Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Kế toán bán hàng tại công ty cổ phần hợp tác phát triển dca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.2 KB, 62 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN
HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HƠP TÁC PHÁT TRIỂN DCA.................3
1.1.1. Danh mục hàng bán của Công ty......................................................................3
1.1.2. Đặc điểm khách hàng và thị trường của Công ty..............................................5
1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty..................................................................8
1.2. Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của Công ty..................................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN BÁN HÀNG TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DCA..................................................................12
2.1. Kế tốn doanh thu tại Cơng ty Cổ phần hợp tác phát triển DCA...........................12
2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán..............................................................................12
2.1.2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................16
2.2. Kế toán giá vốn hàng bán...................................................................................31
2.2.1. Chứng từ và thủ tục kế toán............................................................................31
2.2.2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................33
2.3. Kế tốn chi phí bán hàng...................................................................................40
2.3.1. Chứng từ và thủ tục kế tốn............................................................................40
2.4.2. Quy trình ln chuyển chứng từ:....................................................................41
CHƯƠNG 3: HỒN THIỆN KẾ TỐN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DCA.................................................................46
3.1. Đánh giá thực trạng kế tốn bán hàng tại Cơng ty Cổ phần hợp tác phát triển
DCA..........................................................................................................................46
3.1.1.Ưu điểm:..........................................................................................................46
3.1.2. Nhược điểm.....................................................................................................49
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện...............................................................................50
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế tốn bán hàng tại Cơng ty................................51


3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế tốn...........51
3.2.3. Về báo cáo kế toán liên quan đến bán hàng....................................................53
3.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.........................................................................54
KẾT LUẬN..............................................................................................................56
Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn



Giám đốc

TSCĐ

Tài sản cố định

DT

Doanh thu

BH


Bán hàng

CP

Chi phí

ĐVT

Đơn vị tính

BCTC

Báo cáo tài chính

LN

Lợi nhuận

NV

Nguồn vốn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TSDH

Tài sản dài hạn


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

DN

Doanh nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

GTGT

Giá trị gia tăng

CKTM

Chiết khấu thương mại

TMĐT


Thương mại đầu tư

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần hợp tác phát triển DCA........10
Sơ đồ 2.1: Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp..........................14
Sơ đồ 2.2: Kế toán chiết khấu thương mại...............................................................18
Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ tổng hợp và chi tiết giá vốn hàng bán...........................37
Sơ đồ 2.4: Quy trình ghi sổ chi phí bán hàng...........................................................43
Bảng 1.1: Nhóm sản phẩm tiêu thụ của Cơng ty........................................................4
Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường giai đoạn 2009- 2012.............7
Bảng 2.1: Giá bán thiết bị y tế theo số sản phẩm mua của khách hàng....................16
Bảng 2.2: Hóa đơn giá trị gia tăng............................................................................20
Bảng 2.3: Trích sổ Nhật ký chung............................................................................22
Bảng 2.4: Trích sổ cái TK 521..................................................................................23
Bảng 2.5: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng.................................................................25
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chi tiết doanh thu bán hàng..............................................26
Bảng 2.7: Trích sổ Nhật ký chung............................................................................28
Bảng 2.8: Trích sổ cái TK511...................................................................................30
Bảng 2.9: Trích Sổ chi tiết giá vốn hàng bán............................................................35
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp chi tiết giá vốn hàng bán................................................36
Bảng 2-11: Trích Sổ Nhật kí chung..........................................................................38
Bảng 2.12: Sổ cái TK 632.........................................................................................39
Bảng 2.13: Mẫu phiếu chi tiền mặt...........................................................................42

Bảng 2.14: Trích sổ Nhật kí chung...........................................................................44
Bảng 2.15: Trích Sổ cái TK 642...............................................................................45

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp

1

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường và đầy khó khăn như hiện tại, các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển, nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả
kinh tế. Để đứng vững và phát triển trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt và
khủng hoảng kinh tế kéo dài khiến cho doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được
tâm lý, nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá hợp lý,
mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát
tất cả các quy trình từ khâu lên kế hoạch mua hàng, mua hàng đến khâu tiêu thụ
hàng hóa để đảm bảo việc bảo tồn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy
tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần của cán bộ cơng nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo có lợi nhuận để
tích lũy mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
Hơn thế nữa nhu cầu hàng hóa hiện nay trên thị trường phát triển khá nhanh
đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra doanh thu có lợi nhuận. Muốn vậy thì Doanh
nghiệp phải bán cái thị trường cần và thiếu chứ khơng phải bán cái Doanh nghiệp có
và tự phải nhanh nhạy nắm bắt được cái thiếu và cái cần của thị trường. Để đạt được
mục tiêu lợi nhuận cao và an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty
phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý, trong đó hạch tốn kế tốn là cơng cụ

quan trọng không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc
sử dụng và quản lý tài sản, hàng hóa nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo và tự
chủ trong sản xuất kinh doanh, tính tốn và xác định hiệu quả của từng hoạt động
sản xuất kinh doanh làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh.
Công ty cổ phần hợp tác phát triển DCA là một doanh nghiệp thương mại là
đại diện độc quyền phân phối chính thức các sản phẩm thiết bị y tế của GE
Healthcare tại Việt Nam và đồng thời cũng là đại lý phân phối cho các hãng sản
xuất thiết bị y tế tiên tiến trên thế giới như Philips, Haifu, … Các sản phẩm chính
của Cơng ty là thiết bị phịng mổ, thiết bị phịng hồi sức tích cực, thiết bị chăm sóc
sản nhi, thiết bị tim mạch, thiết bị điều trị ung thư. Với việc kinh doanh và mở rộng

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp

2

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

mạng lưới bán hàng của mình DCA đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao
động, đồng thời tạo điều kiện cho người tiêu dùng nhất là các bệnh nhân tim mạch
được tiếp cận với những dòng sản phẩm tiên tiến và chất lượng được nhập khẩu từ
nước ngồi, đem lại lịng tin từ khách hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sau thời gian thực tập, tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như
bộ máy quản lý của Công ty, em nhận thấy kế tốn nói chung và kế tốn bán hàng
của cơng ty nói riêng là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý hoạt động kinh
doanh của Công ty nên ln địi hỏi cần được bổ sung, hồn thiện. Vì vậy em quyết
định đi sâu nghiên cứu cơng tác kế tốn bán hàng của Cơng ty nhằm miêu tả cụ thể
quy trình ghi sổ và các hoạt động kế tốn bán hàng của DCA với đề tài : « Kế tốn

bán hàng tại Cơng ty Cổ phần hợp tác phát triển DCA »
Trong quá trình thực tập, em đã được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy cô
trong Viện kế toán - kiểm toán, đặc biệt trực tiếp hướng dẫn em là cô giáo - tiến sĩ
Nguyễn Thị Thu Liên và các cán bộ nhân viên phịng kế tốn cơng ty cổ phần hợp
tác phát triển DCA.
Tuy nhiên, phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tế chưa nhiều nên khó tránh
khỏi những thiếu sót trong chuyên đề, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô
giáo và các anh chị trong Công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương :
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của Công ty cổ
phần hợp tác phát triển DCA
Chương 2 : Thực trạng kế tốn bán hàng tại Cơng ty Cổ phần hợp tác phát
triển DCA
Chương 3 : Hoàn thiện kế tốn bán hàng tại Cơng ty Cổ phần hợp tác phát
triển DCA
Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp

3

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN HƠP TÁC PHÁT TRIỂN DCA
1.1.


Đặc điểm hoạt động bán hàng của Công ty Cổ phần hợp tác phát triển DCA

1.1.1. Danh mục hàng bán của Công ty
Là doanh nghiệp thương mại kinh doanh nhiều loại hình sản phẩm liên quan
đến cơng nghệ trong đó các sản phẩm chính là thiết bị y tế. Hiện nay Công ty đang
là đại diện độc quyền của hãng GE Heathcare và là đại lý phân phối cho các hãng
Philips Medical Systems, HAIFU, Tyco Covidien, AGFA,… Sản phẩm Công ty
đang phân phối đều là những thiết bị y tế hiện đại nhất, mang tính đột phá và sáng
tạo, giảm thiểu chi phí hoạt động. Là một trong những nhà cung cấp các thiết bị y tế
sớm nhất Việt Nam và độc quyền phân phối nhiều thiết bị hiện đại nên Cơng ty có
nhiều lợi thế về thị trường và thị phần. Những đặc điểm của bốn nhóm sản phẩm
của Cơng ty như sau:
* Máy thở Engström Carestation, trợ giúp thở cho những bệnh nhân cần
chăm sóc đặc biệt, giao diện người dùng đơn giản, thiết kế phù hợp với mơi trường,
tính năng tiên tiến như kết hợp thở với theo dõi, vận hành từ trung tâm hoặc độc lập
dùng cho trẻ em cho tới người lớn, …
* Monitor Dash 3000, 4000 & 5000, linh hoạt dùng cho hồi sức cấp cứu.
Dòng máy theo dõi Dash® là hệ thống monitor xách tay linh hoạt và dễ sử dụng.
Dash cho phép mức độ nguy kịch của bất kỳ giường bệnh nào được sửa đổi để phù
hợp với yêu cầu thay đổi của bệnh nhân. Monitor Dash cách mạng hóa việc chăm
sóc và tiếp cận bệnh nhân bằng cách kết hợp lựa chọn đầy đủ nhất các tiêu chuẩn
vàng về chăm sóc bệnh nhân (với các thông số theo dõi) cùng với công nghệ cập
nhật về tim. Kết nối mạng khơng dây và có dây – bao gồm đường tiếp cận tới CIS,
CVIS, PACS, RIS, HIS và hơn 350 giường không cần trợ giúp của mạng trung tâm

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chun đề tớt nghiệp


GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

4

– góp phần vào khả năng chưa từng có của monitors Dash phù hợp với các nhu cầu
thay đổi của bệnh nhân nặng.
* Hệ thống gây mê Datex Ohmeda tăng cường khả năng tích hợp hệ theo dõi
khí mê của Entropy BIS và hệ máy theo dõi đồng bộ, ứng dụng cho dải bệnh nhân
rộng từ trẻ sơ sinh tới người trưởng thành, mang lại sự an tồn trong quy trình gây
mê phịng mổ.
* Ngồi ra cịn những hệ thống chẩn đốn hình ảnh, chăm sóc trẻ sơ sinh,
thiết bị siêu âm với những tính năng hiện đại, nhằm cung cấp những trang thiết bị y
tế hiện đại cho các bệnh viện trên toàn quốc.
Ta thấy hầu hết các sản phẩm của Công ty đều là những thiết bị y tế hiện đại
nhập khẩu từ nước ngồi, có giá trị lớn và nhập về theo đường hàng khơng có
những tính năng đặc trưng cơ bản. Từ đó có thể phân đoạn thị trường và xây dựng
chiến lược tiêu thụ sản phẩm rõ ràng cho từng loại sản phẩm Cơng ty phân phối.
Bảng 1.1: Nhóm sản phẩm tiêu thụ của Cơng ty
(Đơn vị tính: Chiếc)

STT

(nhóm)

1

Tổng sản phẩm

2
3

4
5

2009

Tên sản phẩm
SL

2010

%

SL

2011

%

SL

2012

%

SL

%

159


100

169

100

253

100 266

100

Máy gây mê kèm thở

90

56,6

97

57,4

148

58,5 158

59,4

Máy thở


22

13,8

25

14,8

35

13,8

37

14,0

27

17

27

16

46

18,2

46


17,3

20

12,3

20

11,8

24

9,5

25

9,3

Lồng ấp trẻ sơ sinh+
thiết bị sản nhi
Máy điện tim+ máy
theo dõi bệnh nhân

(Nguồn: phịng tài chính kinh doanh Cơng ty cổ phần hợp tác phát triển DCA)
Qua bảng các sản phẩm của Công ty ta thấy DCA kinh doanh bốn nhóm sản
phẩm chủ yếu trong đó nhóm máy gây mê kèm thở luôn là sản phẩm chiếm tỉ trọng
Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp


5

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

cao nhất trong tổng sản phẩm doanh nghiệp nhập khẩu về, năm 2009 là 90 chiếc
tương ứng 56,6%, năm 2010 là 97 chiếc tương ứng 57,4%, năm 2011 là 148 chiếc
tương ứng chiếm 58,5% và năm 2012 là 158 chiếc chiếm 59,4% trên tổng số sản
phẩm Doanh nghiệp cung cấp trên thị trường. Xét về mặt giá trị nhóm thiết bị y tế
này là nhóm sản phẩm có khả năng tiêu thụ nhanh và có giá trị lớn, đây là sản phẩm
được Cơng ty chú trọng quan tâm phát triển thị phần trong lĩnh vực kinh doanh của
mình. Ngồi ra nhóm sản phẩm máy thở và nhóm lồng ấp trẻ sơ sinh và thiết bị sản
nhi cũng được Công ty nhập về với số lượng ổn định qua các năm, chứng tỏ Công
ty duy trì thị trường tiêu thụ các sản phẩm ở mức ổn định có tăng dần theo thời gian,
thị trường và quy mô kinh doanh của Công ty.
1.1.2. Đặc điểm khách hàng và thị trường của Cơng ty
Khách hàng chính của Công ty chủ yếu là các bệnh viện Trung ương đầu
ngành trong cả nước như:
- Bệnh viện Hà Nội Việt- Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thống Nhất,
Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện C Đà Nẵng,
Bệnh viện Nhi Trung ương
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Tim
mạch Trung ương, Bệnh viện Tim mạch Hà Nội, Viện Tim Bạch Mai, Viện Tim
Tâm Đức, Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh
viện Tai Mũi Họng Trung ương,
- Bệnh viện Quân y 108; 103 …
- Bệnh viện Bưu điện Hà Nội, Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện Thanh Nhàn,
Bệnh viện Đống Đa …
Ngồi hoạt động kinh doanh, cơng ty đã góp phần thực hiện các dự án lớn
như KFW Pha 1 cho 5 bệnh viện, KFW Pha 2 cho 4 bệnh viện, dự án World Bank

Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, công ty đang triển khai các dự án ODA xây
mới bệnh viện, dự án Trái phiếu Chính phủ. Cơng ty DCA đang hết sức nỗ lực

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chun đề tớt nghiệp

6

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

góp phần cải thiện hệ thống bệnh viện, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân.
Về lâu dài DCA hướng tới những khách hàng là những trung tâm y tế và
những phòng khám y tế được đầu tư, cấp phép hoạt động trên cả nước.
Về thị trường của Công ty, trong những năm gần đây, với sự phát triển như
vũ bão của khoa học kĩ thuật, ứng dụng của nó vào các sản phẩm cơng nghệ có
những phát triển vượt bậc, ngày càng nhiều máy móc thiết bị hiện đại ra đời đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nhất là đối với các sản phẩm là
các thiết bị y tế đòi hỏi về mặt hiện đại và về chất lượng ln đặt lên hàng đầu. Để
hịa nhập với cơ chế thị trường và sự phát triển mạnh của các đối thủ cạnh tranh, với
vai trò là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền một số sản phẩm thiết bị y tế từ
châu Âu, DCA đã hình thành các mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, tích cực tìm kiếm
các thị trường, nắm bắt và ổn định thị phần của mình so với các cơng ty khác. Đặc
trưng sản phẩm lại là những mặt hàng có giá trị lớn, khách hàng là các bệnh viện và
các trung tâm y tế trong cả nước, do vậy Công ty phải phân chia các thị trường để
quản lý và phát triển hoạt động tiêu thụ có hiệu quả.
Thị trường của Cơng ty được chia thành các khu vực như sau:
Thị trường Hà Nội

Thị trường miền Bắc: bao gồm các tỉnh từ Ninh Bình trở ra như Ninh Bình,
Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái,
Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hải Dương, Hải Phịng, Quảng Ninh, …
Thị trường miền Trung như Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Thị trường miền Nam bao gồm các tỉnh thuộc khu vực phía nam.
Tình hình tiêu thụ theo thị trường được đánh giá theo bảng sau:

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chun đề tớt nghiệp

7

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường giai đoạn 2009- 2012
(Đơn vị tính: Triệu đồng)

STT

Khu vực

1

Hà Nội

2


2009
SL

2010
%

SL

2011
%

SL

2012
%

SL

%

12.250 41,11

13.750 42,31

26.000 43,05

31.650 87,45

Miền Bắc


7.150 23,99

6.950 21,38

11.200 18,54

11.750 16,67

3

Miền Trung

2.200

2.700

8,31

7.500 12,41

9.200 13,05

4

Phía Nam

8.200 27,52

9.100 28,00


15.700 26,00

17.900 25,39

5

Tổng

60.400

70.500

29.800

7,38
100

32.500

100

100

(Nguồn: Phịng kinh doanh Cơng ty cổ phần hợp tác phát triển DCA)
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu tiêu thụ ở các vùng có sự chênh lệch
tương đối lớn. Thị trường Hà Nội vẫn là thị trường có mức tiêu thụ các thiết bị y tế
lớn nhất, chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng số doanh thu thu được. Năm 2009
doanh thu từ thị trường này chiếm 41,11% tương ứng 12.250 triệu đồng, năm 2010
là 13.750 triệu đồng chiếm 42,31 %, năm 2011 đạt được 26.000 triệu đồng tương
ứng 43,05% và năm 2012 doanh thu đạt được là 31.650 triệu đồng chiếm 87,45%

trong doanh thu cả năm trong khu vực nội địa. Kết quả trên là do Hà Nội dù có diện
tích khơng lớn nhưng là khu vực trung tâm, tập trung nhiều bệnh viện trung ương,
tư nhân cũng như các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho mọi người, do đó là thị
trường rất tiềm năng cho Công ty khai thác, bán sản phẩm, với thế mạnh là nhà
phân phối các thiết bị hiện đại từ châu Âu, Cơng ty có nhiều lợi thế để phát triển
doanh thu tiêu thụ trong thị trường này. Các cơ sơ y tế và các bệnh viện đầu ngành
và các bệnh viện tư nhân để cạnh tranh khách hàng họ buộc phải mua những thiết bị
hiện đại, có tính năng ưu việt, điều này tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận, chào
hàng và hợp tác bán hàng. Doanh thu thu được từ thị trường này còn khá là khiêm
tốn so với tiềm năng của nó, do vậy Công ty nên khai thác triệt để thị trường này để
tăng doanh thu, kiếm nhiều lợi nhuận.

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24

100


Chuyên đề tốt nghiệp

8

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

Thị trường miền Bắc và phía Nam, hai thị trường này là thị trường có mức
tiêu thụ tương đương và ổn định, cho thấy thị phần của Công ty trên thị trường là ổn
định có xu hướng phát triển hơn nữa.Tuy nhiên với khu vực địa lý rộng lớn như vậy
mà doanh thu thu được như vậy chưa thực sự thuyết phục, là thị trường tiềm năng,
có số lượng dân cư và các bệnh viện các tuyến cũng khá lớn. Nhất là khu vực miền
núi phía bắc, cơ sở vật chất ngành y tế rất thiếu thốn, nghèo nàn, nhà nước cũng
đang cố gắng đầu tư nâng cấp, trang bị các thiết bị y tế hiện đại, có nhiều tính năng

mới, kịp thời. Điều này tạo điều kiện cho Công ty phát triển thị trường, bao quát cả
thị trường ngách, vừa nâng cao khả năng tiêu thụ, vừa hợp tác thúc đẩy đời sống của
người dân đi lên, chăm lo sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là khu vực khó khăn,
hẻo lánh.
Thị trường có doanh thu tiêu thụ ít nhất là khu vực miền Trung, chỉ chiếm
7,38% tương đương 2.200 triệu đồng năm 2009 và 9.200 triệu đồng, tương ứng
13,05% năm 2012. Điều này cho thấy Công ty chưa khai thác được thị trường này
trong giai đoạn vừa qua, mặc dù khu vực này cũng có nhiều khả năng phát triển, có
thể do Cơng ty chưa hình thành được hệ thống phân phối, vận chuyển cũng như tiếp
cận với khách hàng ở đây nên lượng khách hàng ở đây còn khiêm tốn, khả năng tiêu
thụ chưa cao.
1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty
DCA bán hàng theo 3 loại kênh đó là thơng qua các gói thầu (dự án mua sắm
trên 100 triệu đồng), bán bn và bán lẻ.
Đối với gói thầu với dự án mua sắm trên 100 triệu đồng và kênh bán bn
DCA bán hàng theo quy trình

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp

9

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

Tham gia đấu
thầu, nhận thư từ
đối tác bán buôn


Trúng thầu;
thương thảo, ký
kết hợp đồng

Triển khai thực
hiện hợp đồng

Tiến hành các
hoạt động sau
bán hàng

Hoàn tất gói thầu
và thanh lý HĐ

Bàn giao và cung
cấp dịch vụ

Cịn với các kênh bán lẻ, DN đầu tư nghiên cứu thị trường, dự đoán nhu cầu thị
trường, nhập khẩu các thiết bị phù hợp về kho và tiến hành hoạt động phân phối, bán
hàng lẻ cho các Khách hàng có nhu cầu. Trong trường hợp dự trữ không đủ nhu cầu bán
ra Doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu nhanh, do vận chuyển bằng đường hàng không và
thuộc danh mục các sản phẩm y tế được Bộ y tế cấp phép, nên thời gian cung cấp cho
khách hàng các sản phẩm cũng khá nhanh và đúng hẹn.
1.2. Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của Công ty
Công tác tổ chức bán hàng được cơng ty sắp xếp thành các phịng ban
chuyên trách, mỗi nhân viên trong các phòng được phân công nhiệm vụ phù hợp, cụ
thể, rõ ràng. Tất cả hoạt động của các phịng ban trong cơng ty đều chịu sự chi phối
và chỉ đạo của giám đốc. Các phịng ban trong Cơng ty quan hệ mật thiết với nhau
theo chiều ngang. Các chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban được quy định rõ
ràng, đảm bảo sự minh bạch, thống nhất, tự chủ và phối hợp nhịp nhàng giữa các

phịng ban để bộ máy có thể vận hành đạt hiệu quả nhất. Cơ cấu tổ chức quản lý của
công ty tương đối gọn nhẹ và linh hoạt.

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp

10

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần hợp tác phát triển DCA
GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

Phịng

Phịng

Phịng

Kế tốn

Kinh
doanh

Nhân sự

Bộ phận

giao nhận
hàng

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban chức năng:
Giám đốc kinh doanh: chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc điều hành về các
vấn đề kinh doanh, quản lý và điều phối mọi cơng việc cũng như tồn bộ guồng
máy liên quan đến khách hàng và hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo chiến lược kinh
doanh của Công ty. Phụ trách các phòng ban khác là: phòng nhân sự, phịng kế tốn,
phịng kinh doanh.
 Phịng kế tốn: Có chức năng tham mưu, giúp việc và thực hiện các nhiệm
vụ được giám đốc kinh doanh giao trong việc quản lý, điều hành tồn bộ
cơng tác tài chính, kế tốn, hạch tốn kinh doanh trong Cơng ty.
 Phịng tổ chức – Hành chính hay thường được gọi là phịng nhân sự là bộ
phận tham mưu, giúp việc và thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc kinh
doanh giao trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực tổ chức, cán bộ,
lao động, tiền lương, chính sách xã hội, chăm sóc sức khỏe và hành chính
quản trị, văn thư, lưu trữ.
 Phịng kinh doanh: có chức năng tham mưu, giúp việc và thực hiện các
nhiệm vụ được giám đốc kinh doanh giao trong công tác quản lý điều hành
các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, thực hiện các kế hoạch của công ty
và phụ trách bên bộ phận bán hàng, quan hệ với khách hàng, ...
Phòng này được chia thành 2 bộ phận: bộ phận nhập khẩu và bộ phận bán hàng.

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp

11


GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

- Bộ phận nhập khẩu: Tìm kiếm nguồn cung cấp, xuất xứ, nguồn gốc, giá cả

của những mặt hàng mà mình phụ trách. Lập báo cáo trình Giám đốc phê duyệt.
Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà cung cấp. Quản lý, chịu trách nhiệm
về tất cả giấy tờ liên quan đến hoạt động nhập khẩu.
- Bộ phận bán hàng: Tìm kiếm, mở rộng thị trường. Đàm phán, ký kết hợp

đồng với bên mua sau khi được phê duyệt. Phối hợp cùng bộ phận nhập khẩu thực
hiện và giám sát chặt chẽ các hợp đồng đã được ký đảm bảo giao hàng đúng tiêu
chuẩn và thời gian đã ký trong hợp đồng.
Bộ phận giao nhận hàng
Nhân viên phụ trách mảng giao, nhận hàng hóa chịu trách nhiệm từ khi
nhận hàng của nhà cung cấp, giao hàng cho bên mua, cho đến khi tiền hàng về tới
cơng ty theo đúng hợp đồng.
Chính sách bán hàng:
Để tạo ra thương hiệu và uy tín trên thị trường, góp phần gia tăng doanh thu
sản phẩm, cơng ty đã áp dụng nhiều chính sách bán hàng khác nhau để phù hợp với
nhiều đối tượng khách hàng.
Bán hàng trả góp, trả chậm: Đối với những khách hàng truyền thống, có
quan hệ lâu dài với cơng ty thì được phép mua hàng trả chậm, thời gian trả chậm
trong vòng 30 ngày kể từ khi mua hàng.
Chiết khấu thương mại: Cơng ty thực hiện chính sách chiết khấu thương
mại đối với những đơn hàng có giá trị từ 100 triệu trở lên. Tỷ lệ chiết khấu từ 1-5%
tùy thuộc vào giá trị đơn hàng.
Khuyến mãi, giảm giá hàng bán: Đối với những khách hàng lần đầu mua
hàng, công ty sẽ tặng những sản phẩm khác đi kèm khi khách hàng mua hàng hóa,
hoặc sẽ giảm giá hợp lý cho họ.
Đối với hàng bán bị trả lại do thiết kế và chủng loại ko đúng yêu cầu

của Khách hàng, sẽ được Công ty hỗ trợ bàn giao thiết bị khác đúng yêu cầu
hoặc hoàn tiền.

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp

12

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TỐN BÁN HÀNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC
PHÁT TRIỂN DCA
2.1. Kế tốn doanh thu tại Cơng ty Cổ phần hợp tác phát triển DCA
2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
Khi phát sinh các nghiệp vụ về bán hàng, kế toán phải lập, thu đầy đủ các chứng từ
phù hợp theo đúng nội dung quy định của nhà nước nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý để ghi
sổ kế toán.
Căn cứ vào chế độ chứng từ kế toán, doanh nghiệp xác định những chứng từ sử
dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý
kinh tế tài chính, quản lý q trình bán hàng, xác định chính xác kết quả bán hàng, …
Để hạch toán doanh thu bán hàng tại công ty Cổ phần hợp tác phát triển DCA,
kế tốn sử dụng các chứng từ sau:
- Hóa đơn GTGT
- Báo giá
- Biên bản giao nhận hàng hóa( phiếu xuất kho- nhập kho)
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có của Ngân hàng,
- Phiếu thu - chi tiền mặt

- Bảng kê bán lẻ hàng hóa
Cơng ty bán hàng theo 3 hình thức là bán qua dự án đấu thầu, bán buôn và
bán lẻ. Tuy nhiên, do đơn giá bán của hàng hóa trong cơng ty đều khá cao và khách
hàng hầu hết là các đơn vị lớn, do đó khi bán hàng kế tốn đều phải lập hóa đơn
GTGT mà khơng lập bảng kê doanh thu bán lẻ.
Đối với hình thức bán qua kênh đấu thầu, khi tiếp nhận kết quả hợp đồng
được ký sau khi Công ty trúng thầu, nhân viên kho tiến hành giao hàng theo hợp
đồng đã ký. Bao gồm giấy xuất kho, biên bảo giao nhận hàng hóa. Tùy thuộc vào
gói thầu yêu cầu, khách hàng thường tạm ứng 50% sau khi ký kết hợp đồng, 20%
Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chun đề tớt nghiệp

13

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

khi có giấy báo hàng đã có trong kho và sẵn sàng giao, 30% cịn lại khi nghiệm thu
hồn thành.
Đối với hình thức bán buôn trực tiếp khi giao hàng, nhân viên bán hàng
Công ty lập hóa đơn GTGT gồm 3 liên,1 liên sẽ giao cho khách hàng, 1 liên giao
cho bộ phận kế toán để làm căn cứ ghi sổ và thu tiền của khách hàng, 1 liên còn lại được
bộ phận bán hàng lưu giữ. Khách hàng nhận đủ hàng, ký nhận vào hóa đơn và thanh tốn
tiền cho Cơng ty. Kế tốn Cơng ty sẽ dựa vào hóa đơn để thu tiền người mua.
Đối với hình thức bán lẻ trực tiếp, vào cuối các ngày bán hàng, nhân viên
bán hàng sẽ lập báo cáo bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hóa, báo cáo quỹ tiền mặt và
tập hợp các lệnh giao hàng, phiếu xuất kho để chuyển lên phòng kế toán. Kế toán
căn cứ vào các chứng từ trên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, sau đó mới phản ánh
doanh thu bán hàng vào các sổ kế tốn.

Hóa đơn GTGT thể hiện nghiệp vụ bán hàng hay chuyển giao quyền sở hữu
hàng hóa cho khách hàng và ghi nhận doanh thu cho cơng ty, ngồi các thơng tin cơ
bản về cơng ty và khách hàng, kế tốn phải ghi rõ tên, số lượng, đơn giá và thành
tiền từng loại hàng hóa bán ra và tổng tiền hàng thu về.
* Quy trình ln chuyển chứng từ:
Chứng từ gốc, hóa đơn,
phiếu thu, giấy báo có.

Sổ nhật ký chung

Sổ chi tiết TK 511

Bảng cân đối phát sinh

Sổ cái TK 511

Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh

Ghi chú:
Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp

14

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng
* Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng
- Kế tốn doanh thu bán hàng theo phương pháp bán bn.
Sơ đồ 2.1: Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp
TK 156

TK632

(1)

TK911

(6)

TK511

(7)

TK 111,112,131

(2)

(3)

(4)
TK 3331

(5)
Ghi chú:


Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24

TK 521,531,532


Chuyên đề tốt nghiệp

15

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

(1): Số sản phẩm, hàng hóa xuất bán
(2): Số doanh thu của sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ và thuế GTGT phải nộp
(3): Thanh toán tiền hoặc giảm khoản phải thu cho người mua về chiết khấu
thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và số thuế GTGT trả lại cho
khách hàng (giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại)
(4): Nhập kho số hàng bị trả lại
(5): Kết chuyển chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá
hàng bán ghi giảm doanh thu phát sinh trong kỳ
(6): Kết chuyển giá vốn vào bên nợ TK 911
(7): Kết chuyển doanh thu bán hàng vào bên có TK 911
- Với khoản giảm trừ doanh thu là chiết khấu thương mại chứng từ bao gồm:
Hóa đơn ghi rõ tỷ lệ và số tiền chiết khấu. 
Ngoài ra chứng từ kèm theo là các văn bản về chính sách Chiết khấu thương mại
của cơng ty.
Hạch tốn TK Chiết khấu thương mại cần tơn trọng những quy định sau: 
- Thực hiện đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định. 
- Theo dõi chi tiết cho từng khách hàng, từng loại hàng. 
- Trường hợp chiết khấu thương mại được xác định ngay khi bán hàng: Khi lập hóa 
đơn, kế tốn phải ghi rõ tỷ lệ % hoặc mức chiết khấu, giá bán chưa thuế GTGT 

(sau khi đã trừ đi chiết khấu thương mại); thuế GTGT; tổng giá thanh tốn đã có 
thuế GTGT)

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp

16

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

Bảng 2.1: Giá bán thiết bị y tế theo số sản phẩm mua của khách hàng
(Đơn vị tính: %)

STT

Số lượng

Máy gây mê

mua

kèm thở

Máy thở

Lồng ấp trẻ

Máy điện


sơ sinh và

tim và máy

thiết bị sản

theo dõi

nhi

bệnh nhân

1

5-10 chiếc

98 giá báo

98 giá báo

98giá báo

98 giá báo

2

10- 15

96giá báo


96giá báo

96giá báo

96giá báo

3

15-20

95 giá báo

95 giá báo

95giá báo

95giá báo

4

>20

92giá báo

92giá báo

92giá báo

92giá báo


(Nguồn: Phịng kinh doanh cơng ty Cổ phần hợp tác phát triển DCA)
2.1.2. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng các tài khoản: TK511: Doanh thu bán hàng
- TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
- TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Thực tế, kế toán sử dụng tài khoản cấp 2: TK 5111 nhiều hơn và chi tiết hơn vì
Cơng ty chủ yếu kinh doanh về cung cấp thiết bị y tế còn hoạt động cung cấp dịch
vụ Công ty không xảy ra thường xuyên.
TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu
-

TK 5211: Chiết khấu thương mại
Ngồi ra kế tốn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 111, TK 112, TK

131, TK 33311, TK 632, TK 156,...
Nội dung và kết cấu tài khoản 511:
Bên Nợ:

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24


Chuyên đề tốt nghiệp

17

GVHD:TS.Nguyễn Thị Thu Liên

-


Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;

-

Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911” Xác định kết quả kinh
doanh”

Bên Có:
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của Cơng ty thực
hiện trong kỳ kế tốn
Tài khoản 511 khơng có số dư cuối kỳ
Ngun tắc phản ánh vào tài khoản: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được
xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ
giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho
Khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngồi giá bán.
Phương pháp hạch toán:


Doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong
kỳ kế toán:
Nợ TK 111, 112, 131,… Tổng giá thanh tốn
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán chưa
có thuế

GTGT) (chi tiết theo 5111 hoặc 5113)

Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp


Cuối kỳ kế tốn kết chuyển doanh thu của hàng hóa chiết khấu thương mại

phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu
thuần, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Chiết khấu thương mại



Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911:” Xác định kết
quả kinh doanh” Ghi:

Nguyễn Thị Hương – MSV: 12120830 – Kế toán tổng hợp K24



×