Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nâng cao nâng chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện mai sơn sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.47 KB, 137 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Việt Lâm.
Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hà Đình Mùi


2


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Quý thầy cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh đã tận
tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi
học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS. Trần Việt Lâm đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hà Đình Mùi


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn..................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI.............................................................................................................6
1.1. Giới thiệu các cơng trình nghiên cứu..................................................................6
1.2. Định hướng nghiên cứu của luận văn.................................................................9
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY HỘ
NƠNG DÂN CỦA MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................................10
2.1. Hộ nông dân.....................................................................................................10
2.1.1. Các khái niệm................................................................................................10
2.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ nông dân.......................................................................14
2.1.3. Phân loại hộ nơng dân....................................................................................15
2.1.4. Vai trị kinh tế hộ nơng dân trong q trình phát triển nơng nghiệp và kinh tế
nơng thơn ở Việt Nam.............................................................................................16
2.1.5. Vai trị của tín dụng Ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ nơng dân. 17
2.2. Tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng.....................................................20
2.2.1. Tín dụng ngân hàng.......................................................................................20
2.2.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng......................................................................22
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng..........................23
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ nơng dân.......................30
2.3.1. Đánh giá chất lượng tín dụng từ phía NHTM...............................................30
2.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng từ phía hộ nơng dân.......................................39
2.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân của một số
NHTM.....................................................................................................................44
2.4.1. Kinh nghiệm của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam Chi nhánh Vụ Bản - Nam Định...............................................................44
2.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Chi nhánh Chợ Mới tỉnh An Giang......................................................................47



CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO HỘ NÔNG
DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN MAI SƠN SƠN LA......................................54
3.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh....................................................................54
3.1.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.........................54
3.1.2. Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh huyện Mai Sơn Sơn La..................................................................................59
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2012......................................61
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân của Chi nhánh 71
3.2.1. Các nhân tố về kinh tế xã hội.........................................................................71
3.2.2. Môi trường pháp lý........................................................................................73
3.2.3. Các nhân tố bên trong....................................................................................73
3.3. Đánh giá chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân của Chi nhánh trong giai đoạn
2008 - 2012.............................................................................................................. 79
3.3.1. Đánh giá chất lượng tín dụng của Chi nhánh................................................79
3.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng từ phía hộ nơng dân........................................85
3.3.3. Những ưu điểm và tồn tại của việc nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nơng
dân tại Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La..........................................................91
3.4. Các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho các hộ nơng dân mà Chi nhánh
đã triển khai.............................................................................................................98
3.4.1. Thực hiện theo đúng quy trình cho vay theo quy định của ngành..................98
3.4.2. Thực hiện việc thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách
chặt chẽ.................................................................................................................. 100
3.4.3. Đổi mới trong công tác tổ chức cán bộ........................................................101
3.4.4. Không ngừng nâng cao chất lượng nhân sự.................................................101
3.4.5. Thu thập thơng tin tín dụng..........................................................................101
3.4.6. Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ.........................................................102
3.4.7. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới thiết bị phục vụ cho chất lượng
hoạt động tín dụng.................................................................................................103

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
CHO HỘ NƠNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN MAI SƠN SƠN LA...........104
4.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh.............................................................104
4.1.1. Định hướng phát triển chung.......................................................................104


4.1.2. Định hướng về hoạt động tín dụng...............................................................105
4.2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân..........106
4.2.1. Hồn thiện qui trình cấp tín dụng cho hộ nơng dân.....................................106
4.2.2. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng............................................109
4.2.3. Tăng cường hiệu lực cơng tác kiểm tra - kiểm sốt......................................113
4.2.4. Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng cho hộ nơng dân...........................114
4.3. Các kiến nghị..................................................................................................118
4.3.1. Kiến nghị với chính phủ...............................................................................118
4.3.2. Đối với Bộ ngành, ngân hàng Nhà nước......................................................118
4.3.3. Đối với Chính quyền địa phương.................................................................118
4.3.4. Các kiến nghị với Agribank Việt Nam.........................................................119
KẾT LUẬN...........................................................................................................120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................121


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AGRIBANK
CIC
CN
ĐTN
HĐQT
HĐTD
HĐTV

HMTD
HND
HND
HPN
KH
KSNB
NH
NHTM
NHNN
NHTMCP
No&PTNT
QLRRTD
QSD đất
SPTD
SXKD
TCTD
TGĐ
TSĐB

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
: Trung tâm Thơng tin Tín dụng
: Chi nhánh
: Đồn thanh niên
: Hội đồng quản trị
: Hội đồng tín dụng
: Hội đồng thành viên
: Hạn mức tín dụng
: Hộ nơng dân
: Hội nông dân
: Hội phụ nữ

: Khách hàng
: Kiểm soát nội bộ
: Ngân hàng
: Ngân hàng Thương mại
: Ngân hàng Nhà nước
: Ngân hàng Thương mại Cổ phần
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
: Quản lý rủi ro tín dụng
: Quyển sử dụng đất
: Sản phẩm tín dụng
: Sản xuất kinh doanh
: Tổ chức tín dụng
: Tổng giám đốc
: Tài sản đảm bảo


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Báo cáo về doanh số cho vay đối với hộ nông dân của Chi nhánh từ năm
2010-2012................................................................................................................ 43
Bảng 2. 2 Báo cáo về tỷ lệ nợ quá hạn với hộ nông dân của Chi nhánh từ năm
2010-2012................................................................................................................ 43
Bảng 2. 3 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010-2012...................................47
Bảng 2. 4 Kết quả huy động vốn từ 2010-2012......................................................47
Bảng 2. 5 Doanh số cho vay đối với hộ nông dân từ năm 2010-2012......................47
Bảng 2. 6. Kết quả thu nợ đối với hộ nông dân từ năm 2010-2012.........................48
Bảng 2. 7 Dư nợ cho vay đối với hộ nông dân từ 2010-2012..................................48
Bảng 2. 8 Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay hộ nông dân từ năm 2010-2012.................49
Bảng 3. 1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh.....................................................59
Bảng 3. 2 Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh......................................................61
Bảng 3. 3 Dư nợ hộ nông dân theo ngành nghề.......................................................62

Bảng 3.4 Dư nợ hộ nông dân theo loại vay..............................................................62
Bảng 3. 5 Dư nợ quá hạn hộ nông dân theo ngành nghề..........................................63
Bảng 3. 6 Phân tích nợ quá hạn hộ nông dân...........................................................65
Bảng 3. 7 Kết quả thu dịch vụ (tỷ trọng mỗi dịch vụ/ tổng thu DV)........................66
Bảng 3. 8 Thu nhập rịng từ hoạt động ngồi tín dụng qua các năm từ 2008 đến
2012......................................................................................................................... 67
Bảng 3. 9 Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La..............68
Bảng 3. 10 Phân tích tỷ lệ thu nợ, cho vay hộ nơng dân..........................................78
Bảng 3. 11 Phân tích Vịng vốn tín dụng cho hộ nơng dân......................................80
Bảng 3. 12 Mong đợi của khách hàng là hộ nông dân đối với dịch vụ cho vay.....81
Bảng 3. 13 Mong đợi của khách hàng là hộ nông dân đối với dịch vụ cho vay......83
Bảng 3. 14 Kết quả khảo sát về thái độ phục vụ của nhân viên Agribank Chi nhánh
Mai Sơn Sơn La.......................................................................................................85
Bảng 3. 15 Kết quả điều tra về chất lượng phục vụ của nhân viên Agribank Chi
nhánh Mai Sơn Sơn La............................................................................................86
Bảng 3. 16 Kết quả khảo sát về thời gian giải quyết cho vay...................................86
Biểu đồ 3. 1 Tổng vốn huy động của Chi nhánh......................................................60
Biểu đồ 3. 2 Biểu đồ thời gian giải quyết hồ sơ.......................................................87


2


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng cho lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân (cịn gọi là tam nông)
trước nay luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng, thể hiện qua các Nghị
quyết, Nghị định của Đảng, Chính phủ, cùng các văn bản chỉ đạo của NHNN. Đặc biệt,

Nghị định 41/2010/NĐ – CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã mở hơn với tín dụng khu vực này.
Đầu tư vào lĩnh vực mà chiếm tới 70% dân số, với sự đóng góp khoảng 20%
GDP và 1/5 kim ngạch xuất khẩu quốc gia khơng chỉ là nhiệm vụ chính trị của các
TCTD mà cịn là cơ hội để mở rộng thị trường, kích thích tăng trưởng tín dụng.
Nhất là trong bối cảnh kinh doanh khu vực thành thị cạnh tranh khốc liệt, tín dụng
đang bế tắc, các nhà băng càng đặc biệt quan tâm tới khu vực này. Bên cạnh đó,
theo mục tiêu chỉ đạo, điều hành của ngân hàng nhà nước thì tam nơng nằm trong
nhóm 4 lĩnh vực ưu tiên với lãi suất rẻ hơn, điều kiện vay vốn cũng “mềm” hơn.
Đến nay, không chỉ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam (Agribank) là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư cho tam nông mà hầu
hết các ngân hàng cũng đều có các chương trình cho vay ở lĩnh vực này, dưới các
hình thức như: cho vay nuôi trồng thủy sản, mua tạm trữ lúa gạo, cho vay xuất khẩu
nông sản, cho vay thu mua, chế biến chè, cà phê… ngân hàng nhà nước cũng đã
giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, năm
2012 tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng tại khu vực tam nơng từ 67% lên 80%, đồng thời
khuyến khích các NHTM khác dành 20% dư nợ cho vay lĩnh vực này
Bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi rõ rệt, nhất là khi các địa phương đang
đẩy mạnh chương trình xây dựng nơng thơn mới thì giữa ngân hàng người dân càng
“cần nhau hơn bao giờ hết”. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, trong vài năm gần đây, thu nhập của nơng dân tăng trung bình khoảng 30%,
thậm chí có nơi tăng 60% - 80% cho thấy đời sống người nơng dân được cải thiện
đáng kể, trong đó có sự đóng góp to lớn của tín dụng ngân hàng. Cho vay tam nông,


2
nhất là phục vụ bà con nông dân tuy thường chỉ là món vay nhỏ, nhưng trong bối
cảnh đẩy tín dụng ra rất khó khăn, thì các nhà băng cũng phải “năng nhặt chặt bị”.
Huyện Mai Sơn là một huyện lớn của tỉnh Sơn La, sản xuất nông nghiệp là
chủ yếu, công nghiệp, thương mại, dịch vụ chậm phát triển, do đó việc đầu tư vốn

của ngân hàng cho hộ nơng dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tếxã hội của huyện. Tuy nhiên để tăng trưởng đầu tư khu vực nông nghiệp, nông thôn
đặc biệt là những hộ nông dân ở những vùng đặc biệt khó khăn khơng phải ngân
hàng nào cũng đầu tư vào, bởi vì khi đầu tư vào đó các ngân hàng phải đối mặt với
khơng ít khó khăn và thách thức, phải đầu tư nhiều về con người, thời gian, trong
khi rủi ro cao, do đa phần người dân ở khu vực này cịn ít hiểu biết về tín dụng, thói
quen sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa hình thành, quy mơ sản xuất nhỏ, trình độ sản
xuất chưa cao nên hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng để phát triển sản xuất nơng
nghiệp cịn thấp, các khoản vay tín dụng thì nhỏ lẻ hơn nữa rủi ro mùa vụ, thiên tai
và biến động giá cả thị trường nông sản lớn. Đây là một rào cản cho các ngân hàng
khi đầu tư vốn cho các hộ nông dân để họ sản xuất kinh doanh và cũng là dào cản
cho khách hàng là hộ nơng dân khó tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng đặc biệt là
dịch vụ cho vay.
Từ những yêu cầu về lý luận và những đòi hỏi về thực tiễn nêu trên, đề tài
“Nâng cao nâng chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La”
được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học của ḿnh.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Lý luận: Hệ thống hoá về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng
- Thực tiễn: Phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng cho hộ nông
dân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Huyện Mai Sơn Sơn La giai đoạn 2008 – 2012. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho hộ nơng dân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Mai Sơn
Sơn La trong thời gian tới


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hoạt động tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân

hàng thương mại.
- Phạm vi:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La và các tổ chức tín
dụng khác trên địa bàn
+ Về thời gian: Các số liệu và tình hình được khảo sát và thu thập từ năm 2008
đến 2012 và kiến nghị, đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo.

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để nắm bắt một cách đầy đủ về thực trạng, người viết tiến hành thực hiện
các cuộc khảo sát sau:
- Sử dụng số liệu sơ cấp:
+ Thu thập thông tin bằng quan sát kiểm tra hoạt động tín dụng cho vay hộ
nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh
Huyện Mai Sơn - Sơn La để khảo sát thực trạng chất lượng tín dụng cho hộ nông dân.
+ Thu thập thông tin số liệu bằng phiếu điều tra: bằng cách phát phiếu điều
tra cho các khách hàng là hộ nông dân để khảo sát về chất lượng tín dụng cho hộ
nơng dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh
Huyện Mai Sơn Sơn La.
- Sử dụng số liệu thứ cấp là :
+ Tổng hợp và phân tích các báo cáo tổng kết, báo cáo thường niên có liên
quan tới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Huyện Mai Sơn Sơn La
+ Tổng hợp, hệ thống lại các Nghị định, Thông tư của Chính phủ, các Bộ
Ngành đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành; Các Chỉ thị, Quy chế, Hướng dẫn
của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành.
+ Tổng hợp và phân tích các tài liệu, báo, tạp chí có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phân tích tổng hợp theo thời gian (Giai đoạn 2008 - 2012)
+ Phân tích – So sánh

+ Phân tích – Dự báo


4
5. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu cho đến nay

Hiện nay đã có một số luận văn và bài báo, nghiên cứu khoa học đề cập
đến các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân. Những luận văn
và bài báo, nghiên cứu khoa học đó có thể đi sâu vào một trong những giải pháp
hoặc chỉ ra tổng thể các biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng cho các hộ

nơng dân. Sau đây là một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
TT

1.

2.

3.

4.

5.

Tên luận văn

Năm
Tên học viên Thầy giáo hướng dẫn bảo
vệ


Quản trị rủi ro tín dụng
tại ngân hàng đầu tư và
GS.TS. Nguyễn Thành
Đỗ Huy Hiệp
phát triển Việt Nam –
Độ
Chi nhánh Vĩnh Phúc
Đỗ Minh Điệp,
Nâng cao chất lượng tín trường Đại học
dụng tại Ngân hàng Nông
kinh tế và
Tiến sỹ. Phạm Lý
nghiệp và Phát triển Nơng
QTKD Thái
thơn huyện Phú Bình
Ngun
Quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng nơng nghiệp và
PGS.TS Phan Trọng
phát triển nông thôn Đồng Tiến Văn
Phức
huyện Lạng Giang - Bắc
Giang.
Tín dụng Ngân hàng đối
Qch Tuấn
PGS. Mai Siêu
với nơng dân nghèo Việt
Ngọc, ĐH
Phó TSKH. Vương
Nam trong giai đoạn hiện

KTQD Hà Nội
Trọng Nghĩa
nay
Giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân
Ngơ Thanh
TS. Nguyễn Trọng Tài
hàng Nông nghiệp và Phát
Phúc

2012

2008

2011

2012

triển Nông thôn Việt Nam
Chi nhánh Tây Đô

6.

Nghiên cứu khả năng
phát triển kinh tế hộ
nơng dân theo hướng sản
xuất hàng hóa ở huyện
Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Nguyễn Thu

Hằng

TS. Nguyễn Thị Minh
2008
Thọ


5
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu
4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Lý luận chung về chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân của
NHTM.
Chương 3: Phân tích thực trạng chất lượng tín dung cho hộ nông dân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn
Sơn La
Chương 4: Một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nơng
dân tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh
Huyện Mai Sơn Sơn La.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu các cơng trình nghiên cứu
Nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho các hộ nông dân,
giải pháp hạn chế nợ xấu, giải pháp thẩm định cho vay thông qua các tổ chức xã hội

như hội phụ nữ, đồn thanh niên, hội nơng dân…, giải pháp cho vay gắn trách
nhiệm của từng thành viên trong cùng một tổ vay vốn, các giải pháp về thẩm định
năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực pháp nhân của từng khách hàng thông qua
đánh giá từ trưởng thơn, trưởng bản tới chính quyền xã, cơng tác đánh giá định giá
tài sản đảm bảo, các giải pháp về nâng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân
hàng… các giải pháp trên đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu vì đây là một đề tài
mang tính thực tế ứng dụng cao và là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay,
cũng như trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hoạt động trên địa bàn
nơng thơn.
Tại Agribank, có nhiều tác giả đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về đề
tài nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân. Gần đây nhất, là luận văn “Nâng
cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện
Phú Bình” của tác giả Đỗ Minh Điệp năm 2008 trường đại học kinh tế và quản trị
kinh doanh Thái Nguyên, luận văn “C hất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên ” của tác giả Ngô Thị Yến, Đại
học kinh tế, bảo vệ năm 2012.
Trong các đề tài nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống hố, phân tích và
đưa ra sự lựa chọn khái niệm về chất lượng tín dụng đối với hộ nơng dân; làm rõ vai
trị và sự cần thiết của nó trong hoạt động kinh doanh; định hướng cho các NHTM
nói chung và Agribank nói riêng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Một số giải
pháp đã và đang được triển khai trong thực tiễn hoạt động tại Agribank Chi nhánh
Mai Sơn Sơn La. Cụ thể một số giải pháp thực hiện cho vay đối với hộ nơng dân
theo Nghị định 41/2010 của Chính phủ, triển khai thực hiện từ năm 2010 cho tới


7
nay đã đạt được một số thành quả nhất định. Tuy nhiên, thực tế thực hiện việc nâng
cao chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân, để thấy rõ vai trị của tín dụng nơng
nghiệp, nơng thơn và nơng dân vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc và

hiện chưa có sự tổng kết, đánh giá về hoạt động này để có định hướng phát triển
trong giai đoạn tiếp theo.
Luận án Phó tiến sỹ “Tín dụng Ngân hàng đối với nông dân nghèo Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Quách Tuấn Ngọc (Trường Đại học kinh tế
Quốc dân), đây là một luận án được tác giả viết từ những năm 1993, tuy nhiên lại
có rất nhiều vấn đề tác giả đã đề cập đến vẫn còn liên quan đến giai đoạn hiện nay
như giải quyết vấn đề nông dân nghèo không chỉ là vấn đề xã hội nhân đạo mà còn
là vấn đề kinh tế quan trọng. Bởi vì, nền kinh tế hàng hóa khơng thể phát triển mạnh
mẽ nếu vẫn tồn tại và phát triển các hộ nơng dân nghèo vì vậy, chương trình xóa đói
giảm nghèo là một trong những giải pháp hàng đầu của chiến lược ổn định và phát
triển kinh tế tới năm 2000 của Việt Nam, hàng loạt vấn đè từ tầm vĩ mô đến vi mô
cần được xem xét và thực thi trong chương trình xóa đói giảm nghèo theo một trật
tự thời gian chặt chẽ.Trong các vấn đề đó, vấn đề vốn đang được nổi lên như một
trở ngại trên con đường duy trì và phát triển sản xuất của nông dân Việt Nam. Và
đặc biệt là tác giả đã đưa ra được một số giải pháp cho tới nay vẫn còn thực hiện
như việc cho vay tới hộ nông dân của Ngân hàng nông nghiệp không cần phải tăng
thêm biên chế mà cần nâng cao trình độ cán bộ từ Trung ương tới địa phương, giải
pháp về huy động tiết kiệm trong nông dân nghèo, dần dần coi việc gửi tiết kiệm là
một điều kiện để cho vay, khi việc huy động tiết kiệm trong nông dân đi vào nếp,
ngân hàng sẽ có một nguồn vốn ổn định và quan trọng hơn là bảo đảm an toàn vốn
cho vay, đó là điều kiện cần thiết để mở rộng hoạt động. Giải pháp về tổ chức thông
tin tuyên truyền có tác dụng rất quan trọng giúp cho những người nông dân tiếp cận
được vốn vay hiểu biết được những vấn đề cơ bản đến quy chế, qui định và thủ tục
vay vốn ngân hàng…..
Ngồi ra cịn có thêm các luận văn nghiên cứu về đề tài này như luận
văn“Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Đô”, bảo vệ năm 2012.


8

Luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập” của tác giả Phạm Tấn
Mến trường Đại học Kinh tế TPHCM bảo vệ năm 2008, Luận văn “Nghiên cứu khả
năng phát triển kinh tế hộ nơng dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng
Hỷ - Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Thu Hằng trường Đại học kinh tế và quản trị
kinh doanh Thái Nguyên, bảo vệ năm 2008
Các bài viết cũng đều đưa ra được những lý luận cơ bản về vai trị của kinh tế
hộ nơng dân trong q trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, Đánh
giá những nhân tố ảnh hưởng, đến chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân. Đánh giá
thực tín dụng Ngân hàng đối với hộ nơng dân của mỗi ngân hàng, từ đó tổng quát
và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân ở các
NHTM và đánh giá những hạn chế của công tác này để từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân tại mỗi ngân hàng.
- Ngồi các luận văn, luận án thì trên các báo, tạp chí hay các diễn đàn trên
internet đề tài tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân cũng đã được bàn luận
khá nhiều. Có thể kể đến một vài ví dụ như:
Bải viết “Tín dụng cho nơng nghiệp, nông thôn: Cần tháo gỡ những bất cập”
của tác giả Cao Quỳnh trên website ngày 29/10/2013
đã thấy được vai trị của tín dụng đối với lĩnh vực nơng nghiệp nông thôn cũng như
thấy được một số bất cập trong công tác cho vay của các ngân hàng thương mại
trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Theo tác giả khi các NHTM đẩy mạnh tín
dụng cho nơng nghiệp nơng thơn thì bộ mặt của nơng thơn đã thay đổi đáng kể, đời
sống của nông dân không ngừng được cải thiện đặc biệt là từ khi triển khai Nghị
định 41/2010-NĐ-CP. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập cần được tháo gỡ như việc
thiếu hụt vùng chuyên canh sản xuất hàng hố, đầu ra thiếu ổn định thì việc quy
định khắt khe về nhãn mác hàng hoá thiết bị sản xuất, phục vụ nông nghiệp hay áp
dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay cũng gặp những trở ngại nhất định. Đây là
nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng rất e ngại khi thẩm định, cho vay đối với các
khoản vay phục vụ cho nơng nghiệp nơng thơn, hộ nơng dân khó khăn trong việc
tiếp cận vốn.



9
1.2. Định hướng nghiên cứu của luận văn
- Từ tổng quan về các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến giải pháp nâng
cao chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, từ
nhiều giác độ khác nhau, tuy nhiên các tác giả mới tập chung cho việc nâng cao chất
lượng tín dụng cho hộ nơng dân theo tiêu chí đánh giá từ góc nhìn của Ngân hàng.
- Cách tiếp cận giải quyết vấn đề của luận văn: Đối với đề tài tác giả lựa chọn
là nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Mai Sơn Sơn La, khơng chỉ đánh
giá ở góc độ chất lượng tín dụng theo các tiêu chí đánh giá của Ngân hàng nhà nước
mà tác giả cịn đi sâu vào phân tích chất lượng dịch vụ của sản phẩm cấp tín dụng
cho hộ nơng dân tại Chi nhánh, Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã chủ trọng
việc kế thừa, chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài, nhằm hiểu sâu hơn, từ
đó để ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng là hộ
nông dân một cách tốt hơn, phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn huyện Mai
Sơn, Sơn La.


10

CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY HỘ
NÔNG DÂN CỦA MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Hộ nông dân
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Về hộ
Trong từ điển ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press – 1987) Có nghĩa “Hộ là tất cả
những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những

người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung” [30,tr.74 ], [31, tr.24]
Ngược thời gian trước đó, năm 1981, trong tác phẩm của mình Harris,
(London - Anh) trong tác phẩm của mình cho rằng “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo
nguồn lao động” [32, tr.28]. Và trên góc độ này, nhóm đại biểu thuộc trường phái
“Hệ thống Thế giới” (Mỹ) là Smith (1985), Martin và Beiltell (1987) bổ sung thêm
“Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao động thông qua việc tổ
chức nguồn thu nhập chung”[33]
Trên đây, mới chỉ nêu lên những khía cạnh về khái niệm hộ tiêu biểu nhất,
nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác hoặc tổng hợp khái quát chung nhưng
vẫn cịn có chỗ chưa đồng nhất. Tuy nhiên từ các quan niệm trên có thể thấy rằng:
- Trước hết, hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có
chung huyết thống, tuy vậy cũng có cá biệt trường hợp thành viên của hộ không
phải cùng chung huyết thống (con ni, người tình nguyện và được sự đồng ý của
các thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh tế lâu dài..)
- Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (Chủ thể kinh tế), có nguồn lao động và
phân cơng lao động chung, có vốn và chương trình, kế hoạch sản xuất kinh doanh
chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối
lợi ích theo thoả thuận có tính chất gia đình. Hộ khơng phải là một thành phần kinh tế
đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể, Nhà nước…
- Hộ không đồng nhất với gia đình mặc dầu cùng chung huyết thống bởi vì hộ
là một đơn vị kinh tế riêng, cịn gia đình có thể khơng phải là một đơn vị kinh tế (Ví


11
dụ gia đình có nhiều thế hệ cùng chung huyết thống, cùng chung một mái nhà
nhưng nguồn sinh sống và ngân quỹ lại độc lập với nhau..)
- Hộ còn là một đơn vị cơ bản của xã hội, hay như ta thường nói gia đình là tế
bào của xã hội. Vậy vẫn phải đồng thời khẳng định vai trò của hộ đối với xã hội, và
như vậy hộ không chỉ là một đơn vị kinh tế đơn thuần.


2.1.1.2. Hộ nông dân
Về hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa: “Hộ nơng dân là các hộ gia
đình làm nơng nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng
chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế
lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có
xu hướng hoạt động với mức độ khơng hồn hảo cao” [4]
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nơng dân. Theo nhà khoa
học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình
thức kinh tế cơ sở trong nơng nghiệp và nông thôn" [21,tr.5]. Đào Thế Tuấn (1997)
cho rằng: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa
rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nơng nghiệp ở nơng thơn.
Cịn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm
2000 cho rằng: "Hộ nông nghiệp là những hộ có tồn bộ hoặc 50% số lao động
thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và
thơng thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nơng nghiệp" [1, tr.2].
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả và theo
nhận thức cá nhân, tôi cho rằng:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nơng thơn, có ngành nghề sản xuất chính là
nơng nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nơng. Ngồi hoạt
động nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn tham gia các hoạt động phi nơng nghiệp (như
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...) ở các mức độ khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập
tuyệt đối và tồn năng, mà cịn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của



×