tốn linh hoạt
DT8
GT1
Nguồn
Dự tốn dựa trên hoạt động
(ABB)
Phương pháp tính giá toàn bộ
Chenhall và
Langfield-Smith
(1998);
Anh, Nguyen và
Mia (2011);
Gichaaga (2014);
Ahmad và Zabri
(2016);
Ahmad (2017).
11
MAPs
Mã hóa
GT2
Tính
GT3
Thang đo
Phương pháp chi phí biến đổi
Chenhall và
(trực tiếp)
Langfield-Smith
Phương pháp chi phí mục tiêu
(1998);
Anh, Nguyen và
giá
Mia (2011);
thành
(GT)
Nguồn
GT4
Phương pháp tính giá dựa trên
Gichaaga (2014);
hoạt động (ABC)
Ahmad và Zabri
(2016);
Ahmad (2017).
HQ1
Đánh
giá
hiệu
quả
(HQ)
toán
Chenhall và
Chi phí định mức và phân tích
Langfield-Smith
chênh lệch so với định mức
(1998);
Kế toán trách nhiệm
Anh, Nguyen và
Lợi nhuận bộ phận (Divisional
Mia (2011);
profit)
Gichaaga (2014);
HQ5
Các thước đo phi tài chính
Ahmad và Zabri
HQ6
Lợi nhuận kiểm soát được
(2016);
Giá trị kinh tế gia tăng (EVA)
Ahmad (2017).
HQ2
HQ3
HQ4
HQ7
Hỗ trợ
ra
quyết
QD1
QD2
định
(QD)
Phân tích chênh lệch so với dự
QD3
hoặc thu nhập thặng dư
Phân tích lợi nhuận sản phẩm
Chenhall và
Phân tích mối quan hệ Chi phí
Langfield-Smith
- Sản lượng - Lợi nhuận (phân
(1998);
tích điểm hòa vốn)
Anh, Nguyen và
Sản xuất tức thời (Just-In-
Mia (2011);
Time)
Gichaaga (2014);
12
MAPs
Mã hóa
QD4
QD5
QD6
CL1
CL2
Phân
tích
(CL)
Nguồn
Quản lý chất lượng tồn diện
Ahmad và Zabri
(TQM)
(2016);
Quản lý dựa trên hoạt động
Ahmad (2017).
(ABM)
Định giá chuyển nhượng
(Transfer pricing)
Tính tốn và sử dụng chi phí
sử dụng vốn
Chenhall và
Dự báo dài hạn
Dự tốn vốn: hồn vốn
CL3
(payback) và tỷ lệ hồn vốn
(ROI)
chiến
lược
Thang đo
Dự toán vốn: phương pháp
CL4
hiện giá thuần (NPV), tỷ lệ
sinh lời nội bộ (IRR)
CL5
Phân tích vịng đời sản phẩm
CL6
Phân tích chuỗi giá trị
CL7
Thẻ điểm cân bằng
Langfield-Smith
(1998);
Anh, Nguyen và
Mia (2011);
Gichaaga (2014);
Ahmad và Zabri
(2016);
Ahmad (2017).
Bảng 2.2. Thang đo Likert năm mức độ dùng để đánh giá mức
độ vận dụng kế toán quản trị
MỨC ĐỘ
DIỄN GIẢI
1
Không bao giờ
2
Hiếm khi
3
Thỉnh thoảng
4
Thường xuyên
5
Rất thường xuyên
13
2.3.2. Cách thức chọn mẫu và xây dựng bảng câu hỏi điều tra
a. Kích thước mẫu
Trong nghiên cứu này, với 32 biến quan sát, tác giả chọn tỷ lệ
của số quan sát so với 1 biến phân tích là 5/1, cỡ mẫu được xác định
bằng: 32 x 5 = 160. Tuy nhiên, để tăng thêm độ tin cậy cho mẫu về
các thơng số phân tích, tác giả chọn cỡ mẫu 180 là phù hợp.
b. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ nhà quản lý (chủ
doanh nghiệp/cá nhân phụ trách bộ phận tài chính kế tốn/kế tốn
trưởng) hoặc nhân viên kế tốn tổng hợp trực tiếp cơng tác tại bộ phận
kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dưới dạng Google Form và
gửi đến các cá nhân thông qua email, zalo, messenger hoặc các phương
tiện khác. Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
c. Xây dựng bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi tác giả sử dụng để thu thập dữ liệu dựa trên các
nghiên cứu trước đây của Anh, Nguyen và Mia (2011), Gichaaga
(2014), Ahmad và Zabri (2016), Ahmad (2017). Bảng khảo sát gồm
hai phần:
Phần 1: Nội dung liên quan đến thông tin cá nhân và thông tin
doanh nghiệp của người trả lời khảo sát phục vụ cho mục đích thống
kê, mơ tả mẫu khảo sát như họ tên, chức vụ, ngành nghề kinh doanh,
thời gian hoạt động, vốn đăng ký kinh doanh, số lượng nhân viên.
Phần 2: Là phần chính của bảng câu hỏi nhằm khảo sát mức độ
vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Bảng khảo sát với thang
đo Likert năm mức độ từ “1. Không bao giờ, 2. Hiếm khi, 3. Thỉnh
thoảng, 4. Thường xuyên, 5. Rất thường xuyên” nhằm đánh giá mức
độ vận dụng kế toán quản trị của 32 MAPs cụ thể.
14
2.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 làm công cụ thống kê.
Kiểm định chất lượng thang đo: sử dụng Cronbach’s Anpha.
Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích thống kê mơ tả: sử dụng thống kê trung bình (giá trị
trung bình Mean).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý thuyết kết hợp với các bằng chứng thực nghiệm từ
những nghiên cứu trước có liên quan đã được trình bày ở Chương 1.
Chương 2 này trình bày về khung nghiên cứu, quy trình, phương pháp
nghiên cứu chính của bài và đưa ra mơ hình nghiên cứu. Chương này
đồng thời cung cấp thông tin về phần thiết kế bảng câu hỏi phục vụ cho
việc khảo sát các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Phương pháp nghiên cứu được xác định là phương pháp nghiên
cứu định lượng. Trong chương này, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu
dự kiến gồm năm biến quan sát dựa trên các lý thuyết nền và các mơ
hình nghiên cứu trước.
Mẫu nghiên cứu gồm 180 khảo sát, bảng câu hỏi dưới dạng
Google Form sẽ gửi đến người được khảo sát thông qua email, zalo,
messenger hoặc các phương tiện khác. Dữ liệu thu thập được thông qua
khảo sát sẽ được xử lý để đảm bảo phù hợp với nghiên cứu và có độ tin
cậy cao.
Các kỹ thuật được dùng trong nghiên cứu là thống kê mô tả để
tổng kết, mô tả dữ liệu thu thập được, dùng Cronbach’s Alpha để kiểm
định thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích thống kê
trung bình (giá trị trung bình Mean) của các biến quan sát.
15
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ
3.1.1. Số lượng mẫu khảo sát
3.1.2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát
3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
3.2.1. Độ tin cậy của thang đo nhân tố Lập dự toán
3.2.2. Độ tin cậy của thang đo nhân tố Tính giá thành
3.2.3. Độ tin cậy của thang đo nhân tố Đánh giá hiệu quả
3.2.4. Độ tin cậy của thang đo nhân tố Hỗ trợ ra quyết định
3.2.5. Độ tin cậy của thang đo nhân tố Phân tích chiến lược
3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ
Có 5 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí Eigenvalue lớn hơn 1,
như vậy 5 nhân tố này tóm tắt thơng tin của 23 biến quan sát đưa vào
EFA một cách tốt nhất. Tổng phương sai mà 5 nhân tố này trích được
là 80.611% > 50%, như vậy, 5 nhân tố được trích giải thích được
80.611% biến thiên dữ liệu của 23 biến quan sát tham gia vào EFA.
Kết quả ma trận xoay cho thấy, 23 biến quan sát được phân
thành 5 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor
Loading lớn hơn 0.5 và khơng cịn các biến xấu.
3.4. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.4.1. Mức độ vận dụng kế toán quản trị theo các nhân tố
Kết quả cho thấy: nhân tố Lập dự tốn (F_DT) có giá trị trung
bình 4.33 thể hiện mức độ vận dụng kế toán quản trị rất cao; các nhân
tố Tính giá thành (F_GT), Đánh giá hiệu quả (F_HQ) và Hỗ trợ ra
quyết định (F_HQ) có giá trị trung bình lần lượt là 2.92, 2.72 và 2.83
16
thể hiện mức độ vận dụng kế toán quản trị đạt trên mức trung bình;
nhân tố Phân tích chiến lược (F_CL) có giá trị trung bình 1.66 thể hiện
mức độ vận dụng kế toán quản trị rất thấp, điều này cho thấy rằng các
vận dụng kế toán quản trị này chưa thực tế và phù hợp đối với các
doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.4.2. Mức độ vận dụng kế tốn quản trị theo quy mơ doanh
nghiệp
3.4.3. Mức độ vận dụng kế toán quản trị
Các vận dụng kế toán quản trị truyền thống được sử dụng rộng
rãi trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
gồm: dự toán cho việc kiểm soát chi phí (ngun vật liệu trực tiếp,
nhân cơng, sản xuất chung) (100%), dự tốn sản xuất (100%), phương
pháp tính giá tồn bộ (98%), phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng
- lợi nhuận (phân tích điểm hịa vốn) (94%), dự toán vốn bằng tiền
(92%), dự toán lợi nhuận/kế hoạch lợi nhuận (91%), dự tốn báo cáo
tài chính (91%), phân tích chênh lệch so với dự tốn (91%), dự tốn
doanh thu (88%), chi phí định mức và phân tích chênh lệch so với định
mức (79%), phân tích lợi nhuận sản phẩm (68%). Các vận dụng kế
toán quản trị hiện đại rất ít được quan tâm và sử dụng.
a. Nhân tố Lập dự tốn
b. Nhân tố Tính giá thành
c. Nhân tố Đánh giá hiệu quả
d. Nhân tố Hỗ trợ ra quyết định
e. Nhân tố Phân tích chiến lược
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương này nhằm phân tích và đánh giá mức độ vận dụng kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố
17
Đà Nẵng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng. Số
phiếu khảo sát hợp lệ được đưa vào nghiên cứu là 150 phiếu khảo sát.
Nghiên cứu đã thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo và tiến hành
loại bỏ 09 biến quan sát (trong số 32 biến) có ý nghĩa giải thích rất yếu
cho các nhân tố. Phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp. Kết quả
phân tích mức độ vận dụng kế tốn quản trị theo các nhân tố cho thấy:
mức độ vận dụng kế toán quản trị của nhân tố Lập dự toán rất cao;
mức độ vận dụng kế toán quản trị của nhân tố Tính giá thành, Đánh
giá hiệu quả và Hỗ trợ ra quyết định đạt trên mức trung bình; mức độ
vận dụng kế toán quản trị của nhân tố Phân tích chiến lược rất thấp.
Kết quả phân tích theo quy mô vốn đăng ký kinh doanh cho thấy, các
doanh nghiệp có quy mơ lớn có mức độ vận dụng kế tốn quản trị cao
hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Kết quả phân tích theo các nhân
tố và các MAPs riêng lẻ còn cho thấy mức độ vận dụng kế toán quản
trị truyền thống cao hơn đáng kể so với các vận dụng kế toán quản trị
hiện đại.
18
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
Kết quả phân tích mức độ vận dụng kế tốn quản trị theo từng
MAPs riêng lẻ (23 MAPs) chỉ ra rằng các công cụ Lập dự toán được
đánh giá là sử dụng rất cao. Các cơng cụ Lập dự tốn gồm: dự tốn
doanh thu (tỷ lệ 88%), dự toán lợi nhuận/kế hoạch lợi nhuận (tỷ lệ
91%), dự toán cho việc kiểm soát chi phí (ngun vật liệu trực tiếp,
nhân cơng, sản xuất chung) (tỷ lệ 100%), dự toán sản xuất (tỷ lệ
100%), dự toán vốn bằng tiền (tỷ lệ 92%), dự toán báo cáo tài chính
(tỷ lệ 91%). Các cơng cụ Tính giá thành có mức độ sử dụng đạt trên
mức trung bình gồm: phương pháp tính giá tồn bộ (tỷ lệ 98%),
phương pháp chi phí biến đổi (trực tiếp) (tỷ lệ 29%), phương pháp chi
phí mục tiêu (tỷ lệ 5%). Nhân tố Đánh giá hiệu quả có mức độ sử dụng
đạt trên mức trung bình nhưng có sự phân hóa theo 2 nhóm, nhóm
được số đơng các doanh nghiệp sử dụng: phân tích chênh lệch so với
dự tốn (tỷ lệ 91%), chi phí định mức và phân tích chênh lệch so với
định mức (tỷ lệ 79%) và nhóm các cơng cụ được rất ít các doanh
nghiệp sử dụng: kế tốn trách nhiệm (tỷ lệ 11%), lợi nhuận bộ phận
(tỷ lệ 8%), các thước đo phi tài chính (tỷ lệ 5%). Nhân tố Hỗ trợ ra
quyết định cũng được đánh giá có mức độ sử dụng đạt trên mức trung
bình với các cơng cụ: phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi
nhuận (phân tích điểm hịa vốn) (tỷ lệ 94%), phân tích lợi nhuận sản
phẩm (tỷ lệ 68%), sản xuất tức thời (tỷ lệ 3%), quản lý chất lượng tồn
diện (tỷ lệ 0%). Với mức trung bình chung rất thấp, các cơng cụ thuộc
nhóm Phân tích chiến lược khơng được ưa chuộng trong các doanh
nghiệp được khảo sát: tính tốn và sử dụng chi phí sử dụng vốn (tỷ lệ
3%), dự báo dài hạn (tỷ lệ 3%), dự toán vốn: hoàn vốn và tỷ lệ hoàn