Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ có nhiễm virus viêm gan C tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.39 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LÊ NGÂN HẠNH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN
LỌC MÁU CHU KỲ CÓ NHIỄM VIRUS VIÊM GAN C
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÁI NGUYÊN – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LÊ NGÂN HẠNH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN
LỌC MÁU CHU KỲ CÓ NHIỄM VIRUS VIÊM GAN C


TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA
MÃ SỐ: NT 62 72 20 50

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. DƯƠNG HỒNG THÁI

THÁI NGUYÊN – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả luận văn là trung thực và chưa có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về đề tài của mình.
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 12 năm 2022
Tác giả luận văn

Lê Ngân Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi ln
nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ quý báu của các quý thầy cô, các anh chị và
các bạn đồng nghiệp. Với tất cả sự chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin
được trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, tập thể Khoa Nội thận Tiết

niệu và lọc máu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tạo mọi điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn, đã ln
giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt thời học tập, nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể thầy cô giáo Bộ
môn Nội, Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên đã trang bị cho tôi
những kiến thức quý báu, luôn hỗ trợ, động viên tôi để hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương
Hồng Thái, người Thầy đã tận tâm dạy bảo và trực tiếp hướng dẫn tơi trong
suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đã cùng
hợp tác, giúp đỡ tơi để hồn thành luận văn này. Tơi xin chia sẻ thành quả
ngày hơm nay với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ln động hành, khích lệ
và dành cho tôi những điều kiện thuận lợi nhất để học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 12 năm 2022
Tác giả luận văn

Lê Ngân Hạnh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

AST

: Aspartate Aminotransferase

ALT


: Alanine Transaminase

BTM

: Bệnh thận mạn

CKD

: Chronic Kidney Disease (Bệnh thận mạn tính)

CTNT

: Chạy thận nhân tạo

DOPPS

: Dialysis Outcomes and Practice Pattern Study
(Nghiên cứu Mơ hình Thực hành và Kết quả Lọc máu)

ESRD

: End Stage Renal Disease
(Bệnh thận mạn giai đoạn cuối)

ELISA

: Enzyme-linked Immunosorbent assay

HCV


: Hepatitis C Virus

HCV – RNA

: Hepatitis C Virus Ribonucleic Acid

KDIGO

: Kidney Disease Improving Global Outcome
(Hội thận học Quốc tế)

LMCK

: Lọc máu chu kỳ

MLCT

: Mức lọc cầu thận

NKF- K/DOQI

: National Kidney Foundation - Kidney Disease
Outcomes Quality Initiative
( Hội đồng thận học Quốc gia Hoa Kỳ)

PCR

: Polymerase-Chain-Reaction (Phản ứng khuếch đại gen)

WHO


: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Bệnh thận mạn............................................................................................3
1.2. Virus viêm gan C.......................................................................................9
1.3. Nhiễm HCV ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ...............................................16
1.4. Một số nghiên cứu về nhiễm virus viêm gan C ở bệnh nhân bệnh thận
mạn lọc máu chu kỳ trên thế giới và Việt Nam..............................................23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........26
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................26
2.4. Chỉ số, biến số nghiên cứu.......................................................................27
2.5. Thu thập và xử lý số liệu..........................................................................29
2.6. Vấn đề đạo đức.........................................................................................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................41
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc
máu chu kỳ nhiễm virus viêm gan C...............................................................41
3.2. So sánh 2 nhóm bệnh nhân có nhiễm HCV và khơng nhiễm HCV.........49
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................56
4.1. Về một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn
lọc máu chu kỳ nhiễm virus viêm gan C.........................................................56
4.2. Về so sánh một số đặc điểm 2 nhóm có nhiễm HCV và khơng nhiễm HCV. .67
KẾT LUẬN....................................................................................................76
KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1

DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ..................11
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU.................................................................12


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giai đoạn của bệnh thận mạn............................................................5
Hình 1.2. Virus viêm gan C............................................................................12
Hình 1.3. Cấu trúc phân tử HCV.....................................................................13
Hình 1.4. Con đường lây nhiễm HCV ở đơn vị lọc máu................................18


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn bệnh thận mạn..............................................................34
Bảng 2.2. Phân loại mức độ thiếu máu...........................................................36
Bảng 2.3. Kết quả xét nghiệm đông máu theo labo Trung tâm huyết học
truyền máu – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên........................37
Bảng 2.4. Kết quả xét nghiệm sinh hóa theo labo Khoa Sinh hóa – Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên................................................................37
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ nhiễm HCV theo giới..........41
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ nhiễm HCV theo tuổi..........41
Bảng 3.3. Tỷ lệ BTM lọc máu chu kỳ nhiễm HCV theo tiền sử truyền máu và
tiền sử gia đình có người nhiễm HCV............................................42
Bảng 3.4. Tỷ lệ BTM lọc máu chu kỳ nhiễm HCV theo tiền sử trong những
lần lọc máu trước có nhiễm và khơng nhiễm..................................42
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân lọc máu chu kỳ theo thời gian lọc máu và số
năm lọc máu trung bình..................................................................43
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn nhiễm HCV....43
Bảng 3.7. Các chỉ số sinh hóa ở bệnh nhân BTM lọc máu chu kỳ nhiễm HCV 45
Bảng 3.8. Phân loại mức độ thiếu máu ở bệnh nhân BTM lọc máu chu kỳ
nhiễm HCV.....................................................................................46

Bảng 3.9. Thay đổi về số lượng bạch cầu ở bệnh nhân BTM lọc máu chu kỳ
nhiễm HCV.....................................................................................47
Bảng 3.10. Thay đổi về số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân BTM lọc máu chu kỳ
nhiễm HCV.....................................................................................47
Bảng 3.11. Thay đổi về các chỉ số đông máu ở bệnh nhân BTM lọc máu chu
kỳ nhiễm HCV................................................................................48
Bảng 3.12. Tỷ lệ BN BTM lọc máu chu kỳ nhiễm HCV theo kết quả HCVRNA................................................................................................48


Bảng 3.13. Kết quả siêu âm gan, thận ở BN BTM lọc máu chu kỳ nhiễm HCV..49
Bảng 3.14. So sánh sự khác biệt giữa thời gian lọc máu của bệnh nhân có
nhiễm HCV và khơng nhiễm HCV.................................................49
Bảng 3.15. Tiền sử truyền máu.......................................................................50
Bảng 3.16. Triệu chứng lâm sàng...................................................................51
Bảng 3.17. Chỉ số creatinine, ure của 2 nhóm bệnh nhân có nhiễm HCV và
không nhiễm HCV..........................................................................53
Bảng 3.18. Chỉ số AST, ALT của 2 nhóm bệnh nhân có nhiễm và khơng
nhiễm HCV.....................................................................................53
Bảng 3.19. Nồng độ Bilirubin tồn phần, protein và albumin theo nhóm bệnh
nhân có nhiễm và khơng nhiễm HCV.............................................54
Bảng 3.20. Liên quan giữa siêu âm gan, thận và tình trạng nhiễm HCV........55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ có nhiễm HCV theo tình
trạng huyết áp
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ có nhiễm HCV theo tình
trạng sốt
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm sinh hóa bệnh nhân có nhiễm virus viêm gan C
Biểu đồ 3.4. Liên quan giữa thời gian lọc máu và nhiễm virus viêm gan C

Biểu đồ 3.5. Liên quan giữa 2 nhóm nhiễm HCV và khơng nhiễm HCV với
tình trạng huyết áp


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thận mạn (BTM – Chronic Kidney Disease – CKD) được định
nghĩa là tình trạng giảm chức năng thận dai dẳng, biểu hiện bằng mức lọc cầu
thận giảm dần không hồi phục, tăng nitơ phi protein máu, rối loạn cân bằng
nội môi và các chức năng nội tiết của thận. Các triệu chứng nặng dần cuối
cùng dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối, lúc này hai thận mất chức năng
hồn tồn, địi hỏi phải điều trị thay thế thận [50].
Theo số liệu của Hội Thận học quốc tế 2019 bệnh thận mạn gây ảnh
hưởng tới 11,1% dân số thế giới tương đương khoảng 843,6 triệu người [47].
Một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp từ 5842 bài báo và 100
nghiên cứu đã ước tính tỷ lệ mắc bệnh thận mạn trong dân số nói chung năm
2016 ở 5 giai đoạn là 13,4% và giai đoạn 3 – 5 là 10,6% [41].
Lọc máu chu kỳ (LMCK) hay chạy thận nhân tạo (CTNT) là một
phương pháp điều trị phổ biến nhất ở Việt Nam được sử dụng để điều trị suy
thận mạn giai đoạn cuối. Tại Việt Nam, ca lọc máu chu kỳ đầu tiên cho bệnh
nhân bệnh thận mạn được tiến hành vào năm 1983 [80]. Đến nay lọc máu chu kỳ
đã được triển khai ở rất nhiều cơ sở y tế, có nhiều đổi mới về kỹ thuật lọc máu
đồng thời các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh thận mạn cũng có
khác biệt so với trước đây. Số lượng bệnh nhân lọc máu chu kỳ ngày càng tăng,
những bệnh nhân này có thể đối mặt với nguy cơ lây nhiễm các virus gây bệnh
qua đường truyền máu, như virus viêm gan B, viêm gan C (HCV). Theo WHO
2017, trên toàn thế giới ước tính có khoảng 71 triệu người đang sống với tình
trạng nhiễm HCV mãn tính (1,0% dân số tồn cầu) [65]. Tỷ lệ nhiễm virus viêm
gan C cao nhất ở khu vực có thu nhập thấp và trung bình gồm Châu Phi và Đông

Nam Á [75]. Tại Việt Nam, từ năm 1998 tới 2012 có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan
C trong cộng đồng thay đổi từ 1% - 4% từng vùng [20]. Sự phân bố tỷ lệ nhiễm
giữa các nhóm đối tượng là khác nhau, ở những bệnh nhân lọc máu chu kỳ tỷ lệ


2

này cao hơn nhiều [8], [16]. Nhiễm virus viêm gan C ở nhóm bệnh nhân lọc
máu chu kỳ tăng dần theo thời gian, theo số lần lọc máu [59]. Lọc máu có liên
quan đến lây truyền virus viêm gan C và tỷ lệ lưu hành cao tới 18% ở Châu Á
– Thái Bình Dương [49]. Nghiên cứu tổng hợp từ nhiều tỉnh thành tại Việt
Nam của Linda Dunford (2012) đưa ra tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C ở bệnh
nhân lọc máu chu kỳ lên tới 26,6% [28]. Nhiễm virus viêm gan C là một trong
những nguyên nhân quan trọng làm tăng tỷ lệ mắc viêm gan mạn tính, gây tử
vong và làm trở ngại cho những bệnh nhân có ý định lọc máu [78]. Nguy cơ
tử vong liên quan đến gan ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ có nhiễm virus viêm
gan C cao gấp 1,57 lần so với nhóm khơng nhiễm [31].
Tại Bệnh viện Trung ương Thái Ngun, hàng năm có hơn 200 bệnh
nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ, có nhiều bệnh nhân lọc máu đã nhiễm
virus viêm gan C nhưng không rõ thời điểm mắc cũng như diễn biến lâm
sàng. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân lọc máu có nhiễm virus viêm gan C
có một số triệu chứng rõ rệt hơn ở nhóm khơng nhiễm [8]. Nhiễm virus viêm
gan C nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành xơ gan,
ung thư gan, là tiên lượng xấu của bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ
[38]. Chính vì vậy, để khảo sát ảnh hưởng của virus viêm gan C lên bệnh
nhân lọc máu chu kỳ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ có nhiễm
virus viêm gan C tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh thận
mạn lọc máu chu kỳ có nhiễm virus viêm gan C.

2. So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh thận
mạn có và khơng nhiễm virus viêm gan C.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh thận mạn
1.1.1. Định nghĩa và lịch sử bệnh thận mạn
Bệnh thận mạn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới với
tỷ lệ mắc và tỷ lệ mắc ngày càng tăng, kết quả xấu do việc khơng được chẩn
đốn và điều trị đúng mức [54]. Nguyên nhân một phần bởi thiếu sự thống
nhất về định nghĩa và phân loại các giai đoạn tiến triển của bệnh [54].
Hiệp hội lọc máu và cấy ghép châu Âu đã đưa ra những nhận định về
suy thận mạn là suy giảm chức năng thận kéo dài và ca ghép thận đầu tiên
được thực hiện năm 1954, ca lọc máu đầu tiên tiến hành năm 1958 [19]. Năm
2002 Hội thận học Quốc gia Hoa Kỳ (NKF – K/DOQI) đưa ra guidelines đầu
tiên về bệnh thận mạn với định nghĩa là tổn thương thận hoặc giảm chức năng
thận (giảm mức lọc cầu thận – MLCT) trong 3 tháng trở lên [62]. Đây là lần
đầu định nghĩa bệnh thận mạn được sử dụng và bổ sung cho khái niệm suy
thận mạn trước đây [54]. Năm 2003, Hội Thận Học Quốc Tế cũng đưa ra
guidelines của KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes) bổ
sung người ghép thận như một nhóm bệnh thận mạn trong định nghĩa, và nhất
trí hầu hết các hướng dẫn của NKF – K/DOQI [55]. Năm 2012, KDIGO đưa
ra một số thay đổi, hiện nay thống nhất định nghĩa bệnh thận mạn và phân
loại theo guidelines KDIGO 2012 [50].
Theo KDIGO năm 2012, bệnh thận mạn được định nghĩa là tình trạng
tổn thương thận về cấu trúc hoặc chức năng, tồn tại trên 3 tháng, biểu hiện bởi
albumin niệu hoặc các bất thường về hình ảnh học hoặc suy giảm chức năng

thận được xác định thông qua MLCT < 60 ml/phút/1,73 m2 [50].
1.1.2. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định bệnh thận mạn có nhiều hướng dẫn, từ guidelines
NKF – K/DOQI 2002, KDIGO 2012 hay ở Việt Nam trước đây có tiêu chuẩn


4

chẩn đoán và phân loại của Nguyễn Văn Xang 1998 [11], tuy nhiên các tiêu
chuẩn này đa số đều có điểm chung về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Hiện
nay thống nhất chẩn đoán bệnh thận mạn theo KDIGO 2012 dựa vào một
trong hai tiêu chuẩn [50]:
a, Có triệu chứng tổn thương thận (một hoặc nhiều)
- Có Albumin niệu (Albumin niệu ≥ 30 mg/24 giờ; tỷ lệ
Albumin/Creatinin ≥ 30 mg/g hoặc 3 mg/mmol).
- Có bất thường nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu 10 thơng số, có cặn
lắng bất thường như hồng cầu, bạch cầu, các trụ niệu.
- Rối loạn điện giải hoặc các bất thường khác do bệnh lý ống thận.
- Bất thường về mô bệnh học thận.
- Xét nghiệm hình ảnh học phát hiện cấu trúc hệ tiết niệu bất thường.
- Tiền sử ghép thận.
b, Giảm mức lọc cầu thận < 60 ml/phút/1,73 m2.
Mức lọc cầu thận là thước đo để đánh giá chức năng thận. Mức lọc cầu
thận bằng tổng mức lọc của tất cả các nephron [26].
- Công thức Cockcroft và Gault (1976) [22]:
Với nam, MLCTcr (ml/phút) =
Với nữ, MLCTcr (ml/phút) =

( 140−T ) xP
0,814 x Cht


( 140−T ) xP
0,85 x Cht

T (năm): tuổi; P (kg): cân nặng; Cht (micromol/l): creatinin huyết thanh.
- Công thức Modification of Diet in Renal Disease (MDRD) ước đoán
mức lọc cầu thận từ creatinine huyết thanh [46].
MLCT (60 ml/phút/1,73 m2) = 186,3 x (creatinine máu)-1.154x (tuổi)-0.203
Nhân với 0,742 nếu là nữ, tuổi tính theo năm. Đơn vị của creatinine
máu là mg/dL. Trong đó 1 mg/dL ~ 88,5 µmol/l.
Chẩn đốn xác định bệnh thận mạn, khi tất cả các xét nghiệm vẫn bất
thường trong những lần xét nghiệm sau trong vòng 3 tháng.


5

1.1.3. Chẩn đoán các giai đoạn của bệnh thận mạn
Theo KDIGO 2012, dựa vào mức lọc cầu thận (MLCT) bằng hệ số
thanh thải creatinin ước đoán đã chia bệnh thận mạn thành 5 giai đoạn [50].

Hình 1.1. Giai đoạn của bệnh thận mạn
Nguồn: KDIGO 2012 [50]
1.1.4. Các triệu chứng của bệnh thận mạn
Ở giai đoạn đầu của bệnh thận mạn như giai đoạn I, II các biểu hiện
thường nghèo nàn như thiếu máu nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, tức hai bên hố thắt
lưng. Trong thời gian này, bệnh nhân thường khơng biết là mình mắc bệnh
thận mạn. Các biểu hiện lâm sàng bắt đầu xuất hiện rõ vào giai đoạn III, khi
MLCT giảm xuống dưới 20 ml/phút, creatinine máu tăng trên 300 µmol/l [15].
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh thận mạn có hội chứng ure máu cao ở
nhiều cơ quan khác nhau. Biểu hiện trên hệ tiêu hóa gồm chán ăn, buồn nơn,

nơn, nấc, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa biểu hiện bới táo bón hoặc đi
phân lỏng. Xuất hiện hội chứng nhiễm khuẩn, khó thở, thở kiểu Kussmaul,


6

thở ra mùi khai. Có các triệu chứng của hội chứng thiếu máu, da xanh niêm
mạc nhợt. Biểu hiện trên hệ thần kinh có thể xuất hiện mệt mỏi, nhức đầu, lơ
mơ, hơn mê. Ngồi ra có các triệu chứng phù, tiểu ít, tăng huyết áp, ngứa,
xuất huyết dưới da và niêm mạc [15].
Về cận lâm sàng của bệnh thận mạn có tình trạng siêu âm thận 2 bên
kích thước thận teo nhỏ, trừ một số trường hợp đặc biệt có kích thước thận
khơng tăng như thận đa nang, bệnh thận đái tháo đường. Các chỉ số ure,
creatinine máu tăng, albumin máu giảm. Biểu hiện trên cận lâm sàng của
thiếu máu có Hemoglobin máu giảm [15].
Theo Nguyễn Văn Tuấn (2021) nghiên cứu trên 130 bệnh nhân BTM
LMCK tại Nghệ An, triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là mệt mỏi
(83,8%). Có 53,1% bệnh nhân xuất hiện chán ăn, 31,5 % có nơn hoặc buồn
nơn, 33,1% có đau vùng thắt lưng. Triệu chứng toàn thân thực thể gặp nhiều
nhất là phù (92,3%), da xanh niêm mạc nhợt (80,8%). Có 70,8% bệnh nhân tăng
huyết áp. Đa số các bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu. Thiếu máu nhẹ chiếm
tỷ lệ cao nhất (48,5%). Các chỉ số ure, creatinine máu trung bình đều tăng [10].
ệnh

1.1.5. Bệnh thận mạn giai đoạn cuối
1.1.5.1. Định nghĩa
Bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) hay suy thận mạn giai đoạn
cuối (end stage renal disease - ESRD) là giai đoạn nặng nhất của bệnh thận
mạn với mức lọc cầu thận < 15mL/ph/1,73 m 2, biểu hiện bằng hội chứng tăng
urê máu, tình trạng này sẽ gây tử vong nếu không được điều trị thay thế thận [3].

Lựa chọn điều trị thay thế thận có ba hình thức [1]:
- Thận nhân tạo (hoặc lọc máu/thẩm tách máu, hemodialysis, HD)
- Thẩm phân phúc mạc (hoặc lọc màng bụng, peritoneal dialysis, PD)
- Ghép thận.


7

1.1.5.2. Điều trị lọc máu chu kỳ
Được áp dụng cho những bệnh nhân BTM giai đoạn 5 hoặc những
bệnh nhân BTM từ giai đoạn IIIb trở lên [50].
Lọc máu ngoài cơ thể hay còn gọi là thận nhân tạo là q trình lọc máu
diễn ra ở ngồi cơ thể để lấy ra khỏi máu các sản phẩm chuyển hóa và nước dư
thừa, dựa trên hai cơ chế cơ bản là khuếch tán và siêu lọc. Với bệnh nhân lọc
máu chu kỳ, mỗi tuần cần lọc 12 giờ, thường chia làm 3 kỳ, mỗi kỳ lọc 4 giờ.
Để thực hiện một cuộc lọc máu nhất thiết phải có máy lọc máu, đường
vào mạch máu, các vật tư tiêu hao, chất chống đông và hệ thống nước sử
dụng trong thận nhân tạo.
* Máy lọc máu gồm 3 chức năng chính là duy trì vịng tuần hồn ngồi
cơ thể, chức năng pha dịch, chức năng theo dõi.
- Duy trì vịng tuần hồn ngồi cơ thể: thiết lập hệ thống tuần hoàn
ngoài cơ thể gồm đường dẫn máu ra khỏi cơ thể đến bộ lọc (đường động
mạch), máu qua bộ lọc nhân tạo, đường dẫn máu từ bộ lọc trở lại cơ thể
(đường tĩnh mạch).
- Chức năng pha dịch: Dịch lọc được pha bởi máy lọc máu từ dịch lọc đậm
đặc và nước RO theo tỷ lệ nhất định. Sau đó dịch này sẽ bơm vào quả lọc thận.
- Chức năng theo dõi: Gồm bơm heparin, bẫy khí, hệ thống báo động
để đảm bảo an toàn cho cuộc lọc máu.
* Màng lọc thận nhân tạo: Tuỳ theo diện tích cơ thể bệnh nhân mà chọn
màng lọc có diện tích thích hợp. Tốc độ dịng máu trong vịng tuần hồn

ngồi cơ thể trung bình 250 ml/phút. Màng lọc được cấu tạo bởi hệ thống từ
10000 – 15000 sợi cellulose. Mỗi sợi đường kính 200 – 300 µm, độ dày 35 –
40 µm, cấu trúc rỗng bệnh trong, máu được lưu thơng trong lịng sơi lọc và
dịch lọc chảy bên ngoài sợi lọc theo hai chiều ngược nhau.
Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, sử dụng lại quả lọc, dây máu
là một giải pháp để hạ giá thành lọc máu. Quả lọc, dây máu có thể sử dụng lại


8

6 lần nhưng phải đạt mục tiêu an toàn cho người bệnh và phải đạt hiệu quả
trong buổi lọc theo hướng dẫn quy trình kĩ thuật Thận nhân tạo của Bộ Y tế
[3]. Phương pháp tái sử dụng quả lọc, dây máu bằng hai phương pháp thủ
công và bằng máy.
+ Mục đích nhằm loại bỏ các chất bẩn (máu, dịch) trong quả lọc và khử
trùng màng lọc sau khi sử dụng cho mỗi bệnh nhân riêng biệt nhằm giảm
nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân.
+ Quả lọc phải được đối chiếu, ghi rõ thông tin bệnh nhân tránh nhầm
lẫn. Test hóa chất tồn dư trước khi sử dụng cho bệnh nhân.
+ Ưu điểm của phương pháp rửa quả lọc bằng máy là hệ thống hoạt
động tự động, chính xác, có chương trình kiểm tra rách màng, kiểm tra dung
tích cịn lại của quả lọc. hóa chất tồn dư, hiệu quả hơn so với phương pháp
rửa quả lọc thủ công.
* Dịch lọc trong thận nhân tạo: là dịch được pha chế từ dịch lọc đậm
đặc với nước tinh khiết R.O theo tỷ lệ nhất định. Sau đó sẽ được tiếp xúc trực
tiếp với máu bệnh nhân và thực hiện quá trình trao đổi chất để thiết lập lại cân
bằng điện giải – kiềm toan cũng như thải bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein.
Khi lọc máu dịch A được trộn với dịch B và nước R.O theo tỷ lệ nhất định có
phần giống huyết thanh – dịch này được làm ấm, khử khí và vào quả lọc.
* Sử dụng chống đông trong lọc máu: do máu từ tuần hồn bệnh nhân

có nguy cơ đơng lại trong q trình lọc hoặc dây dẫn nên việc dùng chất
chống đông để duy trì vịng tuần hồn ngồi cơ thể là cần thiết. Heparin được
sử dụng.
* Đường vào mạch máu được coi là sống cịn với bệnh nhân bởi vì bất
kì một kỹ thuật lọc máu nào đều cần phải thiết lập một vịng tuần hồn ngồi
cơ thể. Các đường vào mạch máu được chia làm hai loại chính là đường vào
tạm thời, lâu dài. Đường vào mạch máu tạm thời sử dụng trong các tình
huống cấp cứu hoặc trong thời gian chờ đường vào mạch máu lâu dài (AVF,


9

AVG) trưởng thành. Đường vào mạch máu lâu dài hay được sử dụng nhất
gồm lỗ nối động tĩnh mạch (Arteriovenous fistula – AVF) và nối thông động
tĩnh mạch nhờ mảnh ghép (Arteriovenous graft – AVG).
Bệnh nhân LMCK thường được phẫu thuật làm AVF, thường là động
mạch quay – tĩnh mạch nền cổ tay. Máu của bệnh nhân được lấy ra qua một
kim có đường kính 14G, được dẫn ra hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể gồm
dây dẫn và quả lọc nhờ vào hệ thống bơm của máy thận nhân tạo. Tại quả lọc
máu được tiếp xúc qua màng bán thấm với dịch lọc đi ngược chiều theo một
hệ thống riêng, các chất lọc được loại bỏ và đào thải qua lỗ lọc từ khoang máu
sang khoang dịch lọc, sau đó máu được trả về cho người bệnh qua một tĩnh
mạch khác.
1.2. Virus viêm gan C
1.2.1. Lịch sử phát hiện virus viêm gan C
Virus viêm gan C (HCV) lần đầu được phát hiện trong phịng thí
nghiệm vào năm 1988 bởi nhóm nghiên cứu của G. Kou và Q. L. Choo cùng
các cộng sự và được định nghĩa là một virus RNA gây ra phần lớn các bệnh
viêm gan mà “không phải A, không phải B” và lây truyền qua đường tĩnh
mạch [66]. Báo cáo của nhóm nghiên cứu này được ra mắt vào năm 1989 khi

thực hiện mơ hình nhân dòng gen, một xét nghiệm cụ thể đã được phát triển
đối với virus viêm gan “không phải A, không phải B” lây qua đường máu.
Xuất phát điểm là một bộ gen của virus viêm gan C đã tập hợp từ nhiều đoạn
PCR nhỏ để nhân bản từ huyết thanh của một bệnh nhân bị nhiễm kiểu gen
1b [58].
Virus viêm gan C đã hiện diện trong một số quần thể người trong vài
thế kỷ, đặc biệt là HCV kiểu gen 1 và 2 ở Tây Phi và kiểu gen 6 ở Đơng Nam
Á [70]. Các kiểu gen phát sinh những trình tự riêng biệt tùy theo từng vùng
lãnh thổ, kiểu gen phụ 6d từ Việt Nam còn 6q chủ yếu từ Campuchia. Tỷ lệ
nhiễm HCV trong dân số nói chung là khác nhau giữa các nước Đông Á, dao
động từ khoảng 0,5% ở Singapore và Hồng Kông, khoảng 6% ở Việt Nam và
Thái Lan, và trên 10% ở Myanmar [70].


10

1.2.2. Dịch tễ học nhiễm HCV
1.2.2.1. Dịch tễ học nhiễm HCV trên thế giới
Nhiễm HCV tiếp tục là một trong những gánh nặng bệnh tật lớn mà thế
giới đang phải đối mặt. Từ năm 1990 đến năm 2013, viêm gan do HCV đã
tăng từ hạng 10 lên hạng 7 về các ngun nhân chính gây tử vong, trên cả tình
trạng nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người như HIV, sốt rét hoặc bệnh
lao, và là nguyên nhân tử vong do nhiễm trùng thứ hai trên toàn thế giới sau
nhiễm trùng đường hô hấp trên [66], [77].
Việc giảm tỷ lệ hiện mắc chủ yếu liên quan đến tỷ lệ tử vong của các
đối tượng bị nhiễm bệnh, nhưng cũng liên quan đến sự cải thiện trong việc
tiếp cận điều trị và giảm nhiễm khuẩn bệnh viện. Theo số liệu năm 2015 thì
1% dân số tồn cầu bị nhiễm HCV, với hơn 1,7 triệu trường hợp mắc mới vào
năm 2015, chủ yếu là do lây truyền qua đường máu do sử dụng ma túy ở các
nước phát triển, các nền kinh tế và tình trạng thiếu cảnh giác ở các nước đang

phát triển [66].
Có sự khơng cân đối về tỷ lệ nhiễm HCV trên khắp thế giới, trong đó
Ai Cập và Mơng Cổ là các quốc gia có tỷ lệ phơi nhiễm nhiều nhất, với 15%
mắc bệnh trong tổng số dân. Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, tỷ lệ hiện nhiễm viêm
gan C là dưới 1%, với sự suy giảm đáng kể trong 20 năm qua. Ở Pháp, tỷ lệ
hiện mắc bệnh giảm từ 1,2% năm 1996 xuống 0,8% năm 2011 và có lẽ nhiều
nhất là 0,40% vào năm 2020 [66].
Theo số liệu của WHO 2017, năm 2015 có tỷ lệ mới mắc HCV theo
từng khu vực, cao nhất là khu vực Đông Địa Trung Hải với 62,5/100000, thấp
nhất là khu vực Tây Thái Bình Dương với 6,0/100000 [71]. Ước tính có
khoảng 14.860.000 phụ nữ từ 15–49 tuổi bị nhiễm HCV trên toàn thế giới vào
năm 2019, tương ứng với tỷ lệ lưu hành bệnh là 0,78% [27].



×