| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 23
Cận thò học đường là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, gây ảnh hưởng đến khả năng học tập và sức
khỏe của trẻ. Nghiên cứu tiến hành tại trường THCS Phan Chu Trinh tại Quận Ba Đình, Hà Nội nhằm
tìm hiểu thực trạng cận thò và một số yếu tố liên quan. Áp dụng thiết kế cắt ngang, nghiên cứu khám
lâm sàng 332 học sinh trong trường và phát vấn người chăm sóc chính (NCSC) của các học sinh này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thò là 50.3%, cận thò độ 1 có tỷ lệ cao nhất; kiến thức và thực
hành của NCSC về khám mắt đònh kỳ và kích thước bàn ghế học tập phù hợp cho học sinh còn rất
hạn chế; yếu tố nguy cơ của cận thò là thời gian sử dụng mắt tập trung cho các hoạt động xem tivi,
sử dụng máy tính, đọc sách báo dài (>5h/ngày) và tổng thời gian học thêm trong tuần dài
(>10h/tuần). Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng của bệnh cận thò học đường tại Việt Nam nói chung
và đặc biệt là tại quận Ba Đình, Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để thiết kế các
chương trình can thiệp nhằm giảm tỷ lệ cận thò học đường.
Từ khóa: Cận thò, yếu tố nguy cơ, kiến thức thực hành phòng chống cận thò
Myopia and related risk factors in Phan Chu
Trinh Secondary School, Ba Dinh district,
Hanoi in 2010
Vu Thi Hoang Lan(*), Nguyen Thi Minh Thai(**)
Myopia is a common disease at early age in Vietnam, which affects children's capacity to learn as
well as their health status. This study was conducted at Phan Chu Trinh secondary school, Ba Dinh
district to explore the prevalence and related risk factors of myopia among secondary pupils.
Employing cross-sectional design, this study clinically examined 332 pupils and sent self
administered questionnaire to their parents. Study results indicated that the prevalence of myopia
was 50.3% while myopia level 1 had the highest prevalence; knowledge and practice of myopia
prevention such as routine clinical eye examination, appropriate heights for studying desk and chair
among their parents were very limited; risk factors of myopia were long studying hours and long daily
Thực trạng cận thò học đường và một số yếu tố
liên quan tại trường Trung học Cơ sở Phan Chu
Trinh, quận Ba Đình, Hà Nội năm 2010
TS. Vũ Thò Hoàng Lan (*), ThS. Nguyễn Thò Minh Thái (**)
Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 23
24 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Đặt vấn đề
Cận thò là một loại tật khúc xạ của mắt[4],
thường xuất hiện và tiến triển ở lứa tuổi học sinh.
Cận thò gây tác hại trước mắt là làm giảm thò lực
nhìn xa, giảm khả năng khám phá thế giới xung
quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập,
sức khỏe và thẩm mỹ của con người, nếu không
phát hiện sớm và điều trò kòp thời có thể dẫn đến
thoái hóa võng mạc, nặng có thể bong võng mạc
dẫn đến mù. Hiện nay, cận thò học đường chiếm tỷ
lệ cao trong lứa tuổi học sinh và trở thành vấn đề
sức khỏe của cộng đồng nhiều quốc gia trên thế
giới.[2] Tại Việt Nam, cận thò học đường chiếm tỷ
lệ khá cao và tăng nhanh nhất là ở khu vực đô thò.
Theo Trần Thò Hải Yến và cộng sự năm 2003 khảo
sát 5112 học sinh đầu cấp ở 29 trường trên 4 quận
tại TP HCM, tỷ lệ mắc tật khúc xạ là 25,3%; trong
đó cận thò chiếm tỷ lệ 17,2%[6]. Tại Hà Nội năm
2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiến hành
nghiên cứu cận thò ở học sinh phổ thông Hà Nội khối
tiểu học tỷ lệ là 11,3%; THCS là 23,3%; PTTH là
29,8%. Khu vực nội thành (Hoàn Kiếm) là 30,9% và
ngoại thành (Sóc Sơn) là 21,8%[1]. Là một bệnh
không điều trò được nhưng có thể phòng ngừa được,
tỷ lệ cao của cận thò học đường cho thấy tầm quan
trọng của các chương trình can thiệp nhằm giảm tỷ
lệ cận thò học đường. Nghiên cứu này nhằm mô tả
thực trạng cận thò học đường và xác đònh một số yếu
tố nguy cơ liên quan đến cận thò của học sinh tại
trường THCS Phan Chu Trinh, quận Ba Đình, Hà
Nội năm 2010.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng thiết
kế cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là học sinh tại
trường THCS Phan Chu Trinh, Ba Đình, Hà Nội. Cỡ
mẫu được tính sử dụng sử dụng công thức tính cỡ
mẫu cho xác đònh một tỷ lệ
với các thông số
α=0.05, p=0.38 (theo kết quả
điều tra trước đây), d (độ chính xác tuyệt đối) là
0.07, DE (hiệu lực thiết kế)=1.7, dự trù bỏ cuộc là
5%. Cỡ mẫu dự kiến là 331 học sinh. Phương pháp
chọn mẫu cụm (mỗi lớp là một cụm). Nghiên cứu đã
lựa chọn ngẫu nhiên 8 lớp trong danh sách toàn bộ
lớp học ở trường, (toàn bộ học sinh trong các lớp
được mời tham gia nghiên cứu).
Các học sinh tham gia nghiên cứu được khám
lâm sàng để chẩn đoán mức độ cận thò. Khám lâm
sàng cho tất cả học sinh được thực hiện bởi 2 bác sỹ
chuyên khoa mắt để đảm bảo tính chính xác của
chẩn đoán. Thò lực của học sinh được đo bằng cách
sử dụng bảng thò lực chữ E (đồng nhất cho tất cả học
sinh). Thông tin về các yếu tố liên quan như thực
hành phòng chống cận thò (PCCT) tại gia đình được
time of using eyes for activities such as using computer/watching TV/reading book. The study
indicated the increasing burden of myopia in Vietnam in general, especially in Ba Dinh district, Ha
Noi. The study results can be used to design intervention to reduce myopia among children in their
early age.
Key words: Myopia, risk factors, knowledge/practice to prevent myopia
Tác giả
(*) TS. Vũ Thò Hoàng Lan - Đại học Y tế Công cộng
(**) Ths. Nguyễn Thò Minh Thái - Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội
Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 24
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 25
thu thập qua bộ câu hỏi phát vấn. Việc sử dụng bộ
câu hỏi phát vấn có thể gặp một số sai số như: sai
số nhớ lại, phụ huynh bỏ sót không điền hết thông
tin. Sai số nhớ lại được khắc phục bằng cách chỉ hỏi
thông tin trong thời gian 4 tuần trở lại đây. Nghiên
cứu cũng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để đảm
bảo sự hợp tác tối đa của phụ huynh trong việc điền
thông tin cho nghiên cứu.
Tiêu chí đánh giá:
a) Đánh giá mức độ cận thò theo Đi ốp: Cận nhẹ:
< 3.0 đi ốp, Cận vừa: 3.0 -
≤ 6.0 Đi ốp, Cận nặng:
>6.0 Đi ốp
b) Kiến thức phòng chống cận thò (PCCT) của
NCSC bao gồm hiểu biết về triệu chứng của cận thò,
tác hại, cách phòng chống, thời gian khám mắt đònh
kỳ, thời gian sử dụng mắt cho phép, chế độ ăn, cách
bố trí góc học tập, tư thế ngồi học đúng. Kiến thức
PCCT được đánh giá qua 15 câu hỏi, điểm kiến thức
là tổng điểm các câu hỏi NCSC trả lời đúng. Tổng
điểm cao nhất là 32 điểm và thấp nhất là 7 điểm, giá
trò phân vò 75th là 26 điểm. NCSC có điểm kiến thức
trên 26 điểm là kiến thức phòng chống cận thò đạt
c) Thực hành PCCT bao gồm thực hành của
NCSC về các mảng: giám sát tư thế học, giám sát
thời gian sử dụng mắt, bố trí góc học tập hợp lý, sử
dụng nguồn sáng cho góc học tập đúng, thực hành
khám mắt đònh kỳ, thực hành dinh dưỡng. Thực
hành được đánh giá qua 6 câu hỏi, điểm thực hành
bằng tổng điểm các câu trả lời đúng. Tổng điểm
thực hành cao nhất là 16 điểm và thấp nhất là 3
điểm, trung bình 9,31 điểm, giá trò phân vò 75
th
là 12
điểm. NCSC có điểm thực hành trên 12 điểm được
coi là thực hành đạt.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
Mẫu nghiên cứu gồm 332 học sinh, trong đó có
152 học sinh nam (45.8%) và 180 học sinh nữ
(54.2%). Bảng 1 trình bày đặc điểm người chăm sóc
chính của các học sinh tham gia nghiên cứu. Có
71.4% NCSC có trình độ học vấn trên PTTH.
3.2. Thực trạng cận thò học đường
Biểu đồ 1 trình bày thực trạng cận thò học
đường. Trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ cận thò là
50.5%. Phần lớn các học sinh bò cận thò độ 1. Tỷ lệ
cận thò ở nam giới là 45.9%, thấp hơn tỷ lệ này ở nữ
giới (53.6%). Tỷ lệ cận thò độ 2 và độ 3 ở nữ cũng
cao hơn nam giới.
3.3. Thực trạng một số yếu tố nguy cơ của cận thò
Biểu đồ 2 trình bày thông tin một số yếu tố nguy
cơ của cận thò như thời gian sử dụng mắt cho các
hoạt động khác nhau, khám đònh kỳ mắt, độ phù hợp
của bàn ghế học tập tại nhà, giám sát tư thế ngồi học
của học sinh từ NCSC. Nhìn chung, khá nhiều học
sinh trong mẫu nghiên cứu dành nhiều thời gian
trong ngày cho việc xem ti vi và sử dụng máy tính
(31.8% học sinh xem ti vi hơn 2 giờ/ngày và 12.7%
học sinh sử dụng máy tính hơn 2 giờ/ngày). Áp lực
học thêm của học sinh khá nặng khi có đến hơn
81% học sinh có thời gian học thêm một tuần trên
10 giờ. Chỉ có 38.2% bố mẹ đưa trẻ đi khám mắt
đònh kỳ 6 tháng/lần. Theo các tiêu chuẩn hiện hành,
hiệu số chiều cao của bàn và ghế học dành cho học
Bảng 1. Đặc điểm của học sinh tham gia nghiên cứu
Biểu đồ 1. Tỷ lệ cận thò học đường trong mẫu
nghiên cứu
Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 25
26 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
sinh trung học cơ sở phải từ 25-28 cm là phù hợp.
Dựa theo thông tin của NCSC cung cấp về độ cao
của bàn và ghế, chỉ có 10.5% học sinh có góc học
tập hiện tại được bố trí bàn và ghế học tập có hiệu
số chiều cao thích hợp.
3.4. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán yếu tố
nguy cơ của cận thò học đường
Nghiên cứu đưa các yếu tố đã được phân tích
đơn biến như tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp
của người chăm sóc chính cho học sinh, giới tính của
học sinh, tổng thời gian học sinh học thêm trong
tuần từ 10 giờ trở lên, tổng thời gian hàng ngày sử
dụng mắt tập trung liên tục (xem ti vi, đọc sách báo,
tạp chí, sử dụng máy tính) từ 5 giờ trở lên, kiến thức
và thực hành của người chăm sóc chính cho học
sinh, vào mô hình hồi quy logistic để dự đoán nguy
cơ mắc cận thò. Bảng 2 trình bày kết quả mô hình
hồi quy đa biến logistics. Có 2 yếu tố nguy cơ có ý
nghóa thống kê: thời gian học thêm/tuần và thời gian
sử dụng mắt tập trung/ngày. Cụ thể, các trẻ có thời
gian học thêm trên 10h/tuần có nguy cơ bò cận thò
cao hơn gấp 3.8 lần so với trẻ có thời gian học thêm
dưới 10h/tuần; trẻ có thời gian sử dụng mắt tập trung
liên tục cho các hoạt động đọc sách, xem tivi, vi
tính trên 5h/ngày có nguy cơ bò cận cao hơn 3.6 lần
so với các trẻ khác. Trong mô hình này, kiến thức
và thực hành của NCSC cho HS không có ý nghóa
thống kê.
4. Bàn luận
Tỷ lệ cận thò trong mẫu nghiên cứu là 50.3%,
cao hơn tỷ lệ chung trên đòa bàn quận Ba Đình năm
2009 (38.4%)[7] nhưng tương đồng với các kết quả
nghiên cứu tại một số trường như trường THCS Chu
Văn An (56% vào năm 2007)[5]. Tỷ lệ cận thò học
đường ngày càng tăng cao, đặc biệt ở các trường
thuộc thành phố lớn có thể do 2 nguyên nhân chính
(1) áp lực học ngày càng tăng cao và (2) do điều
kiện kinh tế phát triển, thói quen sinh hoạt của trẻ
thay đổi, trẻ dành nhiều thời gian cho các hoạt động
xem ti vi, sử dụng vi tính hơn trước[3,4,5,6].
Về các yếu tố nguy cơ của cận thò học đường,
kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 yếu tố có ý nghóa
thống kê đó là tổng thời gian học thêm trong tuần
của trẻ và tổng thời gian sử dụng mắt tập trung trong
ngày cho các hoạt động xem tivi, đọc sách báo và
sử dụng vi tính, các thời gian này càng dài thì nguy
cơ trẻ mắc cận thò càng cao. Kết quả này cũng trùng
hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó của Phạm
Thò Vượng tại Hà Nội[7] hay của Nguyễn Hữu Nghò
tại Huế[4].
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NCSC đưa trẻ đi
Biểu đồ 2. Thực trạng một số yếu tố nguy cơ của cận
thò học đường
Bảng 2. Mô hình hồi qui dự đoán các yếu tố ảnh
hưởng của cận thò học đường
Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 26
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 27
khám mắt đònh kỳ 6 tháng/lần còn rất thấp cũng
như rất nhiều gia đình học sinh sử dụng bàn ghế học
tập không đúng quy chuẩn. Từ kết quả này, nhà
trường cần tìm hiểu rõ đòa chỉ, nhà cung cấp bàn ghế
đúng tiêu chuẩn quy đònh của Bộ Y tế để giới thiệu
tới các gia đình mua đúng chủng loại bàn ghế phù
hợp cho học sinh ngồi học và phối hợp với các bác
sỹ chuyên khoa và gia đình tổ chức các hoạt động
khám mắt đònh kỳ cho các học sinh. Mặc dù nghiên
cứu không tìm thấy mối liên hệ có ý nghóa thống kê
giữa kiến thức/thực hành phòng chống cận thò của
NCSC nhưng do đây là nghiên cứu cắt ngang, kết
quả này có thể chòu ảnh hưởng của sai số về trình
tự thời gian, nghóa là một số cá thể trong nghiên cứu
đã bò cận thò lâu ngày, sau khi trẻ bò cận thò, kiến
thức/thực hành của NCSC đã thay đổi. Do vậy,
nghiên cứu không kết luận được rằng kiến thức/thực
hành của NCSC không phải là yếu tố liên quan.
Các chương trình cận thò học đường vẫn cần thiết kế
thêm các can thiệp để thay đổi kiến thức/thực hành
phòng chống cận thò của NCSC.
Tóm lại, tỷ lệ cận thò học đường của trường
THCS Phan Chu trinh cao. Cận thò càng mắc sớm
càng có những ảnh hưởng không tốt đên khả năng
học tập và sự phát triển thể chất của trẻ sau này.
Các chương trình phòng chống cận thò học đường có
thể sử dụng các thông tin cung cấp trong nghiên cứu
này để thiết kế các chương trình can thiệp phù hợp.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Nghiên cứu tình hình cận
thò và cong vẹo cột sống ở học sinh thành phố Hà nội- Thực
trạng và đề xuất giải pháp. Báo cáo kết quả đề tài khoa học
cấp Bộ. Mã số B2000: 47- 89.
2. Bộ Y tế (2000), Quy đònh về vệ sinh trường học.
3. Hoàng Văn Tiến & CS (2004), "Kết quả nghiên cứu cận
thò học đường của học sinh lớp 3, trường tiểu học Hoàng Văn
Thụ, Phúc Tân & Nghóa Dũng, Hà nội", Tạp chí Y học Việt
nam, Tập 297 (số 4), tr 23- 27.
4. Nguyễn Hữu Nghò & CS (2007), "Tỷ lệ mắc cận thò, cong
vẹo cột sống và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh khối lớp 8
- Trường THCS N.C.D. TP Huế", Tạp chí Y học thực hành,
Số 9, tr 577- 578.
5. Phạm Thò Vượng (2007), Mô tả thực trạng và một số yếu
tố liên quan đến cận thò học đường của học sinh trường
THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà nội, Luận văn Thạc
sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
6. Trần Thò Hải Yến & CS (2006), "Kết quả khảo sát khúc
xạ ở học sinh đầu cấp tại TP. Hồ Chí Minh", Nhãn khoa Việt
nam, số 7(05), tr 45- 55.
7. Trung tâm Y tế Ba đình (2007- 2009), Tổng hợp tình hình
khám sức khỏe học sinh quận Ba đình, Hà Nội.
Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 27