Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Vận dụng nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học để phân tích nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế việt nam năm 2008 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG I : NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA SỰ NHẬN THỨC KHOA
HỌC ............................................................................................................................. 3
1. Khái niệm sơ lược về nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học................3
2. Lịch sử ra đời của nguyên tắc................................................................................3
3.Cơ sở lý luận của nguyên tắc : “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến”.....................3
4. Các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn..........5
5. Các sai lầm dễ mắc phải nếu không áp dụng Nguyên tắc toàn diện trong thực tiễn.......6
CHƯƠNG II. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA SỰ NHẬN THỨC
KHOA HỌC ĐỂ PHÂN TÍCH NGUN NHÂN DẪN ĐẾN SUY THỐI KINH
TẾ VIỆT NAM NĂM 2008.........................................................................................8
1. Tình hình suy thoái của kinh tế Việt Nam năm 2008.............................................8
2. Vận dụng nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học để phân tích nguyên
nhân dẫn đến suy thoái kinh tế Việt Nam năm 2008....................................................10
2.1. Nguyên nhân khách quan dẫn đến suy thoái kinh tế Việt Nam năm 2008 11
2.1.1. Khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008. 11
2.1.2. Hậu quả của thiên tai
15
2.2.Nguyên nhân chủ quan dẫn đến suy thoái kinh tế Việt Nam năm 2008
15
2.2.1.Các biện pháp can thiệp trực tiếp của chính phủ Việt Nam. 15
2.2.1.1. Chính sách về thuế khóa, chi tiêu và cân đối ngân sách nhà nước 15
2.2.1.2. Chính sách tiền tệ và hệ thống tài chính 16
2.2.1.3. Chính sách thiếu hiệu quả với hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
17

2.2.2. Các biện pháp can thiệp gián tiếp của chính phủ Việt Nam. 19
2.2.2.1. Các biện pháp kiểm soát giá cả. 19
2.2.2.2. Các biện pháp kiểm soát hàng hóa. 21
CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP..............Error! Bookmark not defined.


3.1. Tăng cường thông tin minh bạch để giúp cho mọi cá nhân tự khắc phục
khó khăn:.................................................................................................................... 23
3.2. Chính sách tài khóa......................................................................................23
3.3. Chính sách tiền tệ.........................................................................................24
3.4.Chính sách cải cách doanh nghiệp nhà nước.................................................25
3.5. Tăng cường vai trò của thị trường và xã hội dân sự cho các lĩnh vực kinh
doanh hàng hóa............................................................................................................25
KẾT LUẬN................................................................................................................26


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................27

1


LỜI MỞ ĐẦU
Đâu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế? Làm thế nào để đối phó với
khủng hoảng? Đây là những câu hỏi được quan tâm hàng đầu hiện nay bởi tất cả các
giới ở Việt Nam, từ những nhà nghiên cứu kinh tế, những nguời làm chính sách, cho
tới hầu hết các cá nhân tham gia vào nền kinh tế. Mối bận tâm này xuất phát từ những
bất ổn từ cả bên ngoài và bên trong Việt Nam.Khi nghiên cứu về vấn đề này, các
chuyên gia kinh tế đặc biệt chú ý đến dấu mốc năm 2008, thời điểm mà nền kinh tế thế
giới được một phen lao đao bởi hàng loạt các khủng hoảng kế tiếp, gây ra những hậu
quả nặng nề, dẫn đến sự suy thối của tồn bộ các nền kinh tế chủ chớt. Tại Việt Nam,
vào nửa đầu năm 2008, hầu hết các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế đều ở tình trạng báo
động, trong đó đặc biệt phải kể đến chỉ số giá bán lẻ (CPI) (so với cùng kỳ năm 2007)
ở thời điểm cao nhất tăng lên đến hơn 28% và thâm hụt cán cân thương mại ở mức kỷ
lục tới 17,5 tỷ USD; thêm vào đó, thị trường chứng khoán bị suy giảm rất mạnh, thị
trường bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng. Bắt đầu từ quí IV/2008, tăng trưởng
kinh tế bắt đầu suy giảm, hiện tượng sa thải nhân công, doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí

phá sản có chiếu hướng gia tăng.
Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều nghiên cứu, phân tích của các chuyên gia
kinh tế trong và ngoài nước về nguyên nhân dẫn đến các bất ổn kinh tế vĩ mô trong
nước, các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tác động của nó đến
Việt Nam, và đánh giá các tác động của các chính sách chính phủ tới nền kinh tế. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này hoặc thường thiên về mô tả hoặc thường dựa trên các
phương pháp nghiên cứu vĩ mô tổng hợp. Ưu điểm của các cách tiếp cận này là chúng
thường giúp cho ta có cái nhìn nhanh chóng về tổng thể nền kinh tế. Nhưng chúng lại
có nhược điểm cơ bản là thiếu nền tảng vi mô, tức hành vi của các chủ thể thực sự
tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế. Chính vì thế, các nghiên cứu này thường
đưa ra các giải pháp chính sách có tác động trực tiếp và ngắn hạn, trong khi bỏ qua các
tác động thứ cấp và dài hạn.
Bài tiểu luận này sẽ vận dụng “nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học”
để phân tích nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái kinh tế năm 2008 tại Việt Nam. Về cơ
bản, nó chỉ ra rằng suy thoái xảy ra bắt nguồn từ việc đại bộ phận chủ thể kinh tế nhận
2


ra rằng các kế hoạch và kỳ vọng kinh tế của họ trở nên sai lầm đến mức không thể điều
chỉnh, khiến họ phải đồng loạt phải dừng hoặc hủy bỏ. Với phương pháp xem xét một
cách toàn diện các tác động khách quan, chủ quan, cùng việc đánh giá mối liên hệ chặt
chẽ giữa các yếu tố vi mô, vĩ mô chi phối và tác động tới nền kinh tế, bài viết sẽ chứng
minh nguyên nhân cốt yếu của cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất trong vòng 10 năm qua
tại Việt Nam là “do các tín hiệu sai từ các chính sách của chính phủ chứ khơng phải là
do hành vi phi lí tính của các chủ thể kinh tế”. Qua đó rút ra bài học và đề xuất những
kiến nghị có khả năng giúp cho nền kinh tế tự xoay xở trong khủng hoảng, tạo được
những ảnh hưởng khó có thể hình dung được ở thời điểm hiện tại, nhưng về lâu dài, lại
tốt hơn những giải pháp mà các nhà lập chính sách cố tìm cách áp đặt cho nền kinh tế.
Với mục đích nói trên, bài tiểu luận sẽ được bố cục thành 3 phần chính như sau :



Chương I : Nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học



Chương II : Vận dụng nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học để
phân tích nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế Việt Nam năm 2008



Chương III : Kiến nghị và giải pháp

3


CHƯƠNG I
NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA SỰ NHẬN THỨC KHOA HỌC
1. Khái niệm sơ lược về nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học
Nguyên tắc toàn diện là một trong những phương pháp luận cơ bản, quan trọng của
phép biện chứng duy vật. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi muốn nhận thức được bản chất
của sự vật hiện tượng, chúng ta cần phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ
qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong chỉnh thể của sự vật, hiện
tượng ấy, và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng
khác, tránh cách xem xét phiến diện một chiều. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem
xét, đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ, và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ
yếu, bản chất quy định sự phát triển của sự vật, hiện tượng, tránh chủ nghĩa triết
chung, kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ, tránh sai lầm của thuật ngụy biện, coi
cái cơ bản thành cái không cơ bản, không bản chất thành bản chất hoặc ngược lại, dẫn
đến nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chất sự vật, hiện tượng.
2. Lịch sử ra đời của nguyên tắc

Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến được
Hê ghen ( Friedrich Héghel, 1770-1831) đề xuất. Ông cho rằng mọi cái đều là hiện
thân, là các giai đoạn khác nhau nhưng liên hệ lẫn nhau của “Ý niệm tuyệt đối”.
Nguồn gốc của sự phát triển là một quá trình thay đổi từ thấp đến cao, bằng cách
chuyển hóa qua lại giữa lượng và chất, do sự giải quyết mâu thuẫn nội tại trong các
hình thức cụ thể của ý niệm tuyệt đối.
Giải phóng hạt nhân biện chứng ra khỏi lớp vỏ duy tâm thần bí của hệ thống Hê
ghen, Mac đã xây dựng phép duy vật biện chứng, phép biện chứng của sự vật, thế giới
khách quan với hai nguyên lý cơ bản : “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” và
“Nguyên lý về sự phát triển”
3.Cơ sở lý luận của nguyên tắc : “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến”
a/ Nội dung của nguyên lý.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật cho rằng cơ sở
của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất của thế giới. Theo đó, các sự vật hiện
tượng trong thế giới dù có khác nhau đến thế nào chăng nữa thì cũng chỉ là những
4


dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất, chúng đều chịu sự chi phối
của các quy luật vật chất. Ngay cả ý thức, tinh thần cũng chỉ là thuộc tính của một
dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. Do vậy, ý thức, tinh thần cũng được
coi là bị chi phối bởi các quy luật vật chất khác.
b/ Các tính chất của mối liên hệ
Các mối liên hệ có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng. Chúng giữ
những vai trò khác nhau quy định sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
 Tính khách quan : bởi vì mối liên hệ là vốn có của bản thân sự vật hiện
tượng, chỉ phụ thuộc vào bản thân sự vật hiện tượng đó, không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của con người. Tuy nhiên, con người có thể nhận
thức được các liên hệ và vận dụng chúng để phục vụ cho các nhu cầu của
con người.

 Tính phổ biến : mối liên hệ tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy, ở mọi
sự vật, hiện tượng, có ở mọi nơi, mọi lúc, trong bất kỳ không gian, thời gian
nào.
 Tính đa dạng, phong phú : mỗi sự vật, hiện tượng đều có rất nhiều mối liên
hệ khác nhau. Có mối liên hệ bên trong và bên ngoài, tất nhiên và ngẫu
nhiên, trực tiếp và gián tiếp, chủ yếu và thứ yếu, nguyên nhân và kết quả,
nội dung và hình thứcm bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực…
Mỗi cặp của mối liên hệ có vai trò khác nhau trong quá trình vận động và
phát triển của sự vật và chúng thường xuyên chuyển hóa cho nhau.
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, không nên tuyệt đối hóa mối
liên hệ nào và cũng không nên tách rời mối liên hệ này ra khỏi các mối liên hệ khác vì
trên thực tế các mối liên hệ còn phải được nghiên cứu trong sự biến đổi và phát triển
của chúng.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát bức tranh toàn cảnh về thế giới trong
mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới
khách quan, tính có hạn của sự vật hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích
được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình
thức, vai trò khác nhau. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, con người rút ra được
những quan điểm,nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
5


4. Các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn.
Thứ nhất, trong nhận thức, nguyên tắc toàn diện yêu cầu phải tính đến mọi khả
năng vận động, phát triển có thể có của sự vật hiện tượng đang nghiên cứu. Để phát
hiện bản chất, quy luật của khách thể nghiên cứu, nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chủ thể
nhận thức phải xác định được sự tồn tại của khách thể trong mối liên hệ qua lại giữa
các yếu tố, các bộ phận, các thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của nó. Chính
những mối liên hệ này quy định tính chất của sự vật, quy định xu hướng vận động,
phát triển của sự vật.

Thứ hai, mọi sự vật hiện tượng của thế giới vật chất không chỉ có liên hệ giữa các
mặt, các yếu tố cấu thành nên nó, mà còn có mối liên hệ với các sự vật hiện tượng
khác rất đa dạng, phong phú với tính chất và vai trò khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu
khoa học đòi hỏi chủ thể nhận thức phải xác định được mối liên hệ giữa sự vật là đối
tượng nghiên cứu với các sự vật khác. Xác định vị trí, vai trò của các mối liên hệ đó
với sự tồn tại, vận động và phát triển của đối tượng nghiên cứ để có biện pháp phù
hợp.Lenin đã nói : “ Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên
cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó”, phải tính đến “
tổng hòa các mối quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với sự vật khác”. Tuy nhiên, cũng
theo Lenin, tuy chúng ta không thể làm được điều đó hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần
thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng không phạm sai lầm và cứng nhắc. Sở dĩ
chúng ta khó có thể làm điều đó hoàn toàn đầy đủ, vì trong quá trình vận động phát
triển,sự vật hiện tượng phải trải qua nhiều giai đoạn tồn tại, phát triển khác nhau.
Trong mỗi giai đoạn đó, không phải lúc nào sự vật hiện tượng cũng bộc lộ hết các mối
liên hệ bên trong và bên ngoài của nó. Hơn nữa, những mối liên hệ ấy chỉ được biểu
hiện ra trong những điều kiện nhất định. Chính vì thế, chúng ta cần cố gắng nắm rõ
mối liên hệ căn bản, liên hệ trực tiếp, liên hệ bản chất, vì những mối liên hệ này quyết
định tính chất và xu hướng vận động của sự vật. Nó sẽ giúp cho tư duy chúng ta bớt
phiến diện.
Thứ ba, xem xét toàn diện nhưng không có nghĩa là xem xét bình quân, dàn đều mà
phải có trọng tâm, trọng điểm. Phải tìm ra vị trí từng mặt, từng yếu tố, từng mối liên
hệ trong tổng thể của chúng, phải từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ để khái
6


quát rút ra mối liên hệ chủ yếu nhất, bản chất nhất, quan trọng nhất, chi phối sự tồn tại
và phát triển của chúng. Từ phân tích đó, chúng ta rút ra cách nhìn đồng bộ trong hoạt
động thực tiễn. Muốn cải tạo sự vật hiện tượng cần áp dụng một hệ thống các biện
pháp, các phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ
tương ứng của sự vật hiện tượng.Tuy nhiên trong từng giai đoạn phải nắm đúng khâu

trọng tâm, then chốt để tập trung nguồn lực giải quyết.
Cuối cùng, nguyên tắc toàn diện đòi hỏi nhận thức được sự vật, hiện tượng, xem
xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Mối liên hệ giữa sự vật,
hiện tượng với con người rất đa dạng. Ở mỗi hoàn cảnh cụ thể, con người chỉ phản ánh
một số mối liên hệ nào đó của sự vật hiện tượng phù hợp với nhu cầu nhất định của
mình, nên nhận thức của con người về sự vật hiện tượng mang tính tương đối, không
trọn vẹn. Do vậy, cần tránh tuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật hiện tượng,
tránh xem những tri thức đã có là chân lý bất biến, tuyệt đối, cuối cùng mà không
muốn bổ sung, phát triển.
5. Các sai lầm dễ mắc phải nếu không áp dụng Nguyên tắc toàn diện trong thực
tiễn.
Nguyên tắc toàn diện đối lập với cách nhìn phiến diện, một chiều, đối lập với chủ
nghĩa triết chung và thuật ngụy biện. Mỗi một sự vật, hiện tượng bao giờ cũng tồn tại
với nhiều mối quan hệ khác nhau,mỗi giai đoạn tồn tại, phát triển không phải lúc nào
cũng bộc lộ ra tất cả những mối liên hệ ấy. Cách nhìn phiến diện, một chiều chỉ thấy
được một mặt của vấn đề, không thấy được cái bản chất của sự vật, hiện tượng bên
trong nên trong cách xử sự thường xảy ra sai lầm,ấu trĩ. Ví dụ điển hình, đó là cách
nhìn nhận sai lầm của chúng ta về kinh tế tư nhân trong những năm trước đổi mới, cho
rằng chết độ tư hữu là cơ sở sản sinh ra giai cấp tư sản, cần phải xóa bỏ, đã kìm hãm
sự phát triển của cả nền kinh tế trong một thời gian dài, là một kinh nghiệm bổ ích
trong việc nghiên cứu nguyên tắc này.
Chủ nghĩa triết chung cũng chú ý nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật, hiện
tượng, nhưng không rút ra được mặt bản chất, mối liên hệ cơ bản, mà xem xét bình
quân, kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau, tạo thành một mớ hỗn tạp các
sự kiện, cuối cùng sẽ luống cuống, mất phương hướng và trở nên bất lực trước chúng.
Thuật ngụy biện đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, đưa cái không bản chất thành
7


cái bản chất. Cả chủ nghĩa triết chung và thuật ngụy biện đều là những biểu hiện của

phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng, áp dụng một cách
chủ quan tính linh hoạt toàn diện phổ biến của các khái niệm, không phản ánh được sự
vận động phát triển trong tính toàn diện của quá trình vật chất và sự thống nhất của
quá trình đó.
Từ những phân tích trên, ta nhận thức được : ‘logic của quá trình hình thành quan
điểm toàn diện trong nhận thức. Xem xét sự vật, hiện tượng sẽ phải trải qua nhiều giai
đoạn, cơ bản là đi từ quan niệm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức mỗi mặt, mỗi
mối liên hệ của sự vật, hiện tượng đến nhận thức nhiều mặt,nhiều mối liên hệ của sự
vật, hiện tượng đó và cuối cùng đi tới khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra
tri thức về bản chất của sự vật, hiện tượng”.

8


CHƯƠNG II. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA SỰ NHẬN THỨC
KHOA HỌC ĐỂ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SUY THOÁI
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2008
1. Tình hình suy thoái của kinh tế Việt Nam năm 2008.
1.1/ Lạm phát chạm ngưỡng 20%, Chính phủ giảm mục tiêu tăng trưởng : chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng gần 4%, nâng CPI 5 tháng đầu năm lên mức cao nhất
trong vòng 12 năm qua, đạt 15,96%. Lạm phát tăng quá cao, Quốc hội đã phải nhất trí
hạ chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8,5 - 9% xuống còn 7%. Giá tiêu dùng tháng 12/2008
so với tháng 12/2007 tăng 19,89% và giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm
2007 tăng 22,97%. Giá tiêu dùng diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá
tiêu dùng các năm trước.
1.2/ Nhật tạm ngừng cấp mới ODA cho Việt Nam : Cuộc điều tra về vụ tham
nhũng xảy ra tại Dự án đại lộ Đơng - Tây (PCI) có thêm những bằng chứng mới là
nguyên nhân khiến Nhật Bản quyết định tạm ngừng cấp mới các dự án ODA cho Việt
Nam với tổng giá trị lên đến 65,3 tỷ Yên (700 triệu USD) đối với các dự án hạ tầng
giao thơng và thốt nước.

1.3/ Lãi suất ngân hàng tăng cao chưa từng có : năm 2008 ghi nhận những biến
động chưa từng có của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đã có lúc lãi suất ngân hàng lên
mức đỉnh 24 - 25%/năm, lãi suất huy động cũng đạt đỉnh 20%/năm. Nhiều ngân hàng
thương mại cho vay cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn
khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín
dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng, cả năm ước chỉ
tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%).
1.4/ Giá xăng dầu tăng vọt : vào đầu tháng 7, giá dầu thế giới lên tới 147
USD/thùng đã khiến giá xăng trong nước tăng lên mức kỷ lục 19.000 đồng/lít, thuế
nhập khẩu mặt hàng này cịn 0% (trước đó tăng từ 13.000 đồng/lít năm 2007 lên
14.500 đồng/lít vào tháng 2/2008). Sau đó, giá dầu thế giới giảm dần và hiện còn dưới
40 USD/thùng. Giá xăng do đó trong nước được điều chỉnh giảm theo, cịn 11.000
đồng/lít, thuế nhập khẩu tăng lên kịch trần 40%.

9


1.5/ Lần đầu tiên chỉ số giá chứng khoán giảm gần 70% trong một năm : thị
trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những diễn biến xấu nhất trong suốt hơn 8
năm đi vào hoạt động. Chỉ số giá chứng khoán của cả hai sàn giảm mạnh, đặc biệt,
HaSTC -Index có thời điểm xuống dưới mức 100 điểm (ngày 27/11). So với thời điểm
đầu năm 2008, HaSTC-Index và Vn-Index giảm tương ứng 67,2% và 66,9%. Trước
đó, vào năm 2003, chỉ số chứng khoán từng giảm xuống mức thấp nhất 139 điểm
nhưng mức giảm của Vn-Index trong năm này thấp hơn nhiều so với năm 2008. Việc
huy động vốn qua thị trường chứng khoán giảm tới 75 - 80% và cả 3 kênh: phát hành
tăng vốn của doanh nghiệp, cổ phần hóa, phát hành trái phiếu đều sụt giảm mạnh so
với năm trước; tính thanh khoản - khối lượng giao dịch giảm khoảng 70% so với năm
trước.
1.6/Thị trường bất động sản đóng băng :Chỉ chưa đầy 3 tháng (bắt đầu từ tháng
4/2008), sau khi Bộ Xây dựng dự kiến đánh thuế lũy tiến vào nhà đất và các ngân hàng

áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng, giá nhiều phân khúc bất động sản đã tuột dốc
không phanh. Sự suy giảm nhanh nhất là ở các phân khúc nhà ở, đặc biệt là nhà cao
cấp, với mức giảm từ 20 - 40%, thậm chí có nơi lên đến 60 - 70% (nhà biệt thự).
Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do chính sách thắt chặt tín dụng bất động
sản của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy giá giảm, nhưng so với thu nhập đầu
người, giá bất động sản tại Hà Nội, TPHCM vẫn quá đắt đỏ.
1.7/ “Bão giá” gạo bùng lên vào giữa năm : Chưa bao giờ kinh tế Việt Nam phải
đối mặt với nhiều tin đồn thất thiệt như năm nay, đặc biệt là tin đồn “ảo” gây nên “cơn
sốt” giá gạo thật tại TPHCM, Hà Nội và các địa phương lân cận. Sau cơn sốt giá này,
thị trường gạo lại rơi vào tình trạng ứ đọng một lượng hàng hóa lớn vào những tháng
giữa và cuối năm 2008, gây thiệt hại cho người nơng dân. Sự kiện này được nhìn nhận
như là một bất cập trong việc điều tiết thị trường lúa gạo, cảnh báo về năng lực dự báo
giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
1.8/ Báo động về thua lỗ trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp :
 Ngành nhựa: Cơng ty nhựa Bình Minh trong giai đoạn tháng 5-6/2008
thiệt hại mỗi tháng 5-6 tỷ đồng do biến động tỷ giá.

10


 Ngành dệt may: Tập đoàn dệt may thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng cũng
trong giai đoạn này do khan hiếm nguyên liệu như là hệ quả của việc
hàng hóa nhập khẩu giảm.
2. Vận dụng nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học để phân tích
nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế Việt Nam năm 2008
Suy thoái kinh tế xuất hiện là hậu quả tất yếu từ sự can thiệp sai lầm hoặc quá mức
của nhà nước vào thị trường. Nền kinh tế chỉ rơi vào tình trạng khủng hoảng hay trì trệ
khi có nhiều yếu tố sai lầm hệ thống trong quá khứ bị tích tụ lại hoặc khi sự tái cấu
trúc sản xuất trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế bị cản trở. Một chính phủ hoạt
động thực sự hiệu quả là mợt chính phủ,trong giai đoạn suy thối, hoạt đợng hiệu quả

trong việc xem xét đánh giá những nguyên nhân khách quan, chủ quan, đặc biệt biết
nhìn nhận thời kỳ suy thoái chính là thời điểm thích hợp nhất để rà soát lại các chính
sách của mình trong q khứ, xác định những chính sách nào đã dẫn đến suy thối,
những chính sách nào tạo ra các tiềm ẩn cho những đợt suy thoái tiếp theo. Sau sự
chao đảo của nền kinh tế Việt Nam vào năm 2008, dựa trên những đánh giá tổng quan,
có thể thấy rằng nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nhẹ này xuất phát từ những
vấn đề sau :
*) Nguyên nhân khách quan :
 chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ, nguyên nhân
cốt lõi dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
 hậu quả của thiên tai
*) Nguyên nhân chủ quan : xuất phát từ các chính sách của chính phủ Việt Nam sử
dụng như những biện pháp để can thiệp vào nền kinh tế
 Các biện pháp can thiệp trực tiếp
 Thuế khóa, chi tiêu và cân đối ngân sách nhà nước
 Hệ thống tài chính
 Sự cứng nhắc của hệ thống doanh nghiệp nhà nước
 Các biện pháp can thiệp gián tiếp
 Các biện pháp kiểm soát giá cả
 Các biện pháp kiểm soát hàng hóa

11


Sau đây, bài viết sẽ đi sâu vào cụ thể hóa phân tích tác động và tầm ảnh hưởng của
từng nhân tố kể trên.
2.1. Nguyên nhân khách quan dẫn đến suy thoái kinh tế Việt Nam năm 2008
2.1.1. Khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008.
a/ Những nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008.
Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ

đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khốn khuynh đảo.
Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với
"bão". Sự kiện khủng hoảng kinh tế khổng lồ tại Mỹ có thể được phác họa thông qua
những sự kiện chính sau:
 2/1/2008: Giá dầu thô lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 USD mỗi thùng, nền kinh
tế Mỹ chao đảo. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng bắt đầu tăng nhanh.
 16/3/2008: Bear Stears, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất phố Wall
tuyên bố phá sản, báo hiệu chuỗi đổ vỡ của các định chế tài chính vào những
tháng tiếp theo.
 11/7/2008: Giá dầu chạm mức lịch sử 147,27 USD mỗi thùng
 7/9/2008: Cục dự trữ Liên bang buộc phải chi 200 tỷ USD tiếp quản Freddie
Mac và Fannie Mae
 14/9: Bank of America mua lại Merrill Lynch
 15/9: Lehman Brothers tuyên bố phá sản
 16/9: Mỹ giải cứu AIG
 21/9: Goldman Sachs và Morgan Stanley thay đổi mơ hình hoạt động
 28/9: Ngân hàng Bradford & Bingley (Anh) sụp đổ
 29/9: Quốc hội Mỹ bác kế hoạch 700 tỷ USD, khiến Dow Jones có mức sụt
giảm lớn nhất lịch sử, gần 778 điểm, và phố Wall mất 1.200 tỷ USD
 25/11: Mỹ chi thêm 800 tỷ USD hỗ trợ kinh tế
 1/12: Mỹ thừa nhận đã suy thoái từ cuối năm 2007
 11/12: Vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff vỡ lở, với hàng nghìn nạn
nhân thất lâm vào cảnh phá sản, thất nghiệp hoặc tay trắng.

12


Chưa dừng lại ở đó, bóng đen khủng hoảng khơng chỉ dừng lại ở Mỹ mà còn lan
sang cả châu Âu, tấn công vào các ngân hàng tại châu lục này như Northern Rock của
Anh hay UBS của Thụy Sỹ. Ngày 9-10/8/2007, ngân hàng BNP của Pháp đóng 3 quỹ

đầu tư trị giá khoảng 2,2 tỷ USD tại Mỹ khiến thị trường chứng khoán thế giới sự sụt
giảm mạnh. Tập đồn ngân hàng hàng đầu Thuỵ Sỹ UBS đã thơng báo kết quả lỗ lớn
lên đến khoảng 510-680 triệu USD, đã kéo theo sự ra đi của giám đốc ngân hàng đầu
tư và giám đốc tài chính.Số lượng nhà bị tịch thu do chủ nhà khơng cịn khả năng trả
nợ trong tháng 1/2008 tăng tới 57% so với thời điểm nawm 2007.
Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ đã lây lan và tàn phá nặng nề hệ thống
tài chính tồn cầu. Theo IMF, tổng thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay
đã lên tới 945 tỷ USD, tức là mỗi cư dân thế giới phải “gánh” 142 USD. Kết quả
nghiên cứu của tập đoàn đầu tư danh tiếng Goldman Sachs của Mỹ dự báo cuộc khủng
hoảng tín dụng hiện nay có thể làm thị trường tài chính tồn cầu thiệt hại tới 1.200 tỷ
USD
b/ Tác đợng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế Mỹ đến kinh tế Việt Nam trong
năm 2008.
b.1.Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng : tác động này phản ánh
trên 03 phương diện sau:
+ Dòng vốn đầu tư gián tiếp biến động mạnh. Trong thời gian qua, thị trường
chứng khoán trong nước liên tục điều chỉnh, với nhiều yếu tố tác động. Trong đó việc
bán rịng của các nhà đầu tư nước ngồi có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến thị
trường, tạo hiệu ứng mạnh đến tâm lý nhà đầu tư, và làm cho thị trường liên tục giảm
điểm trong thời gian qua. Việc các tổ chức tài chính –chi nhánh hoặc cơng ty con đang
hoạt động ở Việt Nam, rút vốn về nước nhằm cứu nguy hoặc đảm bảo an tồn cho các
cơng ty mẹ. Bên cạnh đó khủng hoảng tài chính cũng tạo tâm lý bảo toàn vốn; tâm lý
nắm giữ tiền mặt hơn là cổ phiếu của các Nhà đầu tư – Đây là 02 nguyên nhân cơ bản
mà nhà đầu tư nước ngoài bán rịng trong thời gian qua, có tác động ảnh hưởng đến thị
trường chứng khoán trong nước.
+ Các hoạt động đầu tư, liên kết góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến
lược vào hệ thống ngân hàng trong nước giảm và hạn chế hơn. Tác động mang tính
gián tiếp này, chủ yếu ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng vốn điều lệ của một số
13



NHTMCP ; hoặc không đạt được theo kế hoạch kỳ vọng. Qua đó ảnh hưởng đến q
trình thực hiện chiến lược đổi mới công nghệ ; phát triển dịch vụ cũng như tiếp cận và
học tập kinh nghiệm quản trị, quản lý ngân hàng hiện đại của các nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài
+ Những biến động của lãi suất; của giá vàng; của đồng Dolla Mỹ... trên các thị
trường tiền tệ thế giới trong điều kiện khủng hoảng thường biến động nhanh, liên tục
và khó dự báo. Điều này tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ, và tác động ảnh
hưởng nhất định đến thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối.
=> Hậu quả :
Với những ảnh hưởng kể trên, Ngân hàng Trung Ương Việt Nam đã 3 lần tăng và 5
lần giảm lãi suất cơ bản và các lãi suất tương ứng (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái
chiết khấu), 5 lần thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và 5 lần điều chỉnh lãi suất tiền gửi
bắt buộc ( 3 lần tăng, 2 lần giảm). Lãi suất tăng rất nhanh những duy trì bền hơn trong
những tháng đầu năm (tháng 2 - tháng 4 với lãi suất cơ bản ~ 8,75%/năm; tháng 6-9
với lãi suất cơ bản ~ 14%/năm). Trong khi đó, về cuối năm mức cắt giảm lãi suất là
nhẹ nhàng hơn nhưng với nhịp độ rất cao trong đó 2 tháng cuối năm cắt lãi suất với
nhịp độ 2 lần/1 tháng.
Cũng như lãi suất, diễn biến tỷ giá năm 2008 đầy biến động. Chỉ trong năm 2008,
biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Nếu
như trong những năm trước, tỷ giá ln được định hướng tăng nhẹ (1%/năm) thì trong
năm 2008, tỷ giá cơng bố liên ngân hàng, vốn có xu hướng được duy trì tương đối ổn
định, đã tăng ~ 5% và tỷ giá giao dịch liên ngân hàng tăng ~10%.
b.2.Trong lĩnh vực thương mại quốc tế:
Từ tháng 9/2008, với tư cách là thị trường trọng yếu chiếm đến 25% tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu từ Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã gây ảnh hưởng
tồi tệ tới hoạt động giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam :
1.Xuất khẩu yếu đi rõ rệt: dưới tác động của đại khủng hoảng kinh tế Mỹ, không
lâu sau, kinh tế Châu Âu và một số quốc gia khác là bạn hàng chủ yếu của Việt Nam
như Ấn Độ, Nhật Bản.. cũng tuyên bố chính thức suy thoái. Nhu cầu tiêu dùng của

người dân các nước kể trên giảm đi nhanh chóng kéo theo nhu cầu tiêu dùng hàng

14


nhập khẩu giảm, đặc biệt các mặt hàng như giầy da, dệt may, thủy sản, đồ gỗ, linh kiện
điện tử gặp rất nhiều khó khăn
Trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt
16,7%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% của năm 2007. Tỷ trọng của thị trường
Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm, từ 20,7% của năm 2007
xuống còn 17,7% .Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng nhất là
may mặc, giày da, gạo, cá basa, cà phê...
Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng
đã giảm, chỉ còn 16,5%, trong khi năm 2007 là 18%. Xuất khẩu cả năm 2008 dự kiến
chỉ đạt khoảng 64 tỷ USD, tăng 31,8% so với thực hiện năm 2007, thấp hơn so với dự
báo của Chính phủ vào đầu tháng 10-2008 cả về kim ngạch và tốc độ tăng (tương ứng
là 65 tỷ USD và 33,9%) do xuất khẩu giảm không chỉ về số lượng các đơn hàng, mà cả
về giá bán của hàng hóa xuất khẩu.
2. Sự tăng giá của đồng USD so với các đồng tiền khác (5%-10%) do nhiều nhà
đầu tư vẫn coi USD là nơi trú ẩn an toàn trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu. Tại
nhiều thị trường mới nổi đã diễn ra tình trạng rút vốn lớn của các nhà đầu tư nước
ngoài khiến cho đồng nội tệ mất giá so với USD. Chính vì thế, hàng hóa của các nước
này cũng trở nên có sức cạnh tranh cao hơn so với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
3. Thâm hụt thương mại có dấu hiệu gia tăng trở lại khi xuất khẩu giảm sút nhưng
nhập siêu vẫn ở mức cao.
4. Nhu cầu rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài là rõ ràng ngay tại thị trường
chứng khoán Việt Nam. Tính từ khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng (giữa
tháng 9/2008) đến cuối năm, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng trên thị trường
trái phiếu (26.000 tỷVND) và thị trường cổ phiếu (1800 tỷ VND), một phần số vốn thu
được đã được chuyển đổi sang USD dẫn tới cầu USD cao tại các ngân hàng nước

ngoài.
b.3.Trong lĩnh vực đầu tư
Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng lớn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện
trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam. Số dự án FDI đăng ký mới có xu
hướng chững lại, trong tháng 10-2008, tổng số dự án đăng ký mới là 68 dự án với tổng

15


vốn đăng ký là 2,02 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với các tháng đầu năm (9 tháng đầu
năm có 885 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký là 56,27 tỷ USD).
Khả năng giải ngân vốn FDI và ODA trong năm 2008 cũng chịu ảnh hưởng mạnh
của cuộc khủng hoảng. Tổng vốn FDI thực hiện trong 10 tháng năm 2008 so với tổng
số vốn đăng ký mới và tăng thêm chỉ đạt khoảng 15%. Số vốn ODA giải ngân năm
2008 có thể khơng đạt được như dự báo trước là 2,3 tỷ USD.
Tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng này là làm thay đổi hoàn toàn và sâu sắc
ngành cơng nghiệp tài chính Mỹ và hệ thống tài chính tồn cầu, đó chính là tác đợng
lâu dài. Trong những năm tới, dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp vào
Việt Nam sẽ suy giảm, vì do bất ổn kinh tế và sự suy thối kinh tế tồn cầu.
2.1.2. Hậu quả của thiên tai
Tổng thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, rét mướt mà các vùng miền trên cả nước phải
chịu trong năm 2008 lên tới hơn 13,3 nghìn tỷ đồng, hàng trăm người thiệt mạng. Tính
riêng đợt mưa lũ lịch sử kỷ lục kéo dài từ 30/10 - 7/11 tại các tỉnh phía Bắc, thiên tai
đã gây thiệt hại hơn 6.300 tỷ đồng, trong đó Hà Nội chiếm tới 3.000 tỷ đồng.
Cũng trong đợt mưa lũ lịch sử, Hà Nội bị cô lập giữa mênh mông biển nước, lần
đầu tiên các doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả khoản tiền bảo hiểm cho xe ơ tơ ngập
nước lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
2.2.Nguyên nhân chủ quan dẫn đến suy thoái kinh tế Việt Nam năm 2008
2.2.1.Các biện pháp can thiệp trực tiếp của chính phủ Việt Nam.
2.2.1.1. Chính sách về thuế khóa, chi tiêu và cân đối ngân sách nhà nước

a/ Tình hình thực hiện.
Trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây tổng thu ngân sách nhà nước liên tục tăng,
từ mức 20,1% GDP năm 2000 lên đến 27,9% GDP năm 2006. Đóng góp cho sự gia
tăng nguồn thu của nhà nước đến chủ yếu từ khối doanh nghiệp nhà nước, từ dầu thơ,
và từ hải quan. Mặc dù chính phủ Việt Nam cố gắng tăng thu từ khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh và thuế thu nhập cá nhân để bù đắp cho sự suy giảm nguồn thu từ xuất
khẩu dầu thô cũng như khu vực kinh tế nhà nước, nhưng kết quả vẫn chưa thực sự
được cải thiện. Song song với việc tăng thu ngân sách, chi ngân sách nhà nước cũng
liên tục tăng, từ mức 24,7% GDP năm 2000 lên mức 32,2% GDP năm 2007, trong đó
chi cho đầu tư phát triển đã tăng từ mức 6,7% GDP
16


năm 2000 lên đến mức đỉnh 9,7% năm 2003, sau đó giảm xuống quanh mức 9% GDP.
Việt Nam cũng liên tục rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách, hầu như ở mức trên 4%
GDP/năm.
b/ Tác động tiêu cực của chính sách thuế khóa, chi tiêu và cân đối ngân sách đến
nền kinh tế Việt Nam năm 2008
Với một nước đang phát triển, mức thâm hụt ngân sách như kể trên chưa phải thực
sự nguy hiểm. Tuy nhiên, với mức thâm hụt liên tục như vậy sẽ làm cho nợ trong nước
và nước ngồi ngày càng tăng. Sự tích tụ nợ sẽ gây ra rủi ro cho sự ổn định vĩ mơ của
nền kinh tế. Trong năm 2008, chính phủ có đề ra các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đối
phó với mức lạm phát cao. Xét về giá trị, chi tiêu của chính phủ vẫn tăng mạnh, tới
22,3% so với năm 2007 và cao hơn dự toán 18.9%. Nhưng do mức lạm phát tăng cao,
nên tổng chi đã giảm xuống cịn 30,5% GDP, trong đó chi cho đầu tư phát triển giảm
xuống còn 7,8% GDP. Do kinh tế bị suy thoái, tổng thu cũng bị suy giảm, chỉ còn 26%
GDP. Hệ quả là thâm hụt ngân sách năm 2008 của Việt Nam ở mức lớn nhất kể từ
năm 2000, tới -5,5% GDP. Tình hình có thể cịn tệ hơn trong thời gian tới vì để đối
phó với sự suy giảm kinh tế, gần đây chính phủ đưa ra nhiều biện pháp giảm thuế, giãn
thuế cho doanh nghiệp và cá nhân, trong khi lại tiếp tục thực hiện các chính sách kích

cầu và tăng lương tối thiếu. Các nguồn thu quan trọng của ngân sách như từ hải quan,
từ dầu thơ, từ khu vực DNNN có xu hướng giảm mạnh. Và do chúng ta hầu như khơng
thấy các chính sách liên quan đến việc giảm chi tiêu chính phủ cũng như cân đối ngân
sách mang tình dài hạn, nên những biện pháp đối phó ngắn hạn này hầu như chắc chắn
sẽ tạo ra áp lực lớn đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong vài năm tới.
2.2.1.2. Chính sách tiền tệ và hệ thống tài chính
a/ Tình hình thực hiện.
Đối với Việt Nam, chính sách tiền tệ thực ra mới chỉ xuất hiện gần đây. Trong gần
suốt thập kỷ 1990, dù ngân hàng trung ương đã được tách khỏi các ngân hàng thương
mại, nhưng vì trong nền kinh tế khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm tới trên
80% tổng số tài sản và tín dụng của tồn bộ hệ thống ngân hàng thương mại, nên các
hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam về cơ bản vẫn gắn chặt với các chính
sách tài khóa và khu vực doanh nghiệp nhà nước. Chỉ tới năm 1998, với sự ra đời của
hai bộ luật “Luật về ngân hàng nhà nước Việt Nam” và “Luật về các tổ chức tín dụng
17


Việt Nam”, hoạt động của Ngân hàng nhà nước mới thực sự bắt đầu độc lập với chính
sách tài khóa và các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Các ngân hàng thương mại
cổ phần cũng bắt đầu được đối xử bình đẳng hơn so với ngân hàng thương mại nhà
nước trong việc tiếp cận với Ngân hàng nhà nước. Nhờ những đổi mới này, các Ngân
hàng thương mại cổ phần đã phát triển với tốc độ rất nhanh từ năm 2000 cho tới nay.
Thị phần của các ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng từ mức 12% năm 2001 lên tới
30% vào đầu năm 2008. Bức tranh tín dụng của hệ thống tài chính của Việt Nam thay
đổi căn bản. Do cạnh tranh, lãi suất huy động vốn từ dân cư đã tăng đáng kể, từ mức
dưới 4% năm 2000 lên mức 6,5% vào năm 2002. Trong khi đó lãi suất cho vay lại có
xu hướng giảm. Cho tới tháng 3/2008, các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm
31,1% tổng dư nợ tín dụng. Doanh nghiệp nhà nước cũng đã mở rộng sang vay của các
ngân hàng thương mại cở phần. Về phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đối phó với
sự suy giảm kinh tế trong các năm 1998-2000, từ năm 2001 trở lại đây, chính sách tiền

tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế phát triển đã được áp dụng.
b/ Tác động tiêu cực của chính sách tiền tệ và hệ thống tài chính đến nền kinh tế
Việt Nam năm 2008
Chính sách nới lỏng tín dụng trong giai đoạn này có lẽ là nguyên nhân chính ngấm
ngầm làm méo mó cấu trúc sản xuất của nền kinh tế, mà cuối cùng được biểu hiện ra
ngoài bắt đầu từ giữa năm 2007, với sự leo thang của CPI, sự hình thành bong bóng
bất động sản và bong bóng thị trường chứng khốn. Để đối phó với tình trạng này,
trong năm 2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt nhằm giảm CPI. Một loạt các biện pháp được đưa ra như tăng các mức lãi suất
chiết khấu, lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc; yêu cầu các ngân hàng mua trái
phiếu bắt buộc; và hạn chế cho vay bất động sản, hạn chế cho vay chứng khoán.
Những biện pháp này đã khiến cho lãi suất huy động của ngân hàng thương mại có nơi
lên đến 21%, đẩy lãi suất cho vay cũng tăng ở mức tương ứng. Hậu quả là nền kinh tế
bị phanh gấp, khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ. Một danh sách
dài những doanh nghiệp thua lỗ trong quí IV/2008 là một minh họa rõ nét cho hậu quả
tiêu cực của chính sách phanh gấp này.
2.2.1.3. Chính sách thiếu hiệu quả với hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
a/ Chính sách với các doanh nghiệp nhà nước.
18


Ở Việt Nam, quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước được thực hiện từ
những năm đầu 1990. Tuy nhiên, gần như trong suốt thập kỷ 1990, sự đổi mới khu vực
này chủ yếu chỉ dừng ở việc thay đổi cấu trúc tổ chức để tăng tính tự chủ cho doanh
nghiệp nhà nước thay vì thay đổi cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ
từ năm 2000 trở đi, q trình cổ phần hóa mới bắt đầu được đẩy mạnh hơn, nhờ nhiều
biện pháp khác nhau. Cụ thể:
+ Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp thống nhất năm 2005 đã đưa ra khung quản trị
chung cho toàn bộ các doanh nghiệp, bất kể hình thức sở hữu.
+ Thứ hai, nhà nước đã bắt đầu áp dụng nhiều hình thức để cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước, như bán cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhà nước, đầu
giá công khai, bán cho các nhà đầu tư chiến lược, và bán đấu thầu toàn bộ.
+ Thứ ba, nhà nước đã thành lập Tổng công ty đầu tư vốn nhà nước (SCIC) để
thay mặt nhà nước thực hiện các quyền chủ sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước.
Sự hình thành SCIC góp phần giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa quản lý nhà nước
và quản lý doanh nghiệp của các cơ quan chủ quản doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng
là cơ sở để xoá bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp mà các cơ quan chính phủ,
các bộ, và UBND các tỉnh thành đang nắm giữ.
=> Kết quả :
Trong mấy năm trở lại đây, quá trình sắp xếp DNNN diễn ra rất chậm chạp. Năm
2007 chỉ sắp xếp được 271 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó có 81
DNNN được cổ phần hóa, chưa bằng 1/5 kế hoạch cải cách DNNN giai đoại 20072010 là phải sắp xếp 1.553 doanh nghiệp Nhà nước. Cịn năm 2008, Cổ phần hóa
DNNN gần như ngừng trệ. Việc mở rộng kinh doanh dẫn đến sự gia tăng số lượng
doanh nghiệp thành viên. So với năm 2006, số lượng công ty con đã tăng 10%, công ty
liên kết tăng 39%. Riêng Tập đồn cơng nghiệp tàu thuỷ Vinashin chỉ trong năm 2007
đã tăng 43 công ty con, 111 công ty liên kết chỉ trong năm 2007.
Như vậy, đến nay cả nước vẫn còn tới 1.720 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
được tổ chức dưới hình thức tập đồn kinh tế (7 đơn vị), tổng cơng ty nhà nước (86
đơn vị) và công ty nhà nước độc lập (1.099). Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ ở 524
doanh nghiệp thành viên, giữ trên 50% vốn điều lệ ở 738 doanh nghiệp thành viên và
dưới 50% vốn điều lệ ở 672 doanh nghiệp đã cổ phần hóa.
19



×