BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ
THANH LONG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 62 34 01 02
2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ
THANH LONG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 62 34 01 02
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN TRI KHIÊM
2023
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế, Trường Đại học
Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho tơi trong suốt q trình học
tập, thu thập, xử lý số liệu và viết báo cáo luận án.
Xin cảm ơn Lãnh đạo Khoa Sau đại học, Lãnh đạo Bộ môn Quản trị kinh doanh
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ giúp tơi hồn thành luận án. Tơi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm đã tận tâm hướng dẫn, góp ý và định
hướng chun mơn, ln động viên tinh thần giúp tơi hồn thành luận án này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả nông dân, thương lái, chủ vựa, người
bán sỉ, người bán lẻ, công ty xuất khẩu thanh long, cán bộ quản lý tỉnh Long An, Tiền
Giang đã nhiệt tình cung cấp thông tin quý báu cho tôi thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Bạc Liêu, đồng nghiệp
đã tạo điều kiện cho tôi học tập.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình đã ln ủng hộ, động viên, giúp đỡ để tôi sự học
tập cũng như hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!!!
Cần Thơ, ngày ….. tháng …… năm 2023
NCS Nguyễn Thị Hằng Nga
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o-------
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thanh long ĐBSCL”
là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Các kết quả trong luận án là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng …… năm 2023
Người hướng dẫn
Nghiên cứu sinh
PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
Nguyễn Thị Hằng Nga
ii
TÓM TẮT
Nghiên cứu chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thanh long ĐBSCL được thực
hiện với mục tiêu đề xuất các chiến lược, giải pháp chiến lược và các hoạt động nhằm
nâng cao lợi nhuận và thu nhập cho các tác nhân tham gia trong chuỗi.
Với mục tiêu trên, mẫu 331 quan sát được phỏng vấn các tác nhân bao gồm nhà
hỗ trợ và các bên tham gia trong chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL: nông dân trồng
thanh long, thương lái, chủ vựa, công ty xuất khẩu, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, nhà hỗ trợ
và thúc đẩy chuỗi và hợp tác xã/tổ hợp tác trồng thanh long. Các tỉnh Long An và Tiền
Giang có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất vùng, đại diện 96% diện tích và
99,4% sản lượng thanh long của vùng, và có vùng chuyên canh thanh long lớn nhất
vùng ĐBSCL được chọn làm địa bàn nghiên cứu. Qua lược khảo tổng quan và lược
khảo chi tiết các nghiên cứu về chuỗi giá trị nơng sản nói chung và thanh long nói
riêng, khung nghiên cứu được đề xuất. Các nghiên cứu định tính và định lượng lần
lượt được sử dụng để giải quyết các mục tiêu của luận án cũng như trả lời các câu hỏi
nghiên cứu. Các phương pháp phân tích chính được ứng dụng trong nghiên cứu bao
gồm: phân tích và nâng cấp chuỗi giá trị bằng bộ công cụ của GTZ (2007), phân tích
truyền dẫn giá và liên kết giá giữa các thị trường của người sản xuất, thị trường bán lẻ,
và thị trường xuất khẩu bằng mơ hình hiệu chỉnh sai số VECM.
Các vấn đề còn tồn tại qua phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ thanh long
và qua phân tích chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL là có nhiều tác nhân tham gia
trong chuỗi từ người trồng đến thị trường bán lẻ và xuất khẩu. Gần như khơng có sự
liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi và liên kết ngang giữa người trồng thanh
long. Tuy nhiên có sự đồng liên kết dài hạn và ngắn hạn giữa giá của các thị trường
xuất khẩu, bán lẻ và người trồng.
Hai chiến lược được chọn để nâng cấp chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL đó
là chiến lược nâng cao chất lượng và chiến lược đầu tư cơng nghệ với 7 nhóm giải
pháp từ phân tích ma trận SWOT.
(1) Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long: Mục tiêu của chiến
lược này nhằm cải thiện đổi mới chất lượng thanh long tốt hơn, đây là cơ sở tăng giá
trị sản phẩm thanh long và thâm nhập thị trường mới. Chiến lược này bao gồm các
nhóm giải pháp có liên quan đến phát triển các liên kết kinh doanh trong sản xuất và
tiêu thụ thanh long bằng cách thành lập hoặc củng cố các liên kết ngang để sản xuất
thanh long qui mô lớn theo hướng an toàn và đạt tiêu chuẩn GAP, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả sản xuất tối ưu để mở rộng thị trường xuất khẩu,
tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại.
iii
(2) Chiến lược đầu tư công nghệ: Mục tiêu của chiến lược này nhằm sản xuất
theo qui mô: giảm chi phí, tăng sản lượng, chất lượng đồng nhất, đa dạng hóa sản
phẩm và giá cạnh tranh về lâu dài. Chiến lược này bao gồm các giải pháp liên quan
đến tăng cường đầu tư công nghệ để sản xuất, chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm và tăng cường sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ thanh long.
Từ khóa: Chuỗi giá trị, Đồng bằng sơng Cửu Long, nâng cấp, thanh long
iv
ABSTRACT
The strategy to upgrade value chain of the dragon fruit in the Mekong Delta is
implemented with the goal of proposing strategies, strategic solutions and activities to
improve profits and incomes for actors involved in the project.
With the above objectives, a sample of 331 of facilitators and stakeholders in
the dragon fruit value chain in the Mekong Delta were onterviewed. The stakeholders
include dragon fruit growers, collectors, processors, retailers, workers, exporters,
wholesalers, chain promoters and cooperatives/cooperatives.
Long An and Tien Giang provinces have the largest area and output of dragon
fruit in the region (representing 96% of the area and 99.4% of the region's dragon fruit
production) as well as having the largest dragon fruit-growing area in the delta
Mekong River were selected as the study areas. Through an overview and detailed
review of studies on the value chain of agricultural products in general and dragon
fruit in particular, a research framework is proposed. Qualitative and quantitative
studies are applied to address the objectives of the thesis as well as answer the research
questions. The main analytical methods is applied in the study are a value chain
analysis and upgrading using GTZ's toolkit (2007) and price transmission analysis
using the vector error correction model VECM.
Analysis of production and consumption of dragon fruits and analysis of dragon
fruit value chains in the Mekong Delta found that there are many actors involved in the
chain from growers to the retail market and export; There is almost no vertical link
between actors in the chain and horizontal link between dragon fruit growers.
However, there is long-term and short-term price cointegration between the export,
retail and grower markets.
The two strategies are proposed to upgrade the dragon fruit value chain in the
Mekong Delta. It is a strategy to improve quality and a technology investment strategy
with 7 solution groups from SWOT analysis.
(1) Strategy to improve the quality of dragon fruit products with the goal is to
improve and innovate better dragon fruit quality, the basis for increasing the value of
dragon fruit products and entering new markets. This strategy includes solution groups
related to developing business links in dragon fruit production and consumption by
establishing or consolidating horizontal links for large-scale dragon fruit production in
a safe direction and meeting the GAP standards, applying scientific and technical
advances to achieve optimal production efficiency to expand export markets and
strengthen trade promotion activities.
v
(2) Strategy to invest technology with the goal improve production scale:
reduced costs, increased output, consistent quality, diversified products and
competitive prices in the long term. This strategy includes solutions related to
increasing investment in technology for production, processing, ensuring food hygiene
and safety and increasing production of value-added products from dragon fruit.
Keywords: Value chain, the Mekong Delta, upgrading, dragon fruit.
vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
ABSTRACT ....................................................................................................................v
MỤC LỤC .................................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... xii
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................xiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................xv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................................4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................5
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.........................................................................................5
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................5
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 5
1.4.2 Đối tượng khảo sát..................................................................................................5
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 6
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................6
1.5.1 Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................6
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................7
1.6 CẤU TRÚC LUẬN ÁN ............................................................................................ 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................9
2.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ .......................................................9
2.1.1 Định nghĩa chuỗi giá trị ..........................................................................................9
2.1.2 Phương pháp luận trong cách tiếp cận chuỗi giá trị ...............................................9
2.1.2.1 Khung phân tích của Porter .................................................................................9
2.1.2.2 Phương pháp Filière (chuỗi, mạch) ...................................................................11
2.1.2.3 Mơ hình SIPOC .................................................................................................12
2.2 CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ .....14
2.3 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG .......17
2.4 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN.........................................................................19
vii
2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRUYỀN DẪN GIÁ TRONG THỊ TRƯỜNG
.......................................................................................................................................29
2.5.1 Sự truyền dẫn giá thế giới và giá nội địa .............................................................. 29
2.5.2 Sự truyền dẫn giá giữa các thị trường riêng biệt trong chuỗi giá trị ....................30
2.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU VỀ SỰ TRUYỀN DẪN GIÁ BÁN GIỮA CÁC KHÚC
THỊ TRƯỜNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ ..................................................................32
2.7 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................37
2.8 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN ............................... 39
2.9 KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ ........................... 42
2.10 TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN ................................................................................43
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................45
3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................................. 45
3.1.1 Các cơng cụ được sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị ......................................45
3.1.1.1 Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị ........................................................................................45
3.1.1.2 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị ............................................................................47
3.1.1.3 Phân tích hậu cần chuỗi .....................................................................................49
3.1.1.4 Phân tích mơ hình PEST....................................................................................49
3.1.1.5 Phân tích mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter .............................................50
3.1.1.6 Phân tích SWOT ................................................................................................ 52
3.1.1.7 Phân tích mối liên kết và quan hệ thương mại của các tác nhân trong chuỗi giá
trị ....................................................................................................................................54
3.1.2 Truyền dẫn giá (Price transmision) ......................................................................61
3.1.2.1 Các khái niệm trong nghiên cứu ........................................................................61
3.1.2.2 Mơ hình thực nghiệm truyền dẫn giá bán thanh long trong thị trường .............61
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................63
3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và quan sát mẫu .........................................63
3.2.1.1 Chọn địa bàn nghiên cứu ...................................................................................63
3.2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................66
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................67
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................77
4.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .........................................................77
4.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................77
4.1.2 Dân số, lao động vùng ĐBSCL ............................................................................78
4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THANH LONG TRÊN THẾ GIỚI ....79
4.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THANH LONG Ở VIỆT NAM .........82
4.3.1 Tình hình sản xuất thanh long ở Việt Nam .......................................................... 82
4.3.2 Tình hình tiêu thụ thanh long ở Việt Nam ........................................................... 83
viii
4.3.2.1 Tiêu thụ trong nước ........................................................................................... 83
4.3.2.2 Thị trường xuất khẩu .........................................................................................83
4.4 PHÂN TÍCH YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ THANH
LONG VÙNG ĐBSCL ..................................................................................................84
4.4.1 Yêu cầu thị trường về chất lượng thanh long844.4.1.1 Yêu cầu thị trường về sản
phẩm thanh long ............................................................................................................84
4.4.1.2 Lợi thế của thanh long vùng ĐBSCL ................................................................ 90
4.4.1.3 Phân tích lỗ hổng sản phẩm thanh long so với yêu cầu thị trường ...................91
4.4.2 Thực trạng tiêu thụ thanh long vùng ĐBSCL ......................................................91
4.4.2.1 Các tác nhân tham gia thị trường.......................................................................91
4.4.2.2 Hoạt động của các tác nhân tham gia thị trường ...............................................92
4.4.2.3. Nguyên nhân hao hụt sản phẩm thanh long .....................................................94
4.4.2.4. Hình thức thanh tốn ........................................................................................94
4.4.2.5 Xác định giá trên thị trường ..............................................................................95
4.4.2.6 Đánh giá mức độ tập trung của thị trường.........................................................95
4.4.2.7 Phân tích sự liên kết giá trong chuỗi gá trị thanh long ......................................98
4.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THANH LONG CỦA NƠNG HỘ ............................102
4.5.1 Thơng tin chung của nông hộ .............................................................................103
4.5.2 Thông tin về giống thanh long............................................................................103
4.5.3 Thông tin về kỹ thuật sản xuất thanh long .........................................................104
4.5.4 Thông tin về vốn đầu tư sản xuất .......................................................................105
4.5.5 Thu nhập và chi tiêu của nông hộ .......................................................................105
4.5.6 Tham gia hợp tác xã/tổ hợp tác ..........................................................................106
4.5.7 Quy trình trồng thanh long .................................................................................106
4.5.8 Lịch thời vụ.........................................................................................................107
4.5.9 Hợp tác xã sản xuất thanh long ..........................................................................107
4.5.10 Quản lý chất lượng thanh long .........................................................................108
4.6 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG ĐBSCL....................................113
4.6.1. Sơ đồ chuỗi giá trị .............................................................................................113
4.6.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thanh long .................................................115
4.6.2.1 Tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào ............................................................115
4.6.2.2 Lao động thuê trong chuỗi giá trị ....................................................................115
4.6.2.3 Nông hộ ...........................................................................................................115
4.6.2.4 Thương lái .......................................................................................................119
4.6.2.5 Vựa ..................................................................................................................122
4.6.2.6 Bán sỉ ...............................................................................................................123
4.6.2.7 Bán lẻ ...............................................................................................................123
ix
4.6.2.8 Cơng ty xuất khẩu thanh long ..........................................................................124
4.6.3 Phân tích giá trị gia tăng thanh long theo kênh thị trường .................................127
4.6.4 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL ....................128
4.6.5 Phân tích hậu cần chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL ..................................130
4.6.5.1 Hậu cần trong khâu sản xuất ...........................................................................130
4.6.5.2 Hậu cần trong khâu tiêu thụ.............................................................................130
4.6.7 Đánh giá rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ..........................................132
4.6.7.1. Rủi ro về thị trường ........................................................................................132
4.6.7.2 Rủi ro về tài chính ...........................................................................................133
4.6.7.3. Rủi ro về trình độ khoa học kỹ thuật và yếu tố tự nhiên ................................133
4.6.8. Phân tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị ...............133
4.6.8.1. Phân tích các yếu tố vĩ mơ có ảnh hưởng đến hoạt động thị trường của các tác
nhân trong chuỗi giá trị ................................................................................................134
4.6.8.2 Phân tích các yếu tố vi mơ có ảnh hưởng đến hoạt động thị trường của các tác
nhân tham gia trong chuỗi giá trị thanh long ...............................................................138
4.7 CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG ĐBSCL ...........142
4.7.1 Các yếu tố của phân tích SWOT tồn chuỗi ngành hàng thanh long vùng ĐBSCL
.....................................................................................................................................142
4.7.2 Ma trận SWOT ngành hàng thanh long vùng ĐBSCL ......................................145
4.7.3 Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL ..............................149
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................154
5.1 KẾT LUẬN ...........................................................................................................154
5.2 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................155
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................158
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................167
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................175
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................179
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................181
PHỤ LỤC 5 .................................................................................................................183
PHỤ LỤC 6 .................................................................................................................184
PHỤ LỤC 7 .................................................................................................................185
PHỤ LỤC 8 .................................................................................................................186
PHỤ LỤC 9 .................................................................................................................187
PHỤ LỤC 10 ...............................................................................................................188
PHỤ LỤC 11 ...............................................................................................................189
PHỤ LỤC 12 ...............................................................................................................190
PHỤ LỤC 13 ...............................................................................................................191
x
PHỤ LỤC 14 ...............................................................................................................192
PHỤ LỤC 15 ...............................................................................................................193
PHỤ LỤC 16 ...............................................................................................................196
PHỤ LỤC 17 ...............................................................................................................198
PHỤ LỤC 18 ...............................................................................................................200
PHỤ LỤC 19 ...............................................................................................................204
xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các lược khảo có liên quan trong luận án ........................................37
Bảng 3.1: Ma trận SWOT và các giải pháp chiến lược .................................................53
Bảng 3.2: Định nghĩa và kỳ vọng biến ..........................................................................59
Bảng 3.3: Quy cách tính điểm kiến thức nơng nghiệp ..................................................61
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng thanh long của các tỉnh............................... 64
Bảng 3.5: Cỡ mẫu và phương pháp chọn quan sát mẫu ................................................65
Bảng 4.1: Dân số của Việt Nam và vùng ĐBSCL năm 2020 .......................................78
Bảng 4.2: Mùa vụ thanh long các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới .......................81
Bảng 4.3: Thị trường xuất khẩu thanh long đạt kim ngạch lớn nhất năm 2021 ............84
Bảng 4.4: Nguyên nhân hao hụt sản phẩm thanh long của nông hộ ............................. 94
Bảng 4.5: Định giá trong mua bán.................................................................................95
Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến số trong mơ hình ...................................................99
Bảng 4.7: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi số liệu giá thanh long ở các ................99
thị trường người trồng, bán lẻ trong nước và xuất khẩu ................................................99
Bảng 4.8: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi giá thanh long sai phân bậc 1 .............99
Bảng 4.9: Kiểm định xác định độ trễ trong chuỗi giá ở 3 thị trường ..........................100
sản xuất, bán lẻ và xuất khẩu .......................................................................................100
Bảng 4.10. Kiểm định tính đồng liên kết 3 chuỗi giá bằng phương pháp Johansen ...100
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mơ hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM ...................101
của 3 chuỗi giá thanh long ...........................................................................................101
Bảng 4.12: Diện tích, năng suất, sản lượng thanh long tỉnh Tiền Giang, Long An giai
đoạn 2015 – 2020 ........................................................................................................102
Bảng 4.13: Thông tin chung của nông hộ....................................................................103
Bảng 4.14: Lý do chọn giống thanh long và nguồn gốc của giống thanh long ...........104
Bảng 4.15: Nguồn tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật của nông hộ ............................105
Bảng 4.16: Nguồn vay vốn để sản xuất thanh long của nông hộ ................................105
Bảng 4.17: Thu nhập, chi tiêu của nông hộ năm 2019 ................................................106
Bảng 4.18: Cảm quan thanh long vùng ĐBSCL .........................................................108
xii
Bảng 4.19: Chỉ tiêu chất lượng thanh long vùng ĐBSCL ...........................................109
Bảng 4.20: Kết quả nghiên cứu định lượng về chất lượng thanh long ........................110
Bảng 4.21: Hệ số hồi qui (Coefficients) ......................................................................111
Bảng 4.22: Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình ........................................110
Bảng 4.23: Cơ cấu giá thành sản xuất 1 kg thanh long năm 2019 ..............................117
Bảng 4.24: Tổng hợp kết quả kinh doanh của nông dân năm 2019 ............................117
Bảng 4.25: Lợi nhuận của nơng hộ khi có sự biến động giá .......................................119
Bảng 4.26: Hoạt động bán thanh long của thương lái năm 2019 ................................120
Bảng 4.27: Cơ cấu giá thành 1 kg thanh long của thương lái năm 2019 ....................120
Bảng 4.28: Tổng hợp kết quả kinh doanh của thương lái năm 2019 ..........................121
Bảng 4.29: Cơ cấu giá thành 1 kg thanh long của vựa năm 2019 ...............................122
Bảng 4.30: Tổng hợp kết quả kinh doanh của chủ vựa năm 2019 ..............................122
Bảng 4.30: Cơ cấu giá thành 1 kg thanh long của bán sỉ năm 2019 ...........................123
Bảng 4.32: Tổng hợp kết quả kinh doanh của bán sỉ năm 2019 .................................123
Bảng 4.33: Cơ cấu giá thành 1 kg thanh long của bán lẻ năm 2019 ...........................124
Bảng 4.34: Tổng hợp kết quả kinh doanh của bán lẻ năm 2019 .................................124
Bảng 4.35: Cơ cấu giá thành 1 kg thanh long của công ty xuất khẩu năm 2019 ........126
Bảng 4.36: Tổng hợp kết quả kinh doanh của cơng ty XK năm 2019 ........................126
Bảng 4.37: Phân tích GTGT theo kênh thị trường của chuỗi giá trị thanh long ĐBSCL
.....................................................................................................................................128
Bảng 4.38: Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL 2019 ..129
Bảng 4.39: Phân tích ma trận SWOT tồn chuỗi ngành hàng thanh long...................145
xiii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter.......................................................10
Hình 2.2: Khái niệm chuỗi theo phương pháp Filière ...................................................11
Hình 2.3: Mơ hình SIPOC ............................................................................................. 12
Hình 2.4: Sơ đồ chuỗi giá trị .........................................................................................13
Hình 2.5: Chiến lược nâng cao chất lượng ....................................................................15
Hình 2.6: Chiến lược đầu tư cơng nghệ .........................................................................16
Hình 2.7: Chiến lược giảm chi phí ................................................................................16
Hình 2.8: Chiến lược tái phân phối ...............................................................................17
Hình 2.9: Khung nghiên cứu .........................................................................................43
Hình 3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị của một sản phẩm ........................................................... 46
Hình 3.2: Mơ hình PEST .............................................................................................. 50
Hình 3.3: Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter .........................................51
Hình 4.1: Kênh phân phối thanh long của nơng dân .....................................................92
Hình 4.2: Kênh phân phối thanh long của thương lái ...................................................92
Hình 4.3: Kênh phân phối thanh long của chủ vựa .......................................................93
Hình 4.4: Kênh phân phối thanh long của người bán sỉ ................................................93
Hình 4.5: Kênh phân phối thanh long của người bán lẻ ................................................94
Hình 4.6: Hệ số GINI trong khâu sản xuất ....................................................................96
Hình 4.7: Hệ số GINI trong khâu thu gom của thương lái ............................................97
Hình 4.8: Hệ số GINI trong khâu thu gom của chủ vựa ..............................................97
Hình 4.9: Sơ đồ chuỗi số liệu giá thanh long trong thị trường ......................................98
Hình 4.10: Sơ đồ chuỗi giá trị thanh long ĐBSCL năm 2019 ....................................114
Hình 4.11. Giá tại vườn (Ptv), giá bán lẻ (Pbl) và giá xuất khẩu (Pxk) trung bình theo
quý của thanh long 2016-2021 ....................................................................................118
Hình 4.12. Chênh lệch Giá tại vườn và giá bán lẻ (Pbl-Ptv), chênh lệch giá tại vườn và
giá xuất khẩu (Pxk-Ptv) trung bình theo quý của thanh long 2016-2021. ..................119
xiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEC
: ASEAN Economic Community - Cộng đồng kinh tế ASEAN
AFTA
: ASEAN Free Trade Agreement - Hiệp định thương mại tự do ASEAN
APMC
: Agricultural Produce Market Committee - Ủy ban Thị trường Nông sản
ANSAB
: Asia Network for Sustainable Agriculture and Bioresources - Mạng lưới
về nông nghiệp và nguồn sinh học bền vững Châu Á
ATP
: Asymmetric price transmission - Truyền dẫn giá không đối xứng
EVFTA
: European – Vietnam Free Trade Agreement - Hiệp định Thương mại Tự
do Châu Âu - Việt Nam
BVTV
: Bảo vệ thực vật
CPTPP
: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
CGT
: Chuỗi giá trị
DFID
: Bộ Phát triển quốc tế Anh (The Department for International Development)
ĐVT
: Đơn vị tính
ĐBSCL
: ĐBSCL
ECT
: Error Correction Term - Điều khoản sửa lỗi
GTZ
: Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (German
Agency for Technical Cooperation) - Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Đức
GlobalGAP : Global Good Agricultural Practices - Thực hành nơng nghiệp tốt tồn
cầu
GTGT
: Giá trị gia tăng
GVC
: Global value chain – Chuỗi giá trị toàn cầu
JICA
: Japan International Cooperation Agency - Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản
M4P
: Making Markets Work Better for the Poor - Làm cho thị trường hoạt
động tốt hơn vì người nghèo
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NVA
: Net Value Added - Giá trị gia tăng thuần
PEST
: Political, Economic, Social and Technological - Chính trị, Kinh tế, Xã
hội và Cơng nghệ
xv
SCM
: Supply chain management - Quản lý chuỗi cung ứng
SCP
: Structure, Conduct, Performance
SDC
: Swiss Agency for Development and Cooperation - Cơ quan Hợp tác và
Phát triển Thụy Sĩ
SIPOC
: Supplier – Input – Process – Output – Customer - Nhà cung cấp - Đầu
vào - Quy trình - Đầu ra - Khách hàng
VA
: Value Added - Giá trị gia tăng
VAR
: Vector Autoregressive - Véc tơ tự hồi quy
VECM
: Vector Error Correction Model - Mơ hình véc tơ hiệu chỉnh sai số
VietGAP
: Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực hành nông nghiệp tốt
của Việt Nam
xvi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phương pháp tiếp cận phân tích chuỗi giá trị được sử dụng để đưa ra các chiến
lược hoặc giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng, và do vậy nâng cao lợi nhuận cho
toàn chuỗi giá trị. Phương pháp này đã được áp dụng bởi nhiều nhóm tác giả, tổ chức
khác nhau như Porter (1985), Gereffi (1994, 1999), Kaplinsky (1999), Kaplinsky và
Morris (2001), Gereffi và ctg (2005). Đến năm 2006, FAO cũng đã đưa ra những
hướng dẫn cho việc phân tích một chuỗi giá trị. Kế đó, đến 2007, cách tiếp cận liên kết
chuỗi giá trị "Valuelinks” được áp dụng bởi tổ chức GTZ1. Tiếp theo đó, vào năm
2008, DFID2 đã áp dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả thị trường
cho người nghèo "M4P”3. IFAD4 cũng đã đề xuất cách phân tích chuỗi giá trị có lồng
ghép giới vào chuỗi giá trị vào năm 2014. Những cách tiếp cận này được ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như nông nghiệp, nông sản và du lịch.
Trong những nghiên cứu về chuỗi giá trị trước đây, các tác giả đã sử dụng nhiều
công cụ khác nhau, bao gồm sự kết hợp phân tích định tính (phân tích sự tương tác
giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; phân tích mối mối liên kết ngang và dọc của các
tác nhân trong chuỗi giá trị; phân tích sự đáp ứng về chất lượng sản phẩm của thị
trường; vẽ sơ đồ chuỗi giá trị; đánh giá điểm nghẽn của chuỗi giá trị; nâng cấp chuỗi
giá trị; phân tích liên kết ngang và dọc của các tác nhân trong chuỗi giá trị; định vị sản
phẩm; phân tích rủi ro; phân tích hậu cần chuỗi; phân tích chính sách) và phân tích
định lượng (phân tích chi phí và lợi nhuận của các tác nhân; phân tích phân phối thu
nhập giữa các tác nhân; phân tích phân phối việc làm).
Ở Việt Nam, phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị mới được quan tâm và áp dụng
rộng rãi từ sau năm 2000. Những nhà nghiên cứu của Việt Nam đã kế thừa những cách
tiếp cận và công cụ để thực hiện những nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị sản
phẩm, ngành hàng trong nhiều lĩnh vực khác khau trong nền kinh tế. Ngoài ra, trong
thực tế, để phát triển chiến lược hoặc giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị, nhiều tác giả đã
kết hợp các cơng cụ phân tích mơ hình PEST, 5 áp lực cạnh tranh của Porter và ma
trận SWOT với phân tích chuỗi giá trị. Tại đó, nếu như phân tích chuỗi giá trị tập
trung phân tích những yếu tố bên trong của chuỗi giá trị, hai cơng cụ phân tích PEST
và mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter được sử dụng để phân tích các yếu tố bên
1
Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (Gesellschaft Technische Zusammenarbeit)
Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development)
3
Market for the poor
4
Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (International Fund for Agriculture Development)
2
1
ngồi có tác động đến hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị. Ngồi
ra, cơng cụ phân tích SWOT được sử dụng để kết hợp các yếu tố bên trong (từ phân
tích chuỗi giá trị) và các yếu tố bên ngồi (từ phân tích PEST và 5 áp lực cạnh tranh
của Porter) để xây dựng các chiến lược hoặc giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị. Những
nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận này có thể được kể đến như nghiên cứu của Anton
(2015) trong xây dựng khung chiến lược trên cơ sở sử dụng kết hợp 3 công cụ PEST, 5
áp lực cạnh tranh của Porter và SWOT; nghiên cứu về năng lực cạnh tranh để hiệu
chỉnh chiến lược marketing của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng của Czech do
Barashkova thực hiện vào năm 2018; Muzi và Wong (2014) cũng đã sử dụng cách tiếp
cận này để thực hiện nghiên cứu về quản trị chiến lược của công ty Haier cung cấp đồ
nội thất ở Trung Quốc. Tương tự, Rutta (2015) thực hiện nghiên cứu về phát triển
chiến lược cạnh tranh cho một công ty kinh doanh bán lẻ ở nước Cộng hòa Czech;
Yildirim và Erbaṣ (2011) đã thực hiện một nghiên cứu về phân tích chiến lược mơi
trường của ngành dịch vụ ở Thổ Nhĩ Kỳ; Farova (2011) đã thực hiện một nghiên cứu
về quản trị chiến lược của một công ty dược phẩm ở Jordan; Anna (2015) nghiên cứu
về mối quan hệ giữa các kỹ thuật và công cụ chiến lược đến hoạt động của 91 cơng ty
ở Cộng hịa Czech, và những nghiên cứu khác của Xu (2009) ở Hàn Quốc; Brnjas và
Tripunoski (2015) ở Serbia.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc kết hợp các công cụ này với các công cụ phân tích
chuỗi giá trị để xây dựng các giải pháp hoặc chiến lược phát triển hoặc nâng cấp chuỗi
giá trị ngành hàng nơng sản vẫn cịn hạn chế.
Dựa vào bối cảnh nghiên cứu như được đề cập ở trên, cũng như dựa vào mục tiêu
nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng kết hợp các cơng cụ phân tích chuỗi giá trị
như: Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị; Phân tích sự tương tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá
trị; Phân tích mối liên kết ngang và dọc của các tác nhân trong chuỗi giá trị; Nâng cấp
chuỗi giá trị; Đánh giá rủi ro; Phân tích phân phối chi phí, giá trị gia tăng và giá trị gia
tăng thuần (lợi nhuận) của các tác nhân trong chuỗi giá trị, kết hợp với 3 cơng cụ phân
tích PEST, 5 áp lực cạnh tranh của Porter và phân tích ma trận SWOT để đề xuất
những giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL. Những công cụ được
sử dụng trong nghiên cứu này được mô tả trong Chương 3.
Mặc dù trong thực tế đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện các
nghiên cứu chuỗi giá trị đối với một số ngành hàng nơng nghiệp nói chung và ngành
hàng thanh long nói riêng. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước đây chỉ sử dụng
đơn lẻ phương pháp phân tích chuỗi giá trị, chưa nối kết với một phân tích định lượng
khác để bổ sung cho việc đề xuất các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị, đặc biệt để chỉ
ra sự liên kết giá trong chuỗi giá trị. Chính vì vậy, nghiên cứu này kết hợp phân tích
2
chuỗi giá trị và phân tích truyền dẫn giá để đạt được mục tiêu vừa nêu. Đồng thời để
bổ sung thêm cho các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực nơng sản nói chung và
cho ngành hàng thanh long nói riêng. Tác giả xem đây là một điểm mới trong nghiên
cứu này.
Từ đầu những năm 2000, nông sản là một trong những ngành cung cấp nhiều mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới, điển hình như thanh long,
chuối, mít và xồi. Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của ngành chiếm 3,6% tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tương đương với 18,5 tỷ đô la Mỹ (Tổng cục Hải
quan, 2019). Cũng theo số liệu chính thức của Tổng cục hải quan, tính đến cuối năm
2021, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ đô la Mỹ, 4 thị trường nhập khẩu
nông sản lớn của Việt Nam, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (Tổng
cục Hải quan, 2021). Điều này cho thấy nơng sản ở Việt Nam đóng vai trị rất quan
trọng trong việc tạo ra nguồn ngoại tệ cho quốc gia.
Trong sự phát triển chung về xuất khẩu của ngành nông sản như đã được đề cập
ở trên, mặt hàng thanh long của Việt Nam được xem là một trong những ngành hàng
xuất khẩu quan trọng của ngành nông sản, kim ngạch xuất khẩu thanh long năm 2019
đạt 1,3 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thanh
long đạt 1,04 tỷ đô la Mỹ, giảm 7,9% so với năm 2020. Việt Nam xuất khẩu thanh
long chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, tỷ trọng chiếm tới 88,72%. Chính vì vậy,
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm 2021 giảm 10,6% so với năm 2020, đã ảnh
hưởng đến sự sụt giảm chung của ngành (Tổng cục Hải quan, 2021).
Thanh long là một trong những cây trồng thuộc nhóm cây ăn quả, góp phần thúc
đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực nông sản cũng như nâng cao giá trị sản
xuất trên một đơn vị diện tích và gia tăng thu nhập cho nông hộ ở vùng ĐBSCL. Cầu
của thanh long phát triển nhanh trong những năm gần đây, nhất là thị trường xuất khẩu
Trung Quốc, Úc, Mỹ đã thúc đẩy mở rộng sản xuất trong nước. Thanh long là loại trái
cây còn có nhiều ưu điểm trong tiêu thụ bao gồm yêu cầu về nước thấp, thu hoạch
nhiều quả trong năm, tiềm năng duy trì năng suất cao, tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí cao,
giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, B1, B2, B3 cao, giàu chất chống oxy hóa và chất
xơ,... nên thanh long được xác định là một trong những đối tượng cây trồng quan trọng
trong qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp của một số địa phương trong vùng như Long
An và Tiền Giang.
Hiện nay, phần lớn sản lượng thanh long ở vùng ĐBSCL được tiêu thụ qua kênh
xuất khẩu, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc dưới dạng thanh long tươi. Trung
Quốc đóng vai trị là thị trường trung gian thu gom, sau đó tiếp tục xuất khẩu thanh
long sang các quốc gia khác. Các thị trường khác ở Châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc,
Singapore, Thái Lan, có nhu cầu nhập khẩu thanh long rất cao nhưng Việt Nam chỉ
3
mới bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường này, nên tiềm năng thị trường xuất khẩu
thanh long của vùng ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn cịn lớn. Hơn nữa,
thanh long của Việt Nam cịn có nhiều cơ hội đa dạng hóa thị phần của Trung Quốc,
tăng cường tự xuất khẩu sang các thị trường khác thông qua Cộng Đồng kinh tế
ASEAN (AEC) và các Hiệp định Thương mại tự do như: Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
(EVFTA) và Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương
(CPTPP), điều này sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị thanh long, cũng
như tạo điều kiện cho ngành hàng thanh long của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu trong tương lai. Như đã được đề cập ở trên, mặc dù trồng thanh long mang lại
hiệu quả kinh tế cao, có tiềm năng tiêu thụ và phát triển tốt, nhưng việc trồng thanh
long của nông dân đang đứng trước nhiều rủi ro. Theo Dương Văn Tuấn (2016) và qua
khảo sát của tác giả, ngành thanh long của vùng ĐBSCL đang gặp những nguy cơ như
sau: xuất khẩu thanh long chủ yếu bằng đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc;
sản xuất thanh long nhỏ lẻ, mang tính tự phát chưa theo quy hoạch; giá bán thanh long
không ổn định, thiếu bền vững; sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an tồn thực
phẩm còn rất hạn chế; sản phẩm thanh long chưa đáp ứng yêu cầu thị trường xuất
chính ngạch về số lượng và chất lượng; các liên kết sản xuất thanh long chất lượng cịn
yếu và thiếu, chưa có sự liên kết tốt giữa người sản xuất với các doanh nghiệp thu
mua; tình hình dịch bệnh phát triển mạnh gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng
thanh long; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn cao; việc sơ chế, bảo quản và tiêu thụ
sản phẩm còn chưa chủ động; chưa có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng. Để khắc phục
tình trạng này, một trong những giải pháp được Việt Nam áp dụng trong hơn một thập
kỷ qua đó là ứng dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị để phân tích cụ thể hơn về
chuỗi giá trị sản phẩm thanh long, phân tích thị trường và yêu cầu thị trường của sản
phẩm cũng như xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm thanh long để
nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả tồn chuỗi, góp phần phát triển ổn định các ngành
hàng nông sản ở Việt Nam. Với ý nghĩa khoa học của phương pháp tiếp cận chuỗi giá
trị và những tồn tại thực tế trong ngành hàng thanh long nêu trên, việc nghiên cứu và
đề xuất “Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL” là thật sự cần
thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án là xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thanh
long nhằm nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả chuỗi ngành hàng thanh long, góp
phần phát triển ổn định ngành hàng thanh long vùng ĐBSCL.
4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đáp ứng mục tiêu chung nêu trên, nghiên cứu thực hiện 4 mục tiêu cụ thể sau:
(i) Phân tích yêu cầu thị trường về sản phẩm thanh long trong nước, ngoài nước
và sự liên kết giá trong thị trường.
(ii) Đánh giá thực trạng sản xuất thanh long vùng ĐBSCL.
(iii) Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thanh long vùng ĐBSCL.
(iv) Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm thanh long vùng ĐBSCL.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Yêu cầu thị trường về sản phẩm thanh long của Việt Nam và các quốc gia nhập
khẩu thanh long hiện nay như thế nào? Độ tập trung thị trường của các khâu trong
chuỗi và hiện trạng tiêu thụ thanh long vùng ĐBSCL ra sao?. Giá bán thanh long giữa
các thị trường có sự liên kết với nhau không?.
Số lượng, chất lượng và giá bán trong sản xuất thanh long vùng ĐBSCL hiện
nay ra sao?.
Thực trạng hoạt động chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL?. Giá trị gia tăng
theo kênh thị trường và toàn chuỗi ra sao?. Thuận lợi và khó khăn cũng như điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức toàn ngành hàng thanh long hiện nay là gì?.
Chiến lược nào có thể giúp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL?.
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phân tích chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL để xây
dựng chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi.
1.4.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của luận án gồm tất cả các tác nhân tham gia chuỗi: người
trồng thanh long; các tác nhân trung gian như thương lái, chủ vựa, người bán sỉ; người
bán lẻ; công ty xuất khẩu thanh long; những đơn vị/tổ chức người hỗ trợ, thúc đẩy
chuỗi giá trị thanh long và nhà khoa học. Phân tích được thực hiện từ khâu sản xuất
đến tiêu thụ, tuy nhiên do điều kiện thời gian và kinh phí, nghiên cứu khơng phân tích
người tiêu dùng cá nhân, người tiêu dùng công nghiệp (nhà hàng, quán ăn,…) và
khơng phân tích lực lượng thương lái trung gian tại cửa khẩu.
5
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện ở hai tỉnh Long An và Tiền
Giang vì hai tỉnh này có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất vùng ĐBSCL.
- Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu của luận án là thời vụ sản xuất thanh
long trong năm 2019 của nông dân được khảo sát vào năm 2020. Tuy nhiên, luận án vẫn
cịn mang tính thời sự khi các vấn đề của ngành hàng thanh long được đề cập ở tiểu mục
1.1 của chương này vẫn chưa được cải thiện khi so sánh với các vấn đề được nghiên cứu
về chuỗi giá trị thanh long tỉnh Long An của Dương Văn Tuấn (2016). Hơn nữa, do đại
dịch Covid-19 đã làm cho không chỉ sản phẩm thanh long mà các nông sản khác của
vùng ĐBSCL lệ thuộc thị trường Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn hơn (do giảm
nhập khẩu tiểu ngạch và tăng hàng rào kỹ thuật chính ngạch của phía Trung Quốc), do
đó tình trạng vượt cung và rớt giá thanh long cịn trầm trọng hơn. Vì vậy, việc nghiên
cứu chuỗi giá trị thanh long của vùng ĐBSCL và tìm giải pháp chiến lược nhằm nâng
cấp chuỗi giá trị thanh long là thật sự cần thiết.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
+ Những phân tích rủi ro trong sản xuất, tiêu thụ chỉ được đánh giá định tính qua
khảo sát các tác nhân tham gia chuỗi.
+ Đánh giá khả năng thích ứng, tính hiệu quả của cây thanh long trong điều kiện
biến đổi khí hậu cũng chỉ được đánh giá định tính qua phân tích dữ liệu thứ cấp, dữ
liệu sơ cấp và nhận định của tác giả.
+ Những thông tin về thanh long (diện tích, sản lượng) rất hạn chế, do đó số liệu
phân tích tổng qt chỉ được tập hợp ở một số tỉnh thành ở vùng ĐBSCL, không thu
được số liệu thanh long chung của Việt Nam và thế giới.
+ Phân tích PEST và phân tích 5 áp lực cạnh tranh của Porter không được đo lường
bằng những chỉ tiêu cụ thể và lượng hóa mà chỉ nhận định từ tổng hợp, phân tích tài liệu và
tham khảo ý kiến chuyên gia.
+ Việc nâng cấp chuỗi giá trị thanh long bao gồm cả phân tích hậu cần, nghiên
cứu ứng dụng và thể chế, do hạn chế dữ liệu và thơng tin nên các nội dung này được
phân tích rất hạn chế trong luận án.
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa phương pháp phân tích chuỗi giá trị
phân tích mơ hình PEST, mơ hình 5 áp lực cạnh tranh Porter để xây dựng ma trận
6
SWOT và các giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thanh long vùng Đồng bằng
sơng Cửu long.
Để có thêm cơ sở xây dụng chiến lược nâng cấp toàn chuỗi, luận án sử dụng mơ
hình liên kết giá của các thị trường các tác nhân trong phân tích chuỗi giá trị. Việc
phân tích sự truyền dẫn giá và sự liên kết của các chuỗi giá thị trường của thanh long
cịn được ứng dụng để kiểm định của sự tích tụ thị trường, kiểm định giá bất đối xứng
và quy luật một giá của thị trường.
Luận án hệ thống cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị và truyền dẫn giá. Mơ hình
nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo trong việc xây dựng chiến lược hoặc giải
pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL. Luận án đóng góp mơ hình,
phương pháp định lượng, định tính để xây dựng chiến lược và giải pháp nâng cấp
chuỗi giá trị thanh long vùng ĐBSCL.
Luận án góp phần khẳng định rằng, phát triển ổn định và bền vững ngành hàng
thanh long theo phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị
trường về số lượng, chất lượng và giá cạnh tranh.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kỳ vọng của nghiên cứu này là đánh giá được thực trạng sản xuất, phân phối và
tiêu thụ thanh long vùng ĐBSCL và xác định được nội dung các chiến lược nâng cấp
chuỗi cũng như những giải pháp thực hiện chiến lược nhằm phát triển ổn định ngành
hàng thanh long vùng ĐBSCL. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cịn giúp cho các tác nhân
tham gia chuỗi và các bên có liên quan thông tin về hoạt động và tương tác giữa các
tác nhân, cụ thể:
- Các tác nhân tham gia chuỗi trong ngành hàng thanh long, đặc biệt là người
trồng thanh long sẽ tham khảo kết quả nghiên cứu để lựa chọn kênh phân phối hiệu
quả.
- Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tại tỉnh
Long An và Tiền Giang và các tỉnh khác.
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu.
1.6 CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án có kết cấu 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu. Nội dung Chương 1 giới thiệu ý nghĩa khoa học và những
tồn tại của chuỗi ngành hàng thanh long dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện nghiên
cứu; Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Ý nghĩa khoa
học, thực tiễn của nghiên cứu và cấu trúc luận án.
7