BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
TRẦN THỊ THUẬN
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH ĐỘT
QUỴ NÃO CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA CẤP CỨU VÀ ĐỘT
QUỴ BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2022
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NAM ĐỊNH – 2022
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
TRẦN THỊ THUẬN
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH ĐỘT
QUỴ NÃO CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA CẤP CỨU VÀ ĐỘT
QUỴ BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2022
Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Trần Văn Long
NAM ĐỊNH – 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện chun đề này tơi xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các phòng ban liên quan trường Đại học Đại
học Định đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học
tập và hỗ trợ tơi trong việc thực hiện Chuyên đề tố nghiệp.
TS Trần Văn Long - người thầy đã tận tâm định hướng cho tôi từ xác định
chuyên đề, xây dựng Đề cương và hướng dẫn, chỉnh sửa giúp tơi hồn thành Chun
đề này.
Ban Giám đốc, phòng Điều dưỡng, đặc biệt là tập thể khoa Cấp cứu và Đột
quỵ - Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tạo mọi điều kiện, cho phép tôi thực hiện
nghiên cứu và giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành chuyên đề.
Các anh, chị và các bạn lớp Điều dưỡng CK1K9 trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định đã giúp đỡ, chia sẻ thông tin trong thời gian học tập, xây dựng Đề cương
và hoàn thành Chuyên đề.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô, quý vị và các bạn!
Trần Thị Thuận
.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề này là cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo - TS Trần Văn Long. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu, bao gồm phần phụ lục trong chuyên đề, là trung thực và khách quan,
đã được sự đồng ý của cơ sở nơi nghiên cứu.
Hà Nội, ngày
tháng 7 năm 2022
Trần Thị Thuận
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................... 3
1.
1.1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................ Error! Bookmark not defined.
Tổng quan về điều dưỡng và công tác CSNB ................................................. 3
1.2.1. Khái niệm về CSNB trong bệnh viện ............................................................. 7
1.2.2. Khái niệm về chăm sóc hỗ trợ người bệnh ..................................................... 8
1.2.3. Quy định CSNB trong bệnh viện ................................................................... 8
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CSNB của điều dưỡng viên .................... 8
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................... 9
2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 9
2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................................... 10
Chương II .............................................................................................................. 12
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO CỦA
ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA CẤP CỨU VÀ ĐỘT QUỴ BỆNH VIỆN LÃO KHOA
TRUNG ƯƠNG .................................................................................................... 13
1. Thông tin khái quát về cơ sở nghiên cứu............................................................ 12
1.1. Thông tin về Bệnh viện Lão khoa Trung ương ................................................ 12
1.2. Thông tin về khoa Cấp cứu và Đột quỵ ........................................................... 12
2.
Kết quả ............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Công tác CSNB của điều dưỡng viên .............................................................. 15
2.1.1. Thu thập từ người bệnh/NNNB qua phiếu tự điền ........................................ 15
2.2. Áp lực công việc ............................................................................................. 23
2.3.Điều kiện làm việc ........................................................................................... 23
2.4. Sự quan tâm của lãnh đạo ............................................................................... 23
Chương III ............................................................................................................. 25
1. Cơng tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên. ......................................... 25
2. Công tác CSNB của điều dưỡng viên qua phát vấn người bệnh ......................... 25
2.1. Cơng tác tiếp đón người bệnh của điều dưỡng viên ......................................... 25
2.2. Cơng tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng viên.............. 26
2.3. Cơng tác chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh cá nhân cho người bệnh ............................. 26
2.4. Cơng tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh....................... 27
2.5. Cơng tác chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh ................................. 28
2.6. Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh .......................................................... 28
2.7. Công tác chăm sóc, thực hiện y lệnh thuốc cho người bệnh. ........................... 29
2.8. Cơng tác chăm sóc thực hiện y lệnh CLS cho người bệnh ............................... 29
2.9. Công tác tư vấn, hướng dẫn, GDSK cho người bệnh....................................... 30
2.10. Đánh giá chung về cơng tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên qua
thông tin thu thập từ phiếu phát vấn. ...................................................................... 30
3.Yếu tố điều kiện làm việc ................................................................................... 31
4. Sự quan tâm của lãnh đạo .................................................................................. 31
4.1. Thực trạng: ..................................................................................................... 31
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 3
PHỤ LỤC................................................................................................................ 7
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát người bệnh hoặc NNNB .................................................. 7
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn sâu lãnh đạo khoa CC&ĐQ ........................................ 13
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn sâu người bệnh hoặc NNNB ...................................... 15
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn sâu Điều dưỡng viên chăm sóc ................................... 16
PHỎNG VẤN SÂU CỦA ĐDV VỀ CƠNG TÁC CHĂM SĨC NB ...................... 16
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Phân bố người bệnh theo dân tộc, nghề nghiệp và nơi cư trú. ................... 16
Bảng 2. Cơng tác đón tiếp người bệnh ................................................................... 16
Bảng 3. Cơng tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ........................................ 17
Bảng 4. Chăm sóc vệ sinh cá nhân hàng ngày cho người bệnh............................... 18
Bảng 5. Cơng tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh ................ 18
Bảng 6. Chăm sóc PHCN cho người bệnh ............................................................. 19
Bảng 7. Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh .................................................... 19
Bảng 8. Cơng tác chăm sóc thực hiện y lệnh thuốc cho người bệnh ....................... 20
Bảng 9. Công tác chăm sóc thực hiện y lệnh CLS cho người bệnh ........................ 21
Bảng 10. Công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK cho người bệnh ............................... 21
iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Phân bố người bệnh theo giới ......................................................................... 15
Biểu đồ 2. Phân bố người bệnh theo độ tuổi..................................................................... 15
Biểu đồ 3. Đánh giá chung công tác CSNB của ĐDV qua phỏng vấn NB ........................ 22
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT
Bộ Y tế
CC & ĐQ
Cấp cứu và Đột quỵ
CLS
Cận lâm sàng
CSNB
Chăm sóc người bệnh
CSVC
Cơ sở vật chất
ĐDCS
Điều dưỡng chăm sóc
ĐDTK
Điều dưỡng trưởng khoa
ĐDV
Điều dưỡng viên
ĐTV
Điều tra viên
GDSK
Giáo dục sức khỏe
KCB
Khám chữa bệnh
NB
Người bệnh
NNNB
Người nhà người bệnh
PHCN
Phục hồi chức năng
PVS
Phỏng vấn sâu
TTB
Trang thiết bị
TTLT
Thông tư liên tịch
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế cũng như cơng
tác chăm sóc, phục vụ người bệnh (NB) trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của người dân ngày càng cao, tính cạnh tranh giữa các bệnh viện ngày càng lớn thì
vai trị của người điều dưỡng là rất quan trọng.
Chăm sóc điều dưỡng chính là hoạt động nghề nghiệp của người điều dưỡng.
Tại bệnh viện, điều dưỡng là lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động hỗ
trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh, là những người tiếp xúc nhiều nhất
với người bệnh trong suốt thời gian nằm viện. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế
giới, dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng cung cấp là một phần không thể thiếu
và là một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của hệ thống dịch vụ y tế[36].
Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết,
tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh
các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh”. Trong đó, chăm sóc tồn diện
gồm: tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; chăm sóc tinh thần; chăm sóc vệ sinh cá
nhân; chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc phục hồi chức năng; chăm sóc người bệnh có
chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh;
thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng; theo dõi đánh giá người bệnh; ghi chép hồ sơ bệnh
án[4].
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng chăm sóc điều dưỡng tại
bệnh viện [12, 26]. Số liệu cho thấy đa số các điều dưỡng đều thực hiện tốt vai trị
chăm sóc người bệnh cho dù vẫn cịn một số hạn chế trong việc chăm sóc vệ sinh cá
nhân cũng như tư vấn giáo dục sức khoẻ.
Bệnh viện Lão khoa Trung ương là Bệnh viện đầu ngành về bảo vệ chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi, trong đó Khoa Cấp cứu và Đột quỵ được thành lập và đi vào
hoạt động từ tháng 6/2017 nhưng đã đạt được nhiều thành tích trong cơng tác
chun mơn phục vụ người bệnh[1]. Nhằm đánh giá thực trạng cơng tác chăm sóc
điều dưỡng, cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này không những
trực tiếp giúp cải thiện chất lượng chăm sóc trong bệnh viện mà cịn đồng thời giúp
2
người bệnh có tâm lý thoải mái, kiến tạo mơi trường thân thiện giữa nhân viên y tế người bệnh nhân/người nhà người bệnh. Nhận thấy vai trò thiết thực của vấn đề trên,
em tiến hành làm chuyên đề: “Thực trạng cơng tác chăm sóc điều dưỡng cho
người bệnh Đột quỵ não của điều dưỡng tại khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh
viện Lão khoa Trung ương, năm 2022” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh Đột quỵ não
của điều dưỡng tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ- BV Lão khoa TW
2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lương cơng tác chăm sóc điều dưỡng
cho người bệnh Đột quỵ não của điều dưỡng tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ- BV Lão
khoa TW
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về điều dưỡng và công tác CSNB
1.1.1.1. Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới
Florence Nightingale (1820 – 1910) với những đóng góp lớn lao của mình đã
được suy tôn là người sáng lập ra ngành Điều dưỡng. Do được sinh ra trong gia đình
giàu có ở Anh, bà đã đọc nhiều sách về triết học, tôn giáo, chính trị.
Năm 1847, bà vào học và làm việc tại bệnh viện Kaiserswerth (Đức), sau đó
sang Paris học tập. Những năm 1854 – 1855, khi Chiến tranh Crimea nổ ra, Florence
Nightingale cùng 38 phụ nữ người Anh khác được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ để chăm
sóc các thương binh của quân đội Hoàng gia Anh.
Trở về sau chiến tranh, Florence đã quyết định thành lập Trường Điều dưỡng
Nightingale tại Bệnh viện St. Thomas, London. Trường điều dưỡng này hiện nay là
một phần của Đại học King’s College London danh tiếng. Từ đây, việc đào tạo ngành
Điều dưỡng đã có hệ thống và bài bản hơn.
Ngày nay, để tưởng nhớ công lao của Florence Nightingale, Hội đồng điều
dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12/ 5 hàng năm là ngày sinh của bà làm ngày
điều dưỡng quốc tế. Bà khơng chỉ là người đặt nền móng cho ngành Điều dưỡng,
Florence Nightingale thật sự trở thành người mẹ tinh thần và là biểu tượng bất diệt
cho công việc cao quý này [16].
1.1.1.2. Lịch sử ngành điều dưỡng Việt Nam
Tại Việt Nam, trong thời điểm hiện tại, ngành Điều dưỡng đã được xem là một
ngành nghề độc lập hỗ trợ đắc lực cho những ngành nghề khác trong lĩnh vực y tế
trong q trình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh [29].
Hải Thượng Lãn Ông được xem là một trong những người đầu tiên đặt nền
móng cho ngành Điều dưỡng của nước ta. Cho đến cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, trong
quá trình xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã bắt đầu tiến hành xây dựng khá nhiều
bệnh viện. Đến năm 1901, đã có lớp Điều dưỡng bệnh phong và tâm thần đầu tiên
được mở ra tại Việt Nam. Từ khi đất nước thống nhất cho đến nay, ngành y tế nước
4
nhà đã được nhiều tổ chức điều dưỡng quốc tế hết lòng giúp đỡ cả về vật chất, kiến
thức và những kỹ năng chuyên môn đáng quý [29].
Sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã thống nhất chỉ đạo công tác
Điều dưỡng tại hai miền. Đến năm 1985 thì cho mở khoa đào tạo Đại học Điều
dưỡng đầu tiên tại Việt Nam. Đây được xem là mốc son quan trọng đánh dấu Điều
dưỡng là một ngành nghề độc lập trong hệ thống y tế. Năm 1992, Phòng Y tá được
thành lập với nhiệm vụ phát triển công tác Điều dưỡng trong cả nước. Ngày
13/8/1997, Nhà nước đồng ý đổi tên Hội Y tá – Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng
[29].
Cho đến nay, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh với sự
tham gia đông đảo của hội viên khắp cả nước.
1.1.1.3. Các định nghĩa về điều dưỡng
Florence Nightingale đã đưa ra một định nghĩa về ngành Điều dưỡng cách đây
hơn 100 năm: "Điều dưỡng là một hành động thiết thực bảo vệ môi trường chung quanh
bệnh nhân để giúp cho bệnh nhân bình phục". Trong thuyết đầu tiên này, Florence
Nightingale đã đề cao vai trò của công tác điều dưỡng. Người điều dưỡng không những
được huấn luyện để chăm sóc bệnh nhân ốm đau mà còn được huấn luyện như những
người nội trợ [3].
Virginia Henderson là một trong những người điều dưỡng đầu tiên nêu ra định
nghĩa điều dưỡng (1960): "Chức năng của điều dưỡng là giúp đỡ các cá thể, đau ốm
hoặc khoẻ mạnh, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và bình phục nhanh chóng.
Người điều dưỡng cần thiết phải có sức khoẻ, thơng minh, có kiến thức và có phong
thái làm việc càng nhanh càng tốt". (Henderson, 1966, p.3). Henderson cho rằng
người điều dưỡng cần phải chăm sóc bệnh nhân khơng kể họ ốm đau hay khoẻ mạnh.
Bà còn đề cập đến việc giáo dục và ủng hộ vai trò của người điều dưỡng [3].
Bước vào thế kỷ XXI, người ta đã cố gắng trả lời câu hỏi: "Nếu khơng có ngành
Điều dưỡng thì cái gì sẽ mất?". Người ta đã xem ngành Điều dưỡng như là một nghệ
thuật, một môn khoa học. Điều dưỡng liên quan đến sức khỏe quá khứ, hiện tại và
tương lai. Điều dưỡng là một ngành, nghề chăm sóc người bệnh [3].
Tóm lại, điều dưỡng là một nghề trong hệ thống y tế nhằm chăm sóc, bảo vệ,
nâng cao sức khỏe, đáp ứng nhu cầu sức khỏe con người.
5
Hiện nay, theo Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 thông
tư liên tịch Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y [8].
1.1.1.4. Vai trò, chức năng của điều dưỡng viên
Theo Florent Nightingale thì: “Chức năng duy nhất của người điều dưỡng là hỗ
trợ các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của người bệnh hoặc người khỏe,
hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể tự thực hiện nếu họ có sức
khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm
càng tốt” [3].
Tại Việt Nam, theo tài liệu quản lý điều dưỡng thì điều dưỡng viên có 5 vai trị [3]:
- Vai trị là người chăm sóc: Chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều
dưỡng hiệu quả. Mọi máy móc và kỹ thuật hiện đại khơng thể thay thế được sự chăm
sóc của người điều dưỡng
- Vai trị người truyền đạt thơng tin: Giao tiếp quy định mối quan hệ giữa người
bệnh và người điều dưỡng, giữa người điều dưỡng và đồng nghiệp cũng như các nhân
viên khác. Nó có vai trị quan trọng trong hoạt động của người điều dưỡng.
- Vai trò người giáo viên: Người bệnh cần có thêm kiến thức để tự theo dõi và
chăm sóc nhằm rút ngắn ngày nằm viện.
- Vai trị người tư vấn: Tư vấn là q trình giúp đỡ người bệnh để nhận biết và
đương đầu với những stress về tâm lý hoặc những vấn đề của xã hội.
- Vai trò người biện hộ cho người bệnh: Thúc đẩy những hành động tốt đẹp
nhất cho người bệnh, bảo đảm có những nhu cầu của người bệnh được đáp ứng.
Về chức năng, người điều dưỡng có 3 chức năng sau [3]:
1. Chủ động thực hiện các hoạt động CSĐD cho người bệnh
2. Hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ
3. Tư vấn, GDSK.
1.1.1.5. Trách nhiệm nghề nghiệp của điều dưỡng viên
Trách nhiệm nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh phải dựa trên
các nguyên tắc cơ bản sau [2]:
1. Không bao giờ được từ chối sự giúp đỡ người bệnh
2. Giúp đỡ người bệnh loại trừ đau đớn về thể chất
6
3. Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh
4. Tôn trọng nhân cách và quyền của con người
5. Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh
1.1.1.6. Các học thuyết điều dưỡng
- Học thuyết Florence Nightingale (1820 – 1910)
Nightingale nhìn nhận vai trị của người điều dưỡng khơng chỉ đơn thuần là
cho người bệnh dùng thuốc mà định hướng vào việc tác động tới môi trường để giúp
đỡ người bệnh mau chóng phục hồi [3]. Các yếu tố mơi trường đó là:
1. Khơng khí trong lành
2. Ánh sáng
3. Sự ấm áp của buồng bệnh
4. Sự sạch sẽ nơi giường bệnh và buồng bệnh
5. Sự yên tĩnh của buồng bệnh và bệnh viện
6. Dinh dưỡng cho người bệnh đầy đủ
Quan niệm của Nightingale về vai trò của người điều dưỡng trong việc sử dụng
môi trường bệnh viện tác động vào sự hồi phục của người bệnh đã trở thành tư tưởng
chủ đạo trong chương trình đào tạo và là chức năng cơ bản của người điều dưỡng.
- Học thuyết Virginia Henderson
Nguyên tắc thực hành điều dưỡng của Virginia Henderson liên quan tới các nhu
cầu cơ bản của con người. 14 nhu cầu cơ bản theo học thuyết Virginia Henderson đã
giúp chúng ta xác định khung nội dung về thực hành điều dưỡng [3] đó là;
1. Đáp ứng nhu cầu về hơ hấp
2. Đáp ứng nhu cầu về ăn uống
3. Giúp đỡ người bệnh bài tiết
4. Giúp đỡ người bệnh về thay đổi, duy trì tư thế, vận động và tập luyện
5. Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ
6. Giúp người bệnh mặc và thay quần áo
7. Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt
8. Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày
9. Giúp người bệnh tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện
10. Giúp người bệnh trong sự giao tiếp
7
11. Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng
12. Giúp người bệnh lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người
vơ dụng
13. Giúp người bệnh trong những hoạt động vui chơi giải trí
14. Giúp người bệnh có kiến thức về y học.
Học thuyết Virginia Henderson gợi ý cho người điều dưỡng khi tiếp cận với
người bệnh cần phải đánh giá và chẩn đốn những nhu cầu của họ trên cơ sở đó hỗ
trợ họ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người.
- Học thuyết Maslows
Học thuyết Maslows (1943) đề cập đến nhu cầu cơ bản của con người bao gồm
05 mức độ [3].
Mức độ 1: nhu cầu sinh lý
Mức độ 2: nhu cầu an ninh và an toàn
Mức độ 3: nhu cầu tình cảm
Mức độ 4: nhu cầu tơn trọng
Mức độ 5: nhu cầu tự thể hiện và hoàn thiện bản thân
Học thuyết nhu cầu cơ bản của con người giúp cho người điều dưỡng xác định
các nhu cầu của người bệnh và lập kế hoạch chăm sóc phù hợp.
1.1.2. Chăm sóc điều dưỡng
1.1.2.1. Khái niệm về CSNB trong bệnh viện
Theo Thông tư 31/2021/TT-BYT của Bộ Y tế đã ghi rõ: “Chăm sóc điều dưỡng
là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của
mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và
nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, mơi trường an tồn, giao
tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe” [4].
Điều dưỡng viên thực hiện chăm sóc người bệnh theo mức độ phân cấp như sau:
Chăm sóc cấp I: người bệnh trong tình trạng nặng, nguy kịch khơng tự thực
hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày hoặc do yêu cầu chuyên môn không được vận
động phải phụ thuộc hồn tồn vào sự theo dõi, chăm sóc tồn diện và liên tục của
điều dưỡng.
Chăm sóc cấp II: người bệnh trong tình trạng nặng, có hạn chế vận động mộtphần
8
vì tình trạng sức khỏe hoặc do yêu cầu chuyên môn phải hạn chế vận động, phụ thuộc
phần nhiều vào sự theo dõi, chăm sóc của điều dưỡng khi thực hiện cáchoạt động cá
nhân hằng ngày.
Chăm sóc cấp III: người bệnh có thể vận động, đi lại khơng hạn chế và tự thực
hiện được tất cả hoặc hầu hết các hoạt động cá nhân hằng ngày dưới sự hướng dẫn
của điều dưỡng.[4].
1.1.2.2. Khái niệm về chăm sóc hỗ trợ người bệnh
Chăm sóc hỗ trợ người bệnh trong bệnh viện là những người bệnh có những khó
khăn, những hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày mà họ khơng tự
chăm sóc bản thân được và những người bệnh có nhu cầu hỗ trợ của điều dưỡng, hộ
sinh về dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, tinh thần, phục hồi chức năng và tư vấn, giáo
dục sức khỏe [4].
1.1.2.3. Quy định CSNB trong bệnh viện
Công tác CSNB trong bệnh viện gồm ba nguyên tắc cơ bản sau [4]:
- Người bệnh là trung tâm của cơng tác chăm sóc nên phải được chăm sóc tồn
diện, liên tục, bảo đảm hài lịng, chất lượng và an tồn.
- Chăm sóc, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động
CSĐD, theo dõi do ĐDV, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm.
- Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh
giá nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.
Trong đó, Các can thiệp chăm sóc điều dưỡng bao gồm [4]:
a) Chăm sóc hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt
b) Chăm sóc dinh dưỡng
c) Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi
d) Chăm sóc vệ sinh cá nhân
đ) Chăm sóc tinh thần:
e)Thực hiện các quy trình chun mơn kỹ thuật
g) Phục hồi chức năng cho người bệnh
h) Quản lý người bệnh
i) Truyền thông, giáo dục sức khỏe, chuyển viện và ra viện.
1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CSNB của điều dưỡng viên
9
Theo Quyết định 1215/QĐ-BYT ngày 12/4/2013 của Bộ Y tế về phê duyệt
“Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng giai đoạn từ
nay đến năm 2020” [6]. Những tồn tại và thách thức đã ảnh hưởng đến cơng tác CSNB
của điều dưỡng đó là:
- Trình độ chuyên môn của điều dưỡng
- Thiếu nhân lực điều dưỡng.
- Cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị (TTB) cho CSNB còn nhiều hạn chế,
thiếu các thiết bị, phương tiện phục vụ người bệnh.
- Tình trạng bệnh nhân quá tải và quá tải công việc làm cho điều dưỡng khơng
có thời gian giao tiếp với người bệnh, người bệnh chờ đợi lâu mới được chăm sóc,
phục vụ dẫn đến người bệnh kém hài lòng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Lucy Rodrigues ( 2002) cho thấy, người bệnh được đáp ứng
nhu cầu nằm tại khoa cấp cứu có tác dụng củng cố lịng tin của họ thơng qua các hoạt
động của điều dưỡng viên. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tất cả các yêu cầu về thể chất của
người bệnh đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, ngoại trừ yêu cầu hỗ trợ về tâm lý và
tinh thần chưa đạt chuẩn. Để tăng cường chất lượng chăm sóc cần thiết phải đánh giá
kỹ thuật của điều dưỡng viên và ý kiến phản hồi từ người bệnh [34].
Theo cơ quan nghiên cứu chất lượng chăm sóc sức khỏe y tế và dịch vụ nhân
sinh Mỹ, các nhà nghiên cứu gồm các tác giả Robert L – Kane và cộng sự (2007) đã
chỉ ra rằng các bệnh viện có số lượng điều dưỡng cao hơn thì tỷ lệ tử vong tại bệnh
viện đó thấp hơn. Nghiên cứu kết luận các bệnh viện cần có cam kết về chất lượng và
trong đó có một vấn đề là phải tăng số lượng điều dưỡng trong bệnh viên [31].
Từ các nghiên cứu trên cho thấy nhu cầu chăm sóc của bệnh nhân là rất lớn,
khi bị bệnh tật, con người sẽ không tự đáp ứng các nhu cầu cơ bản của bản thân mà
cần có sự hỗ trợ từ những người thân trong gia đình khi ở nhà và của điều dưỡng khi
ở bệnh viện. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu CSNB
của điều dưỡng tại bệnh viện hiện nay.
10
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Từ năm 2002 đến nay, công tác nghiên cứu khoa học về điều dưỡng tại Việt
Nam đã được quan tâm đẩy mạnh, góp phần quan trọng phát triển ngành Điều dưỡng
ở nước ta. Qua 4 kỳ tổ chức hội nghị khoa học toàn quốc của ngành điều dưỡng, đã
có hàng trăm đề tài khoa học về công tác điều dưỡng được báo cáo, nhiều đề tài có
giá trị khoa học cao và được nhiều bệnh viện áp dụng thực tế [27]. Tuy nhiên, các đề
tài đánh giá về công tác CSNB của điều dưỡng cịn hạn chế.
Nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà ( 2011) thực trạng cơng tác chăm sóc của
điều dưỡng viên qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ
truyền Trung ương từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 9 năm 2011 cho thấy điều dưỡng
viên chỉ làm tốt chức năng cơ bản như: phối hợp thực hiện y lệnh của bác sỹ đạt
84,2%; theo dõi, đánh giá người bệnh đạt 80,5%; tiếp đón người bệnh đạt 78,9%. Hỗ
trợ người bệnh về tâm lý, tinh thần; Hỗ trợ ăn uống; tư vấn giáo dục sức khỏe còn
hạn chế: 62,2%; 55,6%; 49,6% [10].
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hưng ( 2011) về thực trạng hoạt động CSNB của
ĐDV tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí năm 2011 cho thấy người bệnh
được ĐDV hỗ trợ thay đồ vải là 43,9%, hỗ trợ thay đổi tư thế là 13,6%, người bệnh
ít được hỗ trợ chăm sóc khác như vệ sinh thân thể là 3% và khơng nhận được sự hỗ
trợ đại tiểu tiện. Trong đó, người nhà người bệnh hỗ trợ cho người bệnh về chăm sóc
vệ sinh cá nhân chiếm tỷ lệ là 65,2%, hỗ trợ ăn uống và thay đồ vải là 33,4% [23].
Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) về thực trạng cơng tác chăm sóc
điều dưỡng người bệnh tại các khoa lâm sàng bệnh viện Hữu Nghị năm 2012. Kết
quả cho thấy người bệnh đánh giá được điều dưỡng hướng dẫn, giải thích chế độ ăn
uống theo bệnh tật đạt tỷ lệ cao (90,7%); cơng tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh
thần cho người bệnh được người bệnh đánh giá chiếm tỷ lệ cao (94,9%); theo dõi
đánh giá người bệnh (94%); thực hiện thuốc, theo dõi dùng thuốc và thực hiện các kỹ
thuật chuyên môn cũng được người bệnh đánh giá cao trên 90% [14].
Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Châu (2014) về thực trạng cơng tác chăm sóc
điều dưỡng qua đánh giá của người bệnh nội trú về các yếu tố liên quan tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2014 cho thấy điều dưỡng viên làm tốt các chức năng
cơ bản như: Theo dõi đánh giá người bệnh chiếm 91%; Tiếp đón người bệnh đạt 88%;