Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đề tài giới thiệu các thực nghiệm trong tâm lý học xã hội liên quan đến các hiện tượng tâm lý của nhóm nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.74 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI:
GIỚI THIỆU CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LIÊN
QUAN ĐẾN CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ CỦA NHÓM NHỎ

GVHD

: Nguyễn Thị Phương Trang

Sinh Viên Thực Hiện : Lê Thị Vui
Lớp

: 21CTL1

Tieu luan


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................2
NỘI DUNG.................................................................................................................................................3
1.

KHÁI QUÁT CHUNG......................................................................................................................3
1.1


Nhóm...........................................................................................................................................3

1.1.1

Khái niệm................................................................................................................................3

1.1.2

Phân loại nhóm.......................................................................................................................3

1.2

Hiện tượng tâm lý nhóm.............................................................................................................3

2. CÁC THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN TÂM LÝ NHÓM NHỎ..........................................................3
2.1. Thực nghiệm liên quan đến lãnh đạo nhóm...................................................................................3
Thực nghiệm: Các phong cách lãnh đạo trong nhóm..........................................................................3
2.2. Thực nghiệm liên quan đến áp lực nhóm.......................................................................................4
Thực nghiệm phù hợp Asch.................................................................................................................5
2.3. Thực nghiệm liên quan đến xung đột tâm lý trong nhóm..............................................................5
Thực nghiệm: hang Robbers...............................................................................................................6
Thực nghiệm: Giảm định kiến nhóm qua tăng cường tiếp xúc............................................................7
2.4. Thực nghiệm liên quan tính cấu kết nhóm.....................................................................................8
Thực nghiệm: Phân loại nhóm và sự thiên vị dành cho thành viên trong nhóm mình.........................8
2.5

Thực nghiệm liên quan hiện tượng chuẩn mực nhóm..............................................................9

Thực nghiệm: Sự tiến triển của chuẩn mực độc đoán..........................................................................9
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................10


Tieu luan


LỜI CẢM ƠN
Đi qua một khoảng thời gian không dài nhưng cũng không phải là ngắn, bây giờ đã là
lúc kết thúc học phần môn học Tâm Lý Học Xã Hội. Ở đây em được gặp gỡ những người
bạn mới, những trang sách mới của tri thức và được gặp một cô giáo cực kỳ dễ thương.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Sư Phạm Đà
Nẵng, đến khoa Tâm Lý Giáo Dục đã đưa môn học Tâm Lý Học Xã Hội vào chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô Nguyễn Thị
Phương Trang đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời
gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học cô, dù nhiều lúc em còn chưa
nghiêm túc, thỉnh thoảng còn vắng học thế nhưng cô đã thông cảm và giúp đỡ em rất
nhiều trong quá trình học tập. Và em chắc rằng đây sẽ là những kiến thức quý báu, là
hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ mơn Tâm Lý Học Xã Hội là môn học thú vị, gần gũi. Môn học đã cung cấp cho sinh
viên những kiến thức xã hội, các hiện tượng tâm lý xã hội, khái niệm nhóm, hành vi, định
kiến xã hội, v..v.. từ đó gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, với vốn
kiến thức còn rất hạn hẹp và khả năng tiếp nhận còn nhiều hạn chế. Dù em đã cố gắng
hết mình nhưng chắc hẳn bài tiểu luận khó thể tránh khỏi những sai sót và nhiều điểm
cịn chưa chuẩn xác, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em ngày càng
hay và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1

Tieu luan



MỞ ĐẦU
Sự hình thành và phát triển của mỗi cá nhân lúc nào cũng thuộc vào từng nhóm xã hội.
Trong cuộc sống, hoạt động và sinh hoạt, từng nhóm xã hội đều nảy sinh các hiện tượng
tâm lý chung cho tất cả mọi người nhằm thay đổi hành vi của bản thân để hoà nhập với
cộng đồng. Trên cơ sở tâm lý cá nhân, những hiện tượng tâm lý chung của nhóm, cộng
đồng xã hội bao gồm quan điểm xã hội, hành vi xã hội, thói quen và nhu cầu xã hội được
điều chỉnh. Những hiện tượng tâm lí xã hội là hiện tượng được xuất hiện ở số đông người,
do kết quả giao tiếp, tác động qua lại giữa người với người thuộc các nhóm xã hội khác
nhau trong cuộc sống và hoạt động cùng nhau, cùng phản ảnh những điều kiện lịch sử- xã
hội như nhau.
Những hiện tượng tâm lý đó xuất hiện gây ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể và xã hội.
Nó có chức năng định hướng, thúc đẩy và điều khiển, điều chỉnh hoạt động của cá nhân.
Hoạt động của các nhóm xã hội, thơng qua đó tác động đến các q trình xã hội. Với mục
đích khám phá, tìm hiểu chi tiết, độ chính xác của các hiện tượng, nhà nghiên cứu đã xây
dựng các thực nghiệm để kiểm chứng những điều mà họ nghi vấn hay đó là sự mong
muốn phát hiện ra một hiện tượng tâm lý mới.
Nhóm nhỏ là tập hợp một số lượng nhất định các cá thể có đặc điểm chung nhằm
hướng đến mục đích. Nhóm nhỏ ví dụ như là dân tộc Việt Nam, một lớp học, … Tâm lý
nhóm nhỏ là sự phản ánh trực tiếp những mối quan hệ của sự đồng nhất, cố kết, hoà hợp
của các thành viên trong hoạt động và giao tiếp. Là cơ sở tinh thần đảm bảo cho nhóm tồn
tại và phát triển. Đây là môi trường mà nhiều nhà nghiên cứu hướng tới khi tiến hành thực
nghiệm.
Với những lý do đó, em đã chọn đề tài: “GIỚI THIỆU CÁC THỰC NGHIỆM TRONG
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ CỦA
NHÓM NHỎ” để nghiên cứu cho bài luận này. Dựa trên cơ sở sưu tầm những thực
nghiệm tâm lý liên quan đến nhóm nhỏ, nhận xét đánh giá ưu – nhược điểm của từng
phương pháp, đây sẽ là một đề tài mà chúng ta không thể bỏ qua.

2


Tieu luan


NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Nhóm
1.1.1 Khái niệm
Nhóm là một cộng đồng có từ hai người trở lên, có chung lợi ích và mục đích, có sự
tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung.
1.1.2 Phân loại nhóm
Chúng ta có nhiều cách phân loại nhóm khác nhau. Dựa vào các đặc điểm cơ bản của
nhóm, theo quy mơ và mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm, người ta chia nhóm
thành 2 loại:
+ Nhóm lớn: Là cộng đồng người có số lượng thành viên khá lớn hoặc rất lớn, thống
nhất với nhau trên cơ sở một hoặc một số dấu hiệu chung. Trong nhóm lớn các thành viên
chỉ có quan hệ gián tiếp với nhau thông qua các quy định, pháp chế, luật lệ... VD: Dân
tộc, giai cấp, nhóm nghề nghiệp, nhóm thanh niên, nhóm phụ nữ ...
+ Nhóm nhỏ: Là cộng đồng người có số lượng thành viên tương đối ít. VD: Gia đình,
lớp học, tổ đội sản xuất... trong nhóm nhỏ các thành viên có chung hoạt động, có sự tác
động tương hỗ trực tiếp lẫn nhau.
1.2 Hiện tượng tâm lý nhóm

 Hiện tượng tâm lý xã hội là những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội cụ

thể nảy sinh trong quá trình tác động qua lại, giao tiếp và hoạt động cùng nhau của các cá
nhân trong nhóm. Các hiện tượng tâm lý xã hội đó điều chỉnh, điều khiển hoạt động cùng
nhau của các thành viên và của nhóm xã hội.

2. CÁC THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN TÂM LÝ NHÓM NHỎ
2.1. Thực nghiệm liên quan đến lãnh đạo nhóm

Lãnh đạo nhóm là yếu tố khơng thể thiếu được trong nhóm. Khơng có lãnh tụ, hoạt
động của nhóm sẽ không nắm được mục tiêu, không phương hướng, hỗn độn, các thành
viên không kết hợp được với nhau.
Thực nghiệm: Các phong cách lãnh đạo trong nhóm
- Tác giả: Lewin, Lippitt và White (1939)
- Mục tiêu thực nghiệm: Đánh giá hiệu quả của các phong cách lãnh đạo nhóm ảnh hưởng
lên kết quả hoạt động nhóm.
3

Tieu luan


- Cách tiến hành: Sử dụng câu lạc bộ của các học sinh nam, các nhà thực nghiệm nghiên
cứu những hiện tượng sinh hoạt nhóm trong bốn nhóm học sinh. Mỗi nhóm gồm 5 bạn
nam 10 tuổi. Các câu lạc bộ họp thành đơi trong cùng một phịng lớn. Đề nghị các thành
viên làm những hoạt động khác nhau: làm các mặt nạ diễn kịch, tranh treo tường, nặn
tượng bằng xà phòng, làm mẫu máy bay nhỏ. Từng phút một ghi lại những gì diễn ra, đối
thoại, thay đổi trong cấu trúc nhóm thành nhóm nhỏ, ghi tốc kí các cuộc nói chuyện, ghi
các hoạt động... những dữ liệu này được các nghiệm viên thu thập và quay phim. Hơn
nữa, việc thu thập những tin tức cịn ở ngồi các phiên họp bằng cách nói chuyện với các
em, với bố mẹ và thầy giáo của các em. Các lãnh đạo được luân phiên trong 7 tuần, sau đó
một nhóm đều làm việc với từng loại lãnh đạo khác nhau. Những người lãnh đạo nhóm
giữ một trong ba thái độ sau:






Chuyên chế: Chỉ mình người lãnh đạo quyết định, chủ yếu là chọn các hoạt động

kĩ thuật, phân chia hoạt động, thành phần các nhóm nhỏ. Người lãnh đạo khuyến
khích hoặc chỉ trích từng thành viên của nhóm, khơng tham gia các hoạt động.
Người lãnh đạo độc đốn ln ra lệnh và giám sát các em chặt chẽ.
Dân chủ: Tập thể quyết định, người lãnh đạo chỉ nhận xét việc làm tham gia các
hoạt động. Người lãnh đạo dân chủ, luôn chuyện trị và thảo thuận cơng việc với
các em.
Tự do: Người lãnh đạo không can thiệp, không lựa chọn, không bình luận, khơng
tham gia các hoạt động. Người lãnh đạo để mặc các em tuỳ ý hành động, ai muốn
làm gì thì làm.

Như vậy, mỗi nhóm lần lượt trải qua ba bầu khơng khí. Các nhà tâm lí học - người lãnh
đạo lần lượt giữ ba thái độ khác nhau.
- Kết quả: So sánh quan sát về mặt biểu hiện hung tính, nhìn chung bầu khơng khí
“chun chế” gây hụt hẫng, làm tăng các ứng xử hung tính. Trong bầu khơng khí này,
hung tính hoặc mạnh, hoặc gần như vơ cảm khi người lãnh đạo quá trấn áp các thành
viên.
Trong bầu khơng khí “tự do”, hung tính cũng cao: Những em trông cậy vào sự giúp đỡ
của người điều khiển bị hụt hẫng.
Trong bầu khơng khí “dân chủ” biểu hiện hung tính ít, hung tính giải tỏa đều đều và bầu
khơng khí này là có hiệu quả nhất
- Bình luận: Trong ba phong cách lãnh đạo cổ điển được Lewin đưa ra thì lãnh đạo dân
chủ được đánh giá là có hiệu quả. Tuy nhiên, các phong cách lãnh đạo chuyên chế khi gắn
với những lĩnh vực hoạt động cụ thể thì “quyết đốn” của người lãnh đạo là một phong
cách được nhiều người nhắc đến trong kinh doanh. Với phong cách “tự do” khi này những
thành viên khác có khả năng phát triển hết tư duy, sáng tạo của mình, nhưng lại dễ gây ra
tình trạng hỗn loạn.
2.2. Thực nghiệm liên quan đến áp lực nhóm
Hiện tượng áp lực của nhóm trong TLHXH gọi là hiện tượng Adua. Adua có nghĩa là
làm hùa theo số đơng. Mức độ adua biểu hiện mức độ thu phục của nhóm đối với cá nhân.
Nghĩa là khi nhóm có sự đồn kết, nhất trí cao thì các thành viên chịu sự áp lực của nhóm

4

Tieu luan


lớn. Đối lập với tính adua là sự độc lập, vững vàng của cá nhân đối với áp lực nhóm.
Người ta thấy ngồi sự đồn kết nhất trí của nhóm thì một yếu tố khác nữa cũng ảnh
hưởng tới hiện tượng này đó là sự từng trải, vững vàng, bản lĩnh của cá nhân. Thông
thường những cá nhân non nớt, ít hiểu biết, ý chí kém thường chịu áp lực của nhóm hơn
là những cá nhân từng trải, ý chí vững vàng, có bản lĩnh.
Thực nghiệm phù hợp Asch
- Tác giả: Dr. Solomon Asch (1951)
- Mục tiêu thực nghiệm: Điều tra mức độ mà áp lực xã hội từ một nhóm đa số có thể ảnh
hưởng đến việc tuân thủ của một người
- Cách tiến hành: Một nhóm người tham gia được cho xem các bức tranh với các dòng có
độ dài khác nhau và sau đó được hỏi một câu hỏi đơn giản: Dòng nào dài nhất? Phần phức
tạp của nghiên cứu này là trong mỗi nhóm chỉ có một người thực sự tham gia. Những
người khác là diễn viên với một kịch bản. Hầu hết các diễn viên đều được hướng dẫn trả
lời sai. Kỳ lạ thay, một người tham gia thực sự hầu như luôn đồng ý với đa số, mặc dù họ
biết rằng họ đã đưa ra câu trả lời sai.
- Kết quả: Kết quả của nghiên cứu này rất quan trọng khi chúng ta nghiên cứu các tương
tác xã hội giữa các cá nhân trong nhóm. Nghiên cứu này là một ví dụ nổi tiếng về sự cám
dỗ mà nhiều người trong chúng ta trải qua để tuân theo một tiêu chuẩn trong các tình
huống nhóm và nó cho thấy rằng mọi người thường quan tâm nhiều hơn đến việc giống
như những người khác hơn là họ đúng. Nó vẫn được cơng nhận là một trong những thí
nghiệm tâm lý có ảnh hưởng nhất để hiểu hành vi của con người.
- Bình luận:
Asch đã đo số lần mỗi người tham gia tuân theo quan điểm của đa số. Trung bình, khoảng
một phần ba (32%) số người tham gia được đặt trong tình huống này đã đồng ý và tuân
theo đa số rõ ràng là không chính xác trong các thử nghiệm quan trọng.

Trong 12 thử nghiệm quan trọng, khoảng 75% người tham gia tuân thủ ít nhất một lần và
25% người tham gia không bao giờ tn thủ.
Trong nhóm kiểm sốt, khơng có áp lực phải tuân theo đồng minh, ít hơn 1% người tham
gia đưa ra câu trả lời sai.
Khi được phỏng vấn sau cuộc thử nghiệm, hầu hết họ đều nói rằng họ không thực sự tin
vào câu trả lời phù hợp của mình, nhưng đã đi theo nhóm vì sợ bị chế giễu hoặc bị cho là
“đặc biệt”.
Một vài người trong số họ nói rằng họ thực sự tin rằng câu trả lời của nhóm là đúng. Rõ
ràng, mọi người tuân theo hai lý do chính: vì họ muốn hịa nhập với nhóm (ảnh hưởng
chuẩn tắc) và vì họ tin rằng nhóm được cung cấp thông tin tốt hơn họ (ảnh hưởng thông
tin).
2.3. Thực nghiệm liên quan đến xung đột tâm lý trong nhóm
Mâu thuẫn và xung đột là hai mức độ khác nhau. Mâu thuẫn có thể hiểu là sự khác biệt
về ý kiến và lợi ích. Sự xuất hiện mâu thuẫn trong sự phát triển của nhóm là hiển nhiên
5

Tieu luan


nhưng không phải mâu thuẫn nào cũng dẫn đến xung đột, chỉ có những mâu thuẫn phát
triển cao độ tạo ra sự tranh chấp gay gắt về quyền lợi, động chạm đến danh dự và nhu cầu
giữa các thành viên địi hỏi phải giải quyết khơng thể điều hịa được mới trở thành xung
đột.
Thực nghiệm: hang Robbers
- Tác giả: Muzafer và Carolyn Sherif (1954 ở Đại học Oklahoma)
- Mục tiêu thực nghiệm: Chứng tỏ câu hỏi: liệu xung đột giữa các nhóm có xảy ra khi hai
nhóm cạnh tranh về nguồn lực hạn chế?
- Cách tiến hành:
Năm 1954, các nhà nghiên cứu tại Đại học Oklahoma đã phân 22 cậu bé 11 và 12 tuổi
có hồn cảnh giống nhau thành hai nhóm.

Hai nhóm được đưa đến những khu vực riêng biệt của cơ sở trại hè, nơi họ có thể gắn
kết với nhau như những đơn vị xã hội. Các nhóm được ở trong các cabin riêng biệt và
khơng nhóm nào biết về sự tồn tại của nhóm kia trong cả tuần.
Tiếp theo cho hai nhóm được phép tiếp xúc, họ bộc lộ những những dấu hiệu xung đột.
Để tăng xung đột giữa các nhóm, những người làm thí nghiệm đã để họ cạnh tranh với
nhau trong một loạt các hoạt động. 22 người trong nghiên cứu không quen biết nhau và
được các nhà nghiên cứu chia ngẫu nhiên thành hai nhóm
- Kết quả:
Khi những cá nhân khơng quen biết nhau được tập hợp lại để tương tác trong các hoạt
động nhóm nhằm đạt được mục tiêu chung
Khi hai nhóm trong nhóm, một khi được hình thành, được đưa vào mối quan hệ chức
năng trong điều kiện cạnh tranh và sự thất vọng của nhóm, thái độ và hành động thù địch
thích hợp liên quan đến nhóm ngồi và các thành viên của nó sẽ nảy sinh; những điều này
sẽ được chuẩn hóa và chia sẻ ở các mức độ khác nhau bởi các thành viên trong nhóm.
- Bình luận:
Các sự kiện tại Robbers Cave bắt chước các loại xung đột gây tai họa cho mọi người
trên khắp thế giới. Lời giải thích đơn giản nhất cho cuộc xung đột này là sự cạnh tranh.
Có nhiều bằng chứng cho thấy khi mọi người tranh giành các nguồn lực khan hiếm (ví
dụ như việc làm, đất đai, v.v.) thì sẽ có sự gia tăng sự thù địch giữa các nhóm. Ví dụ,
trong thời kỳ tỷ lệ thất nghiệp cao, có thể có mức độ phân biệt chủng tộc cao giữa những
người da trắng tin rằng người da đen (hoặc người xin tị nạn) đã lấy đi công việc của họ.
Nghiên cứu này là một thử nghiệm thực địa có nghĩa là nó có giá trị sinh thái cao.
Tuy nhiên, nghiên cứu Robbers Cave đã bị chỉ trích về một số vấn đề. Ví dụ, hai nhóm
nam sinh trong nghiên cứu là giả tạo, cũng như sự cạnh tranh, và không nhất thiết phản
ánh cuộc sống thực. Ví dụ, các nam sinh trung lưu được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm
riêng biệt không phải là băng đảng nội thành đối thủ, hoặc cổ động viên bóng đá đối thủ.
Các vấn đề đạo đức cũng phải được xem xét. Những người tham gia đã bị lừa dối, vì họ
6

Tieu luan



khơng biết mục đích thực sự của nghiên cứu. Ngồi ra, những người tham gia không được
bảo vệ khỏi tổn hại về thể chất và tâm lý.
Kết quả cũng không nên được khái qt hóa cho cuộc sống thực vì nghiên cứu chỉ sử
dụng các cậu bé da trắng 12 tuổi thuộc tầng lớp trung lưu và loại trừ, chẳng hạn như các
bé gái và người lớn.

Thực nghiệm: Giảm định kiến nhóm qua tăng cường tiếp xúc
- Tác giả: Gaertner và đồng nghiệp
- Mục tiêu thực nghiệm: Giả thiết thực nghiệm đưa ra là những cá nhân thuộc về những
nhóm nhỏ khác nhau thường đánh giá các thành viên trong nội bộ nhóm mình cao hơn
những người khác thuộc nhóm đối thủ. Ngược lại khi tất cả các thành viên này được biên
chế thành một nhóm thì họ khơng cịn nhìn nhận mình trong vai trị của người đối thủ đối
với những người trước đây khơng cùng nhóm. Vì vậy, xu hướng thành kiến của các cá
nhân sẽ giảm đi.
- Cách tiến hành: Gaertner và đồng nghiệp của ông đã tiến hành thực nghiệm trên sáu
nghiệm thể. Họ chia số nghiệm thể này ra thành 2 nhóm riêng biệt, một nhóm 3 người.
Lần thứ nhất, 2 nhóm phải làm việc riêng rẽ để giải quyết một vấn đề như sau: Tường
tượng rằng máy bay của họ rơi trong khu rừng phía Bắc Minnesota vào tháng giêng, sau
đó họ phải quyết định cứu vật nào có giá trị để tiếp tục duy trì cuộc sống trong hàng loạt
món đồ có trên máy bay. Sau khi nhất trí quyết định, các nhóm nghiệm thể lại tiến hành
thực hiện yêu cầu một lần nữa. Ở lần thứ hai này, các thành viên vẫn được chia đều thành
2 nhóm và thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện khác nhau:







Trong điều kiện đầu tiên, các thành viên của hai nhóm được xếp ngồi để ba thành
viên của nhóm này đối mặt với ba thành viên của nhóm kia và họ chỉ miêu tả lại
quyết định thống nhất của nhóm trước đây với nhau.
Trong điều kiện thứ hai, tất cả thành viền gốm 6 người này ngồi luân phiên xen kẽ
nhau (một người của nhóm này cạnh một người của nhóm cịn lại và cứ thế tiếp
tục). Hơn nữa, họ được yêu cầu làm việc với nhau để đi đến sự nhất trí mới cho
tồn nhóm sáu người.
Cuối cùng, ở lần thứ ba, từng cá nhân riêng lẻ làm việc độc lập trong từng phòng
nhỏ riêng. Sau đó cả 6 người vào chung một phịng ngồi dựa lưng vào nhau, họ
miêu tả giải pháp của riêng mình.

Tiếp theo những quy trình này, các nghiệm thể đánh giá nhau theo một số tiêu chí: Mức
độ được yêu mến, tinh thần hợp tác, sự trung thực.
- Kết quả: Kết quả thực tế cho thấy mọi việc diễn ra chính xác như giả thiết đặt ra. Xu
hướng đánh giá ưu ái hơn những người trong nhóm ban đầu của mình ở các nghiệm thể
trong điều kiện hai nhóm là mạnh mẽ hơn những người trong điều kiện một nhóm hay
từng cá nhân riêng lẻ. Trong khi cả hai phương pháp một nhóm và từng cá nhân riêng lẽ
có hiệu quả làm giảm đi định kiến. Những phân tích sâu hơn cho thấy sự giảm sút như
vậy được xuất phát từ những cơ cấu có phần khác biệt. Trong điều kiện một nhóm, sự suy
7

Tieu luan


giảm dường như liên quan đến sự phát triển của thái độ u thích những người trong
nhóm cũ hơn, trong khi ở nhóm từng cá nhân riêng lẻ, nó liên quan đến sự giảm hấp dẫn
đối với những thành viên thuộc nhóm cũ.
- Bình luận: Gaertner và những đồng sự của ơng tin là có thể áp dựng cách tái phân loại
hay làm mất sự phân loại vào những mục đích thực tế. Họ cho rằng sự làm quen với thành
viên của một nhóm thơng thường (như trong điều kiện một nhóm) có thể khởi xướng một

q trình hạn chế sự thành kiến giữa các nhóm do gia tăng những tiếp xúc tích cực giữa
các nhóm và những tiếp xúc đó lại lần lượt làm giảm những thành kiến ở mức sâu xa hơn.
Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng thậm chí việc tạo ra một sự phân nhóm mới giữa
các thành viên thuộc nhóm đối kháng có thể sẽ có ích trong việc giảm những thành kiến ở
mức tối đa. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu này cộng thêm những khám phá của
Gaertner và đồng sự có vẻ hợp lí khi cho rằng những chiến lược dựa trên việc thay đổi
hàng rào nhận thức của cá nhân giữa "chúng ta" và "họ” thiết lập một bước tiếp cận rất
hứa hẹn trong vấn đề thành kiến giữa các nhóm. Thực nghiệm cho phép kết luận rằng việc
thay đổi hàng rào nhận thức giữa chúng ta và họ sẽ là biện pháp tiếp cận tốt trong vấn đề
thành kiến giữa các nhóm.
2.4. Thực nghiệm liên quan tính cấu kết nhóm
Thực nghiệm: Phân loại nhóm và sự thiên vị dành cho thành viên trong nhóm mình
- Tác giả: Taifel và cộng sự thực hiện (1971)
- Mục tiêu thực nghiệm: Làm sáng tỏ câu hỏi liệu có sự thiên vị dành cho các thành viên
trong nhóm mình khơng?
- Cách tiến hành: Thực nghiệm được tiến hành trên các em nam học sinh trung học ở
Bristol, Anh. Người ta cho các em xem những cái ván có nhiều chấm nhỏ liên tục và nối
tiếp nhau, nên không thể đếm được số lượng các chấm. Sau đó, nhà thực nghiệm nói với
các nghiệm thể rằng một số người luôn ước lượng quá nhiều, cịn một số khác thì ln
ước lượng q ít.
Trong nội dung thực nghiệm thứ hai hoàn toàn độc lập. Để thuận tiện, người ta giả vờ
chia các nghiệm thể thành hai nhóm, nhóm ước lượng quá nhiều và nhóm ước lượng q
ít (trên thực tế, những nhóm này được chia một cách ngẫu nhiên). Khi đã biết trong nhóm
mình có những ai, các nghiệm thể cho điểm những thành viên trong nhóm và ngồi nhóm,
những điểm này được giữ lại để đổi lấy tiền. Các nhà thực nghiệm tiến hành thủ tục này
nhằm thiết lập các nhóm nhỏ. Các cá nhân được phân loại một cách bất kì, dựa trên những
điểm giống nhau quan trọng tối thiểu. Đây là hai nhóm bình thường mà trước đó chỉ là
những cá nhân riêng biệt. Giữa các em khơng có sự thù địch từ trước khơng có tiền sử đối
kháng, khơng bất mãn nhau, không tranh giành một nguồn lợi nào và cũng khơng quen
biết nhau trước đó.

- Kết quả: Thực nghiệm cho thấy mặc dù các thành viên trước đó khơng quen biết nhau
nhưng khi được ghép ngẫu nhiên vào một nhóm các nghiệm thể vẫn kiên định cho các
thành viên trong nhóm mình nhiều điểm hơn nhóm cịn lại. Mẫu hình phân biệt đối xử này
được gọi là sự thiên vị dành cho thành viên trong nhóm và đã quan sát được trong các
nghiên cứu tiến hành ở rất nhiều nước. Thậm chí trong các nhóm được thiết lập một cách
8

Tieu luan


ngẫu nhiên - chẳng hạn như bằng cách tung một đồng xu - các nghiệm thể vẫn thiên vị
những người cùng nhóm.
- Bình luận: Từ cách phân loại nhóm theo kiểu nhóm trong (nhóm chúng mình) đối
nghịch với nhóm ngồi (nhóm họ), các nhà tấm lí học xã hội nói về những khn mẫu
như một sự phân loại nhóm ở bình diện rộng, gây ảnh hưởng xấu trong đánh giá xã hội,
như nhóm đàn bà - đàn ơng, nhóm da đen - da trắng, nhóm người già - người trẻ và v.v...
Tất cả các xu hướng phân loại con người vào các nhóm khác nhau cuối cùng đều nhằm
nói lên điều gì đó thuộc về “chúng ta” hay “họ”. Điều này đã thể hiện một cách nhìn tiêu
cực về một nhóm xã hội ngay cả khi chúng ta thích những thành viên riêng biệt trong
nhóm đó. Một trong những nghịch lí khó chịu của nhận thức xã hội là những khn mẫu
định kiến nhóm dai dẳng vượt qua hết sự phản đối này đến sự phản đối khác, nhưng nó
vẫn tồn tại.
2.5 Thực nghiệm liên quan hiện tượng chuẩn mực nhóm
Thực nghiệm: Sự tiến triển của chuẩn mực độc đốn
- Tác giả: McNel và Sherif (1976)
- Mục tiêu thực nghiệm: Đo mức độ vững chức của chuẩn mực độc đoán.
- Cách tiến hành: Các nhà thực nghiệm tổ chức nhiều nhóm thực nghiệm. Trong mỗi
nhóm đều có đối tượng ngây thơ và người đồng mưu. Những người đồng mưu này bao
giờ cũng trả lời phù hợp với những chỉ dẫn của nhà thực nghiệm bằng cách tuân theo một
chuẩn mực độc đoán. Những người đồng mưu được rút dần ở các nhóm. Ví dụ nhóm 1: 1

đối tượng và 3 người đồng mưu; nhóm 2: 2 đối tượng và 2 người đồng mưu, nhóm 3: 3
đối tượng và 1 người đồng mưu, nhóm 4:.4 đối tượng và khơng có người đồng mưa nào.
Người ta đo xem các chuẩn mực ấy tiến triển như thế nào?
- Kết quả: Lúc đầu do nhóm có 3 người đồng mưu và 1 đối tượng “ngây thơ”, tất cả nhóm
đều cùng nhau áp đặt chuẩn mực đó, nhưng đối với việc rút dần những người đồng mưu
trong các nhóm thì sự tơn trọng chuẩn mực bị giảm đi và các thành viên nhóm xích gần
với những giá trị chuẩn mực thường thấy khi khơng có những ảnh hưởng giả tạo. Sự giảm
bớt ấy diễn ra dần dần, cho thấy có một sự nhập tâm tiêu chuẩn ở các cá nhân nhưng họ
không cảm nhận được tính độc đốn của nó.
- Bình luận: Thực nghiệm giúp chúng ta nhận thấy rằng một chuẩn mực độc đoán vừa
phải thì vững chắc hơn một chuẩn mực độc đốn quá mức. Có nghĩa là các chuẩn mực
đưa ra trong cuộc sống bản thân nó phải linh hoạt tương đối. Sự áp đặt bất cứ một luật lệ
nào trong nhóm một cách cứng nhắc, không thay đổi cũng không thể bền vững.

9

Tieu luan


KẾT LUẬN
Khi bàn về đời sống tâm lý mỗi người, người ta thường bàn về các hiện tượng tình
cảm, cảm xúc, cũng như các quá trình nhận thức như tư duy, tưởng tượng, ý chí, ước
muốn, động cơ. Mỗi cá nhân chúng ta ai cũng sẽ tham gia vào các hoạt động này hoặc các
hoạt động khác. Những hiện tượng tâm lý đó được gọi là tâm lý cá nhân, là tâm lý riêng
của mỗi người, nó mang những sắc thái đặc trưng riêng. Những hiện tượng tâm lý này là
kết quả nội dung của đời sống xã hội, là sự thể hiện bản lĩnh của mỗi con người.
Các hiện tượng tâm lý cá nhân được nghiên cứu riêng biệt với nhóm xã hội mà cá
nhân đó đang ở. Tuy nhiên, trong cuộc sống, con người không ngừng tham gia vào các tổ
chức xã hội như gia đình, nhà trường, bạn bè, đồng nghiệp... Trong quá trình này, cá nhân
tương tác với cá nhân khác, thể hiện mình. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng các giá trị

của cá nhân bị ảnh hưởng bởi thái độ của họ đối với bản thân, mong muốn của họ, sự
công nhận của người khác, ảnh hưởng của người khác và khả năng ảnh hưởng đến người
khác. Một mặt, tâm lý của cá nhân bị quy định bởi các nhóm xã hội và các tương tác xã
hội, mặt khác, chúng ta phải điều chỉnh hành vi của mình để đáp ứng các yêu cầu và tình
huống giao tiếp. Hệ quả tất yếu là gây ra những hiện tượng tâm lý tổng quát của nhiều cá
nhân trong một cộng đồng, một quốc gia, thậm chí nhiều dân tộc. Đây đều là những hiện
tượng tâm lý xã hội.
Để khám phá, tìm hiểu về những hiện tượng tâm lý xã hội đó các nhà nghiên cứu đã sử
dụng những phương pháp thực nghiệm vào từng hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Bài luận
trên đã trình bày những thực nghiệm của các nhà nghiên cứu, cách tiến hành, kết quả của
các nhà nghiên cứu vào từng nhóm nhỏ. Nhóm nhỏ ln là mơi trường được các nhà
nghiên cứu ưu tiên lựa chọn. Trên thức tế đã cho thấy, các thực nghiệm dù ở trong hoàn
cảnh, đối tượng nào đi chăng nữa, chúng đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm riêng.
Dẫu vậy đến bây giờ các thực nghiệm này vẫn có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với các nhà
nghiên cứu tâm lý học và nó mãi tồn tại theo thời gian.
Con người chúng ta luôn như vậy, luôn nhỏ bé giữ tinh không vô tận và luôn thiếu hiểu
biết về vũ trụ vô biên trong tâm trí của từng người nhưng điều đó khơng có gì là xấu hổ,
là bi quan. Mỗi người chúng ta, từ các tiền nhân đi trước ngã xuống ắt sẽ có người sau
đứng lên, xếp chồng lên nhau như những nấc thang thấu trời cao, chúng không ngừng đỗ
vỡ, không ngừng xây lên, mỗi lần xây là cao hơn một chút. Con người vẫn cứ nhỏ bé vì
thế khao khát được nối liền trời và đất, khao khát đó không làm con người lùi bước mà
càng đứng lên và trở nên vỹ đại.
Người ta bảo rằng, tâm lý ví như một rừng hoa, có những đố hoa rực rỡ và nhiều màu,
có cả nụ hoa úa héo. Chúng ta - các nhà tâm lý học trong tương lai phải có trách nhiệm
làm tươi mới những nụ hoa úa héo, từ đó làm cho rừng hoa ấy trở nên sặc sỡ, đẹp đẽ hơn.
Và để thực hiện được điều đó chúng nên học tập và trao dồi mình nhiều hơn nữa, không
10

Tieu luan



ngại khó khăn, chăm chỉ, tìm hiểu, khám phá những học thuyết, các thực nghiệm trong
tâm lý học, ...

11

Tieu luan



×