Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Luận án tiến sĩ: Liên kết ViệnTrường trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật Cơ sở khoa học, thực tiễn và định hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.24 KB, 149 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

NGUYỄN ĐĂNG HẢI

LIÊN KẾT VIỆN - TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC
KỸ THUẬT - CƠ SỞ KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUÂN SỰ

HÀ NỘI - NĂM 2014


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NGUYỄN ĐĂNG HẢI

TÊN Đ


LIÊN KẾT VIỆN - TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC
KỸ THUẬT - CƠ SỞ KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Chỉ huy, quản lý kỹ thuật
Mã số:
62.86.02.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUÂN SỰ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH Phạm Thế Long

HÀ NỘI - NĂM 2014


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ cuối thế kỷ XX, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu không
thể đảo ngược, kéo theo sự hội nhập về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) và khoa học
và công nghệ (KH&CN). Tác giả Thomas L.Friedman, trong“Thế giới phẳng” đã chỉ
rõ những thể hiện của xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra một cách tự nhiên trong
quá trình phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của tất cả các nước. Thông qua hội nhập,
các nước phát triển có thể tận dụng được nhân cơng rẻ, tài nguyên thiên nhiên của các
nước chậm phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm để đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh. Mặt khác, qua hội nhập quốc tế các nước này có thể xuất khẩu được các
mặt hàng truyền thống, phát huy được nguồn trí lực và vật lực đã phát triển của mình.
Ngược lại, qua hội nhập, các nước kém và đang phát triển cũng có thể tận dụng được
vốn, kỹ thuật và trí tuệ như năng lực về KH&CN, năng lực quản lý của các nước phát

triển, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người dân và đất nước, khắc phục những
yếu kém về nguồn nhân lực, tài lực và vật lực,…
Ở tầm vi mơ, mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có những khó khăn nhất định
trong việc phát triển bản thân tổ chức mình. Những khó khăn này chủ yếu là do hạn
chế và yếu kém về nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực,… và không chỉ đối với
các tổ chức, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển mà còn đối với các tổ chức,
doanh nghiệp của các nước phát triển, vì nguồn lực ln ln là yếu tố có hạn mà
nhu cầu phát triển thì mỗi ngày một tăng. Liên kết, nói đơn giản, là hình thức cùng
góp chung các dạng nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và tin lực) để thực hiện
những công việc, nhiệm vụ mà các bên đều quan tâm, trên cơ sở tự nguyện, thỏa
thuận và cùng có lợi. Liên kết nhờ đó sẽ làm tăng thêm sức mạnh của mỗi đơn vị và
tạo ra những khả năng tốt hơn cho việc thực hiện các nhiệm vụ và phát triển mới.
Trong một quốc gia, sản xuất kinh doanh (SXKD), đào tạo nguồn nhân lực và
hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), phát triển công nghệ (PTCN) là những
lĩnh vực vực chủ chốt, có tầm ảnh hưởng sâu rộng và có tính quyết định đến sự phát
triển của đất nước. Vì vậy, liên kết giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học và
các doanh nghiệp trong môi trường pháp lý và xã hội do Nhà nước tạo ra và hỗ trợ,
được coi là trụ cột của sự phát triển của mỗi lĩnh vực và của cả đất nước. Nói cách
khác, xu thế hội nhập nói chung và xu thế liên kết là có tính tất yếu, tính thời đại rõ
rệt và là nhu cầu của tất cả các quốc gia, các tổ chức.


4

Đối với Việt Nam, theo Website Chính Phủ [41], những cơ hội khi hội nhập
kinh tế quốc tế là rất lớn, nhưng cũng phải đối mặt với khơng ít thách thức như:
Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng và
sâu hơn; vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia,... cũng trở nên phức
tạp và cấp bách hơn. Để vượt qua những thách thức này, KH&CN giữ vai trò động
lực, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 Khóa VIII (1996), kết luận của Hội

nghị Trung ương 6 Khóa IX (2002) của Đảng, và Luật KH&CN năm 2000 đã khẳng
định: “KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực thúc đẩy xã hội phát triển”.
Tầm quan trọng của KH&CN là như vậy, nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào
để phát triển KH&CN, đưa nhanh những thành tựu KH&CN tiên tiến vào sản xuất,
tạo ra và sử dụng tốt nhất nguồn nhân lực, vật lực, tài chính và thơng tin, trong khi
các nguồn lực KH&CN của chúng ta còn nhiều hạn chế? Mặt khác, bối cảnh hiện
đại hóa (HĐH) Quân đội và chiến tranh hiện đại địi hỏi phải có những vũ khí, khí
tài và trang thiết bị quân sự tiên tiến phục vụ cho nghệ thuật quân sự Việt Nam một
cách có hiệu quả. Điều này lại đặt ra vấn đề làm thế nào để có thể tăng cường năng
lực KH&CN thông qua đào tạo, NCKH để cải tiến và nâng cao năng lực sản xuất
quốc phòng, chế tạo vũ khí, khí tài mới đồng thời với khai thác và sử dụng có hiệu
quả vũ khí khí tài hiện có và trên cơ sở đó tạo điều kiện để phát triển nghệ thuật
quân sự Việt Nam lên tầm cao mới?
Trả lời cho những vấn đề đặt ra trên đây chính là thực hiện liên kết giữa các
Viện nghiên cứu với các trường đại học và cơ sở SXKD. Nói cách khác, liên kết
Viện-Trường, thể hiện qua liên kết ĐT-NCKH-SXKD là tất yếu và cấp bách không
những đối với Nhà nước mà còn đối với Quân đội ta hiện nay. Tuy nhiên, thực tế
những năm qua việc triển khai thực hiện liên kết Viện - Trường nói chung, liên kết
giữa nghiên cứu và đào tạo nói riêng ở Việt Nam mới chỉ đạt được những kết quả
hạn chế ở một vài lĩnh vực hoặc một vài đơn vị cụ thể. Thực trạng này có một phần
lí do về tổ chức: Hệ thống trường và viện, nhất là các trường viện hàng đầu cơ bản
vẫn là các hệ thống tách rời nhau; có một phần lí do về cơ chế, chính sách chưa phù
hợp và đồng bộ, chưa được xây dựng trên những cơ sở lí luận và thực tiễn được
nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học. Vì vậy, nghiên cứu “Liên kết ViệnTrường trong lĩnh vực Khoa học kỹ thuật - Cơ sở khoa học, thực tiễn và định hướng
phát triển” của đề tài Luận án, với hy vọng góp phần hồn thiện cơ sở lý luận và
phương pháp luận xây dựng và thực hiện liên kết Viện-Trường ở Việt Nam nói


5


chung và trong Quân đội nói riêng, là có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phương pháp luận chung về liên kết, làm rõ
những những nội dung lý luận và đặc điểm liên kết Viện-Trường ở Việt Nam và
trong Qn đội; đề xuất mơ hình định hướng phát triển liên kết phù hợp với điều
kiện Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp để phát triển và duy trì liên kết
Viện-Trường bền vững trong điều kiện Quân đội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về liên kết Viện-Trường trên thế giới và trong nước.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên kết Viện-Trường ở Việt Nam.
- Nghiên cứu định hướng phát triển liên kết Viện-Trường ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết Viện-Trường một cách bền
vững trong lĩnh vực KHKT do BQP quản lý.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án là lý luận về liên kết Viện-Trường
thông qua liên kết ĐT-NCKH-SXKD và định hướng phát triển bền vững và hiệu
quả liên kết Viện-Trường và ứng dụng trong lĩnh vực KHKT quân sự Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu lý luận của Luận án hạn chế trong phạm vi liên kết của
các nhà trường và viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực KHKT ở Việt Nam, không đề cập
đến liên kết Viện-Trường thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội, Nhân văn và Quân sự.
Vận dụng lý luận về liên kết Viện-Trường bền vững ở Việt Nam vào liên kết ViệnTrường trong lĩnh vực KHKT do BQP quản lý.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn; nghiên cứu tài
liệu và phương pháp chuyên gia, trên tinh thần quán triệt các cách tiếp cận Duy vậtBiện chứng, Lịch sử-Lôgic và Hệ thống-Cấu trúc để có các số liệu trung thực, chính
xác và đầy đủ. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp và lập luận lơgic để có
được những kết luận khách quan và khoa học, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện
pháp chính sách phát triển liên kết Viện-Trường bền vững và hiệu quả.
7. Đóng góp mới của Luận án

- Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về liên kết Viện-Trường với những đóng


6

góp khoa học mới: Xây dựng khái niệm về liên kết Viện-Trường; Bản chất, những
nguyên tắc cơ bản và nội dung chủ yếu của liên kết Viện-Trường.
- Phân tích và đánh giá thực tiễn của việc xác định những quan điểm, mục tiêu
đối với hoạt động liên kết Viện-Trường ở cơ quan và một số đơn vị thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nơng thơn (NN&PTNT) và Bộ Quốc phịng (BQP).
- Đề xuất định hướng liên kết Viện-Trường ở Việt Nam với việc xác định mơ
hình liên kết, mục tiêu, yêu cầu, nội dung và lộ trình thực hiện liên kết.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp thúc đẩy, phát triển liên kết trong lĩnh vực
khoa học kỹ thuật do Bộ Quốc phòng quản lý. Các giải pháp đề xuất góp phần định
hướng cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động R&D, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong tình hình
hiện nay đối với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học.
8. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1 trình bày một cách tổng quan lịch sử nghiên cứu và phát triển
(NC&PT) liên kết giữa các Trường Đại học và các Viện nghiên cứu thông qua liên
kết thực hiện nhiệm vụ ĐT-NCKH-SXKD trên thế giới và trong nước, chỉ ra thực
trạng, các lĩnh vực và định hướng nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận liên
kết đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm giải quyết; rút ra những
kết luận cần thiết để xác định hướng và nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài.
Chương 2 tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng liên kết
Viện-Trường. Cùng với việc làm sáng tỏ bản chất của liên kết Viện-Trường cùng
những nguyên tắc xây dựng và duy trì liên kết Viện-Trường bền vững, nội dung của
chương cũng tập trung trình bày thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc liên
kết Viện-Trường ở Việt Nam và trong Quân đội.

Chương 3 nghiên cứu đề xuất các định hướng và giải pháp cụ thể để phát triển
liên kết Viện-Trường ở Việt Nam nói chung và trong Quân đội nói riêng một cách
bền vững và có hiệu quả.
Chương 3 Kiểm tra kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Toàn bộ nội dung luận án được trình bày theo một lơgic thống nhất cả về nội
dung và kết cấu; gắn kết lý luận với thực tiễn xây dựng và duy trì liên kết bền vững.
Các kết quả chính của Luận án được phản ánh trong các bài báo khoa học, đăng trên
các tạp chí của Nhà nước và Quân đội.


7

Chƣơng I
TỔNG QUAN
Liên kết, hợp tác giữa trường đại học, các viện nghiên cứu và các doanh
nghiệp trong đào tạo nhân lực, NCKH và chuyển giao cơng nghệ (CGCN) có ý
nghĩa to lớn đối với sự phát triển của cả ba lĩnh vực. Liên kết cho phép khắc phục
những yếu kém của mỗi thành viên về nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao; vật
lực, tài lực, tin lực thông qua việc sử dụng kết hợp các nguồn lực này của các đơn vị
thành viên. Liên kết còn cho phép thực hiện được những nhiệm vụ phức tạp mà
riêng từng thành viên khơng có điều kiện thực hiện; cho phép tập trung trí tuệ của
các chuyên gia giỏi để đặt ra các bài tốn, những nhiệm vụ có giá trị khoa học và
thực tiễn cao. Liên kết quốc tế còn cho phép mở rộng các ưu việt trên đây trên phạm
vi quốc tế, tận dụng được những tài sản khoa học và công nghệ cao. Liên kết, hợp
tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các đơn vị SXKD có ý nghĩa và vai
trị quan trọng trong việc phát triển KT-XH và là một bộ phận cốt lõi của Hệ thống
đổi mới quốc gia (HTĐMQG) của các nước. Vì vậy, liên kết và hợp tác khơng
những được các tổ chức khoa học và doanh nghiệp quan tâm mà chính phủ các
nước cũng ln khuyến khích thúc đẩy các hoạt động liên kết này vì mục tiêu phát
triển của xã hội. Tuy vậy, xây dựng và thực thi quan hệ liên kết cũng phải đối mặt

với nhiều thách thức như những vấn đề về lợi ích, về sở hữu trí tuệ (SHTT) và
những vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành thực hiện các nhiệm vụ liên kết.
Đối với Việt Nam, liên kết đã được nhắc đến như một phương thức hoạt động
quan trọng để giải quyết những khó khăn, trước hết là về nguồn lực và trên thực tế
liên kết đã được các viện nghiên cứu và các trường đại học thực hiện trong cả đào
tạo, nghiên cứu và CGCN.
Tổng quan về nghiên cứu liên kết Viện-Trường trên thế giới và trong nước để
có được cái nhìn tổng thể, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu phát triển.
1.1. Nghiên cứu liên kết giữa các Trƣờng Đại học với các Viện nghiên cứu
ở nƣớc ngoài
Hoạt động liên kết Viện-Trường là một lĩnh vực hoạt động xã hội rất rộng,
liên quan đến lý luận về tổ chức, cơ chế hoạt động, quản lý và điều hành quá trình
hoạt động của quan hệ liên kết, đến chính sách hỗ trợ và thúc đẩy các mối quan hệ
liên kết này phát triển và duy trì bền vững đối với liên kết nội bộ trong mỗi đơn vị,
liên kết trong nước và liên kết quốc tế.


8

Tổng quan về liên kết Viện-Trường sẽ tiến hành với quan điểm hệ thống, toàn
diện và theo các hướng căn bản sau: (1) Vai trị, vị trí của quan hệ liên kết ViệnTrường; (2) Những nghiên cứu liên quan đến bản chất của xây dựng và hoạt động
liên kết Viện-Trường; (3) Nghiên cứu về vai trị, chính sách thúc đẩy liên kết ViệnTrường của Nhà nước; (4) Một số trường hợp liên kết cụ thể của các tổ chức, doanh
nghiệp.
1.1.1. Những nghiên cứu về vai trị, vị trí của liên kết Viện-Trƣờng
Nguồn lực của một quốc gia, một tổ chức luôn luôn là hữu hạn, bị hạn chế
trong thực hiện các mục tiêu KT-XH và KH&CN. Trong khi đó, liên kết ViệnTrường là sự hình thành một tổ chức chung của hai hay nhiều tổ chức thành viên
tham gia với sự đóng góp một tỷ lệ nguồn lực và chia sẻ trách nhiệm theo thỏa
thuận để thực hiện các nhiệm vụ chung, phục vụ lợi ích của các bên [57, 65].
Trong các tài liệu trên, nhiều lý luận và kinh nghiệm về liên kết Viện-Trường
được tổng kết và hệ thống hóa. Đặc biệt các tài liệu này đã xem xét các liên kết và

quan hệ đối tác trong bối cảnh của chuỗi giá trị; xem xét các khái niệm về hợp tác
công bằng và hợp tác không công bằng, là hai loại chính của liên kết. Ngồi ra,
trong các tài liệu này, vấn đề về các quy định quốc gia và quốc tế và những vấn đề
về thành lập, quản lý rủi ro,… được xác định là những vấn đề có thể ảnh hưởng đến
việc hình thành và thực hiện các liên kết và được trình bày một cách chi tiết.
Người ta ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc liên kết trong nghiên cứu
và đào tạo vì qua đó, nhà khoa học có thể sử dụng kiến thức và những nguồn lực
của đơn vị khác một cách có hiệu quả [74]. Để làm rõ tại sao lại phải liên kết ViệnTrường, tác giả HU Feng đã chỉ ra rằng các trường đại học rất khác với các viện
nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ. Nhiều nghiên cứu khoa học và đổi mới đều xẩy
ra tại trường đại học, từ đó có thể chuyển hóa thành sản phẩm để sử dụng trong sản
xuất và đời sống xã hội thông qua quan hệ liên kết Viện-Trường. Với ý nghĩa đó,
Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các trường đại học, các
viện nghiên cứu và các ngành công nghiệp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của
KH&CN [58].
Về vai trò của liên kết Viện-Trường, tác giả Paul A. Agrenti đã khẳng định
rằng trong liên kết Viện-Trường, nguồn lực của các thành viên được tích hợp một
cách hài hịa; sự tích hợp tạo nên sức mạnh vượt trội so với tổng của các sức mạnh
thành phần [47].


9

R&D là hoạt động chủ yếu để phát triển KH&CN và trực tiếp đổi mới công
nghệ doanh nghiệp. Liên kết là phương thức hoạt động quan trọng trong R&D, qua
đó tận dụng được sức mạnh của các dạng nguồn lực. Trên thực tế, hoạt động liên
kết có vai trị quan trọng trong việc tạo động lực cho sự phát triển của nhiều lĩnh
vực. Trong ngành công nghiệp, liên kết là nhân tố phát huy mạnh mẽ việc phát triển
nghiên cứu R&D, thúc đẩy đổi mới công nghệ. Một nghiên cứu năm 2011 của Đại
học McGill cho biết, đã đề xuất một tầm nhìn mới cho quan hệ đối tác ngành cơng
nghiệp-trường đại học, có thể phục vụ như là một mơ hình quốc gia để thúc đẩy

nghiên cứu của Canada và đã thành công. Quan hệ đối tác này lấp đầy cái gọi là
“thung lũng chết” của NCKH và PTCN, của việc đưa tiến bộ KH&CN vào thực tiễn
và của sự đổi mới, đồng thời đưa ra những giải pháp để các tổ chức khác nhau có
thể làm việc cùng nhau và cùng ngành công nghiệp, phục vụ cho lợi ích của mỗi tổ
chức đó và của quốc gia [83].
Ngày nay, đổi mới đang là một định hướng và phương thức phát triển trong
mọi lĩnh vực. Đổi mới và liên kết là có mối quan hệ chặt chẽ. Liên kết vừa là công
cụ và phương thức quan trọng để đổi mới vừa là đối tượng của đổi mới. Tác giả K.
Ramanathan đã khẳng định, các viện nghiên cứu và các trường đại học là động lực
thúc đẩy đổi mới và CGCN, đồng thời ông cũng đề cập đến vấn đề xây dựng quan
hệ đối tác Viện-Trường để CGCN và thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu,
nhấn mạnh vai trò của HTĐMQG trong việc thúc đẩy và tạo ra các mối liên kết
Viện-Trường và liên kết quốc tế [99]. Ngồi ra K. Ramanathan (2012) cịn nghiên
cứu về cấu trúc của HTĐMQG trong mối liên hệ với liên kết và quan hệ đối tác
giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp vừa và nhỏ [63].
Tác giả Adam Holbrook, trong bài “Đổi mới trong hệ thống: Áp dụng đối với khoa
học, cơng nghệ và chính sách đổi mới” đã trình bày về vấn đề đổi mới trong khoa
học, công nghệ và liên quan đến những đổi mới này là chính sách của Nhà nước và
nhấn mạnh rằng trong HTĐMQG các tổ chức hàn lâm (viện nghiên cứu và các
trường đại học), các doanh nghiệp và Nhà nước và mối quan hệ cộng tác, liên kết
của các tổ chức này tạo thành một hệ thống hữu cơ, bổ trợ cho nhau trong thực thi
những định hướng đổi mới quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến KT-XH của Nhà
nước. Trong HTĐMQG, Nhà nước cần phải đảm bảo môi trường pháp lý, KT-XH
và xây dựng một hệ thống chính sách và cơ chế thích hợp để đổi mới và liên kết
phát triển bền vững [45].
Nhiều tác giả đã chú ý đến vai trò của liên kết trong phát triển R&D, đưa


10


nhanh kết quả nghiên cứu vào SXKD cũng như phát triển trí thức mới. Tác giả Zita
P. Corria đã trình bày quá trình chuẩn bị điều kiện để phát triển một tổ chức liên kết
trong một tổ chức kỹ thuật R&D. Kết quả của một cuộc khảo sát trực tuyến đã làm
rõ các yêu cầu cơ bản đối với nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng và các công cụ cho
tổ chức cộng tác loại này [52]. Một tiểu ban của nhóm làm việc đặc biệt về hoạt
động liên kết dài hạn theo thỏa thuận của New Zealand (2008) đã có một báo cáo về
“Cộng tác trong nghiên cứu và phát triển đối với cơng nghệ hiện có, cơng nghệ mới
và công nghệ đổi mới, bao gồm cả các giải pháp cùng thắng” đã chỉ rõ môi trường
được phép áp dụng là môi trường thế nào; chỉ rõ nội dung hoạt động liên kết R&D
đối với công nghệ hiện đại, mới và đổi mới cũng như vai trò của cơ quan hữu quan
trong việc thúc đẩy các quan hệ hợp tác R&D này [67]. Cũng về liên kết trong hoạt
động R&D, tác giả Ilkka Vaananen đã bàn đến sự phát triển các mơ hình đối với
việc nghiên cứu, tích hợp R&D trong tạo ra tri thức mới [107]. Trong bài “Intel
Labs europe” đã cho thấy một mạng các phòng thí nghiệm R&D của Intel trên tồn
Châu Âu được liên kết lại nhằm nắm bắt những yêu cầu, đặc điểm khách hàng của
từng nước, từng khu vực để hoạt động R&D đáp ứng không những yêu cầu về phát
triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm mà còn tạo nên một
sức mạnh mới cho Intel trong việc kết hợp hoạt động của mạng các phòng thí
nghiệm đó. Điều này cũng thể hiện rõ vai trị quan trọng của liên kết trong việc tạo
ra sản phẩm mới, đổi mới sản phẩm để đáp ứng ứng nhu cầu của khách hàng tại mỗi
nước [2].
Trong lĩnh vực GD&ĐT, liên kết cho phép tận dụng các nguồn nhân lực, vật
lực và tài chính để làm cho hoạt động GD&DT đạt được những kết quả tốt hơn,
đồng thời cũng đảm bảo các kết quả nghiên cứu có chất lượng cao, tác động đến
chính sách giáo dục, làm cho chính sách giáo dục và những vấn đề quản lý GD&ĐT
có tính thực tiễn cao hơn [48]. Tác giả Susan K. Patterson, trong bài “Public School
and University Partnership: Problems and Possibilities” đã đề cập đến quan hệ đối
tác giữa các trường đại học và các trường trung học cơng, trong đó đã làm rõ những
vấn đề đặt ra cần giải quyết cũng như những khả năng cho việc thiết lập và quản lý,
điều hành hiệu quả mối quan hệ này [96]. Viện Meiji Institute of advanced Study of

Mathematic Science, với cơng trình “Education & Research Exhanges” (2003), đã
dựa trên mơ hình hóa và phân tích một phần mạng tồn cầu để xác định các điều
kiện và tham số cho tăng cường công tác đào tạo và thúc đẩy NCKH theo phương
thức hợp tác [85]. Tác giả Elizabeth l. Hale, trong “Preparing school principles: A


11

national perspective on policy and program innovative” (2003), cho rằng để bước
vào thế kỷ 21, đối với ngành giáo dục đòi hỏi phải khắc phục nhiều yếu tố thể hiện
sự yếu kém trước đây bằng việc chuẩn bị các yếu tố cho đổi mới trong lãnh đạo các
nhà trường thông qua các chính sách của Nhà nước và để làm tốt điều này thì phải
xây dựng quan hệ đối tác giữa nhà trường với các lĩnh vực khác và cuối cùng cần có
sự quan tâm và hỗ trợ của Nhà nước [62].
Trên phạm vi quốc tế, liên kết là phương thức để các nước có thể tận dụng sức
mạnh của nhau, phổ biến kiến thức công nghệ và CGCN để góp phần làm cho kinh
tế phát triển. Tổ chức APEC, năm 1998 đã đưa ra một kịch bản về liên kết của
ngành công nghiệp về KH&CN trong thể kỷ 21, trong đó đã nêu tầm nhìn, những
ngun tắc của việc xây dựng quan hệ liên kết và hoạt động nghiên cứu trong liên
kết; cơ chế hoạt động liên kết trong tiếp cận thông tin, phát triển nguồn nhân lực,
cải thiện bầu khơng khí làm việc, tăng cường đối thoại chính sách và quan điểm; tạo
thuận lợi cho hoạt động của mạng và quan hệ đối tác [46]. Vấn đề liên kết quốc tế
cũng đã được nhiều tác giả khác quan tâm nghiên cứu. Tác giả Magnus Korlson, với
“The Internationalization of corporation R&D” cho biết, xu hướng hiện đại chỉ ra
rằng các tập đoàn đa quốc gia đang xây dựng các mạng R&D phân bố (IBM,
Microsoft, Ericsson,.) và do đó việc quản lý hoạt động của các cơ sở này gặp nhiều
trở ngại. Nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức và cơ chế điều hành các hoạt động này
trên cơ sở liên kết là một vấn đề rất được quan tâm [69]. Tại Hội nghị quốc tế lần
thứ 12 về cấu trúc khái niệm, tác giả Aldo de Moor với bài “Improve the Testbed
development process in collabortories” (2004), đã trình bày vấn đề cộng tác trong

việc tạo ra môi trường của sự liên kết, để đảm bảo một môi trường cho phép các nhà
khoa học sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả hơn [86]. Các tác giả Stuart
Macdonal và Tom Chrisp, trong bài “Nhận thức rõ mục đích của quan hệ đối tác”
cho biết, một công ty dược phẩm của Anh đã thiết lập quan hệ đối tác với tổ chức từ
thiện quốc gia, qua đó xây dựng quan hệ với cơng chúng và để hồn thiện việc sản
xuất thuốc. Nhưng do nhận thức về mục đích của quan hệ đối tác là chưa đầy đủ,
chưa gắn nhiệm vụ với mục đích của quan hệ đối tác này nên nhiều lợi ích của cả cá
nhân, xã hội và của công ty đã bị bỏ qua [80].
Trong một nỗ lực làm rõ vai trò của liên kết quốc tế đối với đối với việc phổ
biến công nghệ trên phạm vi rộng lớn, tác giả Sorin M.S. Krammer (2009) trong bài
“Liên minh quốc tế và phổ biến công nghệ” đã tiến hành phân tích ngành cơng nghệ
tồn cầu. Qua đó, đã đánh giá các yếu tố quyết định các hiệp định công nghệ quốc


12

tế trong ngành cơng nghiệp tồn cầu giai đoạn 1985-1996. Nghiên cứu này đã đưa
ra các số liệu về việc thành lập, CGCN và hoạt động liên kết trong ngành công
nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy các thành phần tham gia liên kết trong công
nghiệp và trong lĩnh vực sản xuất, sự kết hợp kinh nghiệm của họ về liên kết, sự gắn
bó chính thức đang tồn tại đã khuyến khích CGCN. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ
ra những khác biệt trong bảo vệ quyền SHTT, trong sự dân chủ về chính trị và sự
khác nhau trong chuẩn mực lao động giữa bên nhận và bên giao và cho thấy là
những khác biệt này có tác động khơng tốt lên tỷ lệ các hợp đồng trong khi các rào
cản thương mại lại làm tăng tỷ lệ này [73]. Cũng với mục đích phổ biến kiến thức
và kinh nghiệm về xây dựng, điều hành hoạt động liên kết, tác giả K. Pavitt trong
“Public policies to support basic research: What can the rest of the World learn
from US theory and practice”, đã trình bày mơ hình lý thuyết hỗ trợ cơng đối với
nghiên cứu cơ bản được phát triển ở Mỹ vào cuối những năm 50. Mơ hình đã giúp
rất nhiều cho kinh nghiệm thực tiễn và hoạch định chính sách về liên kết. Tác giả

cũng trình bày những khó khăn, thách thức trong việc hoạch định chính sách nhà
nước đối với vấn đề này, nhưng khẳng định, những kinh nghiệm của Mỹ và các
nước Bắc Âu là những bài học quý cho những ai quan tâm [97].
Ngày nay, xây dựng quan hệ liên kết, đối tác đã là một lĩnh vực chiến lược
quan trọng của các nước, qua đó định hướng hoạt động liên kết cho tất cả các viện
nghiên cứu, trường đại học và lĩnh vực SXKD, đồng thời cũng định hướng cho việc
hoạch định chính sách quốc gia và quốc tế. Tháng 10 năm 2003, Tổ chức SHTT thế
giới (WIPO), với sự tài trợ của Quỹ Nhật Bản-In-Trust, đưa một loạt các nghiên cứu
quốc gia trong bảy quốc gia châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines,
Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan) về "Phát triển quan hệ đối tác trường Đại họcNgành Công nghiệp nhằm thúc đẩy đổi mới và chuyển giao cơng nghệ". Mục tiêu là
tìm hiểu sự phát triển hiện tại trong lĩnh vực này ở mỗi nước. Thông qua các báo
cáo quốc gia này, người ta tổng kết và rút ra kết luận chung về các yếu tố chứng
minh là quan trọng trong việc tăng cường quan hệ liên kết trường đại học-ngành
công nghiệp. Cuối cùng, những kinh nghiệm đã rút ra sẽ được sử dụng để phục vụ
cho việc hoạch định chính sách để phát triển quan hệ liên kết trường đại học-ngành
công nghiệp nhằm thúc đẩy đổi mới và CGCN [111].
Qua khảo sát một số cơng trình nghiên cứu được cơng bố trên đây, có thể
khẳng định, quan hệ liên kết, đối tác đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực hoạt
động nghiên cứu, sản xuất, đào tạo trong phạm vi mỗi quốc gia và cả trên phạm vi


13

quốc tế. Các nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng của liên kết trong việc
khắc phục sự thiếu thốn hay yếu kém về nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực và
tin lực; khẳng định sự thành công trong nhiều lĩnh vực như SXKD, đào tạo nguồn
nhân lực, nghiên cứu R&D, CGCN trong phạm vi các doanh nghiệp, quốc gia và
quốc tế; khẳng định rằng chính liên kết đã cho phép sử dụng và phát huy các nguồn
lực của các đối tác một cách có hiệu quả hơn. Đồng thời, qua nghiên cứu cũng cho
thấy, liên kết cịn có vai trị to lớn trong HTĐMQG và là một phương thức quan

trọng trong thực hiện đổi mới của mỗi nước. Mặt khác, qua nghiên cứu cũng khẳng
định, để liên kết thành cơng, vai trị của Nhà nước và chính quyền các cấp trong
việc tạo ra mơi trường pháp lý, KT-XH và hỗ trợ cho liên kết là có tính quyết định
đến sự thành cơng của hoạt động liên kết.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quan hệ liên
kết, đối tác Viện-Trƣờng
1.1.2.1. Những nghiên cứu về đối tác và nội dung liên kết
Nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, trong đó tài liệu
“Business and Service, Allance & Parnership”-Web CSEM-2013 đã trình bày mục
tiêu, đặc điểm của quan hệ liên kết của các trung tâm nghiên cứu, các trường đại
học và các đối tác công nghiệp; làm rõ các đặc điểm về nội dung và mục tiêu của
từng loại quan hệ đối tác; trình bày các sáng kiến quốc gia và các sáng kiến của liên
minh Châu Âu như những thí dụ điển hình về quan hệ đối tác giữa các trường đại
học và các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp [65].
1.1.2.2. Những nghiên cứu về tổ chức và mơ hình liên kết
Tổ chức và mơ hình liên kết là những nội dung nền tảng, là xương sống của
mọi quan hệ liên kết, trên cơ sở đó, các hoạt động liên kết diễn ra. Cơ cấu tổ chức
và mơ hình thực tế thực hiện liên kết do đó được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu phát triển. Tác giả Jonathon N. Cummings, trong bài “Collaborative
Research Across Disciplinary and organizational Boundaries” coi khái niệm về
khoa học và kỹ thuật bao hàm sự cộng tác liên bộ môn và đôi khi phải liên kết nhiều
tổ chức. Bài báo cũng trình bày những vấn đề thuộc về điều hành mối quan hệ liên
kết này; chỉ ra phương thức điều hành để đạt hiệu quả cao. Để có cách tiếp cận đúng
đắn khi xây dựng một quan hệ đối tác, người ta cũng cần xác định dạng thức của
các quan hệ đối tác [53]. Về khía cạnh này, tác giả Rob Kling trong “Scientiffic
Collaboratories as Socio-Technical Interaction Netwworks” khi xem xét cách tiếp


14


cận đã coi các tổ chức liên kết như một mạng tích hợp xã hội-kỹ thuật và đưa ra một
mơ hình thực hiện mơ hình hóa mạng tương tác xã hội-kỹ thuật, giúp hoàn chỉnh
hơn sự hiểu biết về các điều kiện và các hoạt động nâng cao tính bền vững của
mạng [71]. Tác giả Thomas A. Finholt trong “Collaboratories as a new form of
scientific organization” cũng coi các tổ chức liên kết như một tổ chức khoa học mới
[59]. Tác giả Yarime Masaru trong “Institutionalizing Substanability Innovation”
coi các trường đại học như nền tảng để liên kết [81].
Cùng với việc xác định quan hệ liên kết như những tổ chức hay mạng các tổ
chức khoa học, các nhà khoa học còn đi sâu nghiên cứu và phát triển về các mơ
hình liên kết cho việc thực hiện các nhiệm vụ liên kết cụ thể. Tác giả Ilkka
Waanamen, trong “Development of Models for R&D intergrated learning in
knowledge production” đã nghiên cứu phát triển các mơ hình liên kết trong hoạt
động R&D sản sinh ra tri thức [107]. Cũng với quan điểm rằng mạng các quan hệ
liên kết là một mạng tích hợp xã hội-kỹ thuật, tác giả Brian Wixted với bài “The
Structures, Purpose and Funding of Academic Research Network” đã đặt ra nhiệm
vụ đánh giá về cấu trúc và chức năng của các mạng nghiên cứu hàn lâm ở các lĩnh
vực có liên quan (quản lý, kinh tế,…) ở một số nước như Úc, Châu Âu, Mỹ,…
[110], còn tác giả Mark Lundy với cơng trình “Learning alliance with development
partners. A framework for outscaling research outputs” đã trình bày những kiến
thức cơ bản về quan hệ liên kết giữa các nhà nghiên cứu R&D trong một liên minh
nghiên cứu với các đối tác khác; chỉ ra những mơ hình khác nhau của sự liên kết
nhằm làm tăng giá trị cho đào tạo và nghiên cứu [78]. Tác giả Richard J. Masika
trong “Collaboration Models in Training of Engineering personnel” (2010) đã trình
bày các mơ hình liên kết đào tạo cán bộ kỹ thuật ở đại học [82], trong khi James A.
Severson với bài “Models of University-Industry Cooperation”, (2004) lại đưa ra
mơ hình kết nối văn hóa giữa trường đại học và ngành cơng nghiệp trong liên kết
theo định hướng thương mại hóa các cơng nghệ mới, cơng nghệ hữu ích và trình
bày các phương pháp CGCN giữa trường đại học và ngành cơng nghiệp; trình bày
đạo luật nổi tiếng và được vận dụng nhiều về vấn đề này là đạo luật Bayh-Dole của
Mỹ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ đối tác giữa trường đại học và

ngành công nghiệp [101]. Cuối cùng, phải kể đến cơng trình của Paula Allen
Meares và đồng nghiệp, trong cơng trình “Using Collaboratory Model to Translate
Social work Research into practice and Policy” (2009) đã đánh giá 10 dự án cộng
tác về trẻ em và thanh niên, áp dụng các nguyên tắc của quan hệ liên kết trong


15

nghiên cứu cùng các giải pháp kỹ thuật tương ứng [84].
1.1.2.3. Nghiên cứu về liên kết ảo
Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống máy tính, truyền thơng kỹ thuật số và
cơng nghệ lập trình, làm việc trong khơng gian ảo là một thế mạnh của thời đại kỹ
thuật số. Nhiều nhà khoa học và các tổ chức nhà nước, tư nhân đã dành nhiều cơng
sức và trí tuệ để xây dựng và nghiên cứu về không gian ảo và liên kết ảo. Tác giả
Zita P.Corria trong “Building a Collaboratory in an engineering R&D organization”
đã nghiên cứu và trình bày các kết quả đạt được cho đến nay trong quá trình chuẩn
bị điều kiện để phát triển một tổ chức cộng tác trong một tổ chức R&D kỹ thuật.
Kết quả của việc khảo sát trực tuyến đã làm rõ các yêu cầu cơ bản đối với nhiệm vụ
phát triển cơ sở hạ tầng và các công cụ cho tổ chức cộng tác [52]. Tác giả Gary M.
Olsson trong bài “Collaboratory in Internet” cũng đã chỉ ra những thuận lợi và khó
khăn cần phải giải quyết khi xây dựng và sử dụng quan hệ cộng tác trên internet;
trình bày xu hướng phát triển của lĩnh vực này [94].
1.1.2.4. Liên kết quốc tế
Nghiên cứu về liên kết quốc tế là một xu hướng ngày càng có nhu cầu lớn và
việc nghiên cứu về quan hệ liên kết quốc tế ngày càng quan trọng. Tác giả Jiatao Li
trong bài “Global R&D Alliances in China: Collaborations with Universities and
Research Institutes” đã nghiên cứu để xác định xem trong hợp tác quốc tế, các
doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học nước ngoài thường lựa
chọn đơn vị khoa học nào để liên kết và chỉ rõ, các trường đại học và sau đó là các
viện nghiên cứu thường là đối tượng được lựa chọn [75]. Tác giả Bary Moris trong

bài “Internationalizing the University: Theory, practices, orgaization and Execution”
lại nghiên cứu về việc quốc tế hóa trường đại học trên bình diện chung nhất. Trong
đó chú ý làm rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc quốc tế hóa trường đại
học; những biện pháp chủ yếu cho sự thành công; những hoạt động cần thiết cơ bản
để nâng cao hiệu quả của việc quốc tế hóa này; vấn đề lập kế hoạch chiến lược cho
việc quốc tế hóa; kiến thức, kỹ năng và thái độ cơ bản trong quốc tế hóa trường đại
học; sự tương tác giữa quốc tế hóa và chủ nghĩa đa văn hóa; các mơ hình quốc tế
hóa thường gặp; những thách thức và cơ hội xung quanh việc nghiên cứu các
chương trình nước ngồi và cuối cùng đã tổng quan về các tổ chức quốc tế trong
lĩnh vực này của Mỹ [87]. Trong khi đó, tác giả Aileen Kennedy trong bài “Strategic
Partnerships and the Internationalization process of Software SMEs” lại nghiên cứu


16

về đối tác chiến lược và quá trình quốc tế hóa các doanh nghiệp phần mềm vừa và
nhỏ; chỉ rõ những động cơ của họ khi tham gia vào quan hệ đối tác chiến lược như là
một phần của quá trình quốc tế hóa; chỉ rõ những lợi ích cốt lõi có thể đạt được và
những thách thức cơ bản phải đối mặt trong quan hệ đối tác này [70].
1.1.2.5. Nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện quan hệ đối tác, cộng tác
Xây dựng quan hệ đối tác và điều hành q trình hoạt động của nó sao cho có
hiệu quả và bền vững là một quá trình phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy
nghiên cứu để hoàn thiện lý luận và phương pháp luận cũng như những kinh
nghiệm thực tiễn là việc được nhiều tác giả quan tâm. Trong “Cooperation on
Research and Development of Curent, new and innovative technologies, including
win-win solutions”, tiểu ban của nhóm cơng tác đặc biệt về hoạt động liên kết đã
đưa ra những nguyên tắc trong xây dựng và thực hiện quan hệ liên kết và hướng
dẫn, có tác động tích cực và lâu dài [67].
Để có thể hồn thiện quan hệ liên kết trong hoạt động thực tiễn, tác giả Jeffrey
H. Dyer và đồng nghiệp trong bài “Determinants of success in R&D Alliance” đã

nghiên cứu về các yếu tố quyết định của sự thành công trong quan hệ liên kết và chỉ
rõ, để thành cơng thì cần đảm bảo một loạt các yếu tố thuộc cơ cấu tổ chức, lãnh
đạo, sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ cũng như duy trì sự trao đổi thường xuyên
[56]. Tác giả Kazuyuki Motohashi, trong bài “Fostering University-Industry
Relation” đã tập trung vào việc đổi mới trong liên kết với việc quản lý CGCN;
nghiên cứu các xu hướng đổi mới mở, trong đó đi sâu vào trường hợp của Nhật Bản
về cộng tác R&D; nhấn mạnh vấn đề hiểu biết rõ về động lực của các doanh nghiệp
đối với việc thiết lập liên kết với các trường và viện nghiên cứu,… [88]. Tác giả
Toshiya Watanabe, khi nghiên cứu về “Liên kết Trường đại học-Ngành công
nghiệp: Tác động của chuyển giao các sáng chế độc quyền và nhượng quyền sử
dụng đến hoạt động liên kết” đã làm tổng quan về liên kết nghiên cứu giữa đại học
và ngành công nghiệp ở Nhật Bản, tập trung vào việc quản lý chuyển giao các sáng
chế độc quyền và nhượng quyền sử dụng do các trường đại học tiến hành. Thống kê
chứng tỏ rằng liên kết nghiên cứu bị tác động lớn bởi sự quản lý các sáng chế độc
quyền của các trường đại học. Các sáng chế độc quyền và việc chuyển nhượng có
tác động tốt đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng ít tác động đến các tập đoàn
kinh tế lớn [109].
Các yếu tố thuộc CGCN và SHTT có tác động mạnh mẽ đến quan hệ đối tác


17

Viện-Trường-Doanh nghiệp. Nghiên cứu làm rõ những ảnh hưởng từ hai khía cạnh
này có ý nghĩa thực tiễn cao trong thời đại ngày nay. Cơ quan về Quyền SHTT thế
giới (WIPO), năm 2007 đã xuất bản tài liệu về “Quyền SHTT và quan hệ đối tác
giữa các trường đại học và ngành công nghiệp: Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan” trong đó đã nhấn
mạnh rằng SHTT là yếu tố có ảnh hưởng lớn và quyết định đến thương mại hóa các
sản phẩm nghiên cứu; chính sách của Chính phủ là mơi trường gắn kết các trường
đại học và ngành công nghiệp để thực hiện CGCN. Đồng thời đã tập trung phân tích

kỹ các quan hệ liên kết giữa trường đại học và ngành công nghiệp trong mối quan
tâm đến CGCN ở Châu Á nhằm rút ra những kinh nghiệm và bài học cho tương lai
[68]. Cũng đề cập đến vấn đề SHTT, tác giả Toshiya wantanabe trong bài
“Management of Academic intellectual assets” đã đánh giá tầm quan trọng của
SHTT như là những yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế,
trong đó quản trị quyền SHTT được đánh giá như một điều kiện quan trọng để đảm
bảo cho liên kết thành công và thúc đẩy CGCN [108].
Nghiên cứu chi tiết hơn về các yếu tố giúp cho việc duy trì bền vững quan hệ
đối tác Viện-Trường, tác giả James J. Cassey trong “Long-Term UniverrsityIndusstry collaborations” đã trình bày một số dự án cộng tác điển hình giữa trường
đại học và ngành công nghiệp, đồng thời đưa ra những nguyên tắc cho sự thắng lợi:
Kết hợp nhiệm vụ với nhu cầu; sự đam mê và hoàn thiện kỹ thuật, kỹ năng; tránh
sao nhãng, thiếu quan tâm thường xuyên và phải tìm mọi cách theo đuổi hợp tác
quốc tế nếu có thể [50]. Tác giả Julio A. Perturé, với bài “Best practices for
University-Industry collaboration” đã nghiên cứu các khía cạnh của quan hệ liên kết
Trường đại học-Ngành cơng nghiệp, qua đó đề xuất và thảo luận những vấn đề quan
trọng tác động đến quan hệ đối tác như: Những mục tiêu tìm kiếm, những vấn đề
nghiên cứu cũng như đề cập đến mối quan hệ quan trọng giữa Nhà nước, Trường
đại học và ngành công nghiệp đối với sự phát triển KT-XH và KH&CN [98].
Kỹ năng tổ chức điều hành hoạt động liên kết địi hỏi có nhiều kinh nghiệm
thực tiễn và biết kết hợp lý luận với kinh nghiệm. Trong hoạt động của mình, cơ
quan NASA của Mỹ với “Collaboration Handbook” và tác giả Flo Frank với “The
Partnership handbook” đã rút ra kinh nghiệm từ việc điều hành thực tiễn và tổng
hợp các lý luận và phương pháp luận trong việc xây dựng và điều hành hoạt động
liên kết và trình bày một hướng dẫn có tính chất kỹ năng trong xây dựng và điều
hành liên kết có giá trị thực tiễn cao [92, 60].


18

Từ một giác độ khác, nghiên cứu hoạt động liên kết của các doanh nghiệp

giúp cho trường đại học, viện nghiên cứu hiểu về doanh nghiệp và do đó có cách
tiếp cận đúng hơn trong liên kết với doanh nghiệp. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu
về vấn đề này, trong đó tác giả John Hagedoora trong bài “Strategic Research
partnership: Inter-firm R&D Partnership: An overview of major trends and Paterns
Since 1960” đã giải thích rõ về quan hệ liên kết R&D giữa các doanh nghiệp và chỉ
rõ các hình mẫu trong các quan hệ đối tác này [61]. Tác giả F.Vincent và S.Wu
trong bài “An Empirical Study of Univerrsity-Industry research cooperation-The
case of Taiwan” cho thấy Đài Loan khuyến khích hợp tác nghiên cứu Viện-Trường,
coi đây là biện pháp chính để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, đổi mới cơng
nghệ doanh nghiệp, hồn thiện và đổi mới sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh
tranh và thu hút các nhà khoa học từ nước ngoài đến làm việc. Nghiên cứu cũng chỉ
ra những nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc thúc đẩy hợp tác Viện-Trường từ phía
ngành cơng nghiệp và từ phía trường đại học. Một số trường hợp cụ thể về liên kết
đại học-công nghiệp đã được xem xét. Lý luận và thực tiễn của Đài Loan có thể đi
đến kết luận rằng, liên kết đại học-cơng nghiệp có tầm quan trọng rất lớn, song vẫn
còn là vấn đề mới đối với Đài Loan, đòi hỏi cả các cơ quan Nhà nước, các trường
đại học và ngành công nghiệp đều phải quan tâm nghiên cứu về quan hệ liên kết này
[106].
1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến cơ chế chính sách của Nhà nƣớc
đối với liên kết Viện-Trƣờng
Trong HTĐMQG, liên kết viện-trường-doanh nghiệp là những mắt xích chủ
chốt, trong đó Nhà nước tạo ra mơi trường cho đổi mới và liên kết. Vì vậy, để liên
kết và các quan hệ đối tác phát triển bền vững, nghiên cứu về vai trị của Nhà nước,
về cơ chế chính sách đối với đổi mới và liên kết có ý nghĩa quan trọng và được Nhà
nước, các nhà khoa học quan tâm. Một trong các cơng trình như vậy là “Tổng quan
về cộng tác bền chặt hơn giữa các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu công
lập chủ yếu” [54] của Chính phủ Úc. Theo quan điểm của Tổng quan này thì chính
là thơng qua việc thúc đẩy liên kết mà Đổi mới trong hoạt động NCKH có thể đạt
được một cách tốt nhất. Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bản tổng quan
đã đưa ra nhiều khuyến nghị về chính sách của Nhà nước. Đó là:

- Tư vấn chiến lược cho Chính phủ về nỗ lực và đầu tư vốn vào nghiên cứu ở
những nơi có thể mang lại lợi nhuận hay lợi ích lớn nhất;


19

- Chỉ rõ những lĩnh vực hay công nghệ nổi trội trong nước và quốc tế và thay
đổi cách thức cấp vốn để tập hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu
nhằm sáng tạo ra những công việc và mục tiêu cần thiết;
- Đảm bảo các phương tiện nghiên cứu và cơ sở hạ tầng một cách có hệ thống
hơn thơng qua việc khuyến khích và mở rộng liên kết vùng.
Một cơng trình nghiên cứu khác của Canada là “University-Industry partnership:
An emerging model efficiently supporting and enhencing participation in R&D in
Canada” thực hiện năm 2011 về các quan hệ đối tác Trường đại học-Ngành công
nghiệp, tập trung vào vai trị và chính sách thúc đẩy liên kết và đã cho rằng sự hợp
tác của các trường đại học với cộng đồng doanh nghiệp là chìa khóa trong việc
Canada cạnh tranh tốt hơn trong tương lai. Ngoài ra, chính phủ có thể đóng một vai
trị quan trọng trong việc tăng cường tác động tới hoạt động R&D thơng qua cung
cấp kinh phí cho R&D và mua sản phẩm. Ngồi ra, bài báo cịn đề xuất một tầm
nhìn mới cho quan hệ đối tác ngành công nghiệp-trường đại học, có thể phục vụ
như là một mơ hình quốc gia để thúc đẩy nghiên cứu.
Quan tâm đến chính sách của Nhà nước về liên kết ĐT-NCKH-SXKD và
thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, tác giả Hongryel Felix Choi-Korea với bài
“Support mechanism for commercialization of public R&D outputs in Korea” [51]
và Sun Slusareck trong bài “Collaborations between Universities and Industry based
on Experience of the Silesian University of Technology” [103] đã đề cập đến việc
lồng ghép các cơ chế chính sách của nhà nước về liên kết giữa nhà nước, doanh
nghiệp và trường đại học trong các chương trình thuộc chiến lược tăng trưởng kinh
tế, trong đó cả nội dung thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, thực hiện R&D
hay xây dựng quan hệ liên kết Viện-Trường-SXKD có tính chất lâu dài.

Tác giả của cơng trình nghiên cứu “The Funding and Development of
Community university research partnerships in Canada” về đầu tư và phát triển các
quan hệ đối tác của các trường dựa trên cộng đồng tại Canada đã đề xuất một hệ
thống các giải pháp liên quan đến chính sách của nhà nước, các trường đại học
nhằm phát triển các quan hệ liên kết và duy trì hoạt động của các quan hệ liên kết
này một cách có hiệu quả [93].
Do tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng thể hiện rõ và
do những đặc điểm riêng của loại doanh nghiệp này, việc liên kết với các viện
nghiên cứu và trường đại học để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất


20

lượng sản phẩm có ý nghĩa to lớn. Quan tâm đến vấn đề chính sách của Nhà nước
đối với nội dung này, tác giả Sun Jianxxin trong bài “Các công cụ chính sách thúc
đẩy quan hệ liên kết giữa các thành phần đổi mới” đã giới thiệu về đổi mới cơng
nghệ doanh nghiệp; trình bày khái niệm về đổi mới, các thành phần của hệ thống
đổi mới quốc gia của Trung Quốc và nhấn mạnh chính sách của Nhà nước có tầm
quan trọng đặc biệt đến việc thiết lập và duy trì các quan hệ liên kết Viện-Trường
một cơng cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu quốc gia [76].
Chính sách đổi với các quan hệ liên kết Trường đại học-Viện nghiên cứudoanh nghiệp còn được các cơ quan của cộng đồng quốc tế quan tâm phát triển.
Tháng 10 năm 2003, Tổ chức SHTT thế giới (WIPO), trong “Technology transfer,
Intellectual property Rights and Universsity-Industry Partnerships: The Experiences
of China, India,...” đã tiến hành xem xét, đánh giá lại hoạt động liên kết giữa trường
đại học và ngành công nghiệp của các nước này; rút kinh nghiệm và đề ra đường
lối, chính sách phát triển các quan hệ liên kết Trường đại học-Viện nghiên cứuNgành công nghiệp [111].
1.1.4. Một số nghiên cứu về những liên kết cụ thể của các tổ chức, doanh
nghiệp
Sau đây là một số thí dụ về áp dụng liên kết một cách có kết quả. Năm 2006,
Viện CIMA (The Chartered Institute of Management Accountants) xây dựng quan

hệ đối tác về đào tạo trình độ Cao học với Trường ESC Lille của Pháp-một trong
những trường thương mại hàng đầu của Châu Âu, cho các thành viên của CIMA.
Bài báo cũng cho biết, mối quan hệ liên kết này đã được phát triển và được mở rộng
với các trường đại học khác trên thế giới. Đại học Công nghệ Cyprus giới thiệu về
Conrsortium SmartEN ITN, nổi tiếng với các thành viên quan hệ đối tác là các tổ
chức trong EU, trên thế giới và 9 nhà khoa học đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng
Công và Úc. Với tư cách là nhóm nghiên cứu hàn lâm, tổ chức này có 9 tổ chức
thành viên thuộc 7 nước Châu Âu, điều hành 6 tổ chức thương mại [95].
Cơng trình nghiên cứu “Lồng ấp khởi nghiệp” (Stard-up Incubator) giới thiệu
quan hệ liên kết của 4 phịng thí nghiệm Châu Âu, gồm: Commissariat à l' Energie
Atomique (CEA-Pháp), Fraunhofer Verbund Mikroelektronik (FHG-Đức), le
Centre Suisse d' Electronique et de Microtechnique SA (CSEM-Thụy Sĩ) và Trung
tâm nghiên cứu kỹ thuật của Phần Lan (Technical Research centre of Filand-VTT)
dưới sự bảo trợ của một Thỏa thuận liên minh chung gọi là Liên minh Công nghệ



×