Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( fdi ) tại việt nam giai đoạn 2019 – 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 98 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---/---

PHẠM NGỌC TIẾN

TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2019 – 2025
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã chuyên ngành: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại Học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trung Trực
……………………………………………………………………………………
Người phản biện 1:
……………………………………………………………………………………
Người phản biện 2:
……………………………………………………………………………………
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
Học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2020
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn cao học gồm:
1. ................................................................................................. Chủ tịch hội đồng
2. ................................................................................................. Phản biện 1
3. ................................................................................................. Phản biện 2
4. ................................................................................................. Ủy viên


5. ................................................................................................. Thư ký
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

………………………………………..

TRƯỞNG KHOA TCNH

…………………………………….


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phạm Ngọc Tiến

MSHV: 17112441

Ngày, tháng, năm sinh: 06/04/1993

Nơi sinh: Thanh Hóa

Chun ngành: Tài Chính Ngân Hàng

Mã chun ngành: 8340201


I. TÊN ĐỀ TÀI
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn
2019 – 2025.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

Đề tài được thực hiện nhằm mục đích tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm cải
thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo quyết định 1065/QĐ-ĐHCN ngày
…/…/20…
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày…tháng …năm 20…...
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Trung Trực
Tp. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng……năm 20….
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

TRƯỞNG KHOA TCNH

TS. Nguyễn Trung Trực

……………………………


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS.Nguyễn
Trung Trực, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết bài Luận văn thạc sĩ.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí
Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức

được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu luận
văn mà cịn là hành trang quý báu để em tiếp tục đóng góp cho ngành tài chính ngân
hàng sau khi hồn thành chương trình học.
Cuối cùng em xin kính chúc q Thầy Cơ dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý và luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong
công việc.

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thời đại hiện nay là thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ
điện tử, với xu hướng quốc tế hố mạnh mẽ các dòng vốn đầu tư và sự phân công
lao động quốc tế ngày càng sâu sắc. Các quốc gia muốn phát triển kinh tế khơng
thể thực hiện chính sách "Đóng cửa" mà phải đề ra chính sách kinh tế hợp lý, kết
hợp một cách tối ưu các yếu tố phát triển bên ngoài và bên trong, đưa nền kinh
tế hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI
- Foreign Direct Investment) là một nhân tố hết sức quan trọng, là xu hướng tất
yếu khách quan đối với tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Việc mở cửa thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của
Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
quan trọng của đất nước trong suốt thời gian qua.
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng em xin trình bày đề tài " Tăng cường thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2019-2025". Dựa
trên cơ sở nghiên cứu, em đã đưa ra những đề xuất hữu ích để nâng cao hiệu quả hoạt
động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Tác giả hy vọng với những đề xuất được đưa ra từ kết quả nghiên cứu trong bài sẽ phù
hợp với điều kiện và những định hướng phát triển của Việt Nam, nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân, hội nhập kinh tế quốc tế.


ii


ABSTRACT
The present era is the era of the revolutions of science, technology and electronic
technology, with the trend of strong internationalization of investment flows and the
deepening division of international labor. Countries that want to develop their
economy cannot carry out the "Closed" policy but must set a reasonable economic
policy, optimally combining external and internal development factors, bringing the
economy. integration with the world economy. In particular, foreign direct
investment (FDI - Foreign Direct Investment) is a very important factor, an
indispensable trend for all countries including Vietnam. Opening the door to attract
foreign direct investment (FDI) is a major and correct policy of the Party and the
State, contributing to the implementation of many important socio-economic
development goals of the country throughout the country last time.
On the basis of theoretical analysis and current situation, I would like to present the
topic "Enhancing the attraction of foreign direct investment (FDI) in Vietnam in the
period of 2019-2025". Based on the research, I have made useful suggestions to
improve the efficiency of activities to attract foreign investment into Vietnam.
The author hopes that the recommendations made from the results of the research in
this article will be consistent with the conditions and development orientations of
Vietnam, in order to promote economic growth, improve the lives of people and
associations. enter the international economy.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại
học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu

là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội
dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong
luận văn.
Học viên

Phạm Ngọc Tiến

iv


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... x
CHƯƠNG 1
1.1

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................ 1

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.............................................................. 1

1.2 Mục tiêu đề tài .................................................................................................. 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
1.4 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan..................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
1.6 Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 5
CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP


NƯỚC NGOÀI .......................................................................................................... 6
2.1 Tổng quan về FDI ............................................................................................. 6
2.1.1 Khái niệm .................................................................................................. 6
2.1.2 Phân loại .................................................................................................... 7
2.1.3 Vai trò của nguồn vốn FDI đối với nước đầu tư và nước nhận đầu tư...... 9
2.1.3.1 Đối với nước đầu tư ......................................................................... 10
2.1.3.2 Đối với nước nhận đầu tư ................................................................. 10
2.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................... 12
2.2.1 Môt số lý thuyết kinh tế về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ............. 12
2.2.1.1 Học thuyết vĩ mô .............................................................................. 12
2.2.1.2 Các học thuyết vi mô........................................................................ 14
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ............ 14

v


2.2.2.1 Khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư ............................. 14
2.2.2.2 Các yếu tố của môi trường kinh tế ................................................... 15
2.2.2.3 Các yếu tố tạo lợi nhuận trong kinh doanh ...................................... 15
2.3 Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước trên thế
giới ........................................................................................................................ 15
2.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc .................................................................... 15
2.3.2 Kinh nghiệm Nhật Bản ............................................................................ 17
2.3.3 Kinh nghiệm của Malaysia ...................................................................... 19
2.3.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam................................................... 21
CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2019 ................... 23

3.1 Thực trạng tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn 2010 –
2019....................................................................................................................... 23
3.1.1 Về số lượng và quy mô dự án đầu tư....................................................... 23
3.1.2 Về vốn đầu tư .......................................................................................... 26
3.1.3 Về cơ cấu vốn đầu tư ............................................................................... 31
3.1.3.1 Theo ngành kinh tế ........................................................................... 31
3.1.3.2 Theo vùng địa phương ..................................................................... 38
3.1.3.3 Theo quốc gia và vùng lãnh thổ ....................................................... 41
3.2 Phân tích tác động của FDI tới kinh tế Việt Nam hiện nay ............................ 42
3.2.1 Mặt tích cực ............................................................................................. 42
3.2.2 Mặt hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế ........................................ 45
3.2.2.1 Mặt hạn chế ...................................................................................... 45
3.2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong thu hút FDI tại
Việt Nam ...................................................................................................... 48

vi


CHƯƠNG 4

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỒN ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2025 .... 56
4.1 Định hướng thu hút vốn FDI giai đoạn 2019 - 2025 ...................................... 56
4.1.1 Triển vọng dòng vốn FDI trên thế giới trong thời gian tới ..................... 56
4.1.1.1 Dịng vốn FDI tồn cầu đang dần hồi phục tuy nhiên vẫn chứa đựng
nhiều yếu tố rủi ro ........................................................................................ 56
4.1.1.2 Triển vọng FDI trong tương lai ........................................................ 57
4.1.2 Một số định hướng chính trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
2019 – 2025 ...................................................................................................... 58

4.1.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................... 58
4.1.2.2 Một số định hướng chính thu hút vốn FDI đến năm 2025 ............... 59
4.2 Kiến nghị tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................... 63
4.2.1 Tiếp tục đổi mới tư duy và đổi mới cách tiếp cận trong xây dựng chính
sách đầu tư nước ngoài cho giai đoạn tới ......................................................... 63
4.2.2 Hồn thiện luật pháp trong xu hướng cách mạng cơng nghệ 4.0 và hội
nhập kinh tế quốc tế .......................................................................................... 63
4.2.3 Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI ................................................. 63
4.2.3.1 Chính sách đất đai ............................................................................ 64
4.2.3.2 Chính sách thuế và ưu đãi tài chính ................................................. 64
4.2.3.3 Chính sách lao động và tiền lương ................................................... 65
4.2.3.4 Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm ..................................... 66
4.2.3.5 Về chính sách công nghệ.................................................................. 67
4.2.3.6 Nâng cao chất lượng quy hoạch FDI ............................................... 67
4.2.4 Đẩy mạnh FDI ........................................................................................ 70
4.2.5 Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ hậu cần cho
FDI .................................................................................................................... 71

vii


4.2.6 Đổi mới và hồn thiện cơng tác giải phóng mặt bằng nhằm thu hút hơn
nữa các dự án đầu tư ......................................................................................... 72
4.2.7 Cải thiện môi trường đầu tư..................................................................... 73
4.2.8 Thu hút các cơng ty đa quốc gia lớn có tiềm năng về công nghệ và tận
dụng tối đa thế mạnh về R&D của các cơng ty nước ngồi đang hoạt động tại
Việt Nam........................................................................................................... 75
4.2.9 Phát triển nguồn nhân lực ........................................................................ 76
4.2.10 Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ....................................... 79
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 83
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ......................................................... 85

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 3.1 Số lượng dự án cấp mới và quy mơ vốn trung bình .............................. 24
Biểu đồ 3.2 Số lượt dự án cấp mới và tốc độ tăng của dự án cấp mới giai đoạn 2010 –
2019 ........................................................................................................................... 25
Biểu đồ 3.3 Quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án và tốc độ tăng quy mơ vốn
đăng ký bình qn giai đoạn 2010 – 2019 ................................................................ 25
Biểu đồ 3.4 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2010-2019 .. 27
Biểu đồ 3.5 Số vốn đăng ký mới và tốc độ tăng vốn đăng ký mới giai đoạn 2010-2019
................................................................................................................................... 28
Biểu đồ 3.6 Số vốn thực hiện và tốc độ tăng vốn thực hiện giai đoạn 2010-2019 ... 30
Bảng 3.1 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2010-2019 ..................... 30
Bảng 3.2 Vốn FDI đăng ký mới phân theo ngành kinh tế giai

đoạn 2010 – 2019 32

Bảng 3.3 Số dự án và vốn FDI cấp mới vào lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2010 –
2019 .......................................................................................................................... 33
Bảng 3.4 Số dự án và vốn FDI cấp mới lĩnh vực công nghiệp – xây dựng giai đoạn
2010 – 2019 ............................................................................................................... 34
Bảng 3.5 Số dự án và vốn FDI cấp mới lĩnh vực công nghiệp – xây dựng .............. 35
Bảng 3.6 Số dự án và vốn FDI cấp mới lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2010 – 2019 .... 36
Bảng 3.7 Số dự án và vốn FDI cấp mới lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2017 – 2019 .... 37
Bảng 3.8 Số dự án và vốn đăng ký của 5 địa phương đứng đầu về thu hút FDI từ năm
2015 đến năm 2019 xếp theo tiêu chí vốn ................................................................ 40


ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KTXH

Kinh tế xã hội

LDN

Luật Doanh nghiệp

LĐT


Luật Đầu tư

TNC

Công ty xuyên quốc gia hoạt động trong lĩnh vực kinh tế

UNCTAD

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương Mại và Phát triển

x


CHƯƠNG 1
1.1

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Đối với mọi quốc gia, muốn phát triển kinh tế thì cần phải có vốn để tiến hành các hoạt
động tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Nguồn vốn này có thể được huy động ở trong
nước hoặc từ nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn vốn trong nước thường có hạn, do đó nguồn
vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn FDI ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vẫn ln là trọng tâm trong chính sách
phát triển của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam do
những tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế như giải quyết nhu cầu vốn cho
đầu tư phát triển, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, chuyển giao

công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế
quốc tế. Hiện nay tỷ trọng dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển có xu hướng tăng
song lượng vốn FDI thu hút vào các nước này lại không đồng đều. Do vậy, làm thế nào
để thu hút được tối đa vốn FDI vẫn đang là bài toán đặt ra cho các nhà hoạch định chính
sách, nhất là trong bối cảnh hậu khủng hoảng như hiện nay.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi ln là một vấn đề nóng bỏng. Đối với Việt Nam vấn đề này
càng cần được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn mà
Việt Nam đang thực hiện công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì
vậy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Các nhà đầu
tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam một mặt là do nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài,
mặt khác là do sự hấp dẫn về môi trường đầu tư của nước sở tại. Hiện nay vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi có vai trị rất quan trọng đối với Việt Nam nhưng vấn đề đặt ra đối
với Việt Nam là làm thế nào để thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngồi. Vì vậy, em

1


đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt
Nam giai đoạn 2019-2025”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Làm rõ vai trò và tác động của vốn FDI đến phát triển kinh tế.
Phân tích thực trạng thu hút vốn FDI tại Việt Nam hiện nay, đánh giá tác động của FDI
đối với nền kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm thu hút vốn FDI một
cách có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu này hy vọng sẽ góp phần tạo cơ sở cho việc đề ra các chính sách thu
hút tối đa vốn FDI phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến dòng vốn FDI vào Việt Nam

giai đoạn 2010 – 2019, đồng thời chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân, từ đó đưa ra giải
pháp nhằm thu hút vốn FDI một cách hiệu quả giai đoạn 2019 - 2025.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về khơng gian: Đề tài chủ yếu phân tích ở tầm vĩ mô những vấn đề liên quan đến thu
hút vốn FDI của Việt Nam hiện nay.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng thu hút vốn FDI tại Việt Nam thời kỳ 2010 - 2019.
1.4 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan
Ngồi nước: Đã có những cơng trình nghiên cứu FDI nước ngồi vào Việt Nam, trong đó có:

(1) Bài nghiên cứu “Foreign direct investment and economic growth in Vietnam” của
nhóm tác giả gồm Sajid Anwar, thuộc trường đại học Sunshine Coast, 3 Ôxtrâylia và
trường đại học South Australia, Ôxtrâylia; và Lan Phi Nguyen, trường đại học Kinh tế
Quốc dân, Việt Nam trên tạp chí Asia Pacific Business Review Vol 16, tháng 1 - tháng
2


4/2010. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng về 61 tỉnh thành của Việt Nam từ năm 1996 2005, nghiên cứu này xem xét mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Nghiên cứu chỉ ra rằng nhìn chung FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam có mối quan
hệ hai chiều tăng cường lẫn nhau. Tuy nhiên, điều này không diễn ra ở tất cả các vùng
của Việt Nam. Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ lớn hơn nếu
nguồn lực đầu tư vào giáo dục đào tạo, phát triển thị trường tài chính và giảm bớt khoảng
cách về công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài được tăng
cường.
(2) Bài nghiên cứu “Policy competition and foreign direct investment” của tác giả
Charles Oman sản xuất năm 1999, thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Nghiên
cứu này tập trung phân tích các chính sách nhằm thu hút FDI của các nước phát triển và
đang phát triển.
Trong nước: Đã có những đề tài nghiên cứu về dịng vốn FDI vào Việt Nam, có thể nêu
một số dẫn chứng như sau:
(1) Dự án SiDa “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế của

Việt Nam” của nhóm tác giả gồm Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần
Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2006. Kết hợp các phương pháp định tính và định lượng,
bài nghiên cứu này đã đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
thông qua kênh đầu tư và tác động tràn. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra một số kết
luận và kiến nghị chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích mà FDI có thể mang lại và đẩy
mạnh thu hút dịng vốn FDI vào Việt Nam.
(2) Đề tài khoa học cấp Bộ “Phân tích và dự báo sự dịch chuyển của các dòng vốn FDI
và ODA trên thế giới đến năm 2010 – Giải pháp tăng cường thu hút FDI và ODA vào
Việt Nam” năm 2007 của Trung tâm Thông tin và Dự báo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư. Đề tài phân tích thực trạng và xu thế dịch chuyển FDI và ODA trên thế giới đến
3


năm 2010; thực trạng và xu thế thu hút FDI và ODA của Việt Nam và trên cơ sở đó đưa
ra một số giải pháp nhằm thu hút FDI và ODA vào Việt Nam.
(3) Đề tài khoa học cấp Bộ “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam” năm 2008 của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương,
Bộ Kế Hoạch và Đầu tư. Đề tài tập trung phân tích thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại
Việt Nam thời kỳ 2001 – 2008. Đồng thời phân tích các tác động của nguồn vốn này đến
tăng trưởng kinh tế. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và
sừ dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các đề tài nghiên cứu trên đã phân tích thực trạng và xu hướng của dịng vốn FDI vào
Việt Nam theo ngành kinh tế, theo địa phương và theo hình thức đầu tư, tuy nhiên chưa
có đề tài nào tập trung nghiên cứu về dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019
và định hướng giai đoạn 2019 - 2025. Vì vậy, đề tài luận văn “ Tăng cường thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam giai đoạn 2019-2025” sẽ tập trung làm rõ
vấn đề này.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, trong các q trình hồn thành luận

văn, các phương pháp chủ yếu được sử dụng là:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh
Ngồi ra, luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các cơng
trình khoa học có liên quan tới một số nội dung của đề tài.

4


1.6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình
bày trong 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu đề tài.

Chương 2: Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 3: Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong
giai đoạn 2010 – 2019.
Chương 4: Một số kiến nghị tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp ngước ngoài vào
Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025.

5


CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.1 Tổng quan về FDI
2.1.1 Khái niệm


Đầu tư quốc tế là hiện tượng các dòng vốn di chuyển từ quốc gia này sang quốc
gia khác, thường là nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận (từ nơi có lợi nhuận thấp
sang nơi có lợi nhuận cao). Đầu tư quốc tế tồn tại dưới nhiều hình thức, trong đó
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia
đang phát triển.
Tại Việt Nam, theo Điều 3 Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 mà Quốc hội
khoá XI Việt Nam đã thơng qua có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu
tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngồi nhưng khơng có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước
ngoài”. Tuy nhiên, qua các khái niệm đó, có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu
nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà
đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo
quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Sau gần mười năm thực hiện, thực tiễn đòi hỏi sự chuyển đổi gấp đối với các công cụ
pháp lý quy định về hoạt động đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam, nhằm đảm bảo tính
minh bạch và cơng bằng trong mơi trường kinh doanh. Vào ngày 26 tháng 11 năm 2014
vừa qua, Quốc Hội Việt Nam đã phê chuẩn Luật Đầu Tư mới số 67/2014/QH13 (“LĐT
Mới”) và Luật Doanh Nghiệp mới số 68/2014/QH13 (“LDN Mới”), thay thế cho hai luật
trên từ ngày 1 tháng 7 năm 2015.

6


Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định 13 nhóm lĩnh vực và 3 loại địa bàn khuyến khích đầu
tư và giao cho Chính phủ quy định cụ thể các lĩnh vực, địa bàn được hưởng chính sách
ưu đãi thuế. Theo đó, mức độ ưu đãi về thuế cụ thể được quy định trong pháp luật thuế.
Các quy định về ưu đãi thu hút FDI được cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật sau: Luật
Đầu tư 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) sửa đổi 2013, Luật Thuế xuất khẩu,
nhập khẩu 2016, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 123/2017/NĐ-CP sửa đổi

một số điều quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định
số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn; Luật Sử dụng đất phi nông nghiệp 2010...
2.1.2 Phân loại

FDI được phân loại tùy theo từng tiêu chí. Trên thực tế, người ta thường căn cứ
vào mục đích, hình thức góp vốn và hình thức thâm nhập để phân loại FDI.
Căn cứ vào mục đích của FDI, UNCTAD chia FDI thành bốn hình thức chủ yếu:
- FDI tìm kiếm nguồn tài nguyên: Các cơ sở đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành
trong dây chuyền kinh doanh của công ty mẹ, có trách nhiệm khai thác nguồn nguyên
liệu tại chỗ, cung cấp cho cơng ty mẹ để tiếp tục hồn chỉnh sản phẩm. Hình thức này
phù hợp với các dự án khai thác dầu khí, tài nguyên thiên nhiên hoặc khai thác và sơ chế
các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp ở nước chủ nhà. Đây là hình thức đầu tư nguyên
thuỷ của các công ty xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển. Hình thức này có tác
dụng thúc đẩy thương mại thông qua nhập khẩu tư liệu sản xuất từ nước đầu tư đến nước
chủ nhà và xuất khẩu thành phẩm/ bán thành phẩm từ nước chủ nhà ra nước ngồi.

- FDI tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm của công ty mẹ sang các nước khác. Do sản xuất sản phẩm cùng loại
nên chủ đầu tư không cần đầu tư thiết bị, công nghệ mới lại có thể tận dụng được
nguồn lao động rẻ của nước chủ nhà, tiết kiệm chi phí vận chuyển, qua đó nâng
7


cao tỷ suất lợi nhuận. Hình thức này cịn được gọi là FDI theo chiều ngang. FDI
tìm kiếm thị trường là động lực chính thức đẩy hoạt động đầu tư vào lĩnh vực sản
xuất của các nước đang phát triển trong các thập kỷ 1960-1970. Đây là thời kỳ
thịnh vượng của cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu ở các nền kinh tế mới cơng
nghiệp hố. Ngun nhân của hình thức đầu tư này là do sự xuất hiện của các rào
cản thương mại và chi phí vận chuyển cao.

- FDI tìm kiếm hiệu quả : Hình thức này cịn có tên gọi khác là FDI định hướng chi phí,
là hình thức đầu tư ở nước ngồi nhằm giảm chi phí sản xuất, tối ưu hố q trình sản
xuất thơng qua việc tận dụng lao động và tài nguyên rẻ của nước chủ nhà. Hình thức này
thích hợp với những lĩnh vực đầu tư sử dụng nhiều lao động, sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu,
mức độ ô nhiễm cao. Vì thế, hình thức này được coi là FDI theo chiều dọc, chủ yếu áp
dụng cho các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu.
- FDI tìm kiếm tài sản chiến lược: Đây là hình thức đầu tư xuất hiện ở giai đoạn phát
triển cao của tồn cầu hố sản xuất, khi các cơng ty đầu tư ra nước ngồi để tìm kiếm
khả năng hợp tác nghiên cứu và triển khai (R&D).
Căn cứ vào hình thức góp vốn, FDI được chia thành các hình thức sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual business Co-operation) là văn bản được ký
kết giữa hai bên hoặc nhiều bên (các bên tham gia) trong đó quy định trách nhiệm và
phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia để tiến hành đầu tư kinh doanh ở
nước chủ nhà. Đặc điểm của hình thức đầu tư này là không thành lập một pháp nhân mới
và vấn đề vốn kinh doanh không nhất thiết phải được đề cập trong văn bản hợp đồng hợp
tác kinh doanh.
- Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Enterprise) là doanh nghiệp được hình thành
trên cơ sở liên kết của các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo luật pháp của nước
chủ nhà; các bên tham gia liên doanh sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp
của mình vào liên doanh. Hình thức góp vốn này cho ra đời một pháp nhân mới và được
8


thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Các bên tham gia liên doanh phải có
trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp
vốn.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Enterprise with one hundred percent foreign
owned capital) là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nước
chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100%
vốn nước ngồi hoạt động dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn và chịu sự chi

phối của luật pháp nước chủ nhà.
Căn cứ vào hình thức thâm nhập, FDI được phân chia thành hai hình thức chủ yếu là
đầu tư mới (Greenfield Investment-GI), mua lại và sáp nhập (Cross-border Merger and
Acquisition-M&A).

- Đầu tư mới: là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới
ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại.
- Mua lại và sáp nhập qua biên giới: là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại
hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động.
2.1.3 Vai trò của nguồn vốn FDI đối với nước đầu tư và nước nhận đầu tư
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất hiện chủ yếu là do những nguyên nhân về lợi
thế so sánh. Theo mơ hình lý thuyết của Macdougall-Kemp, trên thế giới bao giờ cũng
tồn tại luồng FDI do mức năng suất cận biên của vốn (marginal productivity of capital MPK) không giống nhau. Dựa trên lý thuyết này, Kojima đã nghiên cứu và đưa ra kết
luận: FDI xuất hiện là do có sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận giữa các nước và sự chênh
lệch này bắt nguồn từ sự khác biệt về lợi thế so sánh trong phân cơng lao động quốc tế.
Ơng chứng minh được rằng những nước có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút được các nhà
đầu tư nước ngoài.

9


2.1.3.1 Đối với nước đầu tư
Mục tiêu chính của các nước khi đi đầu tư ln là lợi ích kinh tế và lợi nhuận. Bằng cách
đầu tư ra nước ngoài, các nước đầu tư tận dụng được lợi thế về chi phí sản xuất thấp của
nước chủ nhà (do giá lao động rẻ, chi phí khai thác nguyên vật liệu tại chỗ thấp) để hạ
giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập
khẩu của nước chủ nhà, nhờ đó nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.
FDI cho phép chủ đầu tư tăng cường sức mạnh kinh tế, tăng cường ảnh hưởng trên thị
trường quốc tế nhờ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh được các hàng rào bảo
hộ thương mại của nước chủ nhà, nhờ đó mà giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh

tranh trên thị trường nước chủ nhà.
2.1.3.2 Đối với nước nhận đầu tư
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vẫn ln là trọng tâm trong chính sách
phát triển của các nước, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam do những
tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế. Cụ thể là:
Thứ nhất, FDI giúp giải quyết nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.
Ở thời kỳ đầu mới phát triển, trong khi nhu cầu vốn đầu tư để phát triển nhằm rút ngắn
khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển là rất lớn thì khả năng tích luỹ vốn
trong nội bộ nền kinh tế lại rất hạn chế do trình độ kinh tế của các nước đang phát triển
cịn thấp. Bên cạnh đó, tâm lý chung của người dân là vẫn chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư
sản xuất, kinh doanh do cơ chế huy động vốn chưa rõ ràng, chưa phù hợp. Do đó, đầu tư
nước ngồi, đặc biệt là vốn FDI với vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bên ngồi, giúp
các nước kể trên giải được bài tốn thiếu vốn đầu tư và dần thốt khỏi vịng luẩn quẩn.
FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các nước đang và
kém phát triển.
Hai là, cùng với việc cung cấp vốn thông qua hoạt động đầu tư, các công ty đầu tư đã
chuyển giao cơng nghệ từ nước mình sang các nước nhận đầu tư. Chính nhờ sự
10


chuyển giao này, các nước nhận đầu tư có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật và công nghệ tiên
tiến, hiện đại và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các cơng ty nước ngồi, đội ngũ
lao động được đào tạo, rèn luyện về nhiều mặt như trình độ kỹ thuật, phương pháp làm
việc, kỷ luật lao động
Ba là, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có lợi cho nền kinh tế theo hướng
mở, hội nhập kinh tế quốc tế do FDI kích thích các hoạt động đầu tư trong nước phát
triển, tăng tính năng động và khả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước, khai thác các
tiềm năng cho phát triển kinh tế-xã hội. Cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản
phẩm, lao động, cơ cấu lãnh thổ thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn
các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với xu thế chung của thời

đại, của thế giới.
Bốn là, FDI giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm trên thị trường thế giới. Thông qua các cơng ty liên doanh với nước ngồi, cơ hội
tiếp cận với thị trường bên ngoài cũng được mở rộng hơn. Không những thế, sự xuất
hiện của các dự án FDI đi kèm với cơng nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại giúp nâng cao
chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. Các dự án FDI tạo ra các sản phẩm
có chất lượng cao hơn, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Năm là, FDI giúp tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm cho người dân, góp phần giải
quyết nạn thất nghiệp, tăng thu nhập quốc dân, từ đó góp phần nâng cao đời sống
của người dân. Khu vực có vốn FDI tạo ra số lượng việc làm lớn cho người lao động
đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo. Bên cạnh đó, FDI cịn góp phần vào việc đào tạo và nâng
cao trình độ cho người lao động. Năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI
thường cao hơn trong các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, FDI làm thay đổi tác
phong, thói quen làm việc của lao động ở các nước nông nghiệp.

11


2.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi
2.2.1 Mơt số lý thuyết kinh tế về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi
Học thuyết vĩ mơ đứng trên góc độ quốc gia để xem xét lý thuyết FDI, các học thuyết vi
mơ sẽ đứng trên góc độ các doanh nghiệp hoặc các ngành kinh doanh.
Các lý thuyết về đầu tư quốc tế tìm cách lý giải xem khi nào nên tiến hành FDI. Để giúp
việc tìm hiểu lý thuyết về FDI có thể dựa vào các câu trả lời cho các câu hỏi truyền thống
: 5W và 1H
Who – Ai là nhà đầu tư? Một doanh nghiệp mới hay một MNE đã được thành lập? insider
or outsider?
What – Loại hình đầu tư gì? Mua lại và sáp nhập? Đầu tư lần đầu hay đầu tư bổ sung?
Why – Tại sao đầu tư ra nước ngoài? Doanh nghiệp muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn
bằng cách tăng doanh thu hoặc giảm chi phí.

Where – Tiến hành đầu tư ở đâu? Lựa chọn địa điểm đầu tư – lựa chọn này bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố kinh tế - xã hội, văn hóa và chính trị.
When – Khi nào doanh nghiệp chọn cách đầu tư ra nước ngoài? Thời điểm quyết định
xâm nhập thị trường nước ngoài bị ảnh hưởng bởi tuổi của sản phẩm, tính đa quốc gia
của doanh nghiệp.
How – Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài như thế nào? Cách nào được lựa chọn để xâm
nhập vào thị trường nước ngoài? Lựa chọn bao gồm xuất khẩu, cấp license, franchising,
FDI.
2.2.1.1 Học thuyết vĩ mô
Lý thuyết về lợi ích của đầu tư nước ngoài của Mac Dougall
Lý thuyết này được xây dựng dựa trên những giả thiết sau:
- Có 2 quốc gia: 1 nước phát triển và 1 nước đang phát triển
12


×