Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư trên địa bàn quận thủ đức, thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 97 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ


TRƢƠNG HỒNG DŨNG

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
KHU DÂN CƢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC

HÀ NỘI – 2014

Luan van


BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ


TRƢƠNG HỒNG DŨNG

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
KHU DÂN CƢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGÔ VĂN QUỲNH

HÀ NỘI - 2014

Luan van


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

3

Chƣơng 1: XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ
QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

10

Đời sống văn hóa và những vấn đề cơ bản về xây dựng
đời sống văn hóa ở các khu dân cư Quận Thủ Đức Thành
phố Hồ Chí Minh

1.2.

10

Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên
địa bàn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh nguyên nhân và một số kinh nghiệm


28

Chƣơng 2: YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY
DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1.

49

Những yếu tố tác động và yêu cầu xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư trên địa bàn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay

2.2.

49

Những giải pháp cơ bản xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

KẾT LUẬN

64
87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luan van


89


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là sự thể hiện những năng lực bản chất người và hiện thực
nó thơng qua hoạt động sống của con người trong tiến trình lịch sử. Văn
hóa có mặt trong mọi hoạt động của con người dù đó là hoạt động trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam đã tạo nên một bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, không
ngừng được củng cố và phát triển trong các thời kỳ của lịch sử dân tộc. Lịch
sử đã chứng minh rằng, cơ sở tạo nên sức mạnh Việt Nam, bảo đảm cho dân
tộc ta tồn tại, tự khẳng định không ngừng phát triển, vượt qua mọi thử thách
của thiên tai và giặc ngoại xâm, không phải là những của cải vật chất mà
chính là sức mạnh tinh thần - những giá trị văn hóa. Sức mạnh đó là hệ thống
các chuẩn mực giá trị mà các thế hệ của dân tộc đã liên tục lưu giữ, phổ biến,
bồi đắp trong các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện
nay, một mặt đang đem lại những cơ hội và điều kiện mới để phát triển, mặt
khác trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch phản động cùng sự
tác động mạnh mẽ mặt trái nền kinh tế thị trường cũng như những tiêu cực,
lạc hậu của xã hội đang làm cho các giá trị văn hóa thay đổi thang bậc, phai
nhạt, mai một thì việc nghiên cứu xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư có
vai trị đặc biệt quan trọng. Vì đây chính là cái nơi lưu giữ, phát triển các giá
trị văn hóa. Nghiên cứu xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư chính là
cung cấp những luận cứ khoa học để thống nhất nhận thức, khẳng định vai trị
của đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần tạo ra động lực tinh thần của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ cơ sở.
Quận Thủ Đức từ khi thành lập tính từ ngày 01/4/1997 đến nay, đã có

nhiều phát triển vượt bật trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh
chính trị được giữ vững, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo. Bộ mặt đơ thị

Luan van


4
ngày một khang trang, các thiết chế văn hóa, các trung tâm thương mại, khu
chế xuất, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, cơ sở hạ tầng giao
thông…được đầu tư xây dựng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người dân trên địa bàn quận Thủ Đức nói riêng và các quận, huyện
bạn giáp ranh nói chung. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ quận
đến phường đều đã nổ lực cố gắng tập trung ổn định chính trị, phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội trên địa bàn quận Thủ Đức. ác phong trào xây dựng gia
đình văn hóa, phong trào người tốt việc tốt và các mơ hình xây dựng đơn vị
văn hóa ở khu dân cư đã được triển khai xây dựng từ năm 1995 đến nay đã và
đang phát huy tốt vai trị giữ gìn và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa, những kết quả đạt
được vừa là động lực, mục tiêu th c đẩy nền kinh tế xã hội của Thủ Đức phát
triển bền vững.
Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được nêu trên, với vị trí quan
trọng là cửa ng Đông ắc của Thành phố
giáp ranh với thị xã

ĩ

n và Thuận

ồ hí Minh, quận Thủ Đức cịn


n, tỉnh

ình

ương. Với số dân của

quận gần 500.000 người, thì số người tạm tr , nhập cư trên địa bàn là 249.521
người 50,9

nên tình hình an ninh chính trị và trật tự an tồn trên địa bàn

quận Thủ Đức vẫn cịn những vấn đề cần tập trung quan tâm, chỉ đạo như:
công tác phịng chống các loại tội phạm, cơng tác quản lý đơ thị, trật tự lịng
lề đường, vệ sinh mơi trường…Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố về việc
“Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư trên địa bàn
quận Thủ Đức, đến nay chỉ có 1/12 phường (phường Linh Chiểu đạt chuẩn
Phường Văn minh đô thị và phường Linh Tây (ghi nhận đạt năm đầu). Năm
2013, trên địa bàn quận Thủ Đức có 49/51 khu phố được cơng nhận là khu
phố văn hóa; có 59.725 hộ/67.593 hộ đạt tỷ lệ 88,40

gia đình được cơng

nhận là gia đình văn hóa. Từ kết quả trên cho thấy Cấp ủy, chính quyền và hệ

Luan van


5
thống chính trị của quận Thủ Đức phải tiếp tục đề ra và thực hiện có hiệu quả
những giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, góp phần xây dựng Quận Thủ Đức
vững mạnh tồn diện thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng
bộ quận lần thứ IV (2010 – 2015).
Xuất phát từ những vấn đề lý luận, thực tiễn trên, học viên lựa chọn đề
tài: “Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư tr n đ a

n Quận Thủ Đức

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm vấn đề nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đã có một số cơng trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa. ác cơng trình
nghiên cứu về lịch sử Việt Nam của các nhà khoa học Phan

uy Lê, Đinh

Xuân Lâm, à Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Vũ Khiêu, Vũ Minh Giang, Phùng
Hữu Ph ,… đã cung cấp tư liệu về văn hóa. ác cơng trình này cũng cung cấp
những tư liệu lịch sử về tư tưởng văn hóa và những đóng góp to lớn của các
danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Tuy nhiên, các cơng trình nêu trên mới mô tả sự kiện, nghiên cứu những mặt
của đời sống văn hóa truyền thống mà chưa luận giải những vấn đề đó một
cách có hệ thống ở phương diện giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Nghiên cứu về đời sống văn hóa cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều
tập thể, cá nhân cán bộ khoa học, tiêu biểu là các cơng trình:
Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nx Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nx Văn hóa thơng tin, Nhân
cách văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.



ương Ninh, Kinh nghiệm lịch sử và sự hội nhập văn hóa thế giới, Văn

hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
1996. Đỗ Nguyên Phương, Nhân tố văn hóa - xã hội trong q trình đơ thị

Luan van


6
hóa, Hội nghị lần thứ 12 "Văn hóa và nếp sống đơ thị trong cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước", Ủy ban Quốc gia thập kỉ quốc tế phát triển văn hóa
của Việt Nam, Hà Nội, 1997.
Lương

ồng Quang, Dân trí và sự hình thành văn hóa cá nhân, Viện

Văn hóa v Nx Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 1999. Nguyễn

uy Quý và Đỗ

Huy, Xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta hiện nay, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1992. Văn Đức Thanh, Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nxb
Chính tr Quốc gia, Hà Nội, 2001. Trần Ngọc Thêm,

ơ sở văn hóa Việt

Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999. Chu Khắc Thuật và Nguyễn Văn Thủ
(chủ biên , Văn hóa, lối sống với mơi trường, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn
phát triển, Nx . Văn hóa thơng tin. Nguyễn Tài Thư, Về giá trị văn hóa tinh
thần Việt Nam, Nxb thơng tin lý luận, Hà Nội, 1983.
Tìm hiểu hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước bảo vệ Tổ quốc

trong lịch sử dân tộc, Nx Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994. Tổng cục
Chính trị, Tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng mơi trường văn
hóa, Nxb QĐN ,

à Nội, 2002. “Cơng tác tư tưởng văn hóa trong xây dựng

Qn đội về chính tr ” Tổng cục Chính trị; Lê Sĩ Thắng (1997), “L ch sử tư
tưởng Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; “Nuôi dưỡng và xây dựng
những giá tr văn hóa trong nhân cách người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt
Nam”, Nxb QĐN ,

à Nội, 2002; PGS, TS Văn Đức Thanh 2001 , “Về xây

dựng mơi trường văn hóa cơ sở” Nxb CTQG, Hà Nội; PGS, TS Lê Văn Quang,
TS Văn Đức Thanh, “Văn hóa quân sự Việt Nam”, Nxb QĐN , à Nội;
Những công trình trên, ở các góc độ tiếp cận khác nhau đã nghiên
cứu, tổng kết khá toàn diện những vấn đề lý luận, thực tiễn để cung cấp luận
cứ khoa học phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện
nay như: quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhân tố chính trị - tinh
thần trong chiến tranh; phịng, chống “diễn biến hịa bình”, trên lĩnh vực tư
tưởng – văn hóa.

Luan van


7
Một số cơng trình đã tiếp cận văn hóa với tính cách là một bộ phận đặc
thù của đời sống văn hóa xã hội, tính đặc thù của đời sống văn hóa làng Việt
Nam. Q trình phát triển của văn hóa làng, xã gắn liền với q trình đấu tranh
giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam. Sự phát triển của đời sống văn

hóa làng, xã Việt Nam, những qui luật đặc thù của văn hóa làng, xã, qua đó làm
giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó các tác giả đi đến khẳng định: bản sắc
từ truyền thống đến hiện đại là những đặc trưng cốt lõi của văn hóa làng, xã Việt
Nam. Q trình xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư hiện nay cần ch ý đến
đặc điểm đó để xác định đ ng nội dung, phương pháp, tiến hành nhằm không
ngừng mở rộng và làm giàu thêm các giá trị văn hóa.
Tiếp cận văn hóa và đời sống văn hóa với xây dựng con người, các cơng
trình đều cho rằng nhân cách người Việt Nam là sự tương tác biện chứng giữa
các cư dân với tồn bộ mơi trường trong đó họ sống và hoạt động dưới góc độ
văn hóa, là sự kết tinh cao nhất những giá trị văn hóa trong truyền thống dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Đời sống văn hóa là nơi ni dưỡng, phát triển và
hoàn thiện những giá trị “người”. Từ cách tiếp cận đó, các tác giả cho rằng, xây
dựng đời sống văn hóa, về thực chất là một q trình văn hóa tồn bộ đời sống
tinh thần để phát triển những phẩm chất cao q trong nhân cách. Để hồn thành
nhiệm vụ đó, cùng với gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa trong truyền thống và
hiện đại của dân tộc, cần quan tâm xây dựng, phát triển đời sống văn hóa ở khu
dân cư. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, q trình triển khai, tổ chức thực
hiện phải từng bước giải quyết tốt mối quan hệ bên trong và bên ngoài, truyền
thống và hiện đại làm cho đời sống văn hóa phát huy sức mạnh vào việc xây
dựng con người văn hóa. ác tác giả đều cho rằng, các giá trị văn hóa, đời sống
văn hóa trong mơi trường văn hóa khơng phải là bất biến, cùng với sự phát triển
của xã hội, của quá trình hợp tác, giao lưu văn hóa, các hệ giá trị đó cũng có
những biến đổi nhằm theo kịp yêu cầu của sự phát triển.

Luan van


8
Tóm lại, các cơng trình trên đều thống nhất cho rằng, văn hóa và xây
dựng đời sống văn hóa ln gắn với văn hóa dân tộc, mang tính đặc trưng của

văn hóa dân tộc, có tính lịch sử. Nhưng do đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
của mỗi cơng trình khác nhau mà các tác giả chỉ đề cập đến từng yếu tố của
văn hóa và đời sống văn hóa để phục vụ cho nội dung nghiên cứu mà chưa
luận giải vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư một cách có hệ
thống với tính chất là một cơng trình khoa học độc lập. Trong điều kiện lịch
sử mới, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đòi
hỏi phải nghiên cứu xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích
Nghiên cứu làm r những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn xây dựng
đời sống văn hóa khu dân cư; đề xuất giải pháp cơ bản góp phần xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố ồ hí Minh hiện nay.
* Nhiệm vụ
- Làm rõ lý luận xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ
Đức Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Đánh giá thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận
Thủ Đức Thành phố ồ hí Minh.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố ồ hí Minh hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
quận Thủ Đức Thành phố ồ hí Minh.
* Phạm vi nghiên cứu:

oạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu

dân cư của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị và

Luan van



9
nhân dân trong khu dân cư ở Quận Thủ Đức Thành phố

ồ hí Minh, các số

liệu phục vụ nghiên cứu giới hạn từ năm 2008 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận của đề tài: Hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

hí Minh và quan điểm của Đảng Cộng

sản Việt Nam về văn hóa.
* Cơ sở thực tiễn của đề tài:

oạt động xây dựng đời sống văn hóa ở

khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố ồ hí Minh.
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Dựa vào phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với sử
dụng các phương pháp lịch sử - lơgíc, phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa, phương pháp hệ thống - cấu trúc,
phương pháp khảo sát - điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia...để thực
hiện mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp cấp
ủy, chính quyền quận Thủ Đức lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa
khu dân cư; Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu tham khảo trong

giảng dạy ở các học viện, nhà trường.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu; 2 chương 4 tiết ; kết luận; danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.

Luan van


10
Chƣơng 1
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ
QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Đời sống văn hóa và những vấn đề cơ bản về xây dựng đời sống
văn hóa ở các khu dân cƣ Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1. Quan niệm về văn hóa và đời sống văn hóa trong khu dân cư
* Quan niệm văn hóa.
Thuật ngữ văn hóa xuất phát từ tiếng La tinh "culture" với nghĩa đen
là trồng trọt ngoài đồng ruộng, nghĩa bóng là giáo dưỡng, vun đắp, phát
triển con người. Ở phương Đông, ngay từ thời cổ đại, khái niệm văn hóa được
hiểu với ý nghĩa “văn trị giáo hóa”, tức lấy cái “văn” để giáo hóa thiên hạ. Chủ
tịch Hồ Chí Minh quan niệm về văn hóa và ý nghĩa của nó: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật.
Những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử
dụng. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn”[51, tr. 431]. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì cho rằng
văn hóa là “dấu ấn của một thể cộng đồng lên mọi hiện tượng tinh thần, vật chất,
mọi sản phẩm của thể cộng đồng này từ tín ngưỡng, phong tục cho đến cả sản

phẩm công nghiệp bán ra thị trường"[61, tr. 20].
Văn hóa Việt Nam được Đảng ta xác định: “Văn hóa Việt Nam là thành
quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ
nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh
hoa của nhiều nền văn minh thế giới để khơng ngừng hồn thiện mình. Văn hóa
Việt Nam đã hun đ c nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ

Luan van


11
lịch sử vẻ vang của dân tộc”[22, tr. 40]. Đây là quan niệm khái quát về bản chất
và giá trị cơ bản của văn hóa Việt Nam.
Tùy theo góc độ nghiên cứu và phương pháp tiếp cận mà có những
định nghĩa khác nhau về văn hóa. Song, các quan niệm đó đều có cái chung
thống nhất là văn hóa gắn chặt với con người, thể hiện sự phát triển trình độ
người ngay trong con người và cộng đồng; thể hiện dấu ấn chân, thiện, mỹ
trong tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần (giá trị vật thể và phi vật thể) do
con người và cộng đồng sáng tạo ra. Đặc trưng cơ bản nhất của văn hóa là
sáng tạo và nhân văn. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc trưng
đó được thể hiện thành giá trị, hệ giá trị chuẩn mực, hướng con người tới
chân, thiện, mỹ [58, tr. 19].
* Quan niệm đời sống văn hóa
Đời sống văn hóa là tổng hợp hoạt động sống của con người nhằm đáp
ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Nhu cầu vật chất được
đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể. Nhu cầu tinh thần thì giúp
con người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức một nhân cách văn hóa. ai nhu
cầu này xuất hiện ngay từ buổi bình minh của xã hội lồi người và phát triển
cùng với trình độ phát triển của xã hội. Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời
sống tinh thần xã hội, nhằm hướng tới các giá trị cao cả của con người là hướng

tới chân, thiện, mỹ. Các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của con người
được gọi là hoạt động văn hóa. iễn đạt bằng thuật ngữ kinh tế học thì hoạt động
văn hóa là q trình sản xuất, sáng tạo, bảo quản, phân phối và tiêu dùng sản
phẩm văn hóa do xã hội tạo ra. Sản phẩm văn hóa bao gồm hai loại: Vật thể và
phi vật thể. Sản phẩm văn hóa phi vật thể tồn tại dưới dạng các giá trị văn hóa
tinh thần như chủ nghĩa yêu nước, ý thức cộng đồng, đức tính cần cù trong lao
động, kiên cường bất khuất trong chiến đấu chống ngoại xâm, các loại hình nghệ
thuật. Sản phẩm văn hóa tồn tại dưới dạng vật thể là các tác phẩm văn học, nghệ

Luan van


12
thuật, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… on người vừa là chủ thể, vừa là sản
phẩm của văn hóa.
Sản phẩm văn hóa đến với cơng chúng phải thơng qua các thiết chế văn
hóa xã hội. Thiết chế văn hóa xã hội bao gồm hoạt động lãnh đạo, quản lý văn
hóa, các trung tâm văn hóa, nhà bảo tàng, tòa báo, nhà xuất bản…để chuyển tải
các sản phẩm văn hóa đến với mọi người trong xã hội.
Từ những phân tích trên có thể quan niệm đời sống văn hóa ở cơ sở là là
tổng thể các hoạt động lưu giữ, bảo tồn, sản xuất, hưởng thụ các giá tr văn hóa
trong tổ chức và hoạt động của cộng đồng.
* Các thành tố của đời sống văn hóa:
Hệ giá trị văn hóa với sự đồng bộ của ba chuẩn mực chân, thiện, mỹ
được tạo ra từ hoạt động thực tiễn. Hệ thống các giá trị văn hóa là tồn bộ
những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được hình thành, phát triển gắn liền
với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam được tồn tại dưới hai
dạng thức: những giá trị văn hóa vật thể như tổ chức và con người hoạt động;
những giá trị văn hóa phi vật thể như lý tưởng, niềm tin, yêu nước, bản lĩnh
chính trị, nếp sống, nhân đạo, nhân văn… giữ vai trò chi phối, định hướng hình

thành, phát triển hệ giá trị chân, thiện, mỹ.
Hệ thống các hình thái hoạt động văn hóa, là biểu hiện tập trung và sinh
động nhất của các giá trị văn hóa, các quan hệ văn hóa. Hệ thống các hình thái
hoạt động văn hóa được coi là phương thức cơ bản để truyền tải các hệ giá trị
văn hóa đó đến nhân dân nhằm hiện thực hóa trong thực tiễn. Hệ thống các hình
thái hoạt động văn hóa là những hoạt động thường xuyên như tự học tập, sinh
hoạt, giao tiếp, trao đổi thông tin tuyên truyền cổ động, câu lạc bộ, thư viện, sách
báo, giáo dục truyền thống, văn nghệ quần chúng, hoạt động thể dục thể thao vui
chơi giải trí, hoạt động xã hội từ thiện...
Hệ thống các thiết chế văn hóa bao gồm hệ thống thiết chế lãnh đạo, quản
lý; các thiết chế tổ chức thực hiện và các thiết chế cơ sở vật chất - văn hóa như

Luan van


13
thư viện, câu lạc bộ… đóng vai trị chủ thể trực tiếp trong việc lựa chọn các giá
trị, thiết kế, chuẩn hóa và phát huy vai trị của tồn bộ các hệ thống khác nhằm
bảo đảm đời sống văn hóa, nhu cầu học tập…..
Tóm lại đời sống văn hóa ở cơ sở là một bộ phận đời sống tinh thần bao
gồm các yếu tố, tạo thành cấu trúc của đời sống văn hóa trong xã hội. Vì vậy tổ
chức xây dựng đời sống văn hóa xã hội phải chú ý xây dựng đồng bộ của ba yếu
tố hợp thành, không được coi nhẹ yếu tố nào.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 06 tháng 01 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 03CP - cite_note-8 về
việc thành lập quận Thủ Đức, quận 2, quận 9, quận 7, quận 12 và thành lập
các phường mới thuộc Thành phố

ồ hí Minh. Trong đó quận Thủ Đức có


12 phường, 73 khu phố, 865 tổ dân phố. ác phường: Linh hiểu, Linh Tây,
Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, ình hiểu, ình Thọ, Trường Thọ, Tam
ình, Tam Ph , iệp ình hánh và iệp ình Phước. Quận Thủ Đức là nơi
tập trung nhiều cơ sở giáo dục lớn nhỏ, nhiều trường đại học và trung học
chuyên nghiệp như: Đại học Quốc gia Thành phố

ồ hí Minh; trường Đại

học Nông Lâm; Trường Đại học Sư phạm Kỹ; Trường Đại học n ninh nhân
dân; Trường
Thành phố

ao đẳng


ông Nghệ Thủ Đức; Trường Đại học Ngân hàng

hí Minh... Quận Thủ Ðức có các tuyến đường chính chạy

qua: Quốc Lộ 1 , Xa Lộ

à Nội, Quốc Lộ 13, Quốc Lộ 1K, V Văn Ngân,

Kha Vạn ân, Ðặng Văn i, Tỉnh Lộ 43, Linh Ðơng, ồng iệu 2.....
Thủ Đức có nhiều nhà máy, Công ty, doanh nghiệp của Nhà nước, tư
nhân, liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp 100

vốn nước ngoài, phần lớn


tập trung trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất: Khu chế xuất Linh Trung
, Khu chế xuất Linh Trung , Khu ơng Nghiệp ình hiểu... Về thương mại,

Luan van


14
dịch vụ quận có một số chợ truyền thống như chợ Thủ Đức, chợ ình Triệu,
chợ Linh Xuân…chợ Đầu mối Nơng sản Tam ình. ên cạnh đó là nhiều khu
thương mại và dịch vụ lớn tại các Phường iệp ình hánh, Tam ình, ình
hiểu, Linh hiểu, Linh Xuân... Thủ Đức tập trung khá nhiều đình chùa, nhà
thờ của nhiều tơn giáo khác nhau. Năm 2008, đề án quy hoạch chung của quận
Thủ Đức được Ủy ban Nhân dân Thành phố

ồ hí Minh phê duyệt với tổng

diện tích 4.776 ha. Theo đó, quận sẽ được quy hoạch như sau: Trung tâm Hành
chính quận Thủ Đức sẽ được di dời từ phường ình Thọ về nơi quy hoạch mới
nằm tại phường Tam Ph

theo quy hoạch chung phê duyệt năm 1999). Các

Trung tâm Thương mại - dịch vụ sẽ được phát triển tập trung theo hành lang
dọc các tuyến đường giao thông lớn như: xa lộ à Nội, xa lộ Xuyên Á, đường
V Văn Ngân, Tân Sơn Nhất – ình Lợi – vành đai ngoài...
* Khu dân cư tr n đ a bàn Quận Thủ Đức
Khu dân cư là một hình thái tổ chức cơ bản của xã hội. Đó là những
cộng đồng dân cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần,
có một địa bàn sinh sống cố định với một tổ chức hành chính ổn định. Ở các
xã, khu dân cư là các làng, xóm, thơn, ấp, bản. Ở các phường, khu dân cư là

những khu phố, khối phố.
Khu dân cư ở các phường trên địa bàn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ
Chí Minh là những khu phố do phường trực tiếp quản lý về mọi mặt, ở đó có
các tầng lớp nhân dân sinh sống và hoạt động hàng ngày với một tổ chức hành
chính hoạt động theo Hiến pháp và Pháp luật cùng với đặc điểm riêng về thói
quen, phong tục, truyền thống văn hóa.
Về các tổ chức ở khu dân cư: chi bộ, ban điều hành khu phố, chi đoàn
thanh niên, chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh, người cao tuổi và các đoàn
thể nhân dân khác…hoạt động theo pháp luật và điều lệ của các tổ chức. Khu
dân cư không phải là một tổ chức kinh tế độc lập, hoạt động kinh tế của nhân

Luan van


15
dân khu dân cư diễn ra ở các hình thức kinh tế tập thể, cá nhân làm việc trong
các nhà máy, Công ty, doanh nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, xí
nghiệp liên doanh với nước ngồi, hợp tác xã, hoạt động sản xuất kinh doanh
hộ gia đình…
* Quan niệm xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức
Thành phố Hồ Chí Minh
Theo từ điển Tiếng Việt: “Xây dựng là làm cho hình thành một chính
thể, một tổ chức theo phương hướng nhất định”. Theo đó, “xây dựng” chính
là hoạt động chủ động, tự giác, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể trên cơ
sở nhận thức và vận dụng quy luật khách quan để thực hiện mục đích trong
một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người.
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng,
Nhà nước ta, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa
mới, con người mới, đáp ứng với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đảng ta khẳng định: “Phát động phong trào toàn dân tham gia thực hiện

nếp sống văn minh, gia đình, bản, làng văn hóa, tiến tới hồn chỉnh hệ thống
thiết chế văn hóa bằng nguồn lực Nhà nước và mở rộng xã hội hóa, làm cho
văn hóa thấm sâu vào khu dân cư, từng gia đình, từng người dân” [23, tr.296297]. Theo quan điểm đó xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư chính là
xây dựng các yếu tố hợp thành của đời sống văn hóa ngay trong đời sống
hàng ngày của nhân dân khu dân cư. Từ những phân tích trên có thể quan
niệm xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố



hí Minh hiện nay là q trình nhận thức, phát triển v vận dụng của các chủ
thể, dựa tr n tính quy luật của sự hình th nh đời sống văn hóa nhằm l m cho
các yếu tố cấu th nh của đời sống văn hóa ở khu dân cư phát triển, góp phần
xây dựng đời sống văn hóa- tinh thần, mơi trường văn hóa l nh mạnh theo

Luan van


16
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mục ti u xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là làm cho văn hóa
thấm sâu vào khu dân cư, từng gia đình, từng người dân, góp phần xây dựng
đời sống văn hóa - tinh thần, mơi trường văn hố lành mạnh, xây dựng cơ sở
địa phương vững mạnh toàn diện, văn minh hiện đại.
Chủ thể lãnh đạo, quản lý xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh là cấp ủy, chính quyền; sự tham gia
của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân.
Lực lượng xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư Quận Thủ Đức là
toàn thể cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân, các lực lượng đứng chân
trên địa bàn. Đảng ta chỉ r , xây dựng đời sống văn hóa là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị và của tồn dân dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản

lý, điều hành của chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đối tượng xây dựng khu dân cư văn hóa bao gồm các thành tố của đời
sống văn hóa; con người văn hóa, gia đình văn hóa, bao gồm các giai cấp,
tầng lớp, thành phần xã hội khác nhau, văn hóa hoạt động của các tổ chức,
đồn thể nhân dân ở khu dân cư.
Nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức
Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là nâng cao dân trí, việc bảo vệ nền tảng chính
trị, tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước; bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Nhà nước và hệ thống chính trị; tổ
chức các phong trào chính trị quần ch ng được phát động nhằm mục tiêu xây
dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh, vững mạnh, văn minh,
giàu đẹp; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của các lực
lượng thù địch; xây dựng và bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc…được thể hiện trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.
Sáng tạo, lưu giữ, bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi

Luan van


17
vật thể trong kho tàng di sản văn hóa, được tích hợp qua hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc, những nét đẹp văn hóa của người Việt
Nam; xây dựng các quan hệ và hoạt động xã hội, bảo vệ các mối quan hệ
xã hội - giai cấp, xã hội - dân tộc, xã hội - tôn giáo theo đ ng quan điểm,
đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Phương thức xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức
Thành phố

ồ hí Minh là sự quán triệt và vận dụng cơ chế Đảng lãnh đạo,


Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Theo đó cấp ủy, tổ chức Đảng cơ sở
phải xây dựng văn hóa lãnh đạo; có chủ trương nghị quyết lãnh đạo, sát đ ng;
lãnh đạo chính quyền và các đồn thể chính trị - xã hội đề cao trách nhiệm cụ
thể hóa các chủ trương biện pháp lãnh đạo của cấp ủy về xây dựng đời sống
văn hóa thành chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể; lãnh đạo cơng tác
tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động
xây dựng đời sống văn hóa; giáo dục rèn luyện cán bộ đảng viên phát huy vai
trò tiền phong gương mẫu đi đầu trong xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện
lời ác ồ căn dặn “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”
* Vai trị xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tr n đ a

n quận

Thủ Đức Th nh phố Hồ Chí Minh
Một l , xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tr n đ a

n quận Thủ

Đức trực tiếp góp phần hình th nh phát triển nhân cách con người Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thỏa mãn nhu cầu văn hóa của
nhân dân. Đảng ta khẳng định xây dựng đời sống văn hóa là bước đi để thực
hiện xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc một cách hiện
thực, trực tiếp nhất. ằng việc xây dựng kết cấu hạ tầng về văn hóa để tiến
hành các hoạt động văn hóa, giáo dục, thơng tin, cổ động hướng tới nhân dân
lao động, đồng thời tổ chức giao lưu văn hóa giữa họ; tổ chức cho nhân dân
sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tạo dựng một lối sống

Luan van



18
văn minh lịch sự, phong tục, tập quán, lễ thức tốt đẹp vừa đậm đà bản sắc dân
tộc, vừa phù hợp với văn hóa tiến bộ của nhân loại. Mục đích chủ yếu của xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là nhằm hình thành nhân cách phát triển hài hịa
và tồn diện. Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ
Đức, góp phần khắc phục sự chênh lệch về trình độ văn hóa, hưởng thụ văn hóa
giữa các tầng lớp dân cư, nâng cao đời sống tinh thần tốt đẹp cho nhân dân.
Với ý nghĩa ấy xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ
Đức, góp phần nâng cao đời sống tinh thần tốt đẹp cho nhân dân.
Hai l , xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tr n đ a

n quận Thủ

Đức trực tiếp góp phần giữ vững ổn đ nh chính tr , phát triển kinh tế văn hóa
xã hội, giữ vững an ninh chính tr v trật tự an to n xã hội ở cơ sở. Mục tiêu
của sự nghiệp đổi mới là phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, cơng bằng, văn minh, trong đó phải giải quyết hài hòa giữa phát triển
kinh tế và văn hóa, bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững. Phát triển kinh
tế tạo cơ sở vật chất để phát triển văn hóa. Văn hóa là nền tảng tinh thần xã
hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội, văn hóa khơng
phải kết quả thụ động của kinh tế mà là nguyên nhân, động lực th c đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội. on người là trung tâm, mục tiêu của sự phát triển
kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động kinh tế phải đặt con người vào vị trí trung tâm
của sự phát triển, vừa phải ch ý đến hiệu quả xã hội của văn hóa. Thực chất
của phát triển văn hóa là phát triển con người toàn diện hướng tới chân, thiện,
mỹ. on người không chỉ là trung tâm của phát triển kinh tế - xã hội với tư
cách là mục tiêu mà còn là nhân tố bảo đảm cho quá trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước thành cơng. ằng ý chí, tình cảm, lương tâm, đạo đức,
tri thức, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, con người Việt Nam
mới là nhân tố quyết định thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn minh. Với ý nghĩa ấy xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Luan van


19
trên địa bàn quận Thủ Đức, trực tiếp góp phần giữ vững ổn định chính trị phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
xây dựng địa phương vững mạnh tồn diện.
Ba l , xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tr n đ a

n quận Thủ

Đức trực tiếp góp phần đấu tranh ngăn ngừa phịng, chống văn hóa xấu độc
giữ vững trận đ a tư tưởng của Đảng ở cơ sở. hủ tịch
văn hóa là một “Mặt trận”.

ồ hí Minh chỉ r ,

ơ sở là nơi phải đối diện trực tiếp với các thủ

đoạn “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, đặc biệt là
trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa; là nơi trực tiếp đấu tranh chống lại cái xấu,
các ác, cái giả dối, khẳng định cái đ ng, cái tốt và cái đẹp đang nảy sinh trong
sự nghiệp đổi mới. Với ý nghĩa đó, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
trên địa bàn quận Thủ Đức, trực tiếp góp phần đấu tranh ngăn ngừa phịng,
chống văn hóa xấu độc giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng ở cơ sở.
* Những vấn đề có tính nguy n tắc xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư Quận Thủ Đức Th nh phố Hồ Chí Minh
Một l , quán triệt v vận dụng sáng tạo quan điểm, đường lối của

Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá ti n tiến, đậm ản sắc
dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức Th nh
phố Hồ Chí Minh. Trong mối quan hệ giữa văn hố với chính trị thì xét đến
cùng, chính trị bao giờ cũng giữ vai trị quyết định, chi phối tồn bộ định
hướng phát triển văn hóa, nhưng văn hóa lại là nền tảng xã hội rộng lớn của
chính trị, là mơi trường cho sự phát triển hệ thống chính trị và là phương thức
có hiệu quả đặc biệt để tiến hành các hoạt động chính trị. ơn nữa, theo nghĩa
rộng nhất của văn hóa thì bản thân chính trị cũng là một thành tố - thành tố
quan trọng nhất - của văn hóa. Sự tác động của văn hóa chính trị là nhân tố
chính quy định việc xây dựng xây dựng đời sống văn hóa, phản ánh trình độ về
tri thức lý luận, tư duy chính trị, sự am hiểu truyền thống chính trị, niềm tin,

Luan van


20
lý tưởng và những chuẩn mực chính trị, biểu hiện ở nhận thức, bản lĩnh cũng
như phẩm chất chính trị tư tưởng ở mỗi chủ thể và mỗi người. Mối quan hệ
giữa văn hóa với chính trị trong xây dựng đời sống văn hóa được biểu hiện tập
trung ở mối quan hệ giữa việc giữ vững trận địa chính trị tư tưởng, củng cố và
tăng cường bản chất chính trị xã hội của các tổ chức.
Vấn đề có tính ngun tắc này địi hỏi, xây dựng đời sống văn hóa phải
dựa chắc vào định hướng chính trị tư tưởng, đường lối quan điểm của Đảng và
lợi ích của nhân dân lao động; đồng thời phải thực sự góp phần vào phát triển
trận địa chính trị tư tưởng của Đảng. Như

hủ tịch Hồ

hí Minh đã khẳng


định: "Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, khơng thể đứng
ngồi, mà phải ở trong kinh tế và chính trị" [54, tr. 368 - 369]. Giải quyết mối
quan hệ giữa văn hóa với chính trị trong xây dựng đời sống văn hóa phụ thuộc
rất lớn vào khả năng nhận thức của các cấp lãnh đạo cũng như của mỗi cá
nhân. Để khắc phục xu hướng lệch lạc, tuyệt đối hóa một mặt nào đó, mối quan
hệ giữa văn hóa với chính trị địi hỏi phải nâng cao trình độ nhận thức và khả
năng vận dụng của các chủ thể, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo.
Hai là, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành
phố Hồ Chí Minh phải gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội của đ a
phương, cơ sở. . Mác đã khẳng định: con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ
thể của hoàn cảnh; mỗi hoạt động của từng con người cụ thể, đối tượng cụ thể
đều chịu sự quy định của môi trường xã hội. Theo quan điểm đó, xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức phụ thuộc rất lớn vào trình độ
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xét đến cùng, toàn bộ đời sống vật
chất và đời sống tinh thần hợp thành một cộng đồng văn hóa trong những giai
đoạn lịch sử nhất định là do con người sáng tạo ra trên cơ sở kế thừa có chọn
lọc những thành quả do các thế hệ trước để lại. Điều này được phản ánh từ
chính nền sản xuất vật chất xã hội. Kinh tế phát triển sẽ có điều kiện cơ sở vật

Luan van


21
chất mọi mặt xây dựng đời sống văn hóa trên thực tế. Mặt khác, kinh tế phát
triển sẽ chi phối tới đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân vùng, miền, của cả
dân tộc, qua đó là cơ sở vững chắc để xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh.
Vấn đề có tính ngun tắc này địi hỏi, xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh phải gắn với điều kiện kinh tế chính trị - xã hội. Theo đó phải nhận thức và giải quyết đ ng đắn mối quan hệ
giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội, lối sống... của các chủ thể văn hóa.

Là một mặt của đời sống xã hội theo nghĩa hẹp , đời sống văn hóa có mối
quan hệ biện chứng với tất cả các mặt khác mà quan trọng nhất là kinh tế,
chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống… ác mối quan hệ đó tác động mạnh mẽ
đến xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức, như những điều
kiện khách quan không thể thiếu. Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Quận Thủ Đức phụ thuộc rất lớn vào khả năng của các chủ thể, nhất là các cấp
lãnh đạo, quản lý. Nhân tố kinh tế - xã hội thể hiện ở mức tăng trưởng kinh tế,
thu nhập cùng với trình độ đạt được của các quan hệ xã hội trên các vấn đề
công bằng, bình đẳng, dân chủ, giáo dục - đào tạo, cơ sở vật chất - kỹ thuật, về
điều kiện, phương tiện đáp ứng những yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ hí Minh đặt ra.
Nếu khơng nhận thức và giải quyết đ ng đắn mối quan hệ văn hóa kinh tế, ở những chủ thể văn hóa dễ xuất hiện những quan niệm lệch lạc như:
coi đầu tư xây dựng văn hóa là việc làm phù phiếm, khơng mang lại lợi ích
kinh tế thiết thực, gây tốn kém, thậm chí cản trở, chi phối nhiệm vụ xây dựng
kinh tế, hoặc chỉ chăm lo phát triển kinh tế khơng quan tâm đến nhiệm vụ văn
hóa. Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng thì có
khá nhiều nhu cầu lợi ích hợp lý, thiết thân chính đáng của người lao động

Luan van


22
không được bảo đảm. Ngược lại, khi kinh tế phát triển đã tạo động lực thúc
đẩy tính tích cực của toàn xã hội vào nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa.
Ba là, quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm phát triển bền vững
trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ở Quận Thủ Đức Thành phố
Hồ Chí Minh. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Hoạt động thực tiễn của
con người là hoạt động sáng tạo và ln “đối tượng hóa”. Mặt khác “sáng
tạo” ra những phẩm chất của con người tương ứng với toàn bộ sự phong phú
đa dạng của hệ thống các quan hệ xã hội của họ. Chỉ có trong quá trình hoạt

động thực tiễn, tác động qua lại với những điều kiện khách quan con người
mới hình thành và phát triển thế giới quan của mình, hình thành ý thức của
mình. “Khơng hoạt động trong một hệ thống xã hội thì con người chỉ là một
khách thể chết của tự nhiên, giống như các vật thể bị đông cứng không được
lơi cuốn vào q trình tác động qua lại về mặt xã hội”. Vì vậy, xây dựng đời
sống văn hóa phải gắn với khoa học, với đời sống thực tiễn của khu dân cư.
Vấn đề có tính ngun tắc này địi hỏi phải thơng qua hoạt động với
những hình thức đa dạng để giáo dục, rèn luyện văn hóa kỷ luật, văn hóa
chính trị, văn hóa kinh tế, văn hóa kỹ thuật, văn hóa ứng xử và giao tiếp, văn
hóa đạo đức, văn hóa nghệ thuật, thể chất, thẩm mỹ. Vì vậy, đa dạng hóa các
hình thức và phương thức hoạt động là con đường cơ bản để xây dựng đời
sống văn hóa. Phát triển bền vững là một quan điểm của Đảng trong phát triển
kinh tế - xã hội. Quán triệt quan điểm này trong xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại.
Truyền thống yêu nước và truyền thống nhân văn, sức mạnh đại đoàn kết và
cả chiều sâu tâm linh; đặc biệt, sự liên kết cộng đồng dân tộc là nền tảng nhân
hòa để khai thác thiên thời, địa lợi, tạo ra sức mạnh xây dựng đời sống văn
hóa. Truyền thống văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện thông qua giải
quyết mối quan hệ giữa văn hóa với xã hội. Xã hội bao giờ cũng là nội dung

Luan van


23
phản ánh của văn hóa, in dấu ấn lên tất cả các giá trị văn hóa, các quan hệ văn
hóa, các hoạt động văn hóa và các thiết chế văn hóa. Đồng thời, văn hóa tác
động trở lại với tư cách "là bộ mặt của xã hội, bộ mặt của con người và cộng
đồng con người, diện mạo bên trong với những phẩm chất cao quý của nó và
phong cách bên ngồi với hoạt động đa dạng của nó" [62, tr.85]. Những nhân
tố đó đã tạo ra dấu ấn tinh thần to lớn để cả nước chung sức, đồng lòng vì sự

trường tồn của dân tộc trong thế giới đương đại. Chính vì vậy, xây dựng đời
sống văn hóa một mặt gắn với việc giải quyết đ ng đắn mối quan hệ giữa văn
hóa và xã hội ngay ở trong mỗi cơ sở, mặt khác luôn mở thông với sự phát
triển môi trường xã hội, tự làm giàu từ những dịng chảy của xã hội và góp
phần làm phong phú thêm sự giàu có của mơi trường văn hóa xã hội. Giải
quyết quan hệ giữa văn hóa và xã hội ở đây thực chất là mở rộng dân chủ và
nâng cao văn hóa dân chủ, tơn trọng nhân cách, điều chỉnh các quan hệ xã hội
giữa cư dân với nhau nhằm khắc phục dần khoảng cách giữa các đối tượng
trong thực hiện nhiệm vụ. Nhưng công bằng xã hội ở đây không phải là sự
"cào bằng" tuyệt đối giữa các đối tượng đến mức tước bỏ sắc thái phát triển
phong ph , đa dạng của mỗi cơ sở, mà là làm cho giữa các đối tượng đó có sự
thừa nhận, quan tâm lẫn nhau, khắc phục các hiện tượng kèn cựa, suy bì,
tranh cơng đổ lỗi...Để xây dựng đời sống văn hóa có hiệu quả cao phụ thuộc
rất lớn vào việc giải quyết hai vấn đề đó. Nhưng đến lượt nó, cả hai vấn đề
nêu trên đều địi hỏi khả năng tinh tế của các chủ thể, đặc biệt là đội ngũ cán
bộ chủ chốt. Vấn đề cốt yếu ở đây vẫn là quán triệt sâu sắc và vận dụng đ ng
đắn quan điểm của Đảng về chiến lược con người và phát triển văn hóa.
Truyền thống văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện thông qua
giải quyết mối quan hệ giữa văn hóa với đạo đức, lối sống. Đạo đức, lối sống
có thể được coi như phạm trù cặp đơi với văn hóa, hay chính là một mặt biểu
hiện cụ thể của chiều sâu văn hóa, là bản thân văn hóa trong cách thức ăn,

Luan van


24
mặc, ở, đi đứng, nói năng, cư xử, giao tiếp... Sự tác động của văn hóa đạo
đức, là nhân tố phản ánh đạo đức, ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức, chuẩn
mực và hành vi đạo đức, lối sống, nếp sống có văn hóa của mỗi chủ thể văn
hóa. Xây dựng đời sống văn hóa đồng thời là xây dựng đạo đức, lối sống lành

mạnh, chuẩn mực và ngược lại. Tuy nhiên, phạm trù văn hóa rộng hơn nhiều
so với phạm vi đạo đức, lối sống và văn hóa xét đến cùng vẫn là nền tảng của
đạo đức, lối sống.
Bốn là, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tr n đ a bàn quận Thủ
Đức phải đi đôi với chống lại những quan điểm, tư tưởng phản văn hóa, phản
nhân văn, loại bỏ những yếu tố bảo thủ, tiêu cực lạc hậu, làm cho các giá tr
văn hóa cách mạng, tiến bộ thấm sâu vào tồn bộ đời sống xã hội ở khu dân
cư. Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức còn
là một cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng và văn hóa. Đó là cuộc đấu tranh
nhằm khẳng định các giá trị nhân đạo, nhân văn, dân chủ của văn hóa, giáo
dục nếp sống đạo đức và phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi người trong
xã hội; phát triển văn hóa dân tộc đi đơi với mở rộng giao lưu văn hóa với
nước ngồi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đồng thời đấu tranh chống lại
những quan điểm về văn hóa lạc hậu, phản động, lỗi thời, phản văn hóa, phi
đạo đức và nhân tính của các thế lực thù địch.
Nội dung vấn đề có tính ngun tắc này địi hỏi xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức phải kế thừa và phát huy truyền
thống đại đoàn kết dân tộc, nhân ái, sống có tình nghĩa, giữ gìn thuần phong,
mỹ tục, đi đơi với bài trù hủ tục mê tín, dị đoan và các tệ nạn xã hội khác;
cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch
trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa.

Luan van


×