Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Suy giáp nguyên phát doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.94 KB, 7 trang )




Suy giáp nguyên phát
Bệnh nhân thường là phụ nữ ở lứa tuổi khoảng 50. Triệu chứng xuất hiện từ
từ, dễ lẫn với các triệu chứng quanh tuổi mãn kinh. Vì thế khi triệu chứng
trở nên rõ rệt thì chẩn đóan mới được đặt ra là quá muộn. Suy giáp nguyên
phát còn gọi là bệnh phù niêm vì da và niêm mạc bị xâm nhiễm bởi
mucopolysaccharid ưa nước dạng nhầy, phù này là phù cứng, không có dấu
ấn lõm.
1. Lâm sàng: Có nhiều nhóm triệu chứng


Triệu chứng da niêm:
- Mặt tròn như mặt trăng, ít biểu lộ tình cảm, trán nhiều nếp nhăn.
- Mi mắt phù (nhất là mi dưới)
- Gò má hơi tím, nhiều mao mạch dãn, môi dầy và cũng hơi tím, phần còn
lại trên mặt có màu vàng bủng.
- Bàn tay, chân dày, ngón thô, đôi khi gan bàn tay, chân có màu vàng
(xanthoderma). Da tay, chân lạnh, thô nhám. Da khô, bong vẩy, lông tóc
móng khô, dễ gãy, rụng.
- Lưỡi to ra, có dấu ấn răng, tiếng nói khàn.
- Vòi Eustache cũng bị thâm nhiễm => ù tai, giảm thính lực. Niêm mạc mũi
phù nề => ngủ ngáy to.
Triệu chứng giảm chuyển hóa:
- Sợ lạnh, thân nhiệt giảm.
- Rối loạn điều tiết nước: uống ít, tiểu ít, chậm bài niệu.
- Cân nặng tăng dù ăn uống ít, có hiện tượng giả phì đại cơ.
- Rối loạn nhu động ruột: táo bón kéo dài.
- Giảm tiết mồ hôi rất đáng chú ý.
Triệu chứng tim mạch:


- Nhịp chậm < 60 lần/phút (tuy nhiên >60 lần/phút thì không loại trừ suy
giáp)
- Huyết áp tâm thu thấp.
- Đau vùng trước tim hay cơn đau thắt ngực thực sự, khó thở gắng sức.
- Mỏm tim đập yếu, diện tim rộng, tiếng tim mờ.
- Có khi tràn dịch màng ngoài tim.
Triệu chứng thần kinh – cơ:
- Teo cơ do rối loạn chuyển hóa protein, tuy nhiên thâm nhiễm dạng nhầy ở
cơ gây ra hiện tượng giả phì đại.
- Cảm giác duỗi cứng cơ, giảm PX gân xương, kéo dài thời gian PX gân gót,
hay bị vọp bẻ.
Triệu chứng tâm thần:
- Thường thờ ơ, chậm chạp, trạng thái vô cảm.
- Suy giảm các hoạt động cơ thể, hoạt động trí óc, hoạt động sinh dục.
Triệu chứng nội tiết:
- Bướu giáp có thể to hay không to.
- Rối loạn kinh nguyệt: thiểu kinh hay vô kinh, kèm chảy sữa, hoặc hội
chứng mất kinh – chảy sữa, giảm bilido.
- Suy thượng thận hồi phục sau điều trị với hormon giáp trạng.
2. Cận lâm sàng:
Ảnh hưởng của sự thiếu hụt hormon giáp ở ngoại vi:
CTM: thiếu máu đẳng sắc hay nhược sắc, hồng cầu bình thường hay lớn.
Cholesterol máu > 3g/l (# 300mg%)
Lipid máu toàn phần và triglyceride máu cũng tăng.
CPK tăng > 70UI/l.
Định lượng hormon giáp lưu hành:
Iod toàn phần giảm < 4µg/dL.
T4 < 3µg/dL.
T3 < 80 ng/dL.
T3 giảm đơn độc thì không đủ vì có thể gặp trong hội chứng “T3 thấp”. Khi

đó, T4 bình thường hay hơi cao, T3 thấp, rT3 tăng và TSH bình thường, có
rất nhiều nguyên nhân như trong bệnh lý giảm hấp thu carbon hydrat (kém
dinh dưỡng, chán ăn tâm thần, đái tháo đường ), do dùng thuốc:corticoid,
thuốc cản quang có iod (tác dụng giảm T3 mạnh), PTU, propanolol, trong
các bệnh cấp tính ( nhồi máu cơ tim, bệnh có sốt, bỏng, chấn thương, phẫu
thuật ), các bệnh mạn tính đặc biệt là ở gan, thận, ung thư giai đoạn cuối.
FT3 và FT4 ( T3 và T4 tự do) thường thấp, phản ánh chính xác khả năng sản
xuất và dự trữ hormon giáp trạng vì không chịu ảnh hưởng các protein
chuyên chở (TBP).
Định lượng TSH:
TSH luôn luôn tăng, > 10 µIU/mL. Đây là dấu hiệu chứng tỏ tổn thương tiên
phát tại tuyến giáp.Trong suy giáp thứ phát, TSH có thể bình thường hay
thấp. TSH là xét nghiệm nhạy nhất để tầm soát các rối loạn chức năng tuyến
giáp nguyên phát.

Xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân:
Nồng độ iod trong nước tiểu 24 giờ: nếu tăng chứng tỏ suy giáp có thề do
quá tải iod, giảm thường là do thiếu iod.
Các kháng thể kháng giáp: kháng thể kháng thyroglobulin (antiTg) >1/2500
và kháng thể kháng microsom (antiTPO) > 1/50 cho phép nghĩ đến khả năng
viêm giáp Hashimoto.
Siêu âm tuyến giáp: giúp đánh giá về kích thước và các bất thường về giải
phẫu tuyến.
Xạ ký tuyến giáp: giúp phân loại các rối loạn sinh tổng hợp giáp trạng.
Sinh thiết tuyến giáp qua chọc hút bằng kim nhỏ: phát hiện bất thường về
mặt mô học.
3. Chẩn đoán:

4. Điều trị:
Trong 1 số trường hợp suy giáp do thuốc thì có thể hồi phục sau ngưng

thuốc, đa số các TH khác đều phải điều trị thay thế bằng hormon giáp trạng
suốt đời.
Các chế phẩm dùng trong điều trị suy giáp:
Trên lâm sàng LT4 (levothyroxin) là thuốc được ưu tiên chọn vì: thời gian
bán hủy dài (7 ngày) nên chỉ dùng duy nhất 1 lần buồi sáng, ít gây biến
chứng tim mạch hơn LT3, nhất là trên BN >60 tuổi hay có BMV, có nhiều
dạng trình bày, dễ sử dụng: thuốc nước, viên nén, thuốc tiêm. Các biệt dược:
Synthroid, Levothroid, L.Thyroixine Roche, Levothyrox)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×