Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào kcn thụy vân, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi. Số liệu
được nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Tuyết Nhung


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC HỘP
TĨM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN CỦA VIỆC THU
HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI (FDI) VÀO KHU CƠNG NGHIỆP (KCN)
CỦA TỈNH.............................................................................................................................6

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thu hút FDI vào KCN.......................................6
1.1.1. Khái niệm FDI................................................................................................6
1.1.2. Khái niệm về KCN.......................................................................................12
1.2. Lợi thế và hạn chế trong thu hút FDI vào KCN của tỉnh Phú Thọ....................13
1.2.1. Sơ lược về tỉnh Phú Thọ và các KCN của tỉnh Phú Thọ...............................13
1.2.2. Lợi thế của Phú Thọ trong thu hút FDI vào KCN........................................19


1.2.3. Hạn chế của Phú Thọ trong thu hút FDI vào KCN.......................................20
1.3. Kinh nghiệm thu hút FDI vào KCN trong nước và bài học cho tỉnh Phú Thọ. .22
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc..................................................................22
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh....................................................................27
1.3.3. Bài học cho tỉnh Phú Thọ.............................................................................34
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO KCN THỤY VÂN,
TỈNH PHÚ THỌ..................................................................................................................35

2.1. Thực trạng FDI tại KCN Thụy Vân..................................................................35
2.1.1. Đặc điểm của KCN Thụy Vân......................................................................35
2.1.2. Kết quả thu hút FDI vào KCN Thụy Vân tỉnh Phú Thọ đến năm 2012........38
2.1.3. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại KCN Thụy Vân...............45
2.2. Các chính sách ưu đãi được áp dụng trong thu hút FDI vào KCN Thụy Vân cho
tới nay...................................................................................................................... 47
2.3. Đánh giá thu hút FDI vào KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua. .52


1

2.3.1. Ưu điểm........................................................................................................52


2.3.2. Tồn tại .........................................................................................................53
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại....................................................................55
Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI
VÀO KCN THỤY VÂN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN TỚI............................60

3.1. Mục tiêu và định hướng của tỉnh Phú Thọ trong thu hút FDI thời gian tới.......60
3.1.1. Mục tiêu kêu gọi đầu tư của tỉnh Phú Thọ....................................................60
3.1.2. Định hướng thu hút đầu tư FDI.....................................................................63

3.2. Mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư vào KCN Thụy Vân thời gian tới........69
3.3. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào KCN Thụy Vân thời gian tới....71
3.3.1. Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng của tỉnh nói chung cũng như của
KCN Thụy Vân nói riêng để đảm bảo cho đầu tư phát triển và tạo sự hấp dẫn đối
với nhà đầu tư .........................................................................................................71
3.3.2. Tăng cường xúc tiến đầu tư vào KCN Thụy Vân..........................................74
3.3.3. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo mơi trường đầu tư thuận lợi
hơn cho nhà đầu tư..................................................................................................75
3.3.4. Nâng cao nguồn nhân lực bằng việc chú trọng công tác đào tạo nghề cho lực
lượng lao động trên địa bàn đồng thời với việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi
chun mơn, nghiệp vụ............................................................................................77
3.3.5. Khuyến khích nhà đầu tư trong nước tập trung vào phát triển công nghiệp hỗ
trợ
...................................................................................................................... 78
3.3.6. Thành lập nhóm giúp đỡ các nhà đầu tư trong việc đầu tư vào KCN Thụy
Vân ...................................................................................................................... 79
3.3.7. Các giải pháp khác........................................................................................81
3.4. Một số kiến nghị...............................................................................................82
3.4.1. Kiến nghị đối với nhà nước..........................................................................82
3.4.2 Kiến nghị đối với tỉnh Phú Thọ....................................................................83
KẾT LUẬN.............................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................86
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT

Các chữ viết tắt


Nghĩa đầy đủ

1

BQL

Ban quản lý

2

CCN

Cụm công nghiệp

3

KCN

Khu công nghiệp

4

KCX

Khu chế xuất

5

UBND


Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Nghĩa đầy đủ

ST
T

Các chữ
viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

BCC

Business Cooperation Contract

Hợp đồng hợp tác kinh
doanh

2

BOT

Building – Operation –
Transfer


Hợp đồng xây dựng – kinh
doanh – chuyển giao

3

BT

Building – Transfer

Hợp đồng xây dựng –
chuyển giao

4

BTO

Building – Transfer –
Operation

Hợp đồng xây dựng –
chuyển giao – kinh doanh

5

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


6

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

7

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

8

OECD

Organisation for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế

9

ODA


Official Development
Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

10

USD

United State Dollars

11

WTO

World Trade Organization

Đô la Mỹ
Tổ chức Thương mại Thế
giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang

Bảng 1.1: Tăng trưởng kinh tế (GDP) của Phú Thọ giai đoạn 1997 - 2011.......16
Biểu 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1997- 2010...................................16
Bảng 1.2: So sánh tăng trưởng GDP của tỉnh Phú Thọ với vùng Trung du Miền
núi Bắc Bộ và cả nước...........................................................................................17

Bảng 1.3: Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1997 – 2011 (Theo
giá thực tế).............................................................................................................. 17
Bảng 2.1: Tình hình thu hút FDI tại Phú Thọ....................................................40
Bảng 2.2: Tình hình thu hút FDI vào KCN Thụy Vân.......................................41
Bảng 2.3: So sánh kết quả thu hút FDI vào KCN Thụy Vân và tỉnh Phú Thọ
(đến hết tháng 12/2011).........................................................................................42
Bảng 2.4: Kết quả thu hút FDI theo đối tác đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ43
Bảng 2.5: Kết quả thu hút FDI vào KCN Thụy Vân theo đối tác đầu tư..........43
Bảng 2.6: Kết quả thu hút FDI vào KCN Thụy Vân theo lĩnh vực sản xuất....44
Bảng 3.1: Nhu cầu vốn đầu tư theo ngành giai đoạn 2011 - 2015......................62

DANH MỤC HỘP
Trang

Hộp 1.1: Thủ tục hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.......24
Hộp 1.2: Vĩnh Phúc với chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn.....................................25
Hộp 1.3: Vĩnh Phúc – Coi nhà đầu tư là công dân của tỉnh.....................................25
Hộp 1.4: Vĩnh Phúc tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài.....................26
Hộp 1.5: Bắc Ninh đặc biệt coi trọng công tác xúc tiến đầu tư................................31
Hộp 1.6: Định hướng thu hút FDI giai đoạn 2011-2015..........................................32
Hộp 1.7: Kinh nghiệm xúc tiến, thu hút đầu tư vào các KCN Bắc Ninh.................33


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Trong nhiều năm qua, việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các KCX,
KCN và CCN đã trở thành mục tiêu mà các tỉnh và thành phố trong cả nước phấn
đấu thực hiện. Thu hút FDI vào các KCX, KCN và CCN luôn là vấn đề hàng đầu

mà các tỉnh, thành phố mong muốn bởi: FDI là một trong những nguồn vốn đã và
đang có đóng góp to lớn trong việc giúp phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng và
trình độ cơng nghệ của đất nước, tạo việc làm cho người lao động, cải thiện mức
sống cho người dân. FDI ln là nguồn vốn đóng vai trị rất quan trọng trong sự
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và vẫn rất cần tập trung và tích cực thu hút
để tăng cường cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Phú Thọ cũng là một trong những tỉnh đã rất sớm xây dựng các KCN và tích
cực thu hút FDI vào các KCN này. Mặc dù đã sớm nhận thức được tầm quan trọng
của việc thu hút đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các KCN nói
riêng của tỉnh, song vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, các doanh nghiệp cả
trong và ngồi nước cịn gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư vào trong tỉnh, ngay
cả vào các KCN. Với rất nhiều những nỗ lực trong việc cải thiện mơi trường đầu tư,
hồn thiện chính sách thu hút FDI nhưng việc thu hút FDI vào tỉnh Phú Thọ nói
chung vẫn cịn có nhiều những hạn chế bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt
được. Trên thực tế, các dự án FDI vào Phú Thọ chưa có các dự án có quy mơ lớn
mà chủ yếu vẫn chỉ là các dự án nhỏ và vừa. Các dự án này chủ yếu vẫn là của hai
đối tác chính là Hàn Quốc và Đài Loan. Do đó, để thu hút được thêm các dự án mới
có giá trị gia tăng cao hơn, thân thiện với môi trường hơn, đem lại nhiều lợi ích cho
kinh tế của tỉnh cũng như cho đời sống của người dân hơn nữa thì cần phải có
những đối sách mới.
Những KCN của tỉnh Phú Thọ đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc
duy trì và phát triển hoạt động của mình. KCN Thụy Vân là một trong những dự án
KCN sớm nhất của tỉnh Phú Thọ. Nhưng trong những năm gần đây, hoạt động của


2

KCN đang rơi vào trong trạng thái đình đốn với rất nhiều vấn đề đang nảy sinh
khiến cho các cấp lãnh đạo cũng như người dân gặp nhiều bức xúc. Với một thời
gian dài hoạt động nhưng việc thu hút đầu tư vào KCN Thụy Vân vẫn chưa đạt

được những kết quả như kỳ vọng. Làm sao để có thể giải quyết được các vấn đề nảy
sinh, nâng cao được hiệu quả thu hút các doanh nghiệp FDI tại KCN này để góp
phần vào sự phát triển của KCN Thụy Vân nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung
ln là điều trăn trở của không chỉ BQL KCN mà còn là của tất cả các cấp lãnh đạo
của Tỉnh. Bởi vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Tăng cường thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ”.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho tới nay, có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu đề cập tới việc thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) nói chung và vào một địa phương nói riêng.
Một số cơng trình như:
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2005): “Một số giải pháp
nhằm tăng cường thu hút triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Phú Thọ”
Luận văn thạc sỹ của Phạm Hương Thảo (2006): “Tăng cường thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Việt Nam”
Luận văn thạc sỹ của Trần Việt Tuấn (2006): Một số giải pháp tăng cường
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng”
Luận văn thạc sỹ của Phan Thanh Hà (2007): “Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các KCN Phú Thọ”
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Công Dũng (2008): “Tăng cường thu hút và
triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Hà Nội”
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu việc thu hút FDI vào một địa phương nói
chung như vào cả nước hoặc vào một tỉnh. Hiện tại, chưa có cơng trình nào nghiên
cứu về việc thu hút FDI vào KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ. Đề tài được thực hiện


3

với mong muốn nghiên cứu, đánh giá một cách chi tiết về thực trạng thu hút FDI

vào KCN Thụy Vân và đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách hệ
thống, toàn diện nhất để đạt được mục tiêu đề ra.

3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Phú Thọ nói
chung và vào KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ nói riêng; Chỉ ra những mặt thành công
và tồn tại trong việc thu hút các doanh nghiệp, dự án FDI tại KCN này cùng các
nguyên nhân của chúng, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp chủ yếu góp phần tăng
cường và cải thiện việc thu hút FDI vào KCN này trong tương lai.

4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quan đến
việc thu hút FDI vào KCN. Vận dụng vào nghiên cứu hoạt động thu hút FDI tại
KCN Thuỵ Vân, tỉnh Phú Thọ.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động thu hút các dự án FDI vào KCN
Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ tới năm 2012 và định hướng đến năm 2020.
c. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
- Thu thập các thông tin thứ cấp (như thông tin chung về tỉnh Phú Thọ, thực
trạng thu hút và những tác động của FDI tới năm 2012 trên toàn tỉnh Phú Thọ và tại
KCN Thụy Vân, số lượng những doanh nghiệp FDI vào các KCN Thụy Vân…) từ
Sở công thương Phú Thọ, Sở kế hoạch đầu tư Phú Thọ, BQL các KCN tỉnh Phú
Thọ , cục thống kê Phú Thọ; trên mạng Internet, trong các sách, báo, tạp chí… Trên
cơ sở đó, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp hệ thống hố, phân tích, so sánh, và


4


tổng hợp, để chỉ ra được những thành công và tồn tại cùng các nguyên nhân của
chúng trong việc thu hút các doanh nghiệp, dự án FDI tại KCN Thụy Vân.
- Đồng thời, tác giả sẽ tham quan, khảo sát và tiến hành phỏng vấn, trao đổi ý
kiến trực tiếp với các chuyên gia và những người có liên quan và hiểu biết về KCN
Thụy Vân để có thể đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào KCN
Thụy Vân thời gian tới.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được các mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần trả lời được một
số câu hỏi như sau:
- Thực trạng thu hút các doanh nghiệp FDI tại các KCN Phú Thọ, đặc biệt là
KCN Thụy Vân hiện nay ra sao? (Có bao nhiêu dự án FDI đã đăng ký và đang hoạt
động? Số lượng vốn FDI là bao nhiêu?...)
- Tỉnh Phú Thọ nói chung và KCN Thụy Vân nói riêng trong thời gian qua
đã có những chính sách và biện pháp gì để thu hút các dự án, doanh nghiệp FDI tại
địa bàn mình?
- Làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng thu hút các dự án, doanh nghiệp
FDI tại KCN Thụy Vân nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian
tới?

6. Những đóng góp khoa học dự kiến của Luận văn
Dự kiến, Luận văn sẽ có những đóng góp khoa học chủ yếu sau đây:
- Tổng quan được tình hình phát triển của các KCN tại tỉnh Phú Thọ, đặc biệt
nhấn mạnh đến KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì.
- Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ thời gian
qua và việc thu hút FDI của tỉnh Phú Thọ.
- Tập trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào KCN Thuỵ
Vân và kết quả thu hút FDI đến năm 2012.



5

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng
thu hút FDI vào KCN Thuỵ Vân trong thời gian tới.

7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Mục lục, Danh mục biểu bảng, Danh mục chữ viết tắt,
Kết luận, Phụ lục, và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn sẽ được kết cấu thành
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của việc thu hút FDI
vào KCN của tỉnh
Chương 2: Thực trạng của hoạt động thu hút FDI vào KCN Thụy Vân, tỉnh
Phú Thọ thời gian qua
Chương 3: Mục tiêu, định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI vào
KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới


6

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ
BẢN CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGỒI (FDI) VÀO KHU CƠNG NGHIỆP (KCN) CỦA TỈNH
1.1.

Một số vấn đề lý luận chung về thu hút FDI vào KCN

1.1.1. Khái niệm FDI
1.1.1.1.


Khái niệm FDI

FDI là một loại đầu tư xét theo phạm vi không gian đồng thời với mức độ
quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Trên thế giới vẫn có rất nhiều cách hiểu khác nhau
về FDI:
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa: FDI xảy ra khi một
nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác
(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ
để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà
đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài
sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư
với những quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong một nền kinh tế thu được lợi
ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”.
Theo tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD), FDI bao gồm các hoạt
động kinh tế của các cá nhân, kể cả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi
nhuận tại nước sở tại nhằm mục đích tạo dựng quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại
khả năng gây ảnh hưởng thực sự về quản lý.
Khoản 3, điều 3, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông
qua ngày 29/12/1987 quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá
nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ


7

tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở
hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
theo quy định của Luật này”.
Khoản 1, điều 2, Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được Quốc hội thông

qua ngày 12/11/1996 quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư
nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến hành
hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”.
Theo điều 3, Luật đầu tư được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 giải
thích:
-

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và

tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
-

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức ,cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực

hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
-

Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam

vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Qua sự giải thích này, FDI ở Việt Nam được hiểu là hình thức đầu tư do tổ
chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp
khác để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt đợng đầu tư đó.
Khác với hoạt động đầu tư nói chung, FDI có đặc điểm nổi bật là chủ đầu tư
có quốc tịch khác nhau. Hoạt động đầu tư của họ được tiến hành thông qua các dự
án FDI. Trong các dự án này, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành
một phần hoặc toàn bộ dự án (tuỳ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư) để đạt
được mục đích của họ trong khuôn khổ pháp luật nước sở tại (nước nhận đầu tư).

1.1.1.2.


FDI phân loại theo mục đích của nhà đầu tư gờm có các loại sau

-

FDI tìm kiếm tài ngun: là hình thức ngun thủy mà các cơng ty

xun quốc gia đầu tư vào các nước đang phát triển. Hình thức này sẽ tạo ra thương
mại gắn với sản xuất bán thành phẩm (hoặc sản phẩm đầu ra) đồng thời có tác động


8

thúc đẩy thương mại thông qua nhập khẩu tư liệu sản xuất từ nước đầu tư đến nước
nhận đầu tư và xuất khẩu bán thành phẩm (hoặc thành phẩm) từ nước nhận đầu tư.
-

FDI tìm kiếm thị trường: là hình thức đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm tại thị trường của nước nhận đầu tư. Hình thức này xuất hiện do các rào cản
thương mại, chi phí vận chuyển … cịn cao.
-

FDI tìm kiếm hiệu quả: là hình thức trong đó nhà đầu tư phân bố công

đoạn sản xuất ở nước ngồi nhằm tối ưu hóa q trình sản xuất. Hình thức cổ điển
nhất của dạng đầu tư này là tìm kiếm các nguồn lao động chi phí thấp tại các nước
đang phát triển bằng cách đặt cơ sở sản xuất của mình tại khu vực có nguồn lao
đợng rẻ. Bên cạnh đó cịn có hình thức th gia công phụ kiện, hình thức này dẫn
tới sự đa dạng hóa về sản phẩm xuất khẩu hướng vào các sản phẩm có giá trị cao

hơn.
-

FDI tìm kiếm tài sản chiến lược : đầu tư ra nước ngồi để tìm kiếm

khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D). Hình thức này xuất hiện ở giai đoạn phát
triển cao của quá trình toàn cầu hóa các hoạt động của công ty.

1.1.1.3.

Các hình thức đầu tư FDI tại Việt Nam bao gồm

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC – Business Cooperation Contract) là hình
thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi
nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Bao gồm:
-

Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT – Building-

Operation-Transfer) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong
một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn
công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
-

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO – Buiding-Transfer-

Operation) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà
đâu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho



9

nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó một thời hạn nhất định để thu hồi vốn
đầu tư và lợi nhuận.
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT – Buiding-Transfer) là hình thức đầu
tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công
trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực
hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu
tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
 Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture): là loại hình doanh nghiệp do hai bên
hoặc nhiều bên nước ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng
kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh
nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư
cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu
tư nước ngoài do nhà đầu tư thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự
chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
 Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài

1.1.1.4.

Các yếu tố tác động tới việc thu hút FDI

Hoạt động thu hút và triển khai FDI thường gắn liền với một địa phương do
đó mà hoạt động này chịu sự tác động của các yếu tố về môi trường kinh tế – chính
trị – xã hội của một quốc gia nói chung và các yếu tố thuộc môi trường đầu tư của
địa phương nói riêng. Các yếu tố này có thể tạo nên sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư

nhưng cũng có thể trở thành yếu tố cản trở hoặc không tạo nên sức hấp dẫn đối với
nhà đầu tư trong việc thu hút các dự án FDI và đẩy nhanh tiến độ của dự án.
 Thứ nhất là yếu tố về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng
ra các thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các
doanh nghiệp tập trung hóa.


10

Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút
đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư luôn nhắm đến nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú của một địa phương hoặc một quốc gia để có được nguồn nguyên liệu
dồi dào với giá rẻ…


Thứ hai là yếu tố về môi trường chính trị – kinh tế – xã hội

Các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô GDP, tỷ lệ thất
nghiệp, tỷ giá hối đoái, lãi suất… có tác động tới lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư,
ảnh hưởng tới quy mô và tiềm năng thị trường của đầu ra sản phẩm của nhà đầu tư
qua đó ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất, khả năng tìm đầu ra
cho sản phẩm… Do vậy, nhà đầu tư luôn có những sự xem xét về nền kinh tế của
quốc gia nhận đầu tư khi lựa chọn địa điểm đầu tư.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ được quyết
định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố về chính trị.
Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với sự ổn định về chính trị được xem là
yếu tố rất quan trọng trong sự lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư. Các nhà
đầu tư thường lựa chọn những quốc gia hoặc địa phương có nền chính trị – xã hội
ổn định. Sự ổn định này giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

khi đầu tư.

 Thứ ba là yếu tố luật pháp, cơ chế chính sách và thủ tục hành chính
Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng lớn tới FDI, nhất là các chính sách kinh tế trực
tiếp liên quan đến đầu tư như các quy định về chuyển lợi nhuận, chính sách thương
mại, chính sách thuế… Các chính sách này có ảnh hưởng lớn tới khả năng nhập
khẩu các thiết bị máy móc, nguyên liệu sản xuất và do đó trở thành mối quan tâm
của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành xuất khẩu thường muốn có chi phí sản
xuất thấp để tăng tính cạnh tranh. Ngồi ra, các quy định về quyền sở hữu, thuế,
chuyển lợi nhuận, các yêu cầu về hoạt động cũng như các chính sách khuyến khích
cũng là các chính sách quan trọng tác động mạnh mẽ đến các quyết định của nhà
đầu tư.


11

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật bao gồm luật và các văn bản pháp lý khác quy định
đối với hoạt động FDI (giải quyết các thủ tục đầu tư, đánh giá dự án…). Hệ thống
pháp luật là thành phần rất quan trọng của mơi trường đầu tư vì nó xác lập các
khuôn khổ hoạt động cho các nhà đầu tư và các dự án FDI. Chính sách cởi mở và
thông thoáng cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút FDI.
 Thứ tư là yếu tố về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng gồm có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không,
mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác
như dịch vụ ngân hàng, kiểm toán, tư vấn, các ngành công nghiệp phụ trợ... Bất kỳ
nhà đầu tư nào đều mong muốn đầu tư vào một nước hoặc một địa phương có cơ sở
hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh.
Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân,
hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Các giá trị đạo

đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa… cũng là các yếu tố cấu thành
trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương.
 Thứ năm là yếu tố nguồn lực con người mà trực tiếp là chất lượng nguồn lao
động
Nhà đầu tư khi quyết định địa điểm để đầu tư luôn cân nhắc về lực lượng lao động
của nơi đầu tư về một số tiêu chí như số lượng lao động, chất lượng lao động, giá cả
của lao động... Thông thường địa phương hoặc quốc gia có nguồn lao động dồi dào,
chất lượng cao, giá cả phải chăng luôn thu hút được sớ lượng lớn các nhà đầu tư.

1.1.1.5.

Chính sách và biện pháp thu hút FDI

Các quốc gia trong khu vực và trên thế giới không ngừng cải thiện môi
trường đầu tư của nước mình để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút nguồn vốn FDI
cần thiết. Các chính sách và biện pháp nhằm thu hút FDI của các nước trên thế giới
có những nét riêng biệt tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế chính trị của mỗi quốc


12

gia. Xét một cách tổng thể thì các chính sách và biện pháp thu hút FDI thường bao
gồm:
 Miễn giảm thuế: Tiến hành miễn giảm thuế tùy thuộc vào cơ sở tính thuế
theo lợi nhuận, vốn đầu tư, giá trị gia tăng, xuất khẩu, nhập khẩu… Biện
pháp khác như ổn định mức thuế và tăng thêm thời gian ưu đãi thuế cũng
được áp dụng rộng rãi.
 Biện pháp khuyến khích tài chính: Tập trung vào việc thành lập các quỹ hỗ
trợ doanh nghiệp bằng cách cấp tiền trực tiếp để tài trợ dự án FDI mới …
Biện pháp chủ yếu là Chính phủ cho vay, trợ cấp tín dụng, bảo hiểm bảo

lãnh, cho vay lãi suất ưu đãi và góp vốn đầu tư.
 Biện pháp khuyến khích khác: Hỗ trợ cơ sở hạ tầng chuyên dụng, hỗ trợ dịch
vụ, ưu đãi về thị trường, ưu đãi về ngoại hối...

1.1.2. Khái niệm về KCN
KCN là khu vực dành riêng cho phát triển công nghiệp được quy hoạch cụ
thể theo mục tiêu nào đó nhằm đảm bảo sự hài hòa và cân bằng với các mục tiêu
kinh tế - xã hội của quốc gia. KCN thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ
thống hạ tầng kỹ thuật và khung pháp lý riêng. Hiện nay trên thế giới có hai cách
hiểu về KCN:
Thứ nhất, KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất cơng
nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh
hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng nhà ở. Theo quan niệm này, KCN
thực chất là khu hành chính – kinh tế, trong đó sản xuất cơng nghiệp là hoạt động
chủ yếu, cịn cáchoạt động khác chỉ mang tính chất bổ trợ cho sản xuất cơng nghiệp.
Thứ hai, KCN là khu vực có giới hạn lãnh thổ nhất định, trong đó tập trung
các doanh nghiệp cơng nghiệp và dịch vụ sản xuất hàng công nghiệp, không có dân
cư sinh sống.


13

Tại Việt Nam, KCN được định nghĩa là khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. (điều 3, Luật Đầu tư năm 2005)
Hoạt động của các KCN, KCX ở Việt Nam dựa theo sự điều chỉnh của Nghị
định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/3/2008.
Mục tiêu xây dựng và phát triển các KCN
- Phát triển ngành công nghiệp một cách tập trung, có quy hoạch cụ thể.
- Thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước đặc biệt là FDI để bổ sung nguồn vốn

thiếu hụt trong nước , học tập kỹ năng lao động và kinh nghiệm quản lý tiên tiến
của nước ngoài nhằm thúc đẩy quá trình phát triển trong nước; đồng thời giúp phát
triển thêm những ngành công nghiệp mới mà nước ngoài có kinh nghiệm phát triển.
- Tạo việc làm: Phát triển KCN sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động địa
phương và còn có thể thu hút được lao đợng có tay nghề của địa phương khác, góp
phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước.

1.2.

Lợi thế và hạn chế trong thu hút FDI vào KCN của tỉnh Phú Thọ

1.2.1. Sơ lược về tỉnh Phú Thọ và các KCN của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm
vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng
– Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc) (xem phụ lục 4), là cầu nối vùng Tây
Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ tiếp giáp với thành
phố Hà Nội theo hướng Tây Nam và tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng Đơng Nam, phía
Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hịa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và
tỉnh Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách của khẩu Lào
Cai và cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) hơn 200km, cách cảng Hải Phòng 170km
và cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 200km, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn: sông
Hồng, sông Đà và sông Lô.(xem phụ lục 3)


14

Diện tích đất tự nhiên 3.532 km2, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là
97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha, với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi
trồng thủy sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.
Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1,4 triệu người với số người trong độ tuổi lao

động khoảng 800.000 người (chiếm 60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ
chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 33,5%.
Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú
Thọ, các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, n Lập, Cẩm Khê, Tam Nơng, Thanh Thủy,
Hạ Hịa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Thành phố Việt Trì là trung
tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của Tỉnh. (xem phụ lục 2)
Về hệ thống cơ sở hạ tầng:
Giao thơng: Phú Thọ có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt
và đường thủy. Qua địa bàn Tỉnh có quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32B, 32C, quốc lộ
70; đường sắt tuyến Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai đang được mở rộng thành
tuyến liên vận quốc tế. Đường cao tốc Nội Bài – Phú Thọ - Lào Cai, đường
xuyên Á và đường Hồ Chí Minh đang khởi động xây dựng. Đường thủy có cảng
Việt Trì trên sơng Lơ, sơng Hồng, cảng Yến Mao trên sông Đà, cảng Bãi Bằng
trên sông Lơ lưu thơng về cảng Hà Nội, cảng Hải Phịng.
 Điện, nước: Hệ thống điện Quốc gia đã phủ kín ở tất cả các huyện, xã trong tỉnh,
đáp ứng đủ nhu cầu điện cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh. Hiện 70% dân
số trong tỉnh đã được dùng nước sạch đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Thành phố, thị xã và
thị trấn các huyện đã có nhà máy cung cấp nước sạch với tổng công suất trên
150.000m3/ ngày đêm, thỏa mãn nhu cầu cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng.
 Thơng tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thơng của tỉnh Phú Thọ được phát
triển với tốc độ nhanh theo hướng hiện đại hóa, đa dạng và rộng khắp đáp ứng
nhu cầu thông tin liên lạc trong nước và quốc tế ngày càng tăng đủ nhu cầu phục
vụ mọi hoạt động của các doanh nghiệp và nhân dân.


15

 Hệ thống ngân hàng, tài chính: Gồm các sàn giao dịch chứng khốn, phịng giao
dịch ngân hàng của nhiều ngân hàng khác nhau như ngân hàng Đầu tư và phát
triển (BIDV), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), ngân

hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), ngân hàng Hàng hải (Maritime
bank), ngân hàng nhà đồng bằng sơng Cửu Long (MHB), ngân hàng TMCP Kỹ
Thương (Techcombank)… có đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu của các
nhà đầu tư trong nước và quốc tế như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh…
với thời gian nhanh nhất qua hệ thống giao dịch điện tử hiện đại.
Hải quan: với hải quan Hà Nội – chi nhánh tỉnh Phú Thọ và cảng cạn ICD Thụy
Vân, hàng hóa xuất – nhập khẩu được làm thủ tục thơng quan tại tỉnh Phú Thọ
trước khi đưa đến các cảng hàng không, cảng biển để xuất khẩu.
Thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ
Về tăng trưởng kinh tế:
Năm 1997, cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực xuất phát từ Thái Lan gây
tác động đến kinh tế toàn khu vực cũng như tồn thế giới, trong đó có tăng trưởng
kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Tốc độ tăng GDP của Phú Thọ giảm từ 9,6% năm 1997
xuống còn 6,79% năm 1998. Sau giai đoạn đó, kinh tế của tỉnh đã lấy lại được đà
tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo. Giai đoạn 1997 – 2000 tăng
8,16%/năm, giai đoạn 2001- 2005 tăng 9,79%/năm; giai đoạn 2006 – 2010 tăng
trưởng của Phú Thọ vẫn đạt ở mức 11,3%/năm bất chấp cuộc suy thối kinh tế tồn
cầu 2008 – 2009. Năm 2011, kinh tế Phú Thọ có giảm sút, chỉ đạt tốc độ tăng
trưởng 8,69%/năm.


16

Bảng 1.1: Tăng trưởng kinh tế (GDP) của Phú Thọ giai đoạn 1997 - 2011

(Đơn vị tính: Tỉ đồng)
Chỉ tiêu
* GDP theo giá năm 1994


1997

2000

2005

2010

2011

2.237

2.794

4.457

7.427

8.073

710

861

1.211

1.559

1.649


-

Nông lâm nghiệp và thủy sản

-

Công nghiệp, xây dựng

771,5

1.043

1.852

3.388

3.661

-

Dịch vụ

755,8

890

1.394

2.480


2.763

2.837

3.823

6.937

* GDP theo giá hiện hành

15.586 19.261

Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ, Niên giám thống kê
%
14

12,6

12
10

9,6

8,96

8

6,79

6


9,79 9,85

9,23

9,79

10,31 10,7

10,84 10,7

11,4
8,69

7,3

4
2
0
1996

Năm
1997

1998

1999

2000


2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ, Báo cáo tình hình tăng trưởng kinh tế đến năm 2011.
Biểu 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1997- 2010

Tốc độ tăng GDP của Phú Thọ luôn ở mức cao hơn bình quân chung cả nước
và vùng trung du miền núi Bắc Bộ, nhưng quy mơ cịn nhỏ, nên số tuyệt đối tăng
thêm khơng nhiều, GDP bình qn đầu người năm 1997 chỉ có 2,29 triệu

đồng/người (176,3 USD), tăng lên 2,98 triệu đồng/người (214 USD) năm 2000,
5,23 triệu đồng/người (tương đương 332 USD) năm 2005, 6,8 triệu đồng/năm
(tương đương 425 USD) năm 2007, và 12,8 triệu đồng/năm (tương đương 641
USD) năm 2010 . Như vậy, GDP bình quân đầu người ở Phú Thọ chỉ bằng khoảng
55,2% GDP bình quân chung cả nước.


17

Bảng 1.2: So sánh tăng trưởng GDP của tỉnh Phú Thọ với vùng Trung du Miền núi
Bắc Bộ và cả nước

Đơn vị tính: %
Phú Thọ

Vùng TDMNBB

Cả nước

Giai đoạn 1997- 2000

8,16

7,00

6,70

Giai đoạn 2001- 2005

9,79


9,20

7,50

Năm 2006

10,70

11,40

8,17

Năm 2010

12,60

12,00

6,78

Năm 2011

8,69

11,57

5,89

Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ, Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê.


Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Số liệu thống kê từ năm 1997 đến nay cho thấy, cơ
cấu ngành kinh tế của Phú Thọ có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn. Trong
đó chuyển dịch từ chỗ ngành nơng lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang hướng ngày
càng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 1.3: Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1997 – 2011
(Theo giá thực tế)

Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu

1997

2000

2005

2010

2011

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0


Nơng lâm nghiệp

33,1

29,8

28,7

24,5

25,3

Công nghiệp – Xây dựng

33,2

36,5

37,6

38,6

39,8

Dịch vụ

33,7

33,7


33,7

36,9

34,9

Cơ cấu theo ngành kinh tế
-

Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ, Niên giám thống kê.

Tỉnh Phú Thọ từ một trung tâm công nghiệp cũ đang dần trở thành một trung
tâm công nghiệp mới của miền Bắc Việt Nam. Là một trong 14 trung tâm vùng của
cả nước, Phú Thọ hiện đang giữ vị trí trung tâm vùng về công nghiệp, về sản xuất
và chế biến một số sản phẩm công nghiệp lớn (như chè, nguyên liệu giấy, thủy


18

sản…) đồng thời Phú Thọ cũng là trung tâm khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp
và trung tâm văn hóa xã hội và nhân văn của cả nước.
Về phát triển KCN, CCN
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có 07 KCN được Chính phủ phê duyệt vào danh mục
các KCN tập trung đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (tại Quyết định số
713/QĐ-TTg ngày 30/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung
danh mục các KCN ưu tiên phát triển đến năm 2000; số 1107/QĐ-TTg ngày
21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các
Khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 và văn
bản số 1742/TTg-KTN ngày 16/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều

chỉnh, bổ sung các KCN của tỉnh Phú Thọ vào Quy hoạch phát triển các KCN ở
Việt Nam), với tổng diện tích quy hoạch 2.156ha. Bao gồm: KCN Thụy Vân, KCN
Trung Hà, KCN Phù Ninh, KCN Phú Hà, KCN Tam Nơng, KCN Cẩm Khê và KCN
Hạ Hồ.
Hiện đã có 02 KCN được đầu tư cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động. Đó là:
KCN Thụy Vân (Quyết định số 836/QĐ-TTg, ngày 7/10/1997 của Thủ tướng Chính
phủ); KCN Trung Hà (Văn bản số 655/TTg-CN ngày 27/5/2005 của Thủ tướng
Chính phủ).
Tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng của các KCN:
+ Khu công nghiệp Thụy Vân: được thực hiện bởi nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
- Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được duyệt: 411,219 tỷ đồng
- Vốn thực hiện luỹ kế đến ngày 31/12/2011: 204,177 tỷ đồng
+ Khu công nghiệp Trung Hà: được thực hiện bởi nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
- Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được duyệt: 226,38 tỷ đồng
- Vốn thực hiện luỹ kế đến ngày 31/12/2011: 46,836 tỷ đồng
+ CCN Bạch Hạc và cơ sở hạ tầng liên quan: được thực hiện bởi nguồn vốn Ngân
sách nhà nước
- Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được duyệt: 158,3 tỷ đồng


19

- Vốn thực hiện luỹ kế đến ngày 31/12/2011: 97,0 tỷ đồng
+ CCN Đồng Lạng và cơ sở hạ tầng liên quan: được thực hiện bởi nguồn vốn FDI
của Hàn Quốc
- Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được duyệt: 7,4 tỷ đồng
- Vốn thực hiện luỹ kế đến 31/12/2011: 7,4 tỷ đồng1
Hiện nay các KCN, CCN trên đã thu hút được 120 dự án, trong đó 44 dự án FDI,
lấp đầy trung bình khoảng 80% diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th, đã đi vào
hoạt động và tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng.


1.2.2. Lợi thế của Phú Thọ trong thu hút FDI vào KCN
Thứ nhất là lợi thế về vị trí địa lý. Như đã nói ở trên, tỉnh Phú Thọ có vị trí
tương đối thuận lợi trong phát triển kinh tế và thu hút FDI: Phú Thọ có vị trí trung
tâm vùng, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phịng – Hà Nội – Lào Cai – Cơn
Minh (Trung Quốc); thuộc quy hoạch vùng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc
theo Nghị quyết 37 của Bộ chính trị; cách thủ đơ Hà Nội, sân bay, cảng biển, cửa
khẩu không xa; hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường
sông. Các KCN, CCN của tỉnh Phú Thọ hầu hết được quy hoạch nằm gần các trục
đường chính như: KCN Thụy Vân trên trục đường Quốc lộ 2, KCN Trung Hà trên
trục đường Quốc lộ 32A (đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2), CCN Đồng Lạng trên
trục đường Quốc lộ 2... Các KCN này đều được quy hoạch dọc tuyến đường xuyên
Á, đường Hồ Chí Minh hứa hẹn thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như các dự
án thứ cấp lớn.
Thứ hai là lợi thế về nguồn lao động dồi dào. Tỉnh Phú Thọ có lực lượng lao
động tương đối dồi dào với lực lượng lao động chiếm hơn 60% dân số toàn tỉnh,
chủ yếu là lao động trẻ với hơn 65% lực lượng lao động. Hiện nay, lao động Phú
Thọ đang từng bước được cải thiện trình độ, tay nghề với hệ thống giáo dục, đào
tạo, dạy nghề gồm có các trường Đại học (Đại học Hùng Vương, Đại học Cơng
1

BQL các KCN Phú Thọ (2012), Báo cáo rà sốt, đánh giá hoạt động của các dự án đầu

tư trong các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


×