Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

con nguoi tri thuc trong van cua Chevkov va nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.07 KB, 52 trang )

KHOA: VĂN HỌC
MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ VĂN HỌC SO SÁN
ĐỀ TÀI:

SO SÁNH BI KỊCH CON NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN IONUTS
CỦA CHEKHOV VÀ ĐỜI THỪA CỦA NAM CAO


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lý do chọn đề tài.


Văn học so sánh là một bộ môn ra đời từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và trở
thành một bộ môn không thể thiếu trong nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, ở nước ta, văn
học so sánh cịn khá mới mẻ. Tìm hiểu về văn học so sánh cũng là nhằm thực hiện chức
năng làm sáng tỏ bản chất của văn học, con đường phát triển và các giá trị của văn học.
Nghiên cứu văn học so sánh là để nhằm mục đích làm rõ những đặc thù của văn học dân
tộc với mối quan hệ của văn học quốc tế để tìm ra tính chất, quy luật phát triển chung của
văn chương trên phạm vi dân tộc và phạm vi thế giới
Nhằm thấy rõ hơn vị trí của văn học so sánh trong nghiên cứu văn học cũng như
từng bước làm quen với công việc nghiên cứu so sánh, chúng tôi thực hiện tiểu luận: “So
sánh bi kịch con người tri thức trong truyện ngắn Đời Thừa của Nam Cao và Ionuts
của Chekhov” như là một cách tiếp cận với công việc so sánh, tạo tiền đề cho những
bước phát triển về sau trong quá trình học tập, nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề.
Văn học so sánh ra đời và trở thành thiết yếu khi mà các nền văn học dân tộc ngày
càng tương tác mạnh mẽ với nhau, trong xu thế tồn cầu hóa, các nền văn hóa trên thế


giới có xu hướng xích lại gần nhau, văn học cũng khơng ngoại lệ. Từ thực tiễn đó, bộ


mơn văn học so sánh xuất hiện như là một kết quả tất yếu của quy luật phát triển, sự ra
đời của văn học so sánh mang tính quốc tế to lớn, được nghiên cứu ban đầu từ tinh thần
quốc tế.

Văn học so sánh là nghiên cứu văn chương bên ngoài giới hạn xứ sở của một dân
tộc, là nó là nghiên cứu những mối quan hệ, giữa một bên là văn học với một bên là các
lĩnh vực khác như văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật: “hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm
nhạc...”, triết học, lịch sử, tơn giáo... Tóm lại, đây chính là so sánh một nền văn chương
với một nền văn chương khác, so sánh văn chương với các lĩnh vực khác trong đời sống
xã hội.

Trong suốt quá trình vận động phát triển của văn học so sánh từ thế kỷ XVII đến
thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, có sự giao lưu về văn hóa và văn học nhờ sự phát triển
mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản, văn học so sánh phát triển ở khía cạnh so sánh lịch sử
trong nghiên cứu và chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu lên ngôi. Tại Đức, đầu thế kỷ XIX, văn


học so sánh trở thành một bộ mơn và nó được quan tâm đến ở khía cạnh văn học, văn hóa
dân gian, ý thức dân tộc và ngơn ngữ, kiểu tư duy, sự quan tâm đến cá nhân sáng tạo để
tìm ra những cái ngoại lai.

Ở Việt Nam, văn học so sánh đến muộn hơn rất nhiều và chưa thực sự phát triển
mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về lịch sử văn học, lý luận văn học, phê bình văn
học thì văn học so sánh được coi như cơng cụ đắc lực hỗ trợ cho ba hoạt động này. Đồng
thời, từ đó người ta hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm, nhân vật, tư tưởng và cảm hứng
nghệ thuật của tác giả. Khi so sánh một tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam với một tác
giả, tác phẩm nước ngồi đi trước, ta sẽ tìm ra những nét tương đồng, giao thoa cũng như
sự khác biệt để làm phong phú, sâu sắc hơn cái nhìn của chúng ta với lịch sử, văn học và
tác giả.


3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhiệm vụ của nghiên cứu văn học so sánh trong đề tài này là làm rõ những nét
tương đồng và khác biệt qua bi kịch con người trí thức của hai nhân vật chính trong hai


tác phẩm Ionuts và Đời Thừa của hai nhà văn Chekhov và Nam Cao, từ đó thấy được ý
nghĩa của hai hình tượng nhân vật qua những nét giống và khác nhau, đồng thời cũng là
tìm ra những sự ảnh hưởng của Chekhov đối với ngòi bút cũng như tư tưởng của nhà văn
Nam Cao.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Tác giả Chekhov với tác phẩm: Ionuts và Nam Cao với tác
phẩm: Đời thừa; chú trọng chủ yếu vào tấn bi kịch của hai nhân vật chính là hai trí thức:
Ionuts và Hộ.
Phạm vi nghiên cứu: với giới hạn trong phạm vi một bài tiểu luận, nhóm thực hiện
chỉ tập trung vào hai tác phẩm chính “Ionuts và Đời Thừa”, đồng thời dựa vào những nét
chính trong cuộc đời hai tác giả: Chekhov và Nam Cao; nội dung hai tác phẩm với hai
hình tượng nhân vật chính nhằm làm nổi bật những đặc điểm riêng của hai nhân vật, từ
đó thấy được q trình diễn biến tấn bi kịch cuộc đời của hai trí thức Ionuts và Hộ cũng
như những nét khác nhau về bút pháp nghệ thuật của hai tác giả.


5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm vận dụng những phương pháp chủ yếu như:
phân tích, nghị luận, chứng mình… đồng thời dựa trên những tiêu chí của văn học so
sánh để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả, cuộc đời
của nhân vật trong tác phẩm và tư tưởng nghệ thuật, ý nghĩa tác phẩm.

PHẦN II:
SO SÁNH BI KỊCH CON NGƯỜI TRI THỨC TRONG TRUYỆN IONUTS CỦA

CHEKHOV VÀ NGẮN ĐỜI THỪA CỦA NAM CAO.

1. Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm.
1.1 Tác giả Chekhov.
Chekhov sinh ngày 29 tháng 1 năm 1860 ở thị trấn Taganrog miền nam nước Nga.
Ơng có một thời thơ ấu thăng trầm với rất nhiều khó khăn và cực khổ. Chekhov vắt kiệt
dịng máu nơ lệ để trở thành người chân chính bởi ơng là cháu của một người nông nô tầng lớp "thấp hèn". Cuộc sống tù đọng và buồn tẻ cộng với roi vọt và những tiếng nạt nộ


của thân phụ đã khiến nhà văn tương lai sớm có ý nghĩ già trước tuổi. Khoản thời gian
sống ở tỉnh lẻ Taganrơc đã giúp ơng tích lũy hiện thực đời sống để xây dựng trong sáng
tác của mình. Đặc biệt nó đã nung nấu trong ơng quyết tâm vượt lên hồn cảnh, tìm cách
khẳng định mình với cuộc đời. "Tơi khơng có thời ấu thơ"- Sau này, Chekhov đã chua
chát nhớ lại.

Chekhov vừa là nhà văn vừa là thầy thuốc nhưng nhà văn xuất hiện trong con
người ông sớm hơn. Ông bắt đầu viết từ những năm 1876 với truyện ngắn “Bức thư…
gửi vị hàng xóm đọc giả” và một số truyện ngắn khác lần lượt in trên báo và tạp chí.
Những truyện ngắn trong thập niên 1890 đem lại một cái nhìn rộng lớn về xã hội nước
Nga cuối thế kỷ XIX, miêu tả sự chính xác về xã hội của cuộc đời những nơng dân, trí
thức, giáo sĩ, phụ nữ và trẻ em trong những bối cảnh có tính phổ cập và bất biến với thời
gian.

Từ năm 1887, ông thực sự bước vào "văn học lớn" và chiếm lĩnh đỉnh cao của nó.
Truyện ngắn và truyện vừa của Chekhov trong giai đoạn này không chỉ đưa ra những


điển hình của cuộc sống phù phiếm, nhỏ hẹp, tù túng tha hóa con người trong “Người đàn
bà phù phiếm”, “Người trong bao”, “Ionuts”, “Phòng số 6”… mà còn thể hiện những nỗi
buồn nhân thế, những trăn trở, những sự bừng tỉnh của ý thức con người muốn vùng thoát

khỏi bi kịch đời thường. Bi kịch giao cảm giữa con người với con người, ý thức về cuộc
sống hồi phí có thể đến khi mất mát người thân, khi tuổi già và bệnh tật cận kề qua trong
truyện ngắn “Nỗi thống khổ”, “Câu chuyện buồn tẻ”… Ý thức ấy cũng có thể được cóp
nhặt từ nỗi bực dọc mơ hồ về những điều vặt vãnh trong cuộc sống đời thường ở “Thầy
giáo dạy văn”. Sự trăn trở và bừng tỉnh ấy có thể đến cùng với khát vọng tình u, khát
vọng sáng tạo trong “Tu sĩ vận đồ đen”, “Người đàn bà có con chó nhỏ”.
Chekhov được xem như là người đã nâng thể loại truyện ngắn lên một tầm cao mới
trong nền văn học Nga và văn học của thế giới. Với cái nhìn trầm tĩnh, trung thực về
những nhân vật, Chekhov thể hiện nội tâm và cảm nghĩ của họ một cách gián tiếp, qua ẩn
dụ thay vì miêu tả trực tiếp qua kết cấu giản dị. Những tác phẩm của Chekhov biểu hiện
sâu xa ẩn lấp dưới bề mặt cuộc đời thường của những con người bình thường. Truyện
ngắn của Chekhov có chiều sâu tâm lý rất lớn, lột tả rất xác thực các tinh tế nội tâm đặc
trưng của các tầng lớp người Nga thế kỷ XIX nhất là thành phần thị dân, trí thức trung


lưu và thợ thuyền trong các thành phố đang hình thành của nước Nga, nên có thể nói
Chekhov là nhà văn của tầng lớp thành thị Nga. Ngôn ngữ của truyện ngắn Chekhov rất
tinh tế đã nâng tiếng Nga lên tầm hiện đại và làm giàu rất nhiều cho loại ngôn ngữ này.
Ông là nhà văn đã để lại ảnh hưởng rất lớn lên văn học và văn hoá Nga cũng như trong
văn học thế giới.

Là một nhà văn đỉnh của văn học hiện thực nga thế kỉ XIX, Chekhov coi tính
“chân thực” là điều kiện tiên quyết trong sáng tác của mình: “Văn học được gọi là nghệ
thuật chính bởi nó miêu tả cuộc sống như nó đang có trên thực tế. Mục đích của nó là
sự thật tuyệt đối và trung thực”. Một cuộc sống thực tế với ông là một cuộc sống với tất
cả những điều tầm thường vặt vãnh, quẩn quanh, với những con người bình thường của
đời thường. Cuộc sống đó mang những vận động bề mặt hết sức đơn điệu và tẻ nhạt,
nhưng lại ngầm ẩn chứa những vận động tâm trạng phức tạp và tinh tế: những day dứt,
bức bối, những sự bừng tỉnh bất ngờ, những dự cảm, ước mơ đơi lúc cịn mơ hồ chưa
được ý thức hết. Những năm 1880 xã hội nước Nga vô cùng biến động, Nga Hồng

Alecxandrơ lên ngơi ra sức củng cố chế độ quân chủ chuyên chế khiến nước Nga bao


trùm trong một bầu khơng khí ngột ngạt. Vì vậy, đối tượng miêu tả chủ yếu trong sáng
tác của Chekhov chính là cuộc sống với đầy rẫy những sự lặp lại quẩn quanh, nhàm chán,
đời thường. Tác phẩm của ông tạo cho người đọc cảm giác chán ghét cuộc sống nhàm
chán, tầm thường, đê tiện của con người.

Chekhov đã tham gia rất nhiều hoạt động xã hội cứu trợ và chống bệnh dịch tả
cũng như phát triển giáo dục. Ông đã làm tất cả những điều có thể làm được ở những nơi
ơng sống và đi qua. Chekhov cịn thực hiện cuộc hành trình gian khổ đi hơn 12 ngàn cây
số đến với đảo Xakhalin – trung tâm ngục tù chế độ Nga hồng. Ơng sống lăn lộn ba
tháng trời với tù nhân để mắt thấy tai nghe vô vàn những câu chuyện bi kịch để cho thấy
trong sáng tác của ông nước Nga như một nhà tù. Chekhov lao động sáng tạo không
ngừng mặc dù căn bệnh lao phổi đã hành hạ cuộc đời ông. Năm 1904 ông qua đời tại
Đức.


Tác phẩm của Chekhov bắt đầu được dịch ra tiếng Việt từ năm 1943. Sáng tác của
ông ảnh hưởng đến những cây bút văn xuôi lớn củaViệt Nam như Thạch Lam, Nguyễn
Tuân, đến nhà viết kịch Nguyễn Đình Thi… và đặc biệt trong đó Nam Cao.

1.2 Tác giả Nam Cao.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1917-1951), quê ở Hà Nam. Ông là một nhà
văn hiện thực lớn của nền văn học Việt Nam. Ơng có nhiều đóng góp quan trọng đối với
việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

Ông xuất thân từ một gia đình Cơng giáo bậc trung. Ơng đã phải làm nhiều nghề
để kiếm sống. Đến với nghề viết văn cũng từ mục đích mưu sinh. Năm 1941, tập truyện
đầu tay Đơi lứa xứng đơi (Chí Ph) với bút danh Nam Cao được đón nhận như là một

hiện tượng văn học thời đó. Sau khi Nhật tham gia chiến trường Đông Dương, Nam Cao
cho ra đời nhiều tác phẩm trong đó tiêu biểu là “Sống mịn”.


Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề Sống và Viết. Thời gian
đầu lúc mới cầm bút, ông chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần
nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động, ơng đã đoạn
tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Vì vậy, các tác
phẩm gây nên tiếng vang lớn của ông lần lượt xuất hiện: Giăng sáng (1942); Đời
thừa (1943).

Trước Cách Mạng, ông viết hai đề tài chính đó là đề tài người nơng dân và đề tài
trí thức tiểu tư sản. Trong đó, mảng đề tài trí thức tiểu tư sản là một mảng cần chú ý. Với
đề tài này, Nam Cao viết “Sống mòn”, “Mua nhà”, “Giăng sáng”… và đặc biệt là tác
phẩm “Đời thừa”. Ông đã xây dựng được cả một tấn bi kịch của tầng lớp tri thức nghèo
trong xã hội cũ thông qua văn sĩ Hộ - nhân vật chính trong đời thừa. Với bi kịch của Hộ,
Nam Cao bộc lộ rõ là một cây bút nhân đạo sâu sắc và cao cả mà như Chekhov đã từng
nói: “một người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. 


Bi kịch đầu tiên của Hộ là bi kịch của một nhà văn. Nam Cao đã đưa ra công thức
của một nhà văn chân chính đó là phải “sống đã rồi hãy viết”. Điều này từng thấy trong
hình ảnh của nhà văn Chekhov. Ông khuyên các nhà văn cần phải đi nhiều, khi đi xe hỏa
thì nên đi hạng ba nghĩa là đi với “nhân loại lớn”, cùng với quần chúng lao khổ, với
những người ở dưới đáy xã hội. Vậy giữa Chekhov và Nam Cao phải chăng có mối liên
hệ nào đó?

Xem lại q trình lịch sử chúng ta thấy rằng vào đầu thế kỉ XX, Việt Nam bắt đầu
tiếp xúc với văn học Phương Tây, trong đó có Nga. Văn học Nga được dịch ra nhiều tác
phẩm của các nhà văn nổi tiếng. Chính cơng tác dịch thuật đã mở ra một cánh cửa giúp

văn học Việt Nam tiếp nhận và có những bước chuyển rất mới. Từ năm sau 1945 đến
những năm 1987 thì văn học Nga đã được dịch hơn 900 tác phẩm, đủ để thấy sức hút của
nó rất lớn đối với nền văn học Việt Nam. Là một tác giả kinh điển Nga, cũng như
Dostoievski và Tolstoi, Chekhov đã có mặt ở Việt Nam. Khảo sát bản thống kê các tác
phẩm văn xuôi cổ điển của Nga được dịch ở Việt Nam thì chúng ta thấy rằng một trong


những tác phẩm đầu tiên của Chekhov được dịch ra tại Việt Nam đó là “Nỗi lịng ai tỏ”
Tiểu thuyết thứ bảy vào ngày 17/ 10/ 1943 do Chiêu Đàm dịch.
Đặc biệt, với trường hợp Chekhov với Nam Cao đã khiến cho nhiều nhà nghiên
cứu phải bận tâm. Rõ ràng giữa hai nhà văn có sự khác biệt về “cơ địa sáng tác”, bối cảnh
xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, việc so sánh hai nhà văn này vẫn có thể có khả thi nếu so
sánh ở nhiều góc độ. Vào thời kì văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam, có lẽ Nam
Cao đã có cơ hội tiếp thu những tư tưởng văn hóa mới trong đó có Chekhov. Theo hồi kí
của Tơ Hồi cũng như hồi ức của nhiều nhà văn quen biết Nam Cao đều thừa nhận rằng,
Nam Cao luôn bày tỏ niềm say mê của mình đối với văn hào Chekhov. Chekhov là nhà
văn được Nam Cao u thích và nể phục. Vậy nên, nhìêu người cho rằng Nam Cao được
coi là nhà văn đã tiếp thu rất sáng tạo ảnh hưởng của văn học Nga, đặc biệt là của
Chekhov. Ông hay nhắc đến Chekhov và có hướng đi gần giống Chekhov. Nếu Chủ
nghĩa hiện thực Nga khởi đầu là Puskin và kết thúc một cách hồn mĩ với nhà văn
Chekhov thì ở Việt Nam Nguyễn Công Hoan đạt đỉnh cao ở giai đoạn đầu chủ nghĩa hiện
thực và kết thúc chặng đường ấy trong sáng tác của Nam Cao.


Cuối những năm 1980, Chekhov quan tâm đến sự khủng hoảng của giới trí thức,
tình trạng hoang mang, bế tắc, thiếu nghị lực trong thời kì đen tối của nước Nga.
Chekhov phê phán thói tầm thường dung tục, cuộc sống tiểu tư sản ngột ngạt và ngưng
đọng với những ảnh hưởng độc hại của nó. Điều này có sự gặp gỡ trong sáng tác của
Nam Cao về sau. Nam Cao cũng viết về người trí thức lâm vào bi kịch trong lối sống
mòn của bản thân. Nam Cao đã phản ánh trung thực cuộc sống mòn mỏi, bế tắc của tầng

lớp trí thức tiểu tư sản , đồng thời phản ánh một xã hội đen tối ngột ngạt trước thảm hại
chiến tranh đế quốc. Ơng phê phán lối sống mịn thật thảm hại, kéo lê cuộc sống vô
nghĩa, tẻ nhạt của mình qua những ngày vơ vị, một lối sống mà theo Nam Cao là không
xứng đáng với cuộc sống con người. Nam Cao viết “những chuyện không muốn viết”
như Chekhov để đạt tới giá trị nhân văn, nhân bản trong số phận con người. Trong Đời
Thừa, Nam Cao xây dựng bi kịch tha hóa về tâm hồn và lí tưởng của tầng lớp trí thức.
Trong Chí Phèo, ơng vạch trần bi kịch không được làm người, không được quay về với
bản chất lương thiện của Chí Phèo. Điều này Chứng tỏ giữa Chekhov và Nam Cao ít
nhiều cũng có sự đồng điệu


Có một sự gặp nhau trong sáng tác của cả hai tác giả đó là khơng gian nghệ thuật.
Nếu Chekhov phản ánh cuộc sống tù túng của nước Nga buổi giao thời như một nhà tù
với những cánh cửa luôn đóng, căn phịng và hàng rào bao quanh thì Nam Cao cũng khắc
họa xã hội Việt Nam tù túng trong những ngôi nhà tối tăm và các ngõ hẻm để tả thực
cuộc sống bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng tám.

Nhân vật trong sáng tác của Chekhov thường bị nhấn chìm trong cuộc sống đơn
điệu, tầm thường, khơng có việc gì để làm và dần họ chết một cái chết trong tâm hồn như
nhân vật Ionuts. Chekhov dường như đóng sẵn cổ quan tài cho cuộc sống ngột ngạt của
xã hội Nga lúc bấy giờ. Ở Nam Cao chúng ta cũng bắt gặp sự tương tự, nhân vật trong
trang viết Nam Cao hiện lên chìm nghỉm, khơng thốt khỏi guồng quay vội vã của miếng
cơm manh áo thậm chí là “những bận rộn tẹp nhẹp” của nhân vật Hộ. Một loạt nhân vật
trí thức trong tác phẩm Nam Cao (Thứ, Điền, Hộ…) biết bao khát khao với lí tưởng cao
đẹp đều chỉ là dự định, khơng bao giờ chạm được tương lai. Cuộc sống các nhân vật của
Nam Cao dẫm chân tại chỗ, khơng thốt kiếp “Đời thừa” và “Sống mòn”.


Miêu tả những bi kịch đời thường của những người tri thức, sáng tác của Chekhov
và Nam Cao đã mở ra một trang mới cho chủ nghĩa hiện thực mà ngun tắc sáng tác

hàng đầu là tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình. Trong sáng tác của hai nhà
văn khơng có những anh hùng hay những tội đồ khét tiếng, mà bất cứ con người nào, cho
dù là những “y”, “thị”, “hắn”, “gã” đều có thể trở thành những nhân vật điển hình; những
sự kiện vặt vãnh : hai người bạn học cũ – một béo một gầy lâu ngày mới găp nhau, anh
gầy có hành vi khúm núm, nịnh bợ khi biết anh béo làm quan to ( “Anh béo anh gầy” )

Chekhov và Nam Cao còn có sự đồng điệu trong việc phát triển một dịng hiện
thực tâm lí. Chúng ta thấy rõ điều này qua Chí Phèo. Tác phẩm này bất hủ nhờ khả năng
diễn tả thật sinh động, ám ảnh q trình chơng chênh tỉnh say, say -tỉnh, người - thú, thú người trong vịng tuần hồn của làng Vũ Đại. Ngồi ra, tác phẩm của Chekhov còn bật
lên cái đáng cười, đáng lên án. Đó là những tình huống trớ trêu, là thái độ, lối sống tầm
thường, dung tục về tinh thần. Cái đáng cười ấy cất lên vừa xót xa, vừa mạnh mẽ quyết
liệt, phủ định sự méo mó nhân cách, sự què quặt của tâm hồn, nhằm mục đích “chắt lọc,
loại bỏ từng giọt nô lệ ra khỏi con người”. Nam Cao thường viết về sự “sống mòn” khiến


người đọc khơng khỏi bật cười trước tình trạng “sống mòn”. Tiếng cười của Nam Cao
phát họa sao chua chát, lột trần cái hèn, cái dối trá. Sự gặp gỡ giữa Nam Cao và Chekhov
ở đây là cảm hứng phê phán và chủ nghĩa nhân đạo muốn phục sinh tâm hồn người trong
mỗi con người.

Trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hố văn học ở thế kỉ XX, sự tiếp nhận
văn học Nga của văn học Việt Nam được hình thành, phát triển trên cơ sở những tiền đề
lịch sử, xã hội, văn hoá với nhiều biến động sâu sắc. Văn học Nga đã trở thành người bạn
tri âm lớn của văn học Việt Nam, tác động rõ rệt đến các khía cạnh sáng tác văn học, đặc
biệt là trường hợp giữa Chekhov và Nam Cao. Văn học hiện thực Việt Nam đã thành tựu
kết tinh ở Nam Cao, vì vậy chúng ta nhìn thấy nhiều nét tương đồng với chủ nghĩa hiện
thực của Chekhov. Mỗi nhà văn Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với văn học Nga qua bản
dịch tiếng Pháp hoặc tiếng Việt đều đã học tập được ở đây những điều bổ ích và vận dụng
vào sáng tác của mình.


1.3 Tóm tắt hai tác phẩm Ionuts và Đời Thừa.
1.3.1 Ionuts của Chekhov.


Ionuts được xem là một trí thức, anh là một bác sĩ có hồi bão và ước mơ cao đẹp.
Anh luôn nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống và thảnh thơi sống với những lý
tưởng cao đẹp của mình. Anh được bổ nhiệm về một bệnh viện nhà nước và ăn lương của
hội đồng tự quản. Ionuts được giới thiệu và kết thân với gia đình giàu có và được coi là
tri thức ở trên thành phố - Gia đình Turkin. Gia đình này có thói quen phong lưu là
hưởng thụ những bữa ăn ngon, ơng chồng thích kể chuyện tiếu lâm, bà vợ thích viết văn
và đọc cho khách nghe những trang văn bà tự viết, cô con gái mười tám tuổi tên là:
Eekaterina Ivanopna xinh đẹp, thích chơi đàn dương cầm, ln mơ ước mình trở thành
một nghệ sĩ vĩ đại, yêu và tôn thờ nghệ thuật. Sau nhiều ngày qua lại và gặp gỡ với gia
đình Turkin, Ionuts đã đem lịng u say đắm Eekaterina và cầu hôn nhưng bị cô cự
tuyệt. Đau khổ và hụt hẫng, Ionuts bắt đầu sống những chuỗi ngày dài trong cô đơn, buồn
tẻ chán ngắt, dùng rượu để giải tỏa và trở nên thảm hại cả về vẻ bề ngồi lẫn tâm hồn.
Ionuts cứ sống những năm tháng cịn lại trong sự buồn tẻ, vịng luẩn quẩn của cơng việc,
kiếm tiền, lòng tham vật chất và những thú vui giải trí bạc nhược và nhàm chán. Ionuts
quyết định từ bỏ tình u và mơ ước ngày xưa với cơ gái mình u, khơng kết thân với



×