SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
TRƯỜNG THPT BÌNH THẠNH ĐÔNG
------------
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY TRỰC TUYẾN
MÔN THỂ DỤC KHỐI 10, 11
Tác giả: NGUYỄN DUY KHÁNH
Bình Thạnh Đơng, tháng 10 năm 2021
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên:……Nguyễn Duy Khánh…………...
Nam, nữ: …Nam…..
- Ngày tháng năm sinh: 16 – 05 – 1992……….
- Nơi thường trú: tổ 24, ấp Bình Hòa, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh
An Giang.
- Đơn vị cơng tác: Trường Trung Học Phổ Thơng Bình Thạnh Đông.
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên.
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên Thể Dục.
II. Tên sáng kiến: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY
TRỰC TUYẾN MÔN THỂ DỤC KHỐI 10, 11.
III. Lĩnh vực: Thể Dục.
IV. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
- Xuất phát từ hiệu quả dạy học môn Thể dục:
Thể dục (TD) là môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thơng ở
nước ta hiện nay. Giảng dạy TD cho học sinh (HS) là một mắt xích quan trọng mục
tiêu giáo dục tồn diện của giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng,
có một thất bại mà nhiều giáo viên (GV) phải nếm trải, đó là hiện tượng học sinh
thiếu tập trung trong giờ học, học trước quên sau, thậm chí mệt mỏi, nhận thức và
hành vi của các em chưa đầy đủ trong việc học tập TD để rèn luyện thể chất. Đặc
biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng nỗ và diễn biến phức tạp trên thế giới
và ở nước ta, việc dạy và học TD cũng gặp những khó khăn lớn, dẫn đến hiệu quả
dạy – học rất thấp.
Xuất phát từ chính những giờ dạy chưa thành công của bản thân, buộc người
đứng lớp như tôi phải đi tìm nguyên nhân, mạnh dạn áp dụng những biện pháp,
hình thức tổ chức dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục.
Đồng thời ứng phó tốt với tình hình dịch bệnh cịn diễn biến phức tạp như hiện nay.
- Yêu cầu thực tế của việc dạy và học trực tuyến:
Dạy và học trực tuyến đang là yêu cầu và tất yếu hiện nay của ngành giáo dục.
Do đó, thực tế này đặt ra cho GV và HS những sự chuẩn bị cả về tinh thần lẫn vật
chất để tham gia hoạt động dạy – học một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, với sự phát
triển của cơng nghệ thơng tin (CNTT) trong bối cảnh hiện nay thì việc dạy và học
trực tuyến cũng trở nên đơn giản và có thể đáp ứng được yêu cầu về mặt thiết bị
cũng như các điều kiện để tổ chức dạy học.
Từ năm 2020 trở lại đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, việc tinh giảm
nội dung các môn học của Bộ GD cũng đã tác động rất nhiều đến chương trình, kế
hoạch và phương pháp dạy học của các cơ sở GD nói chung và GV giảng dạy mơn
TD nói riêng. Xét ở góc độ khối lượng chương trình, việc giảm bớt một số nội dung
không trọng tâm đã tạo điều kiện cho GV nghiên cứu, tổ chức các phương pháp,
công cụ dạy học một cách hiệu quả hơn trong quá trình dạy học của mình.
- Khảo sát thực tế:
Đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến môn TD lớp 10 và 11,
cùng với kinh nghiệm giảng dạy của bản trong những năm qua tôi nhận thấy thực tế
việc áp dụng các biện pháp trước đây của bản thân và một số GV còn tồn tại một số
vấn đề sau:
- Đối với giáo viên:
+ Phần lớn GV quan tâm tới việc việc ứng dụng CNTT trong dạy học trực
tuyến mơn TD lớp 10, 11. Song vẫn cịn một số GV chưa thực sự quan tâm tới hoạt
động này mà chủ yếu sử dụng các công cụ dạy học như một hình thức đối phó.
+ Một số GV quan tâm tới việc ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến mơn
TD lớp 10, 11 thì q trình thực hiện lại chưa đồng đều, thực hiện qua loa, sơ sài,
chiếu lệ.
+ Khi thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến mơn TD lớp 10, 11
thì một số GV còn ngại đổi mới, tiếp thu các phương pháp mới, công cụ và sự tiến
bộ của công nghệ, do đó lặp đi lặp lại các phương pháp đã sử dụng dẫn đến hiệu
quả chưa cao, HS khơng có hứng thú học tập.
- Đối với học sinh:
+ HS chưa chủ động, tích cực trong q trình học tập, một số em cịn học một
cách đối phó.
+ Bên cạnh một số HS có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để học trực
tuyến thì vẫn cịn nhiều HS gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị.
+ HS chưa thực sự nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc học tập
mơn TD nói chung và học tập bằng hình thức trực tuyến nói riêng. Từ đó nhận
thức, kĩ năng, thái độ và hành vi của các em còn hạn chế.
Cùng với kinh nghiệm giảng dạy và nhận thức chủ quan của bản thân về
những mặt còn tồn tại vừa nêu. Để có căn cứ cụ thể nhằm đề xuất các biện pháp
ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến môn TD lớp 10, 11, tơi đã tiến hành thăm
dị ý kiến của 13 đồng nghiệp trong về vấn đề này. Kết quả thu được như sau:
Có nghiên cứu ứng
Thường xuyên nghiên dụng
CNTT
cứu ứng dụng CNTT DHTT
trong DHTT môn TD
môn
trong Chưa bao giờ nghiên cứu
TD ứng dụng CNTT trong
nhưng không thường DHTT môn TD
xuyên
Số lượng
1
Tỉ lệ (%)
7,7%
Số lượng
2
Tỉ lệ (%)
Số lượng
15,4%
10
Tỉ lệ (%)
76,9%
Bảng 1: Kết quả thăm dò ý kiến của đồng nghiệp trong và ngoài trường
về nghiên cứu ứng dụng CNTT trong DHTT mơn TD.
Từ kết quả thăm dị trên cho thấy trong q trình dạy TD, rất ít GV đã nghiên
cứu để ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến mơn TD lớp 10, 11 của mình
(7,6%). Đặc biệt có nhiều GV chưa bao giờ nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy
học trực tuyến môn TD lớp 10, 11 (76,9%). Mặc dù vậy, hầu hết GV khi được hỏi
đều cho rằng việc áp dụng các biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến
môn TD lớp 10, 11 là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Cùng với xu thế chung hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đang được đổi mới
toàn diện và mạnh mẽ nhằm thực hiện 4 khuyến cáo giáo dục trong thế kỷ XXI của
UNESCO: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.
Trong những năm qua, sự bùng phát của đại dịch Covid – 19 làm ảnh hưởng trực
tiếp đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh sự
phát triển của công nghệ thông tin, dạy học trực tuyến vừa là yêu cầu, vừa là xu thế
để thích nghi với bối cảnh và thực tế đang diễn ra.
Tuy nhiên, thực tế dạy học trực tuyến (DHHTT) nói chung và dạy học TD nói
riêng cho thấy để dạy trực tuyến một cách hiệu quả, cần nhiều biện pháp cùng lúc
và sự vào cuộc của nhiều cá nhân, tổ chức. Thực tế dạy học TD nói chung TD lớp
10,11 nói riêng cho thấy còn nhiều giáo viên (GV) chủ yếu sử dụng PPDH trực
tuyến theo hình trình chiếu, thuyết trình một chiều, ít đầu tư cho việc đổi mới
phương pháp và nghiên cứu các công cụ giảng dạy trực tuyến hiệu quả. Điều này
cũng dẫn đến việc GV thực sự rất khó khăn để tạo hứng thú và giúp HS học học tập
tốt trong q trình giảng dạy. Do đó, quá trình học tập HS cũng chưa nhận thức và
thực hiện nhiệm vụ học tập một cách đầy đủ, hứng thú và hiệu quả. Vì vậy, nâng
cao chất lượng DHTT trong bối cảnh hiện nay là yêu cầu cấp thiết.
Từ những vấn đề nêu trên, bản thân tôi trong quá trình cơng tác đã suy nghĩ
nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng DHTT trong mơn
TD lớp 10 và 11. Do đó tơi chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy trực tuyến môn Thể dục khối 10, 11” để làm sáng kiến kinh nghiệm
của mình.
3. Nội dung sáng kiến
3.1. Tiến trình thực hiện :
- Quan điểm về dạy học trực tuyến:
Hiểu theo nghĩa rộng, DHTT là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào
tạo dựa trên CNTT và truyền thông, đặc biệt là CNTT. Theo quan điểm hiện đại,
DHTT là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như
máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu
được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thơng qua một máy tính hay điện
thoại thơng minh. Người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua khơng
gian mạng dưới các hình thức như: Thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến
(chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video…
Về hạ tầng CNTT của DHTT: Ngồi Internet, các hệ thống thơng tin truyền
thơng chỉ cần có yếu tố mạng cũng được coi là cơ sở công nghệ của DHTT. DHTT
là việc cung cấp nội dung thông qua tất cả các phương tiện điện tử bao gồm
Internet; Intranet; Trạm phát vệ tinh; Băng tiếng, hình; Tivi tương tác và
CDROOM. DHTT bao gồm tất cả các dạng điện tử (form of electronics) hỗ trợ việc
dạy và việc học.
- Đặc điểm của dạy học trực tuyến:
+ Về sự thuận tiện: Hoạt động DHTT có thể thực hiện phù hợp với số lượng
lớp đông. Với người quản trị, dễ dàng quản lý lớp học với số lượng lớn. Đối với
GV và HS có thể chủ động khơng gian giảng dạy và học tập (với các điều kiện cơ
bản để DHTT), chủ động về địa điểm và ít phải di chuyển phức tạp tới các địa điểm
như học tập trực tiếp trên lớp học.
+ Về chi phí: Chi phí cho lớp học với số lượng HS đông sẽ giảm so với chia ra
nhiều lớp nhỏ (Chi phí vận hành cơ sở vật chất, thiết bị, điện, nước…). Bên cạnh
đó, số lượng GV đảm nhận môn học cũng giảm xuống.
+ Người học: Tham gia học tập theo hình thức trực tuyến địi hỏi người học
phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần
thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với GV và các
thành viên khác. Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân,
tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra.
+ Về yếu tố công nghệ: Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người quản lý
sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả, chất lượng DHTT. Bên cạnh đó, hạ tầng CNTT
(mạng internet, băng thơng, chi phí...) cũng ảnh hưởng đáng kể tới tiến độ, chất
lượng giảng dạy và học tập.
3.2. Thời gian thực hiện:
- Học kì 1 năm học 2021 – 2022.
3.3. Biện pháp tổ chức :
* Biện pháp 1: Sử dụng phần mền PowerPoint trong soạn gián án để DHTT
môn TD lớp 10 và 11:
Giáo án và soạn giáo án là công cụ và là hoạt động cơ bản, quan trọng, cần
thiết mà mỗi GV khi lên lớp đều phải đảm bảo. Đối với dạy học nói chung và dạy
học trực tuyến nói riêng, việc tăng cường và sử dụng tích các lợi ích từ CNTT là
một trong những cách thức hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Do đó,
để tăng cường hỗ trợ của CNTT trong dạy - học theo hình DHTT mơn TS, GV cần
bắt đầu từ việc soạn giáo án, bài giảng. Trong biện pháp này, đề tài giới thiệu về
một công cụ phổ biến, hiệu quả để giúp GV soạn bài giảng lên lớp đó là phần mền
PowerPoint (PP).
- PowerPoint là một phần mềm trình chiếu trong bộ cơng cụ Microsoft Office,
được đơng đảo GV, HS hay giới văn phòng sử dụng cho những bài thuyết trình của
mình. Cùng với Microsoft Word và Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint đã trở
thành một thiết bị văn phịng khơng thể thiếu.
- PP là cơng cụ vơ cùng hữu ích khi được sử dụng rộng rãi và có nhiều cơng
dụng tuyệt vời, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục:
+ Giúp các GV soạn bài giảng, tạo các bài thuyết trình sinh động mang lại
hiệu quả cao.
+ Giúp quá trình tổ chức hoạt động giáo dục tạo bài giảng trực quan cho lớp
học.
+ PP cung cấp đầy đủ các công cụ để thầy cơ tạo ra những bài thuyết trình
thơng qua rất nhiều hiệu ứng slide để trình chiếu. Các hiệu ứng chuyển động trong
PP được kết hợp với nhiều nội dung khác nhau để tạo nội dung phong phú cũng
như ấn tượng, giúp HS dễ tiếp thu bài hơn.
+ Ngoài việc đơn giản hóa và giải phóng vai trị của bảng, PP cịn cung cấp
cho người học các kênh thông tin cơ bản như: kênh chữ, kênh tiếng, kênh hình,
kênh phim mà khơng phải ứng dụng hay phần mền nào cũng có thể đáp ứng.
Từ đó, khi thiết kế và tổ chức dạy học bằng PP, bài giảng mơn TD của GV
theo hình thức DHTT sẽ tăng sự hứng thú của HS và khắc phục được những hạn
chế của hình thức DHTT.
Hình 1: Một giao diện về slide trong PowerPoint.
- Một số thuật ngữ trong PP mà GV cần nắm để quá trình sử dụng đạt hiệu
quả:
+ Slideshow và Presentation (Trình chiếu và Trình bày): Khi nói về
PowerPoint, bạn có thể nhận thấy hai thuật ngữ này có khả năng hốn đổi cho
nhau. Chúng đại diện cho tài liệu tổng thể mà bạn tạo trong ứng dụng.
+ Slide: Mỗi slideshow trong PowerPoint chứa nhiều slide. Các slide này
giống như các trang mà GV có thể thêm vào bản trình bày của mình và sau đó
chuyển qua từng trang một.
+ Animation (Hoạt ảnh): Các animation là hiệu ứng hình ảnh cung cấp cho
slide của bạn một diện mạo độc đáo. Chúng cho phép bạn thêm các chuyển động và
sự lôi cuốn vào các phần tử trên slide.
+ Transition (Hiệu ứng chuyển tiếp): Transition cũng là công cụ trực quan,
nhưng bạn chỉ nhìn thấy khi di chuyển sang slide kế tiếp. Bằng cách sử dụng một
transition, GV có thể làm cho bài thuyết trình của mình thêm nổi bật trong mắt
người xem (HS) hoặc sử dụng nó để tạo các hiệu ứng ấn tượng.
Ngoài phần mền PP để soạn bài giảng, GV có thể sử dụng các phần mền
khác như: Adobe Presenter, Lecture Maker để soạn bài giảng điện tử theo chuẩn ELearning.
* Biện pháp 2: Sử dụng ứng dụng YOUCUT để chỉnh sửa, cắt ghép, chèn
nhạc video trong DHTT môn TD lớp 10 và 11:
Youcut là ứng dụng chỉnh sửa video chuyên nghiệp, giúp GV trong quá trình
giảng dạy TD có được những video đẹp mắt, thu hút HS. Với kho hiệu ứng đa
dạng, phong phú, ngoài chỉnh sửa GV cịn có thể cắt ghép, tạo video mới bằng hình
ảnh từ điện thoại, chèn nhạc vào video dễ dàng.
- Những tính năng chính ứng dụng youcut:
+ Chỉnh sửa, cắt, ghép nhiều video cùng lúc;
+ Tạo video mới từ kho ảnh trong điện thoại;
+ Hiệu ứng và bộ lọc video đa dạng, dễ dàng lựa chọn áp dụng;
+ Điều chỉnh tốc độ nhanh chậm video;
+ Chèn nhạc vào video từ kho nhạc có sẵn hoặc từ điện thoại;
+ Thay đổi tỷ lệ khung hình và đổi nền video;
+ Lưu video chất lượng cao về điện thoại hoặc chia sẻ mọi người.
- Cách tải và cài đặt:
+ Bước 1: Tải ứng dụng YOUCUT về điện thoại.
+ Bước 2: Lần lượt nhấn vào biểu tượng mũi tên --> Nhấn Cài đặt để tải ứng
dụng trực tiếp từ cửa hàng CH Play về thiết bị.
+ Bước 3: Khởi động ứng dụng sau khi tải xuống hồn tất. Nhấn vào biểu
tượng dấu + tại giao diện chính.
+ Bước 4: Tiến hành cấp quyền cho YouCut được truy cập ảnh, phương
tiện...trên điện thoại bằng cách nhấn vào Cho Phép.
- Cách sử dụng: Tại giao diện chính của ứng dụng chỉnh sửa, biên tập video
Youcut, bạn chọn vào biểu tượng dấu +.
+ Lựa chọn đến video cần chỉnh sửa với ứng dụng này.
+ Các chức năng chính của cơng cụ YouCut sẽ bao gồm:
Xén: Mục này cho phép bạn có thể: Cắt, tách video ra nhiều phân đoạn khác
nhau hoặc cắt đi những chi tiết thừa trong clip.
Âm nhạc: Bạn có thể thêm các bài hát u thích có trong thư viện điện thoại,
hoặc sử dụng những bài hát có sẵn trên YouCut để thêm vào video của mình.
Lọc: YouCut cung cấp cho bạn nhiều bộ lọc với đầy đủ màu sắc khác nhau từ
cổ điển, hiện đại, đến màu Film...
Hiệu ứng: Đây là chức năng mà nhiều người dùng sử dụng nhất trên công cụ
này. Rất nhiều hiệu ứng độc lạ như: Glitch, Shadow, Noise...để bạn có thể chèn vào
clip thêm phần thú vị hơn.
Văn bản: Thêm chữ, phụ đề vào video của bạn.
Nhãn dán: Chèn thêm các biểu tượng ngộ nghĩnh, đáng yêu vào trong clip
Tốc độ: Tăng hoặc giảm tốc độ cho video
Nền: Tại đây cung cấp nhiều định dạng video khác nhau để bạn có thể đăng
tải video lên nhiều nền tảng. Nếu như chỉnh sửa video, bạn cần lựa chọn định dạng
chuẩn 9:16.
+ Ngoài ra, YouCut cịn có một số chức năng khác để bạn có thể chỉnh sửa
video của mình như: Xoay, Lật, tăng giảm âm lượng cho video...
+ Khi đã thiết lập, biên tập ưng ý, để lưu lại video được chỉnh sửa bằng
YouCut, bạn chọn vào Lưu --> Lựa chọn chất lượng video --> Lưu để tải về điện
thoại.
Hình 2: giao diện của ứng dụng Youcut.
* Biện pháp 3: Sử dụng ứng dụng ZOOM để DHTT môn TD lớp 10 và 11:
- Những ưu điểm của việc sử dụng Zoom để dạy học trực tuyến: Zoom là
mạng xã hội học tập phổ biến có nhiều tính năng, thuận tiện cho hình thức DHTT.
Đây cũng là mạng xã hội mà nhiều cơ sở giáo dục hiện áp dụng cho quá trình dạy
học, hội họp của nhà trường. Sử dụng Zoom trong DHTT có những ưu điểm sau:
+ Tổ chức cuộc họp ở bất kỳ mọi nơi: Tổ chức hội thảo âm thanh, video và hội
thảo web với bất kỳ ai. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Zoom, người dùng còn nhận các
tính năng khác lập lịch biểu, ghi chú cuộc họp, chia sẻ màn hình, ghi cuộc họp và
nhắn tin tức thời. Người dùng có thể lên lịch cuộc họp với bất kỳ ai có địa chỉ email
người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp hợp lệ. Họ chỉ cần bấm vào liên kết được gửi
qua email để tham gia ngay cuộc họp trên trình duyệt web.
+ Tổ chức cuộc họp lớn, các sự kiện trực tiếp: Zoom còn cho phép mở các
cuộc họp (lớp học) lớn, các hội thảo trực tuyến, sự kiện tồn trường và thuyết trình
với tối đa 10.000 người dự với trải nghiệm nhất quán trên các nền tảng.
+ Hỗ trợ người dùng dễ dàng nắm bắt thơng tin cuộc họp: Người dùng có thể
ghi âm, quay video và ghi lại hoạt động của cuộc họp bằng chia sẻ màn hình bằng
hoặc tạo ghi chú cuộc họp ngay trên Zoom. Ngồi ra, bạn cịn có thể ghi âm cuộc
họp với tính năng được hỗ trợ trên nền tảng Teams. Các ghi chú này cũng dễ dàng
truy cập giúp người tham gia cuộc họp mới dễ dàng nắm bắt thông tin từ các cuộc
họp trước đây hơn.
+ Chia sẻ nội dung và cộng tác một cách dễ dàng: Một trong những ưu điểm
của Zoom đó là bạn có thể chia sẻ nội dung của mình và cộng tác dễ dàng trong
suốt cuộc họp thơng qua tích hợp liền mạch với các ứng dụng khác.
- Cách sử dụng Zoom dạy và học trực tuyến TD 10, 11: Trong bối cảnh dịch
bệnh lây lan với nhiều diễn biến khó lường, nhiều trường học đã hỗ trợ tối đa HS
của mình bằng nhiều phần mềm học trực tuyến từ xa để không làm ảnh hưởng đến
hiệu suất học tập của các em. Zoom Meeting là một trong những phần mềm hữu ích
nhất trong thời điểm lúc này. Biện pháp này hướng dẫn GV và HS cài đặt ứng dụng
Zoom để phục vụ cho việc dạy – học trực tuyến như sau:
Sau khi cài đặt xong ứng dụng Zoom cho điện thoại và máy tính GV tiến hành
đặt ký tài khoản như sau:
+ Bước 1: Tiến hành khởi động Zoom.
+ Bước 2: Sau khi ứng dụng được khổ động hiển thị ra màn hình thì đăng
nhập vào ô lựa chọn là “join in meeting và sign in”. Ở bước này bạn chọn “sign in”
để đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản.
Hình 3: Giao diện đăng nhập ứng dụng Zoom.
+ Bước 3: Sau khi lựa chọn Sign in sẽ hiện ra các ô để các bạn điền gmail và
mật khẩu. Lúc này các bạn chỉ cần tiến hành nhập đầu đủ thông tin sau đó ấn vào
“sign in” để đăng nhập (Lưu ý: trong trường hợp chưa có tài khoản cần chọn “sign
up free” và tiến hành nhập gmail để đăng ký tài khoản).
+ Bước 4: Sau khi đăng nhập gmail và bấm vào “sign up” thì các bạn chờ xác
nhận của Zoom đến và tiến hành xác nhận. Ngoài ra, để xác nhận các bạn nhấn nút
Activate Account có trong email gửi đến.
+ Bước 5: Sau khi các bạn đã tiến hành xác nhận thành công các Zoom sẽ đưa
ra cho các bạn 3 lựa chọn để đăng ký tài sản như sau:
. Sign in With Google: Phần này là sử dụng thông tin email của google để
đăng nhập Zoom, nếu các bạn chọn phần này sẽ không cần phải đặt mật khẩu cho
tài khoản Zoom.
. Sign in With Facebook: Phần này sử dụng thông tin tài khoản Facebook của
bạn để đăng nhập.
. Sign in With a Password: Phần này được nhiều người chọn vì nó sẽ không
gây ảnh hưởng hay có bất kỳ liên kết nào với các tài khoản khác của bạn.
. Bước 6: Đây là bước cuối cùng để đăng ký tài khoản zalo, ở bước này bạn
đăng ký tài khoản Zoom, hoàn thiện đầy đủ các thông tin Zoom yêu cầu là được.
+ Lưu ý: Zoom cho phép người sử dụng trực tiếp trên nền tảng website, tuy
nhiên việc sử dụng ứng dụng để có những trải nghiệm tớt nhất, thì GV và HS có thể
theo
dõi
các
hướng
dẫn
cài
đặt
Zoom
Meeting
theo
đường
link
sau: /> />- Hướng dẫn cách sử dụng Zoong Meeting cho GV và HS:
+ Bước 1: Tại mục New Meeing chọn mũi tên trỏ xuống để thiết lập cài đặt
cho phòng học. Tiếp theo bạn chọn star with video để bật/tắt chức năng phát video.
Lưu ý, máy tính cần phải có webcam để thu hình ảnh, với điện thoại thông minh và
máy tính bảng thì phải mở chức năng phát video. Cần chọn tài khoản đăng ký zoom
meeting, bạn sử dụng chức năng Copy ID để gử cho HS ID của phòng (lưu ý nếu
không có ID thì học viên sẽ không thể tham gia vào phòng).
Cuối cùng là hãy copy ID phòng học gửi cho HS, bạn có thể gửi link để mời
HS tham gia lớp học của mình mà không cần phải sử dụng tới mã phóng. Nhấn nút
copy invitation để lấy liên kết gửi cho học viên của bạn.
+ Bước 2: Sau khi tiến hành thiết lập trên hãy bắt đầu mở học học trực tuyến
bằng cách nhấn nút New Meeting.
+ Bước 3: Tạo giao diện phòng học, chọn invite. Tại đây, các bạn có thể mời
trực tiếp HS tham gia vào lớp của mình của email và cũng trong mục này bạn cần
sao chép meeting password để gửi cho học viên mật khẩu tham gia lớp học.
- Hướng dẫn HS tham gia phòng học online với Zoom: HS cần dùng phần
mềm chạy trên máy tính hoặc ứng dụng chạy trên điện thoại thông minh, máy tính
bảng sẽ cho chất lượng nghe, gọi tốt nhất và tại cửa sổ chính của phần mềm Zoom
Meeting chọn Join. Tại ô Enter meeting ID or personal link name hãy điền vào ID
lớp học được GV cung cấp, tiếp đến điền tên của bạn vào Enter your name. Khi
tiến hành xong những thiết lập trên, HS chỉ cần nhấn vào nút join là có thể tham gia
vào lớp học trực tuyến.
* Biện pháp 4: Tăng cường sử dụng CNTT trong một số hoạt động để
DHTT môn TD lớp 10 và 11:
- Sử dụng CNTT để tra cứu thông tin, tài liệu học tập:
Tra cứu thông tin, dữ liệu hỗ trợ học tập là hoạt động quan trọng. Vì vậy,
muốn thực hiện tốt khâu này HS cần nắm rõ các thông tin, nguồn dữ liệu để tra
cứu. Đặc biệt là HS cần nắm rõ phương thức và cách thức tra cứu dữ liệu. Đối với
môn TD để đảm bảo độ chính xác, tin cậy và phong phú của tài liệu học tập thì
ngồi việc HS cần có năng lực, kĩ năng tìm kiếm và đánh giá nguồn tài liệu, GV
cần hỗ trợ, giới thiệu và tư vấn cho HS trong hoạt động này.
Hiện nay, việc tìm kiếm thơng tin, dữ liệu nhằm phục vụ cho học tập nói
chung và mơn TD nói riêng trên internet có rất nhiều cơng cụ, trong đó các cơng
cụ tìm kiếm phổ biến thường được sử dụng như: google, search.netnam, vinaseek,
socbay,… Bên cạnh đó, GV cũng nên phát huy, tận dụng nguồn kiến thức từ các
trang web chính thống, có độ tin cậy khoa học cao để giới thiệu cho SV.
- Sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ các hoạt động tổ chức dạy – học:
Ngoài việc sử dụng các ứng dụng dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay như:
online Zoom Cloud; Meeting Google Classroom; online True Conf ;Microsoft
Teams…Thì việc sử dụng các mạng xã hội trong dạy học trực tuyến cũng cần được
GV nghiên cứu và áp dụng.
Thực tế cho thấy mặc dù các ứng dụng dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay
đều rất hiệu quả, tuy nhiên vẫn có những hạn chế nhất định như: mức độ ổn định về
đường truyền, tín hiệu, kí tự, hình ảnh thấp. Do đó việc kết hợp sử dụng Zalo,
viper, facebook… trong quá trình DHTT để tăng tương tác và cập nhật thơng tin
cho HS, phụ huynh là điều cần thiết. Để tăng hiệu quả của việc sử dụng các trang
mạng xã hội này, GV cần đưa ra các yêu cầu, quy định và nguyên tắc tương tác để
đảm bảo tính hiệu quả và khơng làm mất vai trị của mục tiêu học tập. GV đồng
thời cũng có thể sử dụng các trang mạng xã hội này để hình thành nhóm học tập
cho HS; giao bài tập, tương tác nhanh, hiệu quả cho HS và phụ huynh…
Hình 3: Minh họa về việc sử dụng mạng xã hội trong dạy học.
V. Hiệu quả đạt được:
Qua quá trình giảng dạy mơn TD lớp 10 và 11, tơi thường xuyên áp dụng các
biện pháp trên vào các tiết dạy, kết quả thu về là tín hiệu đáng mừng cho việc mạnh
dạn thay đổi và áp dụng trong quá trình DHTT của tơi:
- HS có thể tiếp nhận được kiến thức trong thời gian dịch bệnh Covid 19.
- Tiết học sôi nổi hơn, HS hứng thú hơn với bài học mơn TD.
- HS tham gia tích cực, nghiêm túc các hoạt động học tập mà GV tổ chức.
- Đặc biệt, HS nắm được kiến thức, hệ thống hóa được kiến thức đã học và
kiến thức khoa học các môn liên quan nhằm vận dụng vào việc giải các bài tập,
nhiệm vụ học tập.
Như vậy có thể thấy, kết quả thu về là tín hiệu ban đầu đáng mừng cho việc
mạnh dạn áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến của
tôi.
VI. Mức độ ảnh hưởng:
TD là môn học quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của mỗi HS. Dạy và
học TD nói chung và ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng DHTT nói riêng
đóng vai trị quan trọng trong suốt quá trình hình thành và trưởng thành về năng lực
thể chất của HS trong bối cảnh hiện nay. Làm tốt khâu này là động lực cho việc
thực hiện tốt q trình tổ chức dạy học nói chung và giáo dục tinh thần thể thao, rèn
luyện sức khỏe cho HS nói riêng.
Qúa trình thực hiện đề tài, tơi nhận thấy nếu được áp dụng một cách nghiêm
túc, khoa học thì các biện pháp đã đề xuất sẽ mang lại hiệu quả lớn trong việc nâng
cao chất lượng dạy và học trực tuyến môn TD 10, 11 cho HS và GV. Điều quan
trong nữa là đề tài đã giải quyết được những vấn đề mà trước đây trong quá trình
nghiên cứu tìm ra các giải pháp phù hợp GV cịn gặp những khó khăn. Đề tài khi
được áp dụng sẽ mang lại ảnh hưởng:
- Với học sinh: Được tiếp cận hình thực học tập mới, đáp ứng được yêu cầu
trong bối cảnh không thể học tập trực tiếp trên lớp. Từ đó xây dựng cho các em tiếp
cận được phương pháp, cách thức học tập, nghiên cứu mới.
- Với giáo viên: GV sẽ có thêm cách nhìn mới về PPDH nói chung và sử dụng
phương pháp, cơng nghệ trong DHTT mơn TD 10,11 nói riêng. Từ những giải pháp
mà đề tài xây dựng GV đồng thời cũng có thể tìm hiểu và áp dụng việc sử dụng
ứng dụng Zoom trong DHTT.
VII. Kết luận
Qua quá trình triển khai sáng kiến, đề tài rút ra một số kết luận, bài học kinh
nghiệm và đề xuất sau đây:
- Một số kết luận:
+ Đề tài đã tiến hành triển khai 04 biện pháp nhằm ứng dụng CNTT trong
DHTT môn TD lớp 10, 11.
+ Các biện pháp được triển khai trong đề tài xuất phát từ thực tiễn yêu cầu
giảng dạy và kinh nghiệm của bản thân tôi.
+ Đề tài đồng thời cũng khảo sát, đánh giá được hiệu quả mang lại sau khi áp
dụng các biện pháp.
+ Nếu được áp dụng hợp lý, khoa học những biện pháp của đề tài cũng sẽ có
những tác động lớn đối với q trình DHTT trong mơn TD lớn 10,11.
- Bài học kinh nghiệm:
+ Những nội dung được triển khai trong đề tài có thể áp dung cho việc ứng
dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng DHTT nói chung và TD 10,11 nói riêng.
+ Mỗi GV phải ln tìm tịi biện pháp thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất
cho từng năm học, và sự thay đổi về đối tượng, không gian và điều kiện dạy – học,
áp dụng biện pháp.
+ Khi thực hiện các giải pháp, GV cần phải thường xuyên trao đổi cùng Ban
giám hiệu, đồng nghiệp để kịp thời khắc phục những sai lầm, nâng cao được chất
lượng các giải pháp.
+ Một trong những kinh nghiệm quan trọng đó là, GV cần có các kĩ năng về
CNTT, hiểu biết và lựa chọn cơng cụ hợp lí để áp dụng và sử dụng trong quá trình
xây dựng các biện pháp.
- Một số đề xuất:
+ Các cấp lãnh đạo và nhà trường thường xuyên triển khai mở các lớp tập
huấn, bồi dưỡng thêm về việc đổi mới có hiệu quả các phương pháp dạy học cho
GV đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 còn diễn biến phực tạp.
+ Tăng cường tổ chức chuyên đề, các hoạt động chun mơn để GV có cơ hội
học tập, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
+ GV cần không ngừng học tập, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo
chất lượng của hoạt động giáo dục. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn
do các cấp tổ chức.
+ GV cần tích cực tham gia thường xuyên các diễn đàn về giáo dục và khoa
học công nghệ để cập nhật thường xuyên các thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thực
tế của giảng dạy là đạo tạo ra những nhân lực phù hợp với yêu cầu của thời đại.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo trên đây là đúng sự thật
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến
Người viết sáng kiến
Nguyễn Duy Khánh