Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Xây dựng hình ảnh ma trận cạnh tranh của ngân hàng bidv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.59 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
⸱⸱⸱⸱⸱⸱⸱⸱

Đề tài:
ANH (CHỊ) HÃY TRÌNH BÀY BƯỚC XÂY DỰNG MA TRẬN HÌNH ẢNH
CẠNH TRANH TỪ ĐĨ ĐƯA RA MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH CỦA
MỘT DOANH NGHIỆP BIDV
Giảng viên: Lê Ngô Ngọc Thu
Lớp:
Thành viên Nhóm 6:
TPHCM, 3/2022

Mục lục
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU……………………………………………………………3
A/ Lý do chọn đề tài……………………………………………………..………….3
1


B/ Mục tiêu đề tài …………………………..………………………………………4
C/ Phương pháp …………………………………………………………………….4
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HÌNH ẢNH MA TRẬN CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP BIDV……………..……………………………………………4
I/LÝ THUYẾT……………………………………………………………………..4
a) Ma trận hình ảnh cạnh tranh……………………………… …………………….4
b)Hiểu rỏ hơn về ma trận canh tranh ………..……………...………………………5
II/ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP BIDV....................................7
1/ Sơ lược về Doanh nghiệp BIDV…………………………………………………7
2/ Lịch sử và phát triển…………………..…………………………………………9
3/Về văn hóa doanh nghiệp........................................................................................10


3/Giá trị cốt lõi tầm nhìn và sứ mạng:…………………….……………………….11
4/ Định hướng phát triển thương hiệu........................................................................12
5/ Nội dung chính về ma trận hình ảnh cạnh tranh của BIDV...................................13
CHƯƠNG 3:ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM HÌNH ẢNH MA TRẬN CẠNH
TRANH…………………………………………………………………….………14
1/ Ưu điểm và nhược điểm……………………………………………………….…14
2/ Những yếu tố thuộc môi trường...............................................................................15
2/ Bài học rút ra …………………………………………………………………….16
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ………………………………………………………..17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………….………19

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
A/ Lý do chọn đề tài
2


Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam đứng trước nhiều cơ
hội nhưng cũng chịu nhiều thách thức khi phải cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
trong cũng như ngoài nước. Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và
sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin, năm 2010 được đánh giá là năm
“bùng nổ” về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, với
mức thu nhập người dân ngày càng cao, đây là thị trường tiềm năng của các ngân
hàng thương mại. Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện nay đang là xu hướng
tất yếu không chỉ để các Ngân hàng thương mại tồn tại mà cịn là sự tìm kiếm lợi
nhuận và phân tán rủi ro. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
đều tập trung vào chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, sự tăng trưởng về quy mô
huy động vốn dân cư và tín dụng bán lẻ của các ngân hàng đều rất cao, mạng lưới liên
tục được mở rộng. Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực có tính chất tương tác cao
giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ, các sản phẩm ngân hàng lại có tính phức
tạp và đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn rất cao. Do vậy, việc đảm bảo chất lượng các sản

phẩm cung cấp cho khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ phải
được các ngân hàng thực hiện thường xuyên; sự hài lòng của khách hàng đối với dịch
vụ là yếu tố sống còn và là mục tiêu mà các ngân hàng đều đeo đuổi. Do đó, phát triển
và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một xu thế và yêu cầu tất yếu đối
với các ngân hàng thương mại. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
(BIDV) cũng khơng đứng ngồi xu hướng đó, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch
vụ ngân hàng ngày càng cao của khách hàng, BIDV đang ra sức đa dạng hóa sản
phẩm bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ nhằm hướng tới mục tiêu BIDV sẽ
trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín
dụng, huy động vốn, dịch vụ thẻ với chất lượng và hiệu quả hàng đầu Việt Nam. Do
đó, việc đánh giá chất lượng dịch vụ và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
Ngân hàng bán lẻ là cần thiết để có thể đáp. được nhu cầu của khách hàng và làm cho
khách hàng ln hài lịng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng

3


Chính vì muốn tìm hiểu và làm rõ những điều trên , nhóm 6 chúng em đã chọn đề
tài “ Trình bày các bước xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh từ đó đưa ra hình ảnh
cạnh tranh của doanh nghiệp BIDV”
B/ Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận cơbản về chiến lược, làm cơ sở xây
dựng chiến lược cho BIDV. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động, môi trường kinh
doanh, ma trận canh trạnh của BIDV, từ đó phân tích và lựa chọn các phương án
chiến lược phù hợp cho sự phát triển của BIDV . Xây dựng các hình ảnh thực hiện các
chiến lược ma trận cạnh tranh.
Từ đó phân tích các yếu tố môi tường , chiến lược cạnh tranh nhận định của vấn đề
đưa ra những ưu điểm nhược điểm của ngành và đem đến những bài học giải pháp
cho đề tài trên. Trình bày các ma trận canh tranh . Từ đó phân tích các ma trận cạnh
tranh của ngân hàng BIDV

C/ Phương pháp
- Thảo luận nhóm
- Tìm tài liệu thư viện
- Tra cứu trên Internet
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP BIDV
I/LÝ THUYẾT
a/ Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)
Ma trận hình ảnh cạnh tranh trong tiếng Anh là Competitive Profile Matrix, viết tắt là
CPM.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh là một mơ hình xác định các đối thủ cạnh tranh chính của
công ty và các điểm mạnh và điểm yếu của chính cơng ty trong tương quan với vị thế
chiến lược của công ty cạnh tranh.
B/ Hiểu rõ hơn về ma trận vị thế cạnh tranh
4


Để hiểu rõ hơn về mơi trường bên ngồi và sự cạnh tranh trong một ngành cụ thể, các
công ty thường sử dụng CPM. Ma trận xác định các đối thủ cạnh tranh quan trọng của
một công ty và so sánh họ bằng các yếu tố thành công quan trọng của ngành.
Phân tích cũng cho thấy điểm mạnh và điểm yếu tương đối của công ty so với các đối
thủ cạnh tranh, vì vậy một cơng ty sẽ biết, khu vực nào cần cải thiện và khu vực nào
cần bảo vệ. Một ví dụ về ma trận được trình bày dưới đây.

Các bước xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)
 Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 5 bước:
Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả
năng cạnh tranh của công ty trong ngành.
5



Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1,0 (Rất quan trọng)
cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của
yếu tố đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Tổng điểm số tầm quan
trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0 .
Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy
thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là
trung bình, 1 là yếu
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số
của các yếu tố.
Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận
Đánh giá: So sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong
ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của cơng ty.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng tương tự như xây dựng ma trận IE nhưng
được xác định cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Yếu tố thành công chủ yếu
Yếu tố thành công chủ yếu (Critical success factors: CSF) là các lĩnh vực chính, phải
được thực hiện ở mức độ xuất sắc cao nhất có thể nếu các tổ chức muốn thành cơng
trong ngành cụ thể. Chúng khác nhau giữa các ngành công nghiệp khác nhau hoặc
thậm chí các nhóm chiến lược và bao gồm cả các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Trong ví dụ của chúng tơi, chúng tơi đã bao gồm 11 CSF, thường là không đủ. Các
yếu tố thành công quan trọng hơn được bao gồm phân tích mạnh mẽ và chính xác
hơn. Danh sách sau đây cung cấp một số CSF chung, nhưng danh sách này không xác
định và bạn nên bao gồm các yếu tố cụ thể của ngành trong ma trận của mình:

6


Phân tích CPM ngân hàng BIDV cho thấy là cơng ty mạnh nhất trong ngành với thế
mạnh tương đối về thị phần, kênh phân phối, khả năng CNTT vượt tội, chương trình

khuyến mãi .và mức độ tích hợp sản phẩm .Các doanh nghiệp nên tạo ra các chiến
lược của họ theo điểm mạnh và điểm yếu của họ và cải thiện xếp hạng của họ trong
các lĩnh vực quan trọng nhất của ngành.
II/ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP BIDV
1. Sơ Lược về doanh nghiệp BIDV
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam Tên gọi tắt: BIDV

7


Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt
Nam.
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế
phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khốn: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư
cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên tồn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó
nổi bật là vai trị chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ
phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu
tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản,
có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV ln đem
đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
Thương hiệu BIDV
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân

trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong
những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 58
năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.
- BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại
khu vực Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The
Banker bình chọn.

8


2/ Lịch sử hình thành và phát triển


Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (tiền thân của Ngân hàng

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-BIDV) chính thức được thành lập. BIDV tự
hào là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt
Nam. Lịch sử xây dựng và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với
từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam...


Lịch sử Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có 4 lần thay đổi

tên gọi phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước
a)

1957 -1981: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam


-Giai đoạn “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” trực thuộc Bộ Tài chính (1957 - 1981)
với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây
dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
b)

1981 – 1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

-Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam” gắn với một thời kỳ sôi nổi
của đất nước - chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981 - 1990), thực hiện tốt
nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt
động theo cơ chế kinh tế thị trường.
c)

1990 – 2012: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

-Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” gắn với quá trình chuyển đổi
của BIDV từ một ngân hàng chuyên doanh sang hoạt động theo cơ chế của một ngân
hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền
kinh tế.
d)

2012 – nay: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

-Giai đoạn chuyển đổi hoạt động theo mơ hình Ngân hàng TMCP. Đây là một bước
phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập. Đó là sự thay đổi căn bản và
thực chất về cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần hóa thành
9



công, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị
trường với định hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.


BIDV - Ngân hàng hôm nay : BIDV hiểu rằng tương lai của khách hàng bắt

đầu từ ngày hôm nay. Kế thừa những thành quả từ quá khứ, bằng cách nỗ lực vươt
qua giới hạn của chính mình, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, BIDV cam kết nỗ lực
đáp ứng một cách hiệu quả nhất những nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng
ngay trong hiện tại. Nhờ đó, khách hàng có sẽ có được nền tảng cho cuộc sống tốt đẹp
hơn ngay từ ngày hơm nay.
3/ VỀ VĂN HĨA DOANH NGHIỆP :
BIDV luôn khẳng định vị thế của một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong suốt
64 năm hình thành và phát triển. Và đọng lại đằng sau tất cả những ghi nhận ấy là
những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc BIDV đã được bồi đắp, đúc kết qua nhiều
thế hệ:
- Đó là sự tận tụy và trung thành với lợi ích quốc gia, dân tộc, là sự tiên phong mở
lối, dám chấp nhận thách thức để tiến lên.
- Đó là tấm lịng u ngành, u nghề thiết tha và trong sáng; trí tuệ và hướng thiện.
Nhờ vậy mà BIDV đã có một hành trang lịch sử sáng chói, hào hùng, một văn hóa
doanh nghiệp vừa truyền thống, vừa hiện đại, riêng có và đậm chất nhân văn.
- Đó là bản lĩnh càng trong gian khó càng vươn lên mạnh mẽ, giống như lửa thử vàng
qua biết bao thăng trầm, BIDV đã tôi luyện một tinh thần, bản lĩnh, cốt cách của
những người tiên phong. Để mỗi lần gặp những khó khăn tưởng chừng khơng thể
vượt qua, BIDV lại tìm được cách bứt phá đầy sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả.
- Đó là tình cảm gắn bó giữa những con người trong cùng một ngơi nhà chung BIDV,
là nét đẹp truyền thống khi trong nhiều gia đình có thế hệ ơng, cha đi trước, thế hệ
con, cháu đi sau cùng tiếp bước cống hiến công sức, nhiệt hút và trí tuệ cho ngành.
- Đó là tinh thần tương thân, tương ái, sẻ chia với đồng bào, là trách nhiệm xây dựng

cộng đồng ở những nơi BIDV hiện diện. Những nét bản sắc văn hóa ấy cũng đã tạo
nên 5 giá trị cốt lõi của BIDV đó là: Chất lượng, tin cậy - Hướng đến khách hàng 10


Đổi mới phát triển - Chuyên nghiệp sáng tạo - Trách nhiệm xã hội. Sự trải nghiệm đó
cũng đã tạo nên một thương hiệu BIDV uy tín, ln tiên phong trong sự nghiệp đầu
tư, phát triển, tiên phong trong tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
4/ Giá trị cốt lõi
5 giá trị cốt lõi của BIDV:
- Chất lượng tin cậy
- Hướng đến khách hàng
- Đổi mới phát triển
- Chuyên nghiệp sáng tạo
- Trách nhiệm xã hội
5/ Tầm nhìn và sứ mạng:
Tầm nhìn được đề ra là “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” đối với mọi đối
tác,bạn hàng trong và ngoài nước.
Sứ mạng, nhiệm vụ của BIDV:
-

Khách hàng: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính –

ngân hàng hiện đại, tốt nhất
-

Cổ đông: BIDV cam kết mang lại giá trị tốt nhất.

-

Nhân viên: BIDV tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ


hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên.
-

Cộng đồng: BIDV là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng

đồng.
6/ Định hướng phát triển thương hiệu :
Với tầm quan trọng và ảnh hướng lớn trong toàn ngành ngân hàng, thương hiệu BIDV
là một tài sản có giá trị, cần có chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn. Trong
phương án tái cơ cấu BIDV đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, BIDV đã quyết
tâm đầu tư phát triển thương hiệu tồn diện, chun nghiệp hóa công tác quản trị phù
hợp với quy mô hoạt động kinh doanh và đưa thương hiệu vươn ra quốc tế.
Năm 2014, BIDV ký hợp tác với Ogilvy&Mather Việt Nam thực hiện dự án “Tư vấn
xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
11


với mong muốn hiểu hơn nữa về cảm nhận và mong đợi của khách hàng từ BIDV. Từ
nghiên cứu của dự án, BIDV đặt ra mục tiêu xây dựng hình ảnh thương hiệu BIDV
đến gần khách hàng hơn - một ngân hàng tận tâm, lắng nghe và thấu hiểu kịp thời nhu
cầu của khách hàng. Hệ thống hóa các giá trị thương hiệu để định vị và truyền tải tới
công chúng; xác định những nguyên tắc mang tính định hướng để phát triển mơ hình
kiến trúc thương hiệu BIDV phù hợp với mơ hình hoạt động và chiến lược kinh
doanh; xác định các phương thức quản trị thương hiệu chuyên nghiệp, bài bản và hiệu
quả; đồng thời xây dựng chiến lược marketing và truyền thông thương hiệu, sản phẩm
dịch vụ BIDV tối ưu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
BIDV tin tưởng rằng, bằng những nỗ lực không ngừng trong việc đầu tư xây dựng
thương hiệu, ngân hàng sẽ mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm tuyệt vời hơn,
xứng đáng hơn nữa với niềm tin yêu của khách hàng cho BIDV trong suốt thời gian

qua và trong tương lai xa hơn nữa.
7) Nội dung chính về ma trận hình ảnh cạnh tranh của BIDV :
- Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix – CPM) có thể coi là
một trong những cơng cụ so sánh tính cạnh tranh hiệu quả nhất được các doanh
nghiệp sử dụng rộng rãi. Người xưa đã có câu “Biết địch biết ta – Trăm trận trăm
thắng”. Ma trận sẽ này giúp các doanh nghiệp có thể so sánh mình với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường để có chiến lược đúng đắn.
- Các thành phần chính của ma trận hình ảnh cạnh tranh của BIDV
Ma trận hình ảnh cạnh tranh của BIDV bao gồm những thành phần chính bạn cần nắm
được như:
 Yếu tố thành công quan trọng :
1. Sự đổi mới
- Hoạt động sáng tạo - phục vụ khách hàng tốt hơn, gia tăng hiệu quả kinh doanh
- Xây dựng hệ sinh thái BIDV trong kỷ nguyên số
- Hoàn thành xây dựng và triển khai Chiến lược kinh doanh tổng thể
- Tập trung xây dựng các Chiến lược cấu phần làm nền tảng, định hướng cho giai
đoạn 5 năm 2021-2025

12


- Nâng cao năng lực tài chính, bảo tồn và phát triển vốn Nhà nước, trở thành
ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống
- Phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến : SMS Banking,
Phone Banking, ....
2. Bộ phận tiếp thị
- Ngân hàng điện tử - xu hướng của thời đại công nghệ số : Tiết kiệm thời gian,
công sức di chuyển khi giao dịch cho người dùng
- Giải đáp, tư vấn các thắc mắc của khách hàng
- Thực hiện các yêu cầu giao dịch của khách hàng

3. Uy tín thương hiệu
- Đối với cổ đông : BIDV cam kết mang lại giá trị tốt nhất
- Đối với khách hàng : BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài
chính – ngân hàng hiện đại, tốt nhất
- Đối với nhân viên : BIDV tạo lập môi trường làm vệc chuyên nghiệp, thân
thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng.
- Đối với cộng đồng : BIDV là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển
cộng đồng
4. Chất lượng dịch vụ cho khách hàng
- Dịch vụ thẻ : thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa
- Tiền gửi : tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kỳ hạn
- Sản phẩm vay : vay nhu cầu nhà ở, vay mua ô tô, vay du học, vay sản xuất kinh
doanh,......
- Ngân hàng số (Giao dịch tức thời, mọi lúc mọi nơi) : ngân hàng di động, BIDV
HOME, công nghệ mới, dịch vụ máy giao dịch tự động
- Thanh toán chuyển khoản (Đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu tài chính ) : chuyển
tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, dịch vụ thanh toán, dịch vụ chấp nhận
thanh toán thẻ
- Bảo hiểm : bảo hiểm nhân thọ, bào hiểm phi nhân thọ
13


- Ngân quỹ : dịch vụ thu đổi tiền, bảo quản tài sản
- Ngoại hối và Thị trường vốn : mua bán ngoại tệ, sản phẩm cấu trúc
- Chứng khoán : mơi giới chứng khốn, dịch vụ chứng khốn
5. Năng lực cơng nghệ
- Giai đoạn 1991-2001, CNTT BIDV được hình thành và xử lý phân tán
- Giai đoạn 2002-2005, BIDV hiện đại hóa hệ thống CNTT ngân hàng
- Giai đoạn 2006-2018, CNTT tạo sự khác biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh của
BIDV

- Giai đoạn 2019 đến nay, CNTT nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào
chuyển đổi tự động hóa, ngân hàng số
+ Những yếu tố thuộc mơi trường vĩ mô của BIDV :
- Môi trường kinh tế Kinh tế Việt Nam tăng trưởng hằng năm : ở mức 5% - 7% /
năm, mức thu nhập của người dân càng ngày càng được cải thiện, do vậy nhu cầu
dịch vụ ngân hàng ngày càng lớn.
- Môi trường công nghệ Việt Nam đã có luật giao dịch điện tử: Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt, cũng như đề án hiện đại
hóa ngân hàng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng với tốc độ phát triển của
khoa học công nghệ trên thế giới và những ứng dụng vào Việt Nam của ngành
ngân hàng … đã mở ra cho ngân hàng những lĩnh vực kinh doanh mới như dịch vụ
ngân hàng điện tử.
- Mơi trường chính trị - pháp luật Việt Nam được xem là có mơi trường chính trị
xã hội ổn định. Việt Nam đang tiếp tục hồn thiện mơi trường pháp lý, xây dựng
thêm một số luật mới như luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh
doanh, tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp,...
Với những cơ sở này, hoạt động của ngân hàng cũng như các khách hàng của ngân
hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn, bình đẳng hơn và trở nên cạnh tranh hơn.

14


- Mơi trường văn hóa BIDV có đặc điểm là tiết kiệm để mua sắm. Chính sự tác
động của nhóm sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động marketing của BIDV nếu biết khai
thác yếu tố tâm lý của nhóm, đồng nghiệp của họ và các tổ chức cơng đồn.
- Mơi trường nhân khẩu :Trong thời gian gần đây dân chúng có xu hướng nhập cư
vào thành thị càng nhiều và lao động, việc làm ở các ngành kinh tế quốc doanh
tăng lên. tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng nếu biết khai thác độ nhạy của tiết
kiệm trong dân cư so với các hình thức tiêt kiệm khác
+ Những yếu tố môi trường vi mô của BIDV :

- Khách hàng của BIDV phân thành hai nhóm phổ biến nhất là khách hàng cá
nhân và khách hàng ở thị trường Doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, khách
hàng vay vốn của BIDV thường yêu cầu ngân hàng hạ lãi suất vay, khách hàng
chuyển tiền địi hỏi giảm các phí giao dịch chuyển tiền, khách hàng gửi vốn yêu
cầu tăng lãi suất tiền gửi.
- Các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động: ví dụ :Trên địa
bàn tỉnh Bình Định có 24 Tổ chức tín dụng, 1 Quỹ tín dụng nhân dân trung ươngChi nhánh Bình Định và 27 Qũy tín dụng cơ sở. 86 Phịng Giao Dịch của các ngân
hàng thương mại và lắp đặt 166 máy ATM, 219 POS tại 179 .19 đơn vị chấp nhận
thẻ. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Các tổ chức, định chế tài chính khác, sự lớn
mạnh của những kênh huy động vốn mới, thị trường chứng khoán và các Cơng ty
tài chính, nhờ lợi thế về mạng lưới và tỷ suất sinh lợi cao sẽ cung ứng các dịch vụ
cho khách hàng, gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng trong thời gian đến.
- Các sản phẩm thay thế, các dịch vụ ngân hàng thay thế là ít có, nhưng trong
chừng mực nào đó vẫn xuất hiện thị trường và những khuynh hướng khách hàng
thay vì sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống như tiền gửi hay cho vay.
- Các quan hệ với người cung cấp đối với BIDV quan hệ với các nhà cung cấp văn
phòng phẩm và thiết bị tin học dựa trên cơ sở đấu thầu giá của các công ty, đại lý
cung cấp tại thời điểm phát sinh nhu cầu. Việc giữ mối quan hệ tốt với nhà cung

15


cấp sẽ gặp nhiều thuận lợi về thời điểm số lượng, chất lượng và giá cả khuyến
mãi... giúp cho BIDV có nhiều lợi thế hơn để cạnh tranh
CHƯƠNG 3: Ưu Điểm và Nhược điểm
Ưu điểm và nhược điểm của ma trận hình ảnh cạnh tranh
+ Ưu điểm
CPM cho phép bạn phân tích điểm mạnh và điểm yếu tương đối của đối thủ cạnh
tranh, giúp bạn tạo ra một chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
Để tạo CPM, trước tiên bạn phải xác định các yếu tố thành công quan trọng. Xác định

những yếu tố này là một thành phần quan trọng của việc phát triển một chiến lược
hiệu quả.
Bằng cách đặt tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ma trận một trang đơn giản, nó
giúp bạn dễ dàng so sánh các công ty khác nhau một cách trực quan.
Tổng điểm cho phép bạn dễ dàng xem công ty nào có tổng số cung cấp tốt nhất trên
thị trường.
+ Nhược điểm
Điểm số được ấn định cho các yếu tố thành công quan trọng được ấn định một cách
chủ quan. Điều này có nghĩa là chúng có khả năng bị thiếu chính xác ở một mức độ
nào đó.
Có thể khó để đo lường xác định điểm của các yếu tố thành cơng quan trọng của đối
thủ cạnh tranh, đơn giản vì đây có thể khơng phải là thơng tin được cơng khai.
Khi sử dụng CPM, điểm yếu trong một lĩnh vực có thể ảnh hưởng đến tổng điểm của
doanh nghiệp, tuy nhiên, việc cố tình có điểm thấp ở một lĩnh vực có thể có lợi vì
những lợi thế mà điểm thấp mang lại cho lĩnh vực khác.
Bài học rút ra :
Bài Học số 1
Với “Đam mê sáng tạo, khát vọng cống hiến cho BIDV trường tồn và thịnh vượng”,
em cảm thấy BIDV đã thành công trong việc khơi nguồn sáng tạo, đưa nền kinh tế thị
trường nước nhà ta ngày một phát triển và vươn xa ra tầm thế giới. Đáp ứng được
16


nhu cầu và giải đáp được thắc mắc của khách hàng mang đến cho họ những lợi ích,
trải nghiệm mới về cơng nghệ, và điều này cũng chính là yếu tố thiết yếu mà BIDV đã
mang lại cho quý khách hàng, nhằm nâng cao giá trị cũng như làm cho khách hàng
hiểu rõ về ngân hàng mình lựa chọn. Đó cũng chính là nguồn lực góp phần vào việc
nâng cao hiệu quả của việc phát triển dịch vụ ngân hàng BIDV
Bài học số 2
Qua những đam mê và sáng tạo thì BIDV đã đạt được rất nhiều thành tựu. Hiện tại,

trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, BIDV cũng đang có nhiều sản
phẩm, dịch vụ tốt phục vụ khách hàng và dẫn đầu thị trường trên một số mặt. BIDV
phải tiếp tục xây dựng phát triển bền vững và trường tồn. Mà một trong những giải
pháp quan trọng hàng đầu là phải nâng cao năng lực học hỏi, sáng tạo của toàn hệ
thống. Hãy dám thay đổi, dám hành động, dám thử nghiệm những điều mới mẻ.
Bài học số 3
Với tinh thần ‘‘Khát khao học hỏi - Đam mê sáng tạo - Sẵn sàng thay đổi - Bứt phá
thành công
BIDV cần sáng tạo để đổi mới cả nội dung và hình thức để đưa BIDV hồn thành sứ
mệnh, đem lại lợi ích, tiện ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người lao động và
cộng đồng xã hội; xứng đáng với kỳ vọng của các thế hệ và sự mong đợi, tin tưởng
của khách hành
IV/ KẾT LUẬN
Đứng trước sức ép cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong các lĩnh vực của nền kinh tế
nói chung và lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng, địi hỏi tất cả các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam trong đó có các NHTM phải ln nỗ lực
đổi mới, phát triển về mọi mặt, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát
triển.
Cùng với hệ thống ngân hàng trong nước, trong suốt thời gian qua BIDV cũng đã tích
cực chủ động đánh giá thực trạng nội tại của mình đồng thời sáng tạo tìm kiếm các
giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm hội nhập sâu rộng hơn
17


vào nền kinh tế trong nước và quốc tế; Mà một trong những trọng tâm ưu tiên phát
triển của BIDV đến 2025 và tầm nhìn đến 2030 đó chính là đẩy mạnh phát triển dịch
vụ ngân hàng bán lẻ.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng tại
BIDV, luận án “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam” đã được hoàn thành và những kết quả đóng góp của luận án

được thể hiện trên ba góc độ như sau:
Thứ nhất: làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng của NHTM trước
làn sóng số hóa hoạt động ngân hàng bao gồm: phân tích, luận giải các vấn đề về dịch
vụ ngân hàng một cách đa chiều và phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại; Bổ sung
và hoàn thiện tiêu chí đánh giá, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM. Đưa ra khái niệm, nội dung và xu hướng
số hóa dịch vụ ngân hàng
Thứ 2: sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, phân tích một cách có hệ
thống về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng BIDV giai đoạn 2015 - 2019 nhằm
làm sáng tỏ được thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV giai đoạn
2015 – 2019, trong đó đặc biệt sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và mơ hình
kinh tế lượng để đo lường sự hài lòng và trung thành của khách hàng đối với dịch vụ
ngân hàng.
Thứ 3: đề xuất năm nhóm giải pháp mới cho ngân hàng nhằm phát triển dịch vụ ngân
hàng BIDV trên cơ sở đánh thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV.
Trong đó nhóm giải pháp về sản phẩm, nền khách hàng và kênh phân phối có nhiều
điểm mới so với các cơng trình đã công bố trước đây, đặc biệt là giải pháp về xây
dựng hệ sinh thái số về dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Qua những đam mê và sáng tạo thì BIDV đã đạt được rất nhiều thành tựu. Hiện tại,
trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, BIDV cũng đang có nhiều sản
phẩm, dịch vụ tốt phục vụ khách hàng và dẫn đầu thị trường trên một số mặt. BIDV
phải tiếp tục xây dựng phát triển bền vững và trường tồn. Mà một trong những giải
18


pháp quan trọng hàng đầu là phải nâng cao năng lực học hỏi, sáng tạo của toàn hệ
thống. Hãy dám thay đổi, dám hành động, dám thử nghiệm những điều mới mẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Video lấy từ website: YouTube.com
- Lý thuyết từ sách giáo khoa môn Quản trị chiến lược của Trường Đại học Hutech

- Thông tin tra cứu tên mạng internet

19



×