Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.59 KB, 4 trang )
Phòng bệnh lao cho trẻ
Bệnh lao hiện nay là một trong những bệnh hàng đầu gây tử vong và
nhiều người mắc nhất là ở các nước đang phát triển. Ở trẻ em, bệnh
thường nặng có thể dẫn đến tử vong nếu mắc các thể lao nặng như lao
kê và lao màng não. Phần lớn bệnh lao ở trẻ em là thể lao phổi BK (+).
Tiêm vaccin phòng lao cho trẻ sơ sinh
Tại các nước đang phát triển lưu hành độ nhiễm lao của trẻ em không chủng
BCG ở lứa tuổi 14 là trên 20% và ở lứa tuổi 10 là từ 10-20%. Trẻ bị lao
thường có nguồn lao từ người thân (trong các gia đình nghèo, điều kiện sống
chật chội và ở những trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch suy giảm)
chiếm đến 70%, chủ yếu lây qua đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị
lây bệnh ở trường học, ngoài cộng đồng. Nguy cơ từ nhiễm trở thành bệnh là
10%, thường từ 5-15% trong 10 năm sau khi bị nhiễm lao. Nguy cơ này tùy
thuộc nhiều yếu tố như tuổi khi nhiễm lao, tình trạng dinh dưỡng của trẻ,
tình trạng vi khuẩn lao của nguồn lây tiếp xúc, thời gian và cường độ tiếp
xúc nhiều hay ít.
Thường gặp các thể lao sau ở trẻ em: Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu; Lao
cấp tính như lao màng não và lao kê; Lao hô hấp sau sơ nhiễm lao phổi và
lao màng phổi; Lao ngoài phổi khác.
Lao khởi đầu hay lao sơ nhiễm
Có thể xảy ra từ 0-14 tuổi, nhưng không thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và
không có chủng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng
nhỏ. Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng
cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu
chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu
hóa. Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt
nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ,
giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị