Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

De an tốt nghiệp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện thái thụy, tỉnh thái bình giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.21 KB, 51 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, với hơn 70% dân cư sinh sống ở
nơng thơn, trong đó, đại đa số là nông dân. Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn luôn được coi là vấn đề có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vì thế, Đảng và
Nhà nước ta xác định: nông nghiệp, nông dân, nông thơn đã, đang và sẽ cịn là
mối quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Giải
quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là một trong những nhiệm
vụ quan trọng được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành
Trung ương khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã đề ra mục tiêu:
“Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được
bảo vệ; hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường” [Nghị quyết số 26-NQ/TW].
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết, cần phải huy động sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị (HTCT) và tồn xã hội; khơng những phải phát huy
được vai trị tiền phong, gương mẫu của tổ chức đảng, chính quyền và các tổ
chức hội quần chúng; mà đồng thời, phải có những biện pháp thích hợp nhằm
khơi dậy tính tích cực chính trị, truyền thống cần cù, hăng say lao động sản xuất
của giai cấp nông dân nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn Việt Nam ngày càng
giàu đẹp, văn minh.
HTCT cơ sở (xã, phường, thị trấn) là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ
cấu trúc của HTCT nước ta, bao gồm các thiết chế chính trị như tổ chức đảng,


1


chính quyền, các đồn thể nhân dân được tổ chức và hoạt động theo những
nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ với nhau nhằm thực hiện sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở.
Sau những năm đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn tồn Đảng, tồn dân ta
đang ra sức xây dựng nơng thôn mới, HTCT cơ sở đã và đang phát huy vai trị
hết sức quan trọng của mình và đã có nhiều biến đổi tích cực về tổ chức, bộ máy
cũng như về chất lượng đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, HTCT cơ sở nước ta hiện
nay vẫn bộc lộ ra nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi cần phải tiếp tục đổi mới và
hoàn thiện. HTCT cấp cơ sở của huyện Thái Thụy thuộc tỉnh Thái Bình cũng
khơng nằm ngồi thực trạng này.
Những hạn chế, yếu kém của HTCT cấp cơ sở đã và đang tác động không
nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và q trình xây dựng nơng
thơn mới nói riêng trên địa bàn huyện Thái Thụy. Điều này đặt ra yêu cầu khách
quan cho việc nhận thức đúng đắn vai trò của HTCT cấp cơ sở trong việc xây
dựng nông thôn mới. Đồng thời, có những quan điểm, giải pháp phù hợp để đổi
mới và nâng cao chất lượng của HTCT cấp cơ sở nhằm sớm thực hiện thành cơng
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Thái Thụy.
Nhận thức được sự quan trọng và cấp thiết của vấn đề này, trên cương vị
là một cán bộ hiện đang trực tiếp cơng tác tại Phịng Nơng nghiệp và Phát triển
nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện Thái Thụy), tác giả chọn đề tài
“Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nơng thơn
mới ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2020” làm đề án tốt
nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.
2. Cơ sở xây dựng đề án
2.1. Cơ sở khoa học
Đề án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về xây



2
dựng nông thôn mới và an sinh xã hội.
2.2. Cơ sở pháp lý
Đề án được xây dựng dựa trên những căn cứ pháp lý sau:
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 491/QĐ -TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai
đoạn 2010 -2020.
- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2011-2015, định
hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 3 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Bình phê duyệt “Đề án xây dựng nơng thơn mới tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020”.
- Quyết định số 1628/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban
nhân dân huyện Thái Thụy về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiên Chương thực
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới huyện Thái Thụy.
- Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 7 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân
dân huyện Thái Thụy về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung
sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn huyện Thái Thụy giai đoạn 20112015, định hướng đến năm 2020.


3

2.3. Cơ sở thực tiễn
Thái Bình là một tỉnh nơng nghiệp, với số dân gần 1,8 triệu người, trong
đó có 86 % sống ở nơng thơn, tồn tỉnh có 267 xã với 1.598 thôn. Thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, ngay từ đầu năm 2009, tỉnh Thái Bình đã lựa chọn
8 xã ở 8 huyện, thành phố để xây dựng điểm mơ hình nơng thơn mới. Trên cơ sở
tổng kết thực tiễn tại 8 xã điểm, ngày 28/4/2011 Tỉnh ủy đã ban hành Nghị
quyết số 02-NQ/TU và ngày 3/6/2011 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết
định số 1004/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng nơng thơn mới tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020.
Thực hiện chủ trương của Đảng, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân
tỉnh, huyện Thái Thụy đã triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới
ngay từ năm 2009, đến năm 2014 đã trở thành huyện dẫn đầu tỉnh về số xã được
cơng nhận đạt chuẩn nơng thơn mới. Góp phần vào sự thành cơng đó, có vai trị
hết sức quan trọng của HTCT ở cơ sở. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
chương trình xây dựng nơng thơn mới, HTCT cơ sở ccũng bộc lộ nhiều hạn chế,
bất cập, đòi hỏi cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện. Cần thiết phải nhận thức
đúng đắn vai trò của HTCT cấp cơ sở trong việc xây dựng nông thôn mới và có
những quan điểm, giải pháp phù hợp để đổi mới và nâng cao chất lượng của
HTCT cấp cơ sở nhằm sớm đạt mục tiêu xây dựng huyện Thái Thụy trở thành
huyện nơng thơn mới của tỉnh Thái Bình.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề án
3.1. Mục tiêu của đề án
Trên cơ sở làm rõ thực trạng việc phát huy vai trị của HTCT cấp cơ sở
trong xây dựng nơng thơn mới ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện na, Đề
án đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của HTCT cấp cơ sở
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện giai đoạn 2015 – 2020.
3.2. Nhiệm vụ của đề án



4
- Làm rõ cơ sở lý luận về nông thôn mới vai trò của HTCT cấp cơ sở
trong xây dựng nơng thơn mới.
- Phân tích thực trạng phát huy vai trị của HTCT cấp cơ sở trong xây
dựng nơng thơn mới ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của HTCT cấp cơ sở
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình giai đaonj
2015 - 2020.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề án
Đề án tập trung nghiên cứu thực trạng vai trò của HTCT cấp cơ sở ở
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong xây dựng nơng thơn mới từ khi có Nghị
quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (năm 2008) đến nay.

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. NƠNG THƠN MỚI VÀ VAI TRỊ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ
SỞ TRONG XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI

1.1. Quan niệm về nơng thơn mới và nội dung xây
dựng nông thôn mới
1.1.1. Quan niệm về nông thôn mới và nội dung xây
dựng nông thôn mới
1.1.1.1. Quan niệm về nông thôn mới
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân xã". (Theo
Thông tư số 54 ngày 21/8/2009 của Bộ NN-PTNT)


5
Vậy nơng thơn mới là gì? Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu:

"Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn ổn định, giàu bản
sắc văn hố dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ;
HTCT ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường".
Như vậy, nông thôn mới trước tiên nó phải là nơng thơn, khơng phải là thị
tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thơn truyền thống hiện nay và có
thể khái qt theo năm nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, đó là làng xã văn minh,
sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo
hướng kinh tế hàng hoá; Thứ ba, đời sống về vật chất và tinh thần của dân nông
thôn ngày càng được nâng cao; Thứ tư, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và
phát triển; Thứ năm, xã hội nơng thơn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
1.1.1.1. Nội dung xây dựng nơng thơn mới
Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là một
chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc
phòng, gồm 11 nội dung:
+ Nội dung 1: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Mục tiêu: Đến năm
2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nơng thôn trên địa bàn cả nước làm cơ
sở đầu tư xây dựng nông thôn mới để thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết
yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ cơng
nghiệp và dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát
triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
+ Nội dung 2: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Hồn thiện đường giao
thơng đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thơng trên địa bàn xã;
Hồn thiện hệ thống các cơng trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và
sản xuất; các cơng trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể; các cơng


6

trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế; các cơng trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo
dục trên địa bàn xã. Hoàn chỉnh trụ sở xã và các cơng trình phụ trợ. Cải tạo, xây
mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã.
+ Nội dung 3: Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển
sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; Tăng cường công tác khuyến nông;
đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm - ngư nghiệp; Cơ giới hóa nơng nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế
mạnh của địa phương; Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy
đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ
cấu lao động nông thôn.
+ Nội dung 4: Giảm nghèo và an sinh xã hội: Thực hiện có hiệu quả
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo
cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo; Thực hiện
các chương trình an sinh xã hội.
+ Nội dung 5: Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có
hiệu quả ở nơng thơn: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; Phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nơng thơn; Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy
liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
+ Nội dung 6: Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn: Tiếp tục thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
+ Nội dung 7: Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nơng thơn: Tiếp
tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực về y tế, đáp ứng
yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới.


7

+ Nội dung 8: Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn:
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng u cầu
Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới; Thực hiện thông tin và truyền thông nông
thôn, đáp ứng u cầu Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới.
+ Nội dung 9: Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn: Tiếp tục
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thơn; Xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi trường nông thôn trên địa bàn
xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát
nước trong thơn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã;
chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu
dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình cơng cộng….
+ Nội dung 10: Nâng cao chất lượng tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể
chính trị - xã hội trên địa bàn: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định
của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nơng thơn mới; Ban hành chính sách
khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở
các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh
chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này; Bổ sung chức năng, nhiệm vụ
và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong HTCT phù hợp với yêu cầu xây dựng
nông thôn mới.
+ Nội dung 11: Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thơn: Ban hành nội
quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và các
hủ tục lạc hậu; Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo
điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, thơn, xóm hồn thành nhiệm vụ đảm
bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
1.2. Vai trò của HTCT cấp cơ sở trong xây dựng nơng thơn mới
Nói đến HTCT ở cơ sở là nói đến hệ thống tổ chức bộ máy, nội dung và
phương thức hoạt động của các tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các
đồn thể chính trị - xã hội của quần chúng ở cơ sở (xã, phường, thị trấn). HTCT



8
cơ sở có vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn
kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng
phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư và xây dựng
nơng thơn mới.
1.2.1.Vai trị của cấp ủy Đảng ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong xây dựng nông thôn mới được thể
hiện tập trung trên những phương diện sau:
- Tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng chính trị của Đảng ở nơng thơn đề ra các
chủ trương định hướng phát triển ở cơ sở và chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn
mới thông qua các nghị quyết
Với mạng lưới tổ chức của mình, các cơ sở Đảng ở nông thôn là điểm tựa
của Đảng để tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới theo Nghị
quyết của Đảng cấp trên.
Khi có chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng
nông thôn mới, tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn tiến hành nghiên cứu, tổ chức
học tập và triển khai nghị quyết, trực tiếp đề ra những chủ trương chỉ đạo thực
hiện cho phù hợp với từng địa phương, cơ sở, đồng thời, chỉ đạo các tổ chức
trong HTCT cùng toàn thể nhân dân tiến hành xây dựng nông thôn mới theo
những văn bản hướng dẫn, thi hành.
- Tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn là hạt nhân lãnh đạo chính trị, lãnh
đạo HTCT ở cơ sở, đồng thời từng bước cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của
mình trong hoạt động thực tiễn góp phần xây dựng nông thôn mới
Tổ chức Đảng ở cơ sở có vai trị hạt nhân trong lãnh đạo chính trị, lãnh đạo
HTCT, bảo đảm cho đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
việc xây dựng nông thơn mới được cụ thể hóa và được thực hiện thắng lợi ở cơ
sở. Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng đối với HTCT cơ sở thể hiện trên các mặt
cơ bản sau: thông qua nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, xây dựng chủ trương,



9
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có nội dung về
xây dựng nơng thôn mới; quyết định những vấn đề về tổ chức và cán bộ của
HTCT ở cơ sở trong lãnh đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới; tiến hành công
tác tư tưởng với phương pháp dân chủ, thuyết phục và vận động; giới thiệu những
cán bộ có phẩm chất và năng lực tham gia các cương vị chủ chốt của chính quyền
và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. Đội ngũ cán bộ này đóng vai trò là lực
lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đến với quần chúng nhân dân.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định, đảng bộ ở cơ sở đề ra
chương trình cơng tác sáu tháng, một năm, trong đó chủ yếu tập trung vào các
nhiệm vụ sau:
Một là, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của cấp trên và của
Đại hội Đảng bộ về công tác xây dựng nông thôn mới; thảo luận và quyết định
những đề án, chuyên đề về kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phịng liên
quan đến xây dựng nơng thơn mới.
Hai là, thơng qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân
sách xã hàng năm do thường trực Ủy ban nhân dân xã trình bày, gắn với kế
hoạch xây dựng nông thôn mới.
Ba là, thông qua báo cáo và ra nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo để phát huy
vai trị của chính quyền, mặt trận, các đồn thể nhân dân, tạo quan hệ phối hợp
trong xây dựng nông thơn mới.
Bốn là, xây dựng và thực hiện chương trình kiểm tra của cấp ủy, chỉ đạo
ban kiểm tra tiến hành kiểm tra các chi bộ và đảng viên về quá trình thực hiện
các nghị quyết của cấp ủy, trong đó có nghị quyết về xây dựng nơng thơn mới.
Năm là, đề xuất với huyện ủy các vấn đề thuộc thẩm quyền của huyện ủy
và các cấp ủy cấp trên về những nội dung liên quan đến chương trình xây dựng
nông thôn mới.



10
Việc cụ thể hóa các nhiệm vụ vừa nêu cũng chính là thể hiện vai trị của tổ
chức cơ sở Đảng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.
- Tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn là đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng
và là chỗ dựa đáng tin cậy của quần chúng nhân dân ở cơ sở trong triển khai
xây dựng mơ hình nơng thơn mới.
Bằng việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống ở nông
thôn, tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, các tổ chức Đảng ở nông thôn thực sự là “một đơn vị
chiến đấu cơ bản” của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo của HTCT và là chỗ dựa đáng
tin cậy của quần chúng nhân dân trong việc thực hiện thành công các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với việc xây dựng nông thôn mới - một
vấn đề cịn mới mẻ và đầy khó khăn đối với nhân dân ở địa phương, cơ sở.
Đối với tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn, nhiệm vụ chính trị quan trọng
bậc nhất là đề ra được chủ trương đúng, biện pháp thiết thực, hành động cụ thể
với sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
mức sống cho nhân dân, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, mơi trường sống an tồn
và bền vững. Tổ chức Đảng ở cơ sở thực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân; gắn bó mật thiết với dân, giáo dục, thuyết
phục dân làm, dân thực hiện; giải quyết kịp thời những yêu cầu, nguyện vọng
chính đáng của dân, khuyến khích dân góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền,
lãnh đạo dân phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự… góp phần xây
dựng nơng thơn mới.
1.2.2. Vai trị của chính quyền cấp cơ sở trong xây dựng nơng thơn mới
Theo Hiến pháp năm 2013, chính quyền cấp cơ sở ở nông thôn bao gồm
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Mỗi một đơn vị lại phát huy một vai trị
riêng đối với cơng tác xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.
- Đối với Hội đồng nhân dân



11
Hội đồng nhân dân xã được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ
sở, đồng thời là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Thông
qua Hội đồng nhân dân ở cơ sở, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước cơ quan nhà
nước cấp trên và trước nhân dân địa phương.
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm 2003) quy
định: Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm việc thi hành
nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; về kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về ổn định, nâng cao đời sống
nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà
nước. Căn cứ vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
thẩm quyền của mình, Hội đồng nhân dân xã quyết định các vấn đề quan trọng
của Nhà nước trong phạm vi xã mình, đồng thời là cơ quan giám sát Ủy ban
nhân dân trong việc thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Với chức năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể như trên, đối với
chương trình xây dựng nơng thơn mới, khi có chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết, các kế hoạch về triển khai các
biện pháp tiến hành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cơ sở theo 19 tiêu chí
trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới mà Chính phủ đã ban
hành. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án xây dựng nông thôn mới, Hội
đồng nhân dân tiến hành xây dựng kế hoạch, các chỉ tiêu phấn đấu hàng năm,
phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện và trực
tiếp giám sát việc thực hiện đó tại địa phương, cơ sở.
- Đối với Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã
đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở, chịu trách nhiệm tổ chức, quản
lý hành chính nhà nước được thông suốt ở cơ sở, trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện
nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quyết định, chỉ thị của cơ quan hành



12
chính cấp trên. Ủy ban nhân dân xã tiến hành ban hành các quyết định, chỉ thị theo
thẩm quyền được giao và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm 2003) quy định
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban nhân dân xã về kế hoạch ngân sách - tài
chính, về quản lý đất đai và tài nguyên, về phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành,
nghề tiểu thủ công nghiệp, về thương mại, dịch vụ, tơn giáo, văn hóa, giáo dục, y
tế, xã hội, về an ninh, quốc phòng, về thực thi pháp luật, về xây dựng chính quyền
và phát triển nơng thơn. Theo đó, đối với cơng tác xây dựng nơng thơn mới, Ủy
ban nhân dân có vai trị quan trọng trong việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện các
chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội; văn hóa, giáo dục; quốc
phịng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; về thi hành pháp luật… ở địa phương, về dự
toán, quyết toán thu chi ngân sách cũng như tổ chức thực hiện ngân sách địa
phương. Đồng thời tiến hành kiểm tra, đôn đốc, đánh giá chất lượng, hiệu quả
việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cơ
sở. Qua đó thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới ở địa phương, cơ sở.
Như vậy, với vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ được quy định như trên,
chính quyền cơ sở ở nơng thơn thực sự là bộ phận quan trọng của hệ thống hành
pháp nhà nước, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở, góp
phần quan trọng trong việc xây dựng nơng thơn mới.
1.2.3. Vai trị của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ
sở trong xây dựng nông thôn mới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Mặt trận Tổ
quốc và các đồn thể chính trị - xã hội đó chính là cơ sở chính trị của chính
quyền nhân dân, có vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân
tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đồn viên, hội viên; thực hiện
dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước;



13
giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng
cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước” 1.
- Vai trò của Mặt trận tổ quốc cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Mặt trận Tổ quốc là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của
các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng
lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Trong việc tổ chức nhân dân tiến hành xây dựng nơng thơn mới, vai trị
của Mặt trận tổ quốc xã được thể hiện ở chỗ: Mặt trận Tổ quốc ở xã phối hợp
với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã tổ chức các cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật;
phối hợp với các đoàn thể, tổ chức thành viên tham gia giám sát việc tuân thủ
pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, hoạt động của các đại biểu
Hội đồng nhân dân, cán bộ, nhân viên Ủy ban nhân dân để thiết thực tham gia
xây dựng chính quyền thật sự là của dân, do dân và vì dân; đề nghị Hội đồng
nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân nào khơng hồn thành nhiệm
vụ, có những sai phạm nghiêm trọng về pháp luật, suy thoái về phẩm chất đạo
đức, khơng cịn được cử tri tín nhiệm; chủ động phối hợp với Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân và các đoàn thể tổ chức thành viên lấy ý kiến hội viên,
đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý kiến vào các văn bản dự thảo
pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, tổ chức các hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp; phối hợp với các đoàn thể, tổ chức thành viên chăm lo bảo vệ
lợi ích chính đáng của hội viên và các tầng lớp nhân dân trong q trình xây
dựng nơng thơn mới. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý Nhà
nước, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng ở địa
phương dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và điều hành của chính quyền xã.


1

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG, H., tr.86


14
Tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân thực hiện phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” bằng các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang
ngõ xóm xanh, sạch, đẹp, văn minh. Mặt trận và các đoàn thể cần thực hiện đa
dạng hóa các hình thức tun truyền thường xun, cơng khai, phổ biến cho
đồn viên, hội viên, Ban chấp hành các đoàn thể và quần chúng nhân dân tại các
buổi sinh hoạt cụ thể từng nội dung, từng tiêu chí xây dựng xã Nơng thơn mới.
Để từ đó, giúp nhân dân hiểu rõ và tham gia các cơng trình phúc lợi của địa
phương, hiến đất làm đường, sớm bàn giao mặt bằng các cơng trình xây dựng cơ
bản hạ tầng; đồng thời, tham gia kiểm tra giám sát, các cơng trình xây dựng về
thiết kế cơng trình, quy mơ và thời gian hồn thành các cơng trình.
Phát huy phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Mặt trận cùng các
đoàn thể, các ngành chức năng tổ chức nhiều buổi hội ý những hộ dân có diện tích bị
ảnh hưởng các cơng trình để tham khảo lấy ý kiến và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng
của nhân dân để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất làm đường.
- Vai trị của Hội Nơng dân ở cơ sở trong xây dựng nơng thơn mới
Hội Nơng dân là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp nông dân,
trong quá trình hoạt động, tổ chức này ngày càng tỏ rõ tính tích cực chính trị, sự
năng động trong sản xuất, thể hiện là lực lượng hùng hậu không chỉ trong đấu
tranh giải phóng dân tộc mà cả trong đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hội nơng dân xã có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động

hội viên và quần chúng nhân dân thi đua sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế hộ
gia đình, xây dựng làng, xã văn hóa; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới đến cán bộ, hội viên; tổ chức
thực hiện các nội dung của chương trình theo chức năng nhiệm vụ của mình.


15
- Vai trò của Hội phụ nữ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Là một tổ chức rộng lớn của phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ có
vai trị quan trọng trong việc tổ chức động viên các tầng lớp phụ nữ cả nước phát
huy truyền thống u nước, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, lao
động sáng tạo, đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới góp phần xây dựng nơng thơn mới
và xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.
Cùng với các tổ chức khác, Hội phụ nữ ở cơ sở cũng có vai trị quan trọng
trong việc tun truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn
mới đến từng cán bộ, hội viên, triển khai nội dung của các tiêu chí xây dựng
nơng thơn mới thơng qua các hội diễn văn nghệ quần chúng, các buổi họp chung
hay qua cán bộ phụ nữ thôn,… cụ thể như sau:
Tổ chức các hoạt động như hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế gia
đình; “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”; “Chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc
làm, tăng thu nhập”; “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”;… là những biện pháp
tuyên truyền hiệu quả, khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo, truyền
thống nhân ái, ý thức tự nguyện giúp nhau.
Thông qua các tổ nhóm như: “Vay vốn – tiết kiệm”; “Phụ nữ sản xuất
giỏi”; “Câu lạc bộ phụ nữ khuyến nông”, các mô hình lồng ghép dân số, sức
khỏe sinh sản, xóa mù chữ…. để thu hút sự tham gia của phụ nữ trong chương
trình xây dựng nơng thơn mới.
- Vai trị của Đồn thanh niên ở cơ sở trong xây dựng nơng thơn mới
Thanh niên với vai trị xung kích đi đầu trong các hoạt động, dám nghĩ, dám
làm và dám chịu trách nhiệm. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, vai trị

của Đồn Thanh niên hay Thanh niên nơng thơn có ý nghĩa rất quan trọng:
- Thứ nhất, đồn viên là người xung kích đi đầu vận động thanh niên nơng
thơn tham gia học tập, nâng cao trình độ, tổ chức và xây dựng các phong trào
thanh niên tại địa phương như: phong trào thanh niên lập nghiệp, thanh niên
nông thôn trong công tác bảo vệ môi trường, thanh niên nông thôn trong công


16
tác phong trào văn nghệ, văn hóa của địa phương.
- Thứ hai, từng đoàn viên thật sự là người tuyên truyền viên trong q
trình xây dựng nơng thơn mới, trước hết vận động gia đình, hàng xóm hiểu rõ
được vai trị quan trọng trong tiến trình xây dựng nơng thơn mới, mỗi gia đình
có đồn viên thanh niên đi đầu trong các hoạt động xây dựng nơng thơn mới
như: tích cực gia tăng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho bản thân và hộ
gia đình, tham gia trồng cây xanh bảo vệ môi trường,...
- Thứ ba, thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động tham gia xây
dựng nông thôn mới, bằng các hoạt động cụ thể như: vận động nơng dân hiến
đất và góp ngày cơng để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nơng thơn mới;
tham gia kiểm tra giám sát tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng; tích cực tham gia phát
triển sản xuất, vận động nông dân liên kết hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã
để giúp đỡ, hỗ trợ nông dân đầu vào, đầu ra được thuận lợi; tích cực vận động
nơng dân áp dụng các kiến thức về khoa học kỹ thuật để sản xuất ra các sản
phẩm an toàn; đẩy mạnh hỗ trợ phát triển các ngành nghề; hỗ trợ vay vốn tín
dụng để phát triển sản xuất, xây dựng các cơng trình hầm biogas, nhà vệ sinh, …
từ đó góp phần xây dựng thành cơng mơ hình nơng thơn mới.
Điểm nổi bật của thanh niên là có sức khỏe, dám nghĩ, dám làm, mạnh
dạn tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để từ đó
vươn lên thốt nghèo, làm giàu; là lực lượng xung kích, đi đầu ủng hộ và thực
hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Động viên, khuyến khích họ tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ

thuật vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật
ni và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Xây dựng nơng thơn mới, trong đó phát triển nguồn nhân lực trẻ được coi
trọng, vì vậy để đảm bảo thực hiện tốt chương trình, tham gia vào cơng cuộc xây dựng
q hương đất nước, đồn viên thanh niên nơng thơn chủ động nâng cao trình độ học
vấn, kiến thức về tin học, ngoại ngữ, học nghề, thích ứng với q trình hội nhập.


17
- Vai trò của Hội Cựu chiến binh ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Do đặc điểm của mình, Hội Cựu chiến binh là một đồn thể có vai trò quan
trọng trong HTCT và trong đời sống xã hội ở cơ sở. Hội là chỗ dựa tin cậy của
chính quyền cơ sở, nêu gương tốt trong lao động sản xuất, đi đầu trong việc giáo
dục, phát huy truyền thống cách mạng, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội ở khu dân cư
góp phần quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương, cơ sở.
Đối với công tác xây dựng nông thôn mới ở địa phương, cơ sở, mỗi cơ
quan, tổ chức trong HTCT đều có những vai trị, nhiệm vụ riêng. Song có thể thấy
rằng, xây dựng nông thôn mới là cả một quá trình phấn đấu lâu dài với rất nhiều
khó khăn, trở ngại, nhất là đối với một nước nông nghiệp thuần túy như nước ta,
khi tâm lý tiểu nông cùng những phong tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại dai dẳng
trong đời sống của đông đảo quần chúng nhân dân. Điều đó địi hỏi phải có sự “ra
qn” của các cấp, các ngành và toàn thể quần chúng nhân dân. Trong đội ngũ
đơng đảo đó, nhất thiết phải phát huy hơn nữa vai trò của cả HTCT cấp cơ sở với
tư cách là những người “đứng mũi chịu sào”, những người huy động, tập hợp và
tổ chức toàn thể nhân dân tiến hành xây dựng thành công nông thôn mới.
Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới được ban hành trên tinh
thần triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Để xây dựng nông thôn mới đảm bảo đúng chất
lượng, tiến độ, hơn lúc nào hết đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò của HTCT
cấp cơ sở với tư cách là nơi cụ thể hóa, triển khai thực hiện mọi chủ trương của

Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Cùng với cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ và nhân
dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã và đang tích cực triển khai chương trình
xây dựng nơng thơn mới theo 19 tiêu chí mà Chính phủ đã ban hành, tạo điều
kiện thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn
trên địa bàn huyện. Đóng góp vào sự thành cơng này có vai trị to lớn của HTCT


18
cấp cơ sở của huyện với tư cách là những người hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức
toàn thể nhân dân tiến hành xây dựng thành công nông thôn mới.
2. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HUYỆN THÁI THỤY VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT HUY VAI TRỊ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HUYỆN TRONG XÂY DỰNG
NƠNG THÔN MỚI

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và HTCT cấp cơ sở
ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
- Huyện Thái Thụy có tổng diện tích tự nhiên là 265,83 km 2, nằm ở phía
Đơng Bắc tỉnh Thái Bình. Phía Bắc giáp Thành phố Hải Phịng; Phía Đơng giáp
vịnh Bắc Bộ; Phía Nam giáp huyện Kiến Xương, Tiền Hải; Phía Tây giáp các
huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ.
- Thái Thụy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển nên khí
hậu của huyện mang nét đặc trưng của vùng duyên hải được điều hồ (đơng
ấm, hè mát) so với khu vực sâu trong nội địa. Nhiệt độ trung bình trong năm từ
23 - 24 0C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 mm, độ ẩm khơng
khí dao động từ 80 - 90%.
- Huyện có 47 xã và 01 thị trấn với huyện lị là thị trấn Diêm Điền; Số dân
là 248,9 nghìn người, trong đó số dân nơng thơn là 237,1 nghìn người, chiếm
95,26 % [Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013].

- Tồn huyện có 158 trường học, trong đó có 49 trường Mầm non, 48
trường tiểu học, 47 trường trung học cơ sở và 7 trường trung học phổ thông với
tổng số học sinh các cấp năm học 2013-2014 là 50.692 em [Niên giám thống kê
tỉnh Thái Bình năm 2013].
- Năm 2014, giá trị sản xuất đạt 10.253,9 tỉ đồng, trong đó: nơng – lâm –
ngư nghiệp đạt 4.055,8 tỉ đồng 39,5%); Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp –
xây dựng cơ bản đạt 3.201,1 tỉ đồng (31,2%); Thương mại – dịch vụ đạt 2.997 tỉ


19
đồng (chiếm 29,3 %) [UBND huyện Thái Thụy, Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế - xã hội năm 2014].
2.1.2. Hệ thống chính trị cấp cơ sở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- Về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng ở cơ sở
Tính đến cuối năm 2014, tồn huyện có 48 đảng bộ cơ sở xã, thị trấn
(trong đó có 01 đảng bộ thị trấn) với 438 chi bộ trực thuộc (trong đó có 269 chi
bộ nơng thôn).
Thực hiện Điều lệ Đảng và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên
về chức năng, nhiệm vụ đảng bộ, chi bộ ở cơ sở, các tổ chức cơ sở đảng ở xã, thị
trấn đã cụ thể hoá thành các quy chế hoạt động để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ lãnh đạo trong điều kiện mới.
Các đảng bộ ở cơ sở nông thôn đã xác định rõ nhiệm vụ chính trị, nhìn
chung đã đề ra được những chủ trương, nghị quyết phù hợp với thực tiễn địa
phương. Qua cuộc vận động và chỉnh đốn Đảng, phương thức lãnh đạo của tổ
chức đảng, của cấp uỷ cơ sở được cải tiến một bước. Đa số quy chế làm việc của
các tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn đã quy định rõ quyền hạn của tập thể và cá
nhân cấp uỷ; sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và các đoàn thể nhân dân,
các quy định về chế độ sinh hoạt, chế độ làm việc và phương thức cơng tác.
Nhiều tổ chức cơ sở đảng có quy chế làm việc cụ thể, phù hợp với thực tế ở địa
phương.

Trong công tác lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng đối với chính quyền
và đồn thể ở địa phương đã thực hiện tương đối tốt chức năng, nhiệm vụ, hiệu
lực, hiệu quả. Các đảng ủy cấp xã trong huyện ln giữ vững và phát huy tốt vai
trị hạt nhân chính trị ở cơ sở, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của đảng, có sự đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách, nề lối
làm việc, đồng thời coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, cơng tác kiểm
tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên, đổi mới và nâng cao chất lượng
sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ.



×