MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU VỐN TỚI KHẢ NĂNG SINH
LỜI CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN – XÂY DỰNG..........................4
1.1. Khái quát về doanh nghiệp Bất động sản – Xây dựng 4
1.1.1. Khái niệm – đặc điểm của doanh nghiệp Bất động sản – Xây dựng............4
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp Bất động sản.............................11
1.2. Ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp Bất
động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 14
1.2.1. Vốn và phân loại vốn trong doanh nghiệp...................................................14
1.2.2. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp BĐS.............................................................20
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các Doanh nghiệp BĐS.......22
1.2.4. Quan hệ giữa cơ cấu vốn và khả năng sinh lời của các DN BĐS...............23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ
CẤU VỐN TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG
SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM........28
2.1. Khái quát về doanh nghiệp Bất động sản niêm yết trên Thị trường chứng
khốn Việt Nam
28
2.1.1. Tiêu chí phân ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam....................28
2.1.2. Khái quát doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam.....................29
2.2.
Thực trạng cơ cấu vốn và ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới khả năng sinh
lời của doanh nghiệp Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam
32
2.2.1. Thực trạng cơ cấu vốn của DN BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam..........32
2.2.2. Xây dựng mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu vốn lên khả năng
sinh lời của DN BĐS đang niêm yết trên TTCK Việt Nam...................................39
2.2.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm – chạy mơ hình hồi quy tuyến tính........43
2.2.4. Kiểm định các khuyết tật của mơ hình (3)...................................................48
2.2.5. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của cơ cấu tài trợ đến khả năng sinh lời
của doanh nghiệp BĐS đang niêm yết trên TTCK Việt Nam................................54
CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC TĂNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.............................................................................63
3.1. Định hướng phát triển của TTCK và thị trường Bất động sản
63
3.1.1. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020:................63
3.1.2. Định hướng phát triển thị trường Bất động sản..........................................65
3.2. Khuyến nghị đối với các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 67
3.2.1. Đối với các doanh nghiệp BĐS....................................................................67
3.1.2. Đối với Nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán.........................71
3.1.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước........................................................72
KẾT LUẬN............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................76
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTCK
Thị trường chứng khoán
BĐS
Bất động sản
SGDCK
Sở giao dịch chứng khoán
DN
Doanh nghiệp
VCSH
Vốn chủ sở hữu
TTS
Tổng tài sản
DT
Doanh thu
LNST
Lợi nhuận sau thuế
CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG BÀI
Dependent Variable
Biến phụ thuộc
Sample (adjusted):
Số lượng mẫu (đã điều chỉnh)
Coefficient
Hệ số tương quan
Std. Error
Độ lệch chuẩn
t-Statistic
Kiểm định t
Prob.
Giá trị P-value
R-squared
R2
Adjusted R-squared
R2 điều chỉnh
0
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô.......................................................10
Bảng 2.1. Quy mô vốn của mẫu nghiên cứu............................................................32
Bảng 2.2: Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu trên Tổng vốn qua các năm..............................34
Bảng 2.3: Chỉ tiêu Nợ dài hạn trên Tổng vốn qua các năm.....................................35
Bảng 2.4: Chỉ tiêu Tài sản cố định trên Tổng tài sản...............................................37
Bảng 2.5: Chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế trên Vốn chủ sở hữu (ROE)........................38
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của DN BĐS............44
Bảng 2.7: Ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của DN BĐS...........45
Bảng 2.8: Ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của DN BĐS...........46
Bảng 2.9: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến..........................................49
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi.....................50
Bảng 2.11: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan........................................51
Bảng 2.12: Kết quả kiểm định mơ hình thiếu biến..................................................53
Bảng 2.13: Ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của DN BĐS niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội..............................................................56
Bảng 2.15: Ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của DN BĐS có quy
mơ vốn VCSH 2010 < 300 tỷ..................................................................................59
Bảng 2.16: Ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của DN BĐS có quy
mơ vốn VCSH 2010 từ 300 – 800 tỷ.......................................................................60
Bảng 2.17: Ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của DN BĐS có quy
mơ vốn VCSH 2010 lớn hơn 800 tỷ........................................................................61
i
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các chủ thể khi tham gia thị trường chứng khoán đều quan tâm đến các
doanh nghiệp niêm yết mà cụ thể là để lợi nhuận của doanh nghiệp, đến giá của
doanh nghiệp và đặc biệt là đến khả năng sinh lời mà mỗi doanh nghiệp mang lại.
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp được thể hiện qua việc đánh giá khả năng sinh
lời của một đồng vốn đầu tư (ROA) hay một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận (ROE). Đây chính là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, đã có những tác giả nghiên cứu về khả năng sinh lời
và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với
mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi doanh nghiệp khác nhau mức độ ảnh hưởng của mỗi
nhân tố đến khả năng sinh lời là khác nhau. Vì thế, trong bối cảnh thị trường chứng
khoán mới phát triển như ở Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của cơ
cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Bất động sản – xây dựng
đang niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Hệ thống hóa lý thuyết về cơ cấu vốn và ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến
khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
b. Phân tích thực trạng cơ cấu vốn và ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản – xây dựng đang niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
c. Qua phần lý thuyết, luận văn đề xuất các khuyến nghị đối với các chủ thể
tham gia thị trường chứng khoán: chủ doanh nghiệp bất động sản – xây
dựng đang niêm yết, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của
cơ cấu tài trợ nói chung và cơ cấu vốn nói riêng tới khả năng sinh lời của
doanh nghiệp.
b. Phạm vụ nghiên cứu: phân tích thực trạng của cơ cấu vốn và ảnh hưởng
của cơ cấu vốn tới khả năng sinh lời của 95 doanh nghiệp bất động sản –
xây dựng đang niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam có vốn
chủ sở hữu từ 100 tỷ giai đoạn từ 2008 đến 2010.
ii
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân
tích, nghiên cứu tình huống và mơ hình tốn kinh tế.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và các bảng biểu, luận văn được
chia thành 3 chương trong đó:
Chương 1: Ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới khả năng sinh lời của Doanh
nghiệp Bất động sản.
Chương 2: Thực trạng cơ cấu vốn và ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới khả năng
sinh lời của doanh nghiệp Bất động sản đang niêm yết trên Thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Chương 3: Khuyến nghị về việc tăng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp
Bất động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.1.
CHƯƠNG 1
ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU VỐN TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN – XÂY DỰNG
Khái quát về doanh nghiệp Bất động sản – Xây dựng
1.1.1. Khái niệm – đặc điểm của doanh nghiệp Bất động sản – Xây dựng
Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 Việt Nam có quy định: “Bất động sản là các
tài sản bao gồm: Đất đai; nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài
sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai;
các tài sản khác do pháp luật quy định”.
Các loại BĐS được đưa vào kinh doanh được quy định trong Luật Kinh
doanh BĐS của Việt Nam là:
- Các loại nhà, cơng trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Quyền sử dụng đất được tham gia thị trường BĐS theo quy định của
pháp luật về đất đai;
- Các loại BĐS khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp Bất động sản (hay cịn có thể gọi là lĩnh vực đầu tư Bất động
sản) bao gồm chủ đầu tư có cơng trình xây dựng, kèm theo các bộ phận có liên
iii
quan, các doanh nghiệp xây dựng chuyên nhận thầu xây lắp cơng trình, các tổ chức
đầu tư và xây dựng (chuyên làm những công việc như lập dự án đầu tư, khảo sát
thiết kế, quản lý thực hiện dự án…), các tổ chức cung ứng vật tư và thiết bị cho xây
dựng, các tổ chức tài chính và ngân hàng phục vụ xây dựng, các tổ chức nghiên cứu
và đào tạo phục vụ xây dựng, các cơ quan nhà nước trực tiếp liên quan đến xây
dựng và các tổ chức dịch vụ khác phục vụ xây dựng.
Chính vì thế, ở Việt Nam các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất
động sản hay được gọi là các doanh nghiệp Bất động sản – xây dựng.
Đặc điểm doanh nghiệp Bất động sản – xây dựng
- Chu kỳ kinh doanh dài, sử dụng vốn dài hạn lớn
- Sử dụng nhiều tài sản đi th trong tổng tài sản
- DN BĐS có tính đặc thù tùy thuộc vào mỗi cơng trình, dự án khác nhau;
- Lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh tế
- Doanh nghiệp BĐS chịu một số rủi ro như: rủi ro về thời tiết, thiên tai
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp Bất động sản
Hoạt động huy động vốn
Một trong những hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
bất động sản nói riêng là hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là việc tìm ra vốn
để có thể giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp bất
động sản có thể sử dụng các phương thức sau đây huy động vốn nhằm duy trì hoạt
động của doanh nghiệp: tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn; vay vốn
từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác; sử dụng vốn của đối tác, khách hàng;
huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp; rút ngắn vòng quay các khoản phải thu…
Hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp bất động sản tập trung vào hai lĩnh vực chính là: kinh doanh bất động
sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản.
(1) Kinh doanh bất động sản:
Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển
nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.
(2) Kinh doanh dịch vụ bất động sản
Kinh doanh dịch vụ bất động sản là các hoạt động hỗ trợ kinh doanh bất
động sản và thị trường bất động sản, bao gồm các dịch vụ môi giới bất động sản,
iv
định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, đấu giá bất
động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản.
1.2. Ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp Bất
động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1.2.1. Vốn và phân loại vốn trong doanh nghiệp
Vốn trong doanh nghiệp vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chu
chuyển của vốn do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục.
Tùy theo từng tiêu thức phân loại mà vốn của doanh nghiệp được chia thành
nhiều loại khác nhau. Thơng thường, các nhà tài chính hay phân loại theo nguồn
hình thành vốn; Khi đó, vốn của doanh nghiệp được chia thành hai loại: vốn chủ sở
hữu và nợ phải trả.
1.2.2. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp BĐS
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là mối tương quan giữa tỷ lệ Nợ dài hạn và
Vốn chủ sở hữu. Vì vậy, khi đề cập đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp người ta chỉ
xem xét vốn dài hạn gồm có nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Đối với các doanh nghiệp BĐS do đặc thù của ngành nghề: cần lượng vốn
lớn để sản xuất kinh doanh, chu kỳ kinh doanh dài nên DN BĐS sử dụng nợ ngắn
lớn và nợ ngắn hạn có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động của DN.
Trong phạm vi của luận văn này sẽ đề cập đến cả nợ ngắn hạn và dài hạn
cũng như ảnh hưởng của nó đến hiệu quả và khả năng sinh lời trong DN BĐS.
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các Doanh nghiệp BĐS
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản
xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp:
- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Doanh lợi tiêu thu sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
- Doanh lợi vốn chủ sở hữu – ROE
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
- Doanh lợi tài sản – ROA
ROA = Lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản
= Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
Thông thường, người ta hay sử dụng lợi nhuận sau thuế so sánh với tổng tài
sản để tính doanh lợi tài sản nhằm phản ánh khả năng sử dụng tài sản của doanh
nghiệp, nó cho biết một đồng tài sản có thể sinh ra mấy đồng lợi nhuận.
1.2.4. Quan hệ giữa cơ cấu vốn và khả năng sinh lời của các DN BĐS
Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mơ hình Dupont để phân tích
mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các
v
chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ
tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.
Mối quan hệ này được thể hiện bằng mơ hình Dupont như sau:
ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Địn bẩy tài chính
Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số
biện pháp làm tăng ROE như sau:
- Ảnh hưởng tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ
lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vịng quay của tài sản, thơng
qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về
cơ cấu của tổng tài sản.
- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Hùng Sơn về “Cơ cấu vốn và hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên SGDCK TP. Hồ Chí Minh“
đăng trên tạp chí Phát triển Kinh tế của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tháng
12/2008 sử dụng mơ hình sau để thấy được ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới khả năng
sinh lời của doanh nghiệp:
PROF = f(Leverage, Growth, Size, Tang, State).
Kết quả chạy dữ liệu của 50 cơng ty phi tài chính đang niêm yết trên
SGDCK TP. Hồ Chí Minh có giá trị thị trường lớn nhất tính đến thời điểm tháng 09
năm 2008 như sau:
- Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu (Leverage) có ảnh hưởng dương đến hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp.
- Nợ dài hạn khơng có mối liên hệ gì với hiệu quả hoạt động của DN. Trong
khi đó, nợ ngắn hạn lại có ảnh hưởng dương đến hiệu quả hoạt động.
- Các biến: quy mô của DN (size), cơ hội tăng trưởng (Growth), tài sản cố
định/Tổng tài sản (tang) không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Biến State: thể hiện vốn sở hữu của Nhà nước có ảnh hưởng ngược chiếu
với hiệu quả hoạt động của DN.
Nghiên cứu trên đã đạt được những kết quả nhất định, giúp các nhà quản lý
có được những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TP. Hồ Chí Minh.
vi
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU VỐN TỚI
KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. Khái quát về doanh nghiệp Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam
2.1.1. Tiêu chí phân ngành trên thị trường chứng khốn Việt Nam
Trong khn khổ của luận văn, tác giả sử dụng hệ thống phân ngành của
Công ty cổ phần chứng khoán Quốc tế (VISe). Hệ thống phân ngành của Cơng ty cổ
phần chứng khốn Quốc tế xây dựng trên tiêu chuẩn ICB và được điều chỉnh cho
phù hợp với tình hình thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.2. Khái quát doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam
Theo hệ thống phân ngành của Công ty cổ phần chứng khoán Quốc tế
(VISe), trong số các doanh nghiệp đang niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt
Nam có 175 doanh nghiệp được phân vào ngành Bất động sản – xây dựng.
Các DN BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, sử dụng nợ ngắn hạn lớn:
Thứ hai, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn:
Thứ ba, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam cạnh tranh nhau bằng 2 yếu tố:
(1) Vị trí của các dự án – giá bán sản phẩm của dự án có vi trí đẹp sẽ có khả
năng tăng cao hơn;
(2) Quỹ đất hiện có – sở hữu quỹ đất lớn hiện nay là một lợi thế vì đất sạch ngày
càng khan hiếm với giá trị đầu tư cao, trong khi đó mỗi doanh nghiệp đều có quỹ đất
riêng, nằm ở các vị trí khác nhau và giá vốn mua đất từng thời điểm khác nhau.
Thứ tư, các doanh nghiệp BĐS đang niêm yết phải có một số điều kiện ràng
buộc nhất định về vốn, kết quả kinh doanh, cơng bố thơng tin
Thứ năm, Doanh nghiệp BĐS có tính đặc thù tùy thuộc vào mỗi cơng trình,
dự án khác nhau
Thứ sáu, Lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh tế
Thứ bảy, DN BĐS chịu một số rủi ro như: rủi ro về thời tiết, thiên tai
2.2. Thực trạng cơ cấu vốn và ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới khả năng sinh lời
của doanh nghiệp Bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam
2.2.1. Thực trạng cơ cấu vốn của DN BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam
Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2011 có 697 doanh nghiệp đang niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khốn
vii
Hà Nội (HNX). Trong có, có 175 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất động
sản xây dựng.
Để thấy được rõ hơn thực trạng trên, tác giả sử dụng những chỉ tiêu sau để
phản ánh cơ cấu vốn của của các doanh nghiệp BĐS:
- Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu/Tổng vốn
- Chỉ tiêu Nợ dài hạn trên Tổng vốn
- Chỉ tiêu Tài sản cố định trên Tổng tài sản
- Chi tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Như vậy, qua bốn chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn của doanh nghiệp được trình
bày bên trên: chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu trên tổng vốn; chỉ tiêu Nợ dài hạn trên tổng
vốn; chỉ tiêu tài sản cố định trên tổng tài sản và chỉ tiêu ROE, chúng ta có thể nhận
thấy các doanh nghiệp BĐS đang niêm yết trên TTCK Việt Nam chủ yếu huy động
vốn từ nguồn nợ ngắn hạn: gần 35% vốn chủ sở hữu, 25% Nợ dài hạn và hơn 40%
nợ ngắn hạn trong tổng vốn của mình.
2.2.2. Xây dựng mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu vốn lên khả năng
sinh lời của DN BĐS đang niêm yết trên TTCK Việt Nam
Lựa chọn biến
Nguồn số liệu
Bộ số liệu dùng để phân tích thực trạng của 95 doanh nghiệp BĐS đang niêm
yết trên TTCK Việt Nam có mức vốn chủ sở hữu năm 2010 trên 100 tỷ năm 2010 –
đây là dạng số liệu chéo.
Lựa chọn biến để xây dựng mơ hình
Xây dựng mơ hình và các giả thiết
Dạng mơ hình hàm hồi quy cơ cấu vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời của các doanh nghiệp BĐS đang niêm yết trên TTCK Việt Nam như sau:
ROE = f(Lev, ROA, tang, Growth, size)
ROE = c(1) + c(2)*lev + c(3)*ROA + c(4)*tang + c(5)*growth + c(6)*size + U
ROE = c(1) + c(2)*lev + c(3)*ROA + c(4)*tang + c(5)*growth + c(6)*size + U
+
+
+
+
+
2.2.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm – chạy mơ hình hồi quy tuyến tính
Mơ hình 1 được xây dựng:
ROE = f(ndh)
ROE = β1 + β2*ndh + u (1)
viii
Kết quả chạy mơ hình 1 cho thấy, cơ cấu vốn có ảnh hưởng dương đến khả
năng sinh lời vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp BĐS đang niêm yết trên TTCK
Việt Nam. Điều này là đúng với giả thiết và các lý thuyết khác đã nghiên cứu.
Với giá trị P – value trong mơ hình 1 là 0.1087 > mức ý nghĩa 5%, như vậy cơ
cấu vốn không có ý nghĩa về mặt thống kê trong việc giải thích sự ảnh hưởng của cơ
cấu vốn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Mơ hình 3 gồm các biến sau:
ROE = f(lev, ROA, size)
ROE = c(1) + c(2)*lev + c(3)*ROA + c(6)*size + u (3)
Số liệu mẫu là 95 DN BĐS đang niêm yết năm 2010. Kết quả chạy mơ hình:
ROE = -0.4229 + 0.1703*lev + 2,0161*ROA + 0.0131*size + u
Với hệ số R2 (R – squared) và hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R – squared) có
giá trị là: R2 = 76.1% và R2 điều chỉnh = 75.3%, cho thấy 3 biến cơ cấu tài trợ (lev),
hiệu quả kinh doanh của DN (ROA) và quy mô của DN (size) đã giải thích trên
75% khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Mức độ giải thích này là chấp nhận
được và chúng ta có thể sử dụng mơ hình (3) để đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu vốn
cũng như những nhân tố khác đến khả năng sinh lời của DN BĐS đang niêm yết
trên TTCK Việt Nam.
2.2.4. Kiểm định các khuyết tật của mơ hình (3)
Chúng ta sẽ lần lượt kiếm nghiệm mơ hình (3) về các giả thiết này để đảm
bảo tính phù hợp của mơ hình.
(1) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Mơ hình (3) khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.
(2) Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Chúng ta sử dụng kiểm định White (khơng có tích chéo), mơ hình (3) khơng
có phương sai sai số thay đổi.
(3) Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Theo quy tắc ra quyết định của kiểm định Durbin – Watson, mơ hình (3)
khơng có hiện tượng tự tương quan.
(4) Kiểm định hiện tượng thiếu biến của mơ hình
Để kiểm nghiệm mơ hình (3) có thiếu biến hay không, chúng ta sẽ sử dụng
kiểm định RESET của Ramsay, mơ hình (3) thiếu biến.
Chúng ta có thể sử dụng mơ hình (3) để đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu vốn
đến khả năng sinh lời của các DN BĐS đang niêm yết trên TTCK Việt Nam.
ix
2.2.5. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của
doanh nghiệp BĐS đang niêm yết trên TTCK Việt Nam
Dựa vào kết quả của mơ hình (3):
ROE = -0.4229 + 0.1703*lev + 2,0161*ROA + 0.0131*size + u (3)
- Cơ cấu tài trợ ảnh hưởng dương đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (ROA): ROA có ảnh hưởng dương
đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Quy mơ doanh nghiệp (size): Quy mơ doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng
dương đến khả năng sinh lời.
CHƯƠNG 3:
KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC TĂNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NÁM
Khuyến nghị đối với các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Đối với các doanh nghiệp BĐS
Như chúng ta đã nghiên cứu ở trên, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời của các DN BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam là cơ cấu tài trợ, hiệu quả hoạt
động kinh doanh và quy mơ của doanh nghiêp. Vì thế để tăng khả năng sinh lời,
mỗi DN cần tìm cách để tăng các nhân tố trên, cụ thể:
Cơ cấu tài trợ
Cơ cấu vốn được sử dụng trong luận văn là tỷ số giữa nợ (bao gồm cả nợ dài
hạn và nợ ngắn hạn) trên tổng tài sản. Các DN BĐS có thể tăng nguồn nợ phải trả
bằng các cách: tăng vay nợ ngân hàng, tăng khả năng chiếm dụng vốn từ người mua
và nhà cung cấp, phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tăng nợ dài hạn.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Theo mơ hình định lượng ở trên, biến hiệu quả hoạt động kinh doanh – ROA
có ảnh hưởng dương đến khả năng sinh lời. Vì thế để tăng khả năng sinh lời, DN
cần tìm các biện pháp làm tăng chỉ tiêu ROA, bằng cách: Nâng cao trình độ quản lý
và chuyên môn của lãnh đạo DN, Cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ quản lý.
Quy mô doanh nghiệp
Quy mô DN cũng là một chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của DN và
có ảnh hưởng dương. Tuy nhiên, theo kết quả định lượng của mơ hình, với các biến
số khác khơng đổi nếu quy mơ DN tăng 1% thì khả năng sinh lời của DN chỉ tăng
0.013%. Đây là con số nhỏ và quy mơ vốn có ảnh hưởng khơng lớn đến khả năng
sinh lời. Vì thế, tác giả khơng khuyến khích các DN sử dụng việc tăng quy mô để
tăng khả năng sinh lời.
x
Đối với Nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khốn
Tính trung bình khả năng sinh lời (ROE) của các DN đang niêm yết trên
TTCK Việt Nam là 17.3%. Trong khi đó, ROE trung bình năm 2010 của các DN
BĐS niêm yết là 16.55%. Vì thế, các nhà đầu tư ln quan tâm và có xu hướng đầu
tư vào các cổ phiếu này.
Như đã phân tích ở trên, khả năng sinh lời của DN BĐS phụ thuộc vào 3
nhân tố là cơ cấu nợ, hiệu quả kinh doanh và quy mơ DN. Chính vì thế, khi nhà đầu
tư lựa chọn cổ phiếu có khả năng sinh lời tốt cần phân tích những nhân tố này để
đưa ra quyết định. Ví dụ, một cổ phiếu có khả năng sinh lời cao chủ yếu là do DN
tăng cơ cấu nợ, bằng cách tăng các khoản vay ngân hàng … Nhà đầu tư cần tìm
hiểu, cơ cấu vốn hiện tại của DN đã gần đến điểm tối ưu hay chưa? Liệu năm sau
DN có thể tiếp tục gia tăng nợ để tăng khả năng sinh lời được nữa không?
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Các cơ quan quản lý cần có một số biện pháp thúc đẩy TTCK nói chung và
các DN BĐS nói riêng. Trong khn khổ của luận văn, để cho các DN BĐS tăng
khả năng sinh lời các Cơ quan quản lý nhà nước cần có những biện pháp làm gia
tăng cơ cấu nợ của doanh nghiệp như: nới lỏng tín dụng đối với DN BĐS; ban hành
các văn bản hướng dẫn việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; cơng bố thơng tin
tài chính minh bạch, rõ ràng.
KẾT LUẬN
Mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận nhưng để có thể bắt
đầu sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có vốn. Vậy làm các nào để thu
hút được vốn và sử dụng vốn như thế nào để có khả năng sinh lời là tốt nhất. Trong
luận văn, tác giả đã đề cập những hình thức huy động vốn, đến cơ cấu vốn của
doanh nghiệp và ảnh hưởng của cơ cấu vốn cũng như những nhân tố khác đến khả
năng sinh lời của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các doanh nghiệp Bất động sản đang
niêm yết trên TTCK Việt Nam. Với 95 quan sát, tác giả đã hệ thống hóa các mơ
hình lý thuyết và xây dựng mơ hình kinh tế lượng trong việc đánh giá khả năng sinh
lời của doanh nghiệp. Trong đó có 3 yếu tố có ý nghĩa về mặt thống kê có ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời của các DN BĐS là: cơ cấu vốn, tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản và quy mô tài sản của doanh nghiệp.
Qua việc nghiên cứu các nhân tố - trong đó có nhân tố cơ cấu vốn ảnh hưởng
đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị cho
3 chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán: Đối với DN BĐS, đối với Nhà đầu
tư, đối với cơ quan quản lý nhà nước.
1
MỞ ĐẦU
6. Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời và phát triển được 12 năm (từ
năm 2000) đến nay, cụ thể: Các công ty niêm yết tăng từ 2 công ty (năm 2000) lên
đến 600 công ty (tháng 03 năm 2011), đặc biệt giá trị vốn hóa tăng mạnh trong 3
năm gần đây: năm 2007 chiếm gần 49%GDP, năm 2008 là 15% và năm 2009 là gần
40% GDP. Gần 12 năm hoạt động, thị trường chứng khoán đã từng bước trở thành
kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, hỗ trợ tiến trình cổ phần hóa,
sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, góp phần huy động vốn cho Ngân sách Chính
phủ. Theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2011, Chính phủ huy động được
625,000 tỷ đồng trái phiếu, doanh nghiệp huy động được 203,000 tỷ đồng thông qua
đấu giá cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư. Các vụ
IPO lớn diễn ra trong năm như Tổng công ty thép (VNSteel), Tổng công ty Xăng
dầu (Petrolimex), Tổng công ty Miền Trung (Cosevco), Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB).
Các chủ thể khi tham gia thị trường chứng khoán đều quan tâm đến các
doanh nghiệp niêm yết mà cụ thể là để lợi nhuận của doanh nghiệp, đến giá của
doanh nghiệp và đặc biệt là đến khả năng sinh lời mà mỗi doanh nghiệp mang lại.
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp được thể hiện qua việc đánh giá khả năng sinh
lời của một đồng vốn đầu tư (ROA) hay một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận (ROE). Đây chính là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Để có thể đánh giá được khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm nay tăng là
do yếu tố nào ảnh hưởng và doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì khả năng sinh lời
cao đó trong những năm tiếp theo hay khơng là đều rất khó khăn. Để đánh giá được
việc này, địi hỏi chúng ta cần tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời
của doanh nghiệp và nêu rõ sự ảnh hưởng thuận chiều hay ngược chiều của các
nhân tố đó.
2
Ở Việt Nam hiện nay, đã có những tác giả nghiên cứu về khả năng sinh lời
và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với
mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi doanh nghiệp khác nhau mức độ ảnh hưởng của mỗi
nhân tố đến khả năng sinh lời là khác nhau. Vì thế, trong bối cảnh thị trường chứng
khoán mới phát triển như ở Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của cơ
cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Bất động sản – xây dựng
đang niêm yết trên Thị trường chứng khốn Việt Nam”. Qua đó, tác giả phân
tích mức độ ảnh hưởng của cơ cấu vốn và các nhân tố khác như cơ cấu tài trợ, quy
mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp… đến khả năng sinh lời của
các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản – xây dựng niêm yết
trên hai Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khốn
Hà Nội.
7. Mục tiêu nghiên cứu
-
Hệ thống hóa lý thuyết về cơ cấu vốn và ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến
khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ngoài chỉ tiêu về cơ cấu vốn, luận
văn cũng nghiên cứu các nhân tố khác có ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời của doanh nghiệp như: cơ cấu tài trợ, quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng
của doanh nghiệp…
-
Phân tích thực trạng cơ cấu vốn và ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản – xây dựng đang niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
-
Qua phần lý thuyết về cơ cấu vốn và thực trạng của các doanh nghiệp bất
động sản – xây dựng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, luận văn đề xuất các khuyến nghị đối với các chủ thể tham gia thị
trường chứng khoán: chủ doanh nghiệp bất động sản – xây dựng đang
niêm yết, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước.
3
8. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của
cơ cấu tài trợ nói chung và cơ cấu vốn nói riêng tới khả năng sinh lời của
doanh nghiệp.
-
Phạm vụ nghiên cứu: phân tích thực trạng của cơ cấu vốn và ảnh hưởng
của cơ cấu vốn tới khả năng sinh lời của 95 doanh nghiệp bất động sản –
xây dựng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có vốn
chủ sở hữu từ 100 tỷ giai đoạn từ 2008 đến 2010.
9. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,
nghiên cứu tình huống và mơ hình tốn kinh tế.
10. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và các bảng biểu, luận văn được
chia thành 3 chương trong đó:
Chương 1: Ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới khả năng sinh lời của Doanh
nghiệp Bất động sản.
Chương 2: Thực trạng cơ cấu vốn và ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới khả năng
sinh lời của doanh nghiệp Bất động sản đang niêm yết trên Thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Chương 3: Khuyến nghị về việc tăng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp
Bất động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
4
CHƯƠNG 1
ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU VỐN TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN – XÂY DỰNG
1.3.
Khái quát về doanh nghiệp Bất động sản – Xây dựng
1.3.1. Khái niệm – đặc điểm của doanh nghiệp Bất động sản – Xây dựng
1.3.1.1.
Khái niệm doanh nghiệp bất động sản – xây dựng
Việc phân loại tài sản thành bất động sản (BĐS) và động sản có nguồn gốc
từ Luật cổ La Mã, theo đó bất động sản khơng chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất
mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất.
Bất động sản bao gồm các cơng trình xây dựng, mùa màng, cây trồng… và tất cả
những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng
với những bộ phận cấu thành lãnh thổ.
Hầu hết các nước đều coi BĐS gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất
đai. Tuy nhiên, mỗi nước có quy định khác nhau về những tài sản “gắn liền” với đất
đai và được quy định trong Luật Dân sự của mỗi nước đó. Như Luật Dân sự của
Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là BĐS, nếu đã bứt
khỏi cây thì được coi là động sản”. Hay như Luật Dân sự Thái Lan quy định “BĐS
là đất dai và những vật gắn liền với đất đai, bao gồm cả những quyền gắn với việc
sở hữu đất đai”.
Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 Việt Nam có quy định: “Bất động sản là các
tài sản bao gồm: Đất đai; nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài
sản gắn liền với nhà, cơng trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai;
các tài sản khác do pháp luật quy định”.
Các loại bất động sản theo quy định của Việt Nam bao gồm:
Các loại nhà, cơng trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Quyền sử dụng đất được tham gia thị trường BĐS theo quy định của pháp
luật về đất đai;
Các loại BĐS khác theo quy định của pháp luật.
5
Các loại BĐS được đưa vào kinh doanh được quy định trong Luật Kinh
doanh BĐS của Việt Nam phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Nhà, cơng trình xây dựng hay quyền sử dụng đất phải thuộc đối tượng được
phép kinh doanh; khơng có tranh chấp về quyền sở hữu.
Các loại bất động sản này không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành
quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với nhà, cơng trình xây dựng xây mới phải bảo đảm chất lượng theo quy
định của pháp luật về xây dựng; đối với nhà, cơng trình đã qua sử dụng thì u cầu
về chất lượng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng;
Nhà hoặc cơng trình xây dựng khơng nằm trong khu vực cấm xây dựng theo
quy định của pháp luật về xây dựng;
Bên cạnh đó, nhà hoặc cơng trình xây dựng cần có hồ sơ bao gồm giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà, cơng trình xây dựng và quyền sử dụng đất hoặc giấy
tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật
đối với nhà, cơng trình xây dựng đã có sẵn; giấy phép xây dựng hoặc hồ sơ dự án và
thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt đối với nhà, công trình đang xây dựng;
thiết kế bản vẽ thi cơng, hồ sơ hồn cơng và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào
sử dụng đối với nhà, cơng trình xây dựng thuộc dự án khu đô thi mới, dự án khu
nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp chưa có giấy chứng nhận quyền sở
hữu, quyền sử dụng; hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến độ xây dựng nhà,
cơng trình xây dựng đã được phê duyệt đối với nhà, cơng trình xây dựng hình thành
trong tương lai.
Trong khi đó, quyền sử dụng đất phải có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật, phải trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài ra, trong trường hợp chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất
thuộc dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu cơng
nghiệp thì phải có các cơng trình hạ tầng tương ứng với nội dung và tiến độ của dự
án đã được phê duyệt.
6
Đối với các BĐS khác được đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo
quy định của Chính Phủ.
Như vậy, doanh nghiệp Bất động sản được hiểu là các doanh nghiệp hoạt
động và kinh doanh liên quan đến lĩnh vực Bất động sản (đất, nhà, cơng trình
xây dựng gắn liền với đất đai….).
Doanh nghiệp Bất động sản (hay cịn có thể gọi là lĩnh vực đầu tư Bất động
sản) bao gồm chủ đầu tư có cơng trình xây dựng, kèm theo các bộ phận có liên
quan, các doanh nghiệp xây dựng chun nhận thầu xây lắp cơng trình, các tổ chức
đầu tư và xây dựng (chuyên làm những công việc như lập dự án đầu tư, khảo sát
thiết kế, quản lý thực hiện dự án…), các tổ chức cung ứng vật tư và thiết bị cho xây
dựng, các tổ chức tài chính và ngân hàng phục vụ xây dựng, các tổ chức nghiên cứu
và đào tạo phục vụ xây dựng, các cơ quan nhà nước trực tiếp liên quan đến xây
dựng và các tổ chức dịch vụ khác phục vụ xây dựng.
Chính vì thế, ở Việt Nam các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất
động sản hay được gọi là các doanh nghiệp Bất động sản – xây dựng.
1.3.1.2.
Đặc điểm doanh nghiệp Bất động sản – xây dựng
Các doanh nghiệp bất động sản – xây dựng có 5 đặc điểm chính sau đây:
Một là, chu kỳ kinh doanh dài, sử dụng vốn dài hạn lớn. Để có thể tiến hành
sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp BĐS cần đến các nguyên liệu đầu vào như: đất
đai, vật liệu xây dựng… đây đều là những tài sản cần lượng vốn lớn đến trang trải.
Bên cạnh đó, chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng cơng trình, các dự án) của các
doanh nghiệp BĐS thường kéo dài (vài năm) nên vốn sử dụng thường bị ứ đọng lâu,
các doanh nghiệp dễ gặp phải các rủi ro như: giá cả hay những tiến bộ cơng nghệ
khoa học, chi phí cố định cao… Chính vì thế, các doanh nghiệp BĐS thường sử
dụng vốn dài hạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hai là, các doanh nghiệp bất động sản sử dụng nhiều tài sản đi thuê trong
tổng tài sản. Khác với doanh nghiệp khác, trong doanh nghiệp BĐS con người và
cơng cụ lao động ln phải di chuyển cịn sản phẩm xây dựng (các cơng trình xây