Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Văn mẫu lớp 10 – kết nối tri thức mẫu (18)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.31 KB, 3 trang )

Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện
Thần Sét.
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét (mẫu 1)
Nằm trong nhóm thần thoại suy nguyên thuộc kho tàng văn học dân gian Việt Nam,
truyện "Thần Sét" cũng kể về nguồn gốc hiện tượng tự nhiên. Bằng trí tưởng tượng
phong phú của mình, các tác giả dân gian đã sáng tạo ra chi tiết kì ảo: do thần Sét
đánh lầm kẻ vơ tội nên bị Ngọc Hồng bắt nằm im trong một đám rừng ở thiên đình.
Ngọc Hồng ra lệnh cho con gà thần thỉnh thoảng mổ một cái vào người thần Sét
khiến thần đau nhói mà khơng biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha tội,
hễ cứ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Mỗi lần nghe tiếng chớp, biết thần Sét xuống
nên người hạ giới thường bắt chước tiếng gà để dọa thần. Thông qua chi tiết này, tác
giả dân gian muốn giải thích về hiện tượng sấm sét trên trời. Trong một số trường hợp
không may khiến con người và con vật chết. Đồng thời, thể hiện kinh nghiệm dân
gian của nhân dân trong việc đối phó với các hiện tượng cực đoan của tự nhiên.
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét (mẫu 2)
Truyện thần thoại luôn là những câu chuyện hấp dẫn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ bởi những
thông tin lý thú mà nó mang lại. Khơng chỉ vậy, những chi tiết kì ảo trong thần thoại
cịn vẽ nên trong đầu ta biết bao tưởng tượng về thế giới từ thuở sơ khai cho đến tận
bây giờ. Thần thoại được chia thành nhiều nhóm, song ấn tượng nhất có lẽ là nhóm thần
thoại suy ngun, kể về sự hình thành trời đất, thế gian, vạn vật, kể về các vị thần. Nằm
trong nhóm thần thoại suy nguyên thuộc kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện
"Thần Sét" cũng kể về nguồn gốc hiện tượng tự nhiên. Bằng trí tưởng tượng phong phú
của mình, tác giả dân gian đã khéo vẽ nên câu chuyện về thần Sét, nhằm giải thích hiện
tượng sấm sét trong tự nhiên: do thần Sét đánh lầm kẻ vơ tội nên bị Ngọc Hồng bắt
nằm im trong một đám rừng ở thiên đình. Ngọc Hồng ra lệnh cho con gà thần thỉnh
thoảng mổ một cái vào người thần Sét khiến thần đau nhói mà khơng biết làm thế nào
được. Khi được Ngọc Hoàng tha tội, hễ cứ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Mỗi lần
nghe tiếng chớp, biết thần Sét xuống nên người hạ giới thường bắt chước tiếng gà để
dọa thần. Chi tiết này đã khéo léo giải thích hiện tượng sấm sét trên trời, đồng thời giải
thích lý do của một số trường hợp không may, khi con người hoặc con vật bị sét đánh




chết. Ngồi ra, chi tiết này cịn thể hiện kinh nghiệm dân gian của nhân dân trong việc
đối phó với các hiện tượng cực đoan của tự nhiên. Như vậy, ngồi vai trị làm nên sắc
thái kì ảo, thiêng liêng cho câu chuyện thần thoại, các yếu tố kì ảo còn là cầu nối để
nhân dân lan truyền các kinh nghiệm đối phó với hiểm họa thiên nhiên cho con cháu
đời sau.
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét (mẫu 3)
Từ thời xa xưa đến nay, tồn tại song song với nền văn minh tiến tiến của nhân loại, thần
thoại Việt Nam vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện.
“Thần Sét’ là một câu chuyện nằm trong kho tàng truyện thần thoại của dân tộc. Với
nét bút tài hoa và trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã nêu bật lên chi tiết kì ảo: Thần
Sét có một lưỡi búa đá để xử án bất cứ kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự
mình nhảy xuống tận nơi để trừng trị họ bằng cách trở ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi
dùng lưỡi búa bổ thẳng lên đầu, chứ không chém vào cổ. Tuân theo chỉ định của Ngọc
Hoàng, thần Sét trừng trị những kẻ độc ác ở trần gian bằng chiếc búa uy quyền của
mình. Những hành động đó cũng thể hiện thay sự phẫn nộ của ông Trời với trần gian.
Thông qua chi tiết kì ảo này, tác giả muốn lý giải các quan niệm của dân gian về hiện
tượng sấm sét, mỗi lần có chớp rạch trời là một lần có sấm sét. Từ đó, con người gửi
gắm hình tượng thần linh và khát vọng khám quá các quy luật của thiên nhiên, đất trời.
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét (mẫu 4)
Trong câu chuyện, “Thần Sét” là một vị thần rất hung ác và có tiếng thét dữ dội. Thần
có nhiệm vụ thi hành án ở trần gian. Khi phát hiện ra những kẻ xấu, thần sẽ dùng chiếc
búa đá đầy uy lực của mình để giáng một đòn thật mạnh xuống đầu những tội nhân bất
kể họ là người hay vật. Với nghệ thuật miêu tả tài ba, tác giả biến những hiện tượng tự
nhiên thành một câu chuyện thần thoại của dân tộc. Qua đó lí giải hiện tượng sấm chớp
với sự bùng nổ bất ngờ và âm thanh vang động, mỗi lần chúng ta thấy chớp rạch thì sau
đó sẽ có sấm sét. Sấm sét có thể đánh xuống khắp mọi nơi, là mối nguy hiểm có thể
đánh chết hoặc thiêu đốt bất cứ thứ gì va phải nó. Bên cạnh đó, ta thấy được quan niệm
về vũ trụ của người xưa, khát vọng chinh phục hiện tượng tự nhiên được gửi gắm vào

các vị thần.
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét (mẫu 5)
Sự sáng tạo nên vạn vật đều có sự tham gia của các vị thần với vai trò, trách nhiệm
khác nhau và thần sét cũng vậy. Dựa trên sự tri giác về các sự vật, hiện tượng diễn ra,
các tác giả dân gian đã sáng tạo nên chi tiết kì ảo: đứa con thần Sét vì nghịch quạt làm
gió thổi chơi khiến bát gạo của người đàn ơng văng xuống ao nên bị Ngọc Hoàng
trừng phạt. Ngài đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo. Ít


lâu sau, Ngọc Hồng lại bắt con thần gió hóa làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ.
Mục đích của việc sáng tạo ra chi tiết kì ảo này nhằm giải thích cho hiện tượng gió lốc
trước khi mưa bão và cách nhận biết các hiện tượng tự nhiên của tác giả dân gian
thông qua cây ngải. Đồng thời, nó cịn cho thấy kinh nghiệm của tác giả dân gian
trong việc dùng lá ngải để chữa bệnh cảm cho trâu.
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét (mẫu 6)
Trong thần thoại suy nguyên, mỗi nhân vật thần có mối liên hệ mật thiết với một hiện
tượng tự nhiên và thực chất họ là các hiện tượng tự nhiên được hình tượng hố. Người
xưa quan sát, nắm bắt những đặc điểm nổi bật của các hiện tượng tự nhiên; hình dung
về chúng như những con người, trao cho chúng các đặc điểm về hình dạng người tương
ứng.
- Mối liên hệ giữa hình tượng thần Sét với các hiện tượng trong tự nhiên:
+ Hình dạng, hành động, tính khí của thần Sét: “mặt mũi rất nanh ác”, “tiếng qt tháo
rất dữ dội”, hành động nóng vội, tính khí nóng nảy - tương ứng với hiện tượng sét: bùng
nổ bất ngờ, gây âm thanh vang động, dữ dội, có thể đánh chết hoặc thiêu cháy các sinh
vật trên mặt đất, ...
+ Công việc của thần Sét: “thi hành luật pháp”, trừng trị kẻ có tội nhưng “cũng có lúc
làm cho người, vật chết oan”, dùng lưỡi búa bổ vào đầu tội nhân; ngủ về mùa đơng – lí
giải cho hiện tượng sét đánh vào đầu người, ngọn cây; mùa đơng thường khơng có sấm
sét...




×