Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

De an tot nghiep nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đoàn huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn trong việc hạn chế thanh niên vi phạm pháp luật giai đoạn 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.8 KB, 39 trang )

i
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề án....................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề án.................................................................................3
1.3. Nhiệm vụ của đề án................................................................................4
1.4. Giới hạn của đề án..................................................................................4
Phần 2. NỘI DUNG.........................................................................................5
2.1. Căn cứ xây dựng đề án...........................................................................5
2.2. Nội dung...............................................................................................13
2.3. Tổ chức thực hiện đề án.......................................................................26
2.4. Dự kiến hiệu quả của đề án..................................................................31
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................32
3.1. Kết luận................................................................................................32
3.2. Kiến nghị..............................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................36


ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CC,VC

: Công chức, viên chức

CLB

: Câu lạc bộ

CNH, HĐH


: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

GTĐB

: Giao thông đường bộ

LHTN

: Liên hiệp thanh niên

LLVT

: Lực lượng vũ trang

TNCS

: Thanh niên Cộng sản

TNTP

: Thiếu niên tiền phong

TNXH

: Tệ nạn xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân



1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam (khố VII) về cơng tác thanh niên trong thời kỳ mới đã
khẳng định: “Thanh niên là lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng, đất nước
bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không,
cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay
không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng,
rèn luyện thế hệ thanh niên; cơng tác thanh niên là vấn đề sống cịn của
dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng”. Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung
ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thanh
niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đã khẳng định:
“Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước,
là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những
nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.  Bác Hồ
kính u đã nói: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm
thì phải trồng người, vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm
trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Thanh niên là
lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội
hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước.
Thực tiễn lịch sử 85 năm qua của Đoàn thanh niên Cộng sản (TNCS)
Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên của cả nước đã chứng minh rằng: ở
những bước ngoặt của lịch sử, thanh niên Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã gánh vác được những nhiệm vụ nặng nề nhất của Tổ quốc yêu cầu và
đã góp phần làm nên truyền thống vẻ vang cho dân tộc. Hiện nay, đất nước ta

đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, trước những biến
đổi của tình hình trong nước và quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến thanh niên cả
nước và ở mỗi địa phương.


2
Huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn hiện nay có tổng số trên 9000 thanh niên
độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi. Đây là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào về sức khỏe, trí tuệ,
văn hóa. Trong q trình xây dựng và phát triển huyện nhà, đã hình thành một
lớp thanh niên năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có ý thức tự lực, tự
cường, vươn lên trong lập thân lập nghiệp. Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, áp
dụng công nghệ mới vào sản xuất, mạnh dạn xây dựng các mơ hình kinh tế, góp
phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Trong điều kiện hiện nay thanh niên huyện đang có những thay đổi về
cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, tư tưởng chính trị, tâm lý, lối sống v.v... những
thay đổi này diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là mặt trái của cơ chế thị trường và
tồn cầu hóa làm nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp; trong đó có sự gia
tăng của các loại tội phạm, nhất là sự gia tăng tội phạm trong thanh niên với
tính chất và mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, trở thành vấn đề quan
tâm của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân.
Trước tình hình đó, Ban Chấp hành huyện đồn Ngân Sơn đã xây dựng
nhiều kế hoạch, chương trình hành động cùng phối hợp với các phịng, ban,
ngành, đồn thể triển khai thực hiện các nội dung tham gia giữ gìn trật tự an
tồn xã hội, phịng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên. Tuy
nhiên, kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Đồn phịng chống
tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại.
Đó là: Cơng tác tun truyền giáo dục vẫn cịn hình thức, chưa có giải pháp
tiếp cận và giáo dục hiệu quả đối với một bộ phận thanh thiếu niên nhận thức
còn hạn chế, bản lĩnh chính trị chưa vững vàng, ý thức rèn luyện chưa cao, dễ
bị dao động trước những thông tin sai lệch, dễ bị lơi kéo, kích động, sống thực

dụng, ích kỷ, đua đòi, vướng vào các tệ nạn và phạm pháp; hiện tượng xuống
cấp đạo đức trong một bộ phận học sinh, sinh viên chậm được lên án và đẩy
lùi thơng qua hoạt động của tổ chức Đồn; tội phạm ma túy trong thanh niên,
học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng; thanh niên vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số chưa thụ hưởng được nhiều từ công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật; các câu lạc bộ (CLB) phịng, chống tội phạm do tổ chức
Đồn xây dựng tại cộng đồng hoạt động chưa hiệu quả, thiếu tính bền vững;
việc nắm bắt tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên và công tác phối hợp


3
giữa các cơ quan, đơn vị trong các hoạt động tổ chức tuyên truyền chưa chặt
chẽ…Nhằm góp phần cùng các ban, ngành đoàn thể và toàn xã hội giáo dục,
rèn luyện đồn viên thanh niên trở thành những người cơng dân có ích cho gia
đình và xã hội. Với trách nhiệm của một người làm cơng tác Đồn và phong
trào thanh niên tại huyện, tôi xây dựng đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động
của tổ chức Đoàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn trong việc hạn chế thanh
niên vi phạm pháp luật giai đoạn 2016 – 2020” làm đề án tốt nghiệp Cao cấp
lý luận chính trị.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống vi phạm pháp luật của tổ
chức đồn; làm giảm tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh niên; góp phần
củng cố niềm tin, lối sống văn minh, lành mạnh và ý thức tuân thủ pháp luật
trong thanh niên, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho thanh niên. Giúp
cho thanh niên và người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật,
chung tay xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp bộ Đoàn, đoàn viên, thanh
thiếu niên và toàn dân trong toàn huyện phối hợp với các cơ quan chức năng
triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm kiềm chế các loại tội

phạm tệ nạn xã hội xâm nhập trong thanh niên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- 100% thanh niên được tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
- 100% các cơ sở đồn thực hiện tốt việc nắm bắt tình hình dư luận xã
hội, định hướng tư tưởng cho thanh thiếu niên.
- 100% các cơ sở đồn có câu lạc bộ hoặc đội, nhóm thanh niên tình
nguyện, thanh niên xung kích hoạt động theo mơ hình phổ biến pháp luật và
tham gia giữ gìn an ninh trật tự, an tồn xã hội.
- 100% tổ chức cơ sở Đoàn phối hợp với các cơ quan liên quan tích cực
tham gia phịng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục, cải tạo
người phạm tội tại gia đình và cộng đồng.
- Tăng cường phối hợp với các ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, giải
quyết giới thiệu việc làm cho từ 5% – 10% thanh thiếu niên chậm tiến, thanh
niên sau cai nghiện trong năm.


4
- Phấn đấu khơng phát sinh mới đồn viên, hội viên thanh niên tham
gia mua bán, tàng trữ và sử dụng ma túy.
1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
- Nghiên cứu lý luận của Đồn TNCS Hồ Chí Minh với cơng tác
phòng, chống vi phạm pháp luật của thanh niên
- Nghiên cứu thực trạng vi phạm pháp luật của thanh niên trên địa bàn huyện
- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp Đồn TNCS Hồ Chí
Minh Huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn tăng cường hiệu quả trong cơng tác
phịng, chống vi phạm pháp luật đối với thanh niên.
1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiệu quả hoạt động của Đoàn Thanh niên trong việc hạn chế thanh
niên vi phạm pháp luật.

+ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Ngân Sơn (gọi tắt là
Huyện đồn).
1.4.2. Không gian
Huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
1.4.3. Thời gian
Giai đoạn 2016 – 2020.


5
Phần 2. NỘI DUNG
2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận
2.1.1.1. Khái niệm thanh niên
Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều
cách. Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh
giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên. Thanh niên
quy định trong Luật Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30
tuổi.Thanh niên là lớp người đang phát triển cả về thể chất, cả về tâm lý, tinh
thần, cả về nhu cầu tình cảm, trí tuệ và tài năng, ước mơ và lý tưởng, tư duy
và tính cách. Đó cũng là thời kỳ hình thành những định hướng giá trị của cuộc
sống, đang trưởng thành về nhân cách.
Đặc điểm tâm lý nổi bật của thanh niên: Sự năng động, nhiệt huyết,
giàu ước mơ và hoài bão lớn, yêu cái mới, chọn cái đẹp, luôn hướng tới tương
lai, dễ tiếp nhận các giá trị cách tân và đổi mới, mong muốn có những đóng
góp cho xã hội để khẳng định bản thân. Họ là một lực lượng quan trọng của
xã hội hiện tại cũng như trong tương lai. Vì thế, có người cho rằng, thanh niên
là tấm gương phản chiếu của hình ảnh xã hội.
Trong tồn bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ tịch luôn coi
thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng, thanh niên là người tiếp sức
cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế

hệ thanh niên tương lai, thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát
triển kinh tế, văn hóa, thanh niên là lực lượng cơ  bản trong bộ đội, công an
và dân quân tự vệ và trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu
hiệu: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm”. Gắn thanh niên
với vận mệnh của dân tộc, Hồ Chủ tịch, trong nhiều bài nói và viết của mình
đã luận giải một cách giản dị, thuyết phục rằng: “Thanh niên là người chủ
tương lai của nước nhà”. “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần
lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng
thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm
việc chuẩn bị cho cái tương lai đó” .


6
2.1.1.2. Khái niệm về Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Đồn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh
niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên
tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Đồn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt
động trong khn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã
hội, các tập thể lao động để chăm lo, giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu
nhi. Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia vào quản lý nhà nước và xã
hội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh
cách mạng, Đồn tập hợp đơng đảo thanh niên, phát huy truyền thống anh
hùng cách mạng, góp phần cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất

nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý
báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành sự nghiệp
cách mạng vẻ vang của Đảng, tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên đi đầu
trong cơng cuộc xây dựng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đồn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, là đội quân
xung kích trong các hoạt động của Đảng, là trường học xã hội chủ nghĩa của
thanh niên, đại diện chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tuổi trẻ,
phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, là lực lượng nịng cốt
trong các phong trào thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam.
Đồn TNCS Hồ Chí Minh đồn kết, hợp tác bình đẳng với các tổ chức
thanh niên tiến bộ trên thế giới, phấn đấu vì tương lai và hạnh phúc của tuổi
trẻ, vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.


7
2.1.1.3. Khái niệm vi phạm pháp luật
Theo giáo trình Pháp luật đại cương của Trường Đại học Luật Hà Nội:
Vi phạm pháp luật (hành động hay không hành động) là hành vi trái luật và có
lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ.
Các dấu hiệu vi phạm pháp luật:
- Vi phạm pháp luật là hành vi, nó có thể tồn tại dưới dạng hành động,
không hành động. Mọi suy nghĩ của con người không bao giờ được coi là vi
phạm pháp luật.
- Vi phạm pháp luật là hành vi phải trái với yêu cầu cụ thể của pháp luật.
- Biểu hiện:
+ Làm những gì pháp luật cấm.
+ Khơng làm những gì mà pháp luật yêu cầu.

+ Sử dụng quyền mà pháp luật trao nhưng vượt quá giới hạn.
- Có lỗi của người vi phạm: một hành vi trái pháp luật chỉ được coi là
vi phạm pháp luật khi có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó; hành vi đó phải
được thực hiện bởi chủ thể có năng lực hành vi.
Tóm lại: Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật khi hành vi đó phải
đáp ứng được đầy đủ 4 dấu hiệu trên.
- Các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật:
+ Mặt chủ quan: được hiểu là những yếu tố bên trong của chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật. Bao gồm: lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp,
lỗi vô ý do quá đỗi tự tin, lỗi vô ý do cẩu thả.
+ Mặt khách quan: gồm các dấu hiệu hành vi trái pháp luật, hậu quả,
quan hệ nhân quả, địa điểm, thời gian, phương tiện vi phạm.
- Chủ thể của vi phạm pháp luật phải có năng lực hành vi.
- Khách thể: Là quan hệ xã hội bị xâm hại. Tính chất của khách thể là
tiêu chí quan trọng để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi.
2.1.1.4. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn.
- Khái niệm Hiệu quả: Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan
hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà
chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định


8
- Hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên: là mức độ hữu ích
của q trình hoạt động tức là ý nghĩa của các hoạt động, các phong trào của
Đoàn, là năng lực định hướng, thiết kế và tổ chức triển khai các hoạt động của
Đoàn đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ mà các cấp bộ Đoàn đề ra hàng năm,
phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đoàn và nhiệm vụ kinh tế
- xã hội của địa phương.
2.1.1.5. Vai trò của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong cơng tác
phịng ngừa vi phạm pháp luật

* Một là, Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn
- Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa của
thanh niên, Đồn có trách nhiệm tun truyền, phổ biến, giáo dục, định hướng
giá trị về những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội tiến bộ cho thanh
niên, làm nền tảng văn hóa vững chắc, tiếp thu kiến thức pháp lý, hình thành
ý thức pháp luật cho thanh niên; phổ biến, giáo dục những kiến thức pháp luật
thiết yếu và hướng dẫn các thủ tục pháp lý để thanh niên thực hiện tốt quyền,
nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm đối với xã hội; phòng ngừa vi
phạm pháp luật ở thanh niên.
- Tổ chức Đoàn Thanh niên đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp
pháp, chính đáng của tuổi trẻ, Đồn có trách nhiệm thường xuyên nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng và đặc biệt nhu cầu trợ giúp pháp lý của thanh niên, kịp
thời có những biện pháp hỗ trợ từng cá nhân, từng trường hợp cụ thể; giới
thiệu, hướng dẫn thanh niên những qui định về pháp luật, giúp thanh niên
phòng ngừa vi phạm pháp luật.
* Hai là, Tổ chức Đoàn, Hội, Đội là chủ thể chính trong cơng tác
phịng ngừa vi phạm pháp luật.
- Thanh niên là đối tượng chính của tổ chức Đồn, Hội, Đội trong cơng
tác phịng ngừa vi phạm pháp luật.
- Đoàn Thanh niên là tổ chức gần gũi, sát với thanh niên, hiểu thanh
niên. Đoàn Thanh niên bằng các hoạt động của mình, có khả năng giải quyết
được một phần những hạn chế trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên, nhằm phòng ngừa vi phạm


9
pháp luật, bù lấp những điểm yếu của các tổ chức, cơ quan khác khi thực thi
nhiệm vụ.
2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý
2.1.2.1. Cơ sở chính trị

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VII) về cơng tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới đã khẳng định: Sự nghiệp đổi
mới có thành cơng hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con
đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh
niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là
vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành
bại của cách mạng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (Khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên” tiếp tục khẳng định: Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong
những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng
chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những cơng việc địi hỏi hy sinh, gian
khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và
phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình.
Đồn TNCS Hồ Chí Minh do Đảng thành lập, dìu dắt và lãnh đạo là tổ
chức của những thanh niên tiên tiến, giác ngộ lý tưởng cộng sản, phấn đấu vì
độc lập dân tộc và CNXH. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, của thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Địi hỏi phải tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng
và phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Xây dựng Đoàn vững mạnh là
nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước
một bước… Đoàn trực tiếp giúp Đảng thực hiện nhiệm vụ công tác thanh
niên, phát động và tổ chức phong trào hành động cách mạng của thanh niên,
là cầu nối giữa thanh niên với Đảng, là người phụ trách Đội Thiếu niên tiền
phong. Trong giai đoạn mới, cần xây dựng Đồn TNCS Hồ Chí Minh vững
mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức thực sự là “hạt nhân chính trị của
phong trào thanh niên”, “…là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đội
dự bị tin cậy của Đảng”.



10
Bên cạnh đó, tơi xin nêu một số văn bản của Trung ương Đảng, của
Tỉnh ủy, Huyện ủy làm cơ sở chính trị để xây dựng đề án:
- Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng (tháng 4/2006).
- Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng (tháng 1/2011).
- Điều lệ Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khóa X.
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu
lần thứ XI của Đảng ngày 19/01/2011. Chương X, điều 44, 45 (Đảng lãnh đạo
Đồn TNCS Hồ Chí Minh)
- Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Kết luận số 80/KL-TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
khoá X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố”.
- Chương trình hành động số 06-CT/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị
quyết số 25 NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khố X.
- Chương trình hành động số 518-CTr/HU ngày 05 tháng 12 năm
2008 của Huyện ủy Ngân Sơn về việc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW
của Ban Chấp hành Trung ương khoá X về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố”.
2.1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Thanh niên của Quốc hội khóa XI (29/11/2005).
- Nghị định số 120/2007/NĐ-CP, ngày 23/7/2007 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên.
- Quyết định số 2160/QĐ-TTg, ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án tăng cường cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm

nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Quyết định số 2474/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020.


11
- Quyết định số 772/QĐ-UBND ngày 18/5/2012 của UBND tỉnh và Kế
hoạch số 455/KH-BCĐ ngày 26/12/2012 về triển khai thực hiện Chương trình
phát triển thanh niên tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định số 1113/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của Ủy ban nhân dân
huyện Ngân Sơn v/v ban hành chương trình phát triển thanh niên Ngân Sơn
giai đoạn 2011- 2020.
- Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân huyện Ngân Sơn v/v triển khai thực hiện chương trình phát triển
thanh niên huyện Ngân Sơn năm 2015
2.1.3. Căn cứ thực tiễn
Trong những năm qua, tình hình vi phạm pháp luật ở nước ta có chiều
hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất nghiêm trọng và phức tạp… trong
đó, tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ngày càng diễn biến phức
tạp. Theo thống kê của cơ quan điều tra Bộ Công an, xu hướng thanh thiếu
niên vi phạm pháp luật trong những năm gần đây tăng rõ rệt, tội phạm trong
lứa tuổi thanh thiếu niên ln chiếm tỷ lệ từ 65-70% . Trong vịng hơn 6 năm
qua (năm 2010 đến nay), tồn quốc có trên 95.000 người chưa thành niên
phạm tội. Trung bình hàng năm xảy ra gần 10.000 vụ vi phạm pháp luật hình
sự với trên 15.000 đối tượng. Số xét xử năm sau luôn cao hơn năm trước.
Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong 5 năm
trở lại đây có trên 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây
ra; tỷ lệ không chấp hành an tồn giao thơng ở bậc trung học phổ thông
chiếm đến 70% số thanh thiếu niên các bậc học vi phạm pháp luật về an tồn
giao thơng. Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm 2014,

có khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự (tăng 2%
số vụ so với cùng kỳ năm 2012). Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát
phịng chống tội phạm (Bộ Cơng an), trong 6 tháng đầu năm 2013, Tổng cục
đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó
có hơn 75% là thanh thiếu niên. Hiện tượng một số thanh thiếu niên sử dụng
thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi trụy, hành xử theo kiểu
giang hồ, xã hội đen, đạo đức và lối sống xuống cấp; bạo lực gia đình, bạo
hành trẻ em, bạo lực học đường... đã khơng cịn là hiện tượng hy hữu và


12
thực sự đang là nỗi lo của toàn xã hội. Về tính chất và địa bàn hoạt động của
các đối tượng vi phạm cung rất phức tạp: Trong nhà trường tình trạng học
sinh, sinh viên đánh nhau quay video đưa lên mạng ngày càng phổ biến.
Trong lĩnh vực tham gia giao thơng cũng vậy, tình trạng vi phạm pháp luật
giao thông khá là phổ biến với các lỗi như: vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo
hiểm, chở quá số người quy định… Và còn rất nhiều các vụ án trong các lĩnh
vực khác của đời sống điển hình như: Vụ thảm sát 6 người trong một gia
đình ở Bình Dương do Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến ( 24 tuổi) thực
hiện. Hoặc vụ án giết 4 người trong một gia đình do Vi Văn Mằn (20 tuổi)
thực hiện tại Tương Dương, Nghệ An …khiến cho dư luận dấy lên lo ngại
về xu thế trẻ hóa của tội phạm.
Thời gian qua, Đoàn Thanh niên các cấp đã tuyên truyền, giáo dục, vận
động thanh thiếu niên thực hiện nhiều phong trào và nội dung hoạt động
phong phú, đa dạng gắn với cơng tác phịng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội,
như: tổ chức ký cam kết không phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội trong cán
bộ, đoàn viên thanh niên; tham gia hòa giải mâu thuẫn ở cơ sở; cảm hóa, giáo
dục, tạo điều kiện giúp đỡ vật chất, tinh thần cho các đối tượng phạm tội và tệ
nạn xã hội, giúp họ hòa nhập cộng đồng; vận động tun truyền thanh niên
tham gia chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm và phòng chống tệ nạn

xã hội; duy trì hoạt động của câu lạc bộ “Tuổi trẻ với pháp luật”, “Tủ sách
pháp luật”; phối hợp phát động cuộc vận động “3 không” với ma túy và phát
động chiến dịch truyền thơng phịng, chống ma túy với chủ đề “Tuổi trẻ
chung tay đẩy lùi ma túy”... thiết lập hòm thư tố giác tội phạm, cung cấp
thông tin liên quan đến tội phạm và trật tự xã hội, góp phần cùng công an điều
tra, khám phá, phát hiện, triệt phá nhiều tổ chức, đường dây phạm tội...
Tuy nhiên, vai trò của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong đấu
tranh phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội những năm qua vẫn còn nhiều
hạn chế. Việc nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống
cho thanh thiếu niên, trong bối cảnh tình hình hiện nay của các cấp bộ Đoàn
chưa thực hiện được thường xun. Vai trị của tổ chức Đồn, nhất là ở các
địa bàn dân cư trong việc quản lý, giáo dục, cảm hóa cải tạo người phạm tội
và đối tượng mắc tệ nạn xã hội, nhất là giúp đỡ thanh niên sau cai nghiện đạt


13
hiệu quả thấp. Cơng tác vận động đồn viên, thanh niên tham gia phát hiện, tố
giác tội phạm và tệ nạn xã hội nhiều nơi chưa được chú trọng.
Trong thời gian tới, tình hình an ninh, trật tự xã hội tiếp tục đối mặt với
nhiều yếu tố phức tạp, nhiều khó khăn, thử thách. Tội phạm có xu hướng gia
tăng, nhất là loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngồi, tội
phạm lợi dụng cơng nghệ cao, tội phạm chống người thi hành công vụ, tội
phạm trong lứa tổi thanh niên vẫn chiếm tỷ lệ cao. Do đó cần tiếp tục phát
huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả, vai trị của Đồn TNCS Hồ Chí Minh nói
chung và Huyện đồn Ngân Sơn nói riêng.
2.2. NỘI DUNG
2.2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ngân Sơn
Ngân Sơn là huyện vùng cao nằm ở phía Bắc của Tỉnh Bắc Kạn có diện
tích tự nhiên là 64.587 ha, trong đó: đất nơng nghiệp chiếm 6,3%, đất lâm

nghiệp chiếm 70,6%. Dân số có 29.309 người (số liệu thống kê thời điểm
31/12/2014), gồm có 6 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống gồm: Tày, Nùng,
Kinh, Dao, Mông, Hoa. Huyện có 10 xã và 01 thị trấn, trong đó có 6 xã đặc
biệt khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp khơng đồng đều, đời sống của người
dân cịn gặp nhiều khó khăn; tỉ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ
thống y tế, giáo dục… còn nhiều bất cập. Song, được sự quan tâm của Tỉnh
uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và doanh nghiệp, Đảng bộ và
nhân dân các dân tộc trong huyện đã phát huy truyền thống cách mạng, tinh
thần đoàn kết, vượt qua khó khăn thách thức, nỗ lực phấn đấu đạt được
nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh
- quốc phịng, cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể.
Kinh tế phát triển với tốc độ khá, trên cơ sở phát huy có hiệu quả tiềm
năng, lợi thế của huyện; Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ nhằm khai thác tiềm
năng, thế mạnh của địa phương; tạo ra sản phẩm có giá trị cao, đem lại hiệu
quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Trên địa bàn hiện có 117 cơ sở
sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh


14
vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm nông, lâm nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm
2010) là 64,356 tỷ đồng, đạt 214,52% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề
ra. Bằng biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đầu tư thâm canh;
thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh cơ giới hố nơng
nghiệp; quan tâm đầu tư, duy tu các cơng trình thủy lợi nên cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực, đúng định hướng theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Giáo dục - đào tạo, văn hố, y tế có nhiều đổi mới tích cực, chất lượng,

hiệu quả tiếp tục được nâng lên; thực hiện tốt cơng tác chính sách xã hội; đời
sống các tầng lớp nhân dân tiếp tục được nâng cao.
Quân sự - quốc phòng địa phương hàng năm; an ninh chính trị, trật tự
an tồn xã hội được giữ vững, ổn định; công tác đối ngoại tiếp tục được mở
rộng và tăng cường, góp phần quan trọng vào ổn định chính trị và phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
Công tác xây dựng Đảng: được quan tâm chú trọng trên cả 3 mặt chính
trị, tư tưởng, tổ chức và đạt nhiều kết quả tích cực; bộ máy chính quyền cơ sở
tiếp tục được kiện toàn, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý điều hành từng
bước được nâng lên; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tích cực đổi
mới nội dung, phương thức, chất lượng hoạt động; khối đoàn kết các dân tộc
được củng cố vững chắc
2.2.1.2. Tình hình thanh niên huyện Ngân Sơn
Thanh niên tồn huyện tuổi từ 16 đến 30 có trên 9.000 thanh niên,
chiếm 33% dân số, chiếm khoảng 32,5% lực lượng lao động xã hội, có
khoảng 95% thanh niên là người dân tộc thiểu số, sống tập trung chủ yếu ở
khu vực nơng thơn. Hiện nay, tổng số đồn viên tồn huyện 2.303, số thanh
niên tham gia sinh hoạt trong tổ chức Hội LHTN Việt Nam là 5.300 hội viên.
Tỷ lệ tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tổ chức Đoàn, Hội đạt 42,5%;
Đại bộ phận thanh niên có quan điểm lập trường, tư tưởng vững vàng,
luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, có ý chí tự lực, tự cường,
vươn lên lập thân, lập nghiệp. Có tinh thần xung kích, tình nguyện, tương
thân, tương ái, sẵn sàng đảm nhận những việc khó, việc mới. Đây là nguồn nhân


15
lực quan trọng trong việc tham gia các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội,
quốc phịng an ninh của huyện. Tuy nhiên, thanh niên vẫn còn bộc lộ một số
hạn chế đó là: Trình độ học vấn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc
đổi mới; một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, có tư tưởng trông chờ, ỷ

lại, chưa muốn tham gia các hoạt động Đồn và hoạt động xã hội; chưa có
tầm nhìn và bản lĩnh phù hợp với yêu cầu của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH), vấn đề nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên nói
chung, thanh niên nơng thơn nói riêng cịn nhiều khó khăn. Tỷ lệ đào tạo nghề
cho thanh niên chưa cao dẫn đến thanh niên có thu nhập thấp. Một số thanh
niên ít hiểu biết về pháp luật, sống thực dụng, buông thả, vi phạm pháp luật
và mắc các tệ nạn xã hội…
2.2.2. Thực trạng vi phạm pháp luật trong thanh niên tại huyện
Ngân Sơn
2.2.2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật trong thanh niên
Những năm gần đây, cơ chế kinh tế thị trường với những mặt trái của
nó đã tác động khơng nhỏ dẫn đến tình trạng ngày càng gia tăng tội phạm
trong thanh niên, đặc biệt có cả người chưa thành niên. Theo thống kê của
Công an huyện, xu hướng thanh niên vi phạm pháp luật trong những năm gần
đây tăng rõ rệt, tập trung vào các nhóm tội: xâm phạm sở hữu, tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm và danh dự con người; gây rối an ninh trật tự, an ninh xã
hội, trộm cắp, ma túy… trong 2 năm 2014 – 2015, phạm pháp hình sự có 211
vụ với 256 đối tượng, trong đó do thanh niên gây ra là 150 vụ với 190 đối
tượng (trên 71%). Đến thời điểm này (Quý I năm 2016) tổng cộng có 170 em
vi phạm pháp luật và số thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật là 110 em.
Đặc biệt, thanh niên cũng là nhóm đối tượng vi phạm Luật Giao thông đường
bộ nhiều nhất và gây ra tai nạn giao thông chủ yếu là lứa tuổi thanh niên với
hơn 1.100 vụ trên tổng số 1.444 vụ. Tội phạm trong thanh niên vẫn tiếp tục có
chiều hướng gia tăng, nhất là các nhóm thanh niên tụ tập, ăn chơi, gây rối trật
tự công cộng, diễn ra rất phức tạp ở nhiều nơi.
Theo số liệu của Tòa án nhân dân huyện, phân tích hành vi phạm tội do
thanh niên thực hiện và bị xét xử: các tội xâm phạm an tồn, trật tự cơng cộng
và trật tự, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con



16
người cũng ở mức cao. Ở một số tội danh tính chất phạm tội do thanh niên
thực hiện rất nghiêm trọng và nguy hiểm đối với xã hội, như: buôn bán tàng
trữ trái phép chất ma túy, cướp giật tài sản công dân…Trong 5 năm (20112015) đã xét xử 78 vụ với 102 bị cáo là thanh niên (năm 2010 là 7 vụ, với 8 bị
cáo nhưng từ 2011-2015 tăng lên 69 vụ với 91 bị cáo, trung bình mỗi năm
tăng 6 vụ với 18 bị cáo). Tội phạm về ma túy tại địa bàn huyện diễn ra rất
phức tạp, nhiều thanh niên vừa là nạn nhân, vừa là tội phạm tổ chức sử dụng,
buôn bán vận chuyển ma túy trái phép. Số người nghiện ma túy trong toàn
huyện 5 năm (từ 2011- 2015) là 684 người, đến thời điểm này (4/2016) là 144
người (có hồ sơ quản lý) tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn trong xu thế tăng,
trong đó chủ yếu là thanh niên (chiếm 60,5% người có hồ sơ kiểm soát). Số
nghi nghiện là 220 người, trong đó thanh niên là 130 người.
2.2.2.2. Nguyên nhân thanh niên vi phạm pháp luật.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng phạm tội trong thanh niên,
nổi bật là bốn nhóm ngun nhân chính sau:
- Thứ nhất, về phía gia đình: Đa số nhân dân huyện Ngân Sơn là người
dân tộc thiểu số, lao động kiếm sống bằng nơng nghiệp, trình độ nhận thức
hạn chế, nên không dành thời gian để quan tâm, giáo dục con cái, buông lỏng
quản lý, không chú ý đến sự phát triển tâm sinh lý của con cái, nuông chiều,
không nghiêm khắc trong việc dạy bảo con em mình, hoặc khơng có phương
pháp dạy dỗ đúng đắn... Bên cạnh đó, một số trẻ em sống trong hồn cảnh mồ
cơi cha hoặc mẹ, cha mẹ ly hơn, cha mẹ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn…
dẫn đến sự thiếu hụt về mặt tình cảm, phát triển lệch lạc, làm cho các em cảm
thấy bị bỏ rơi, sẵn sàng bỏ nhà đi lang thang, do đó, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi
kéo, dụ dỗ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Thứ hai, về phía nhà trường: Công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp
hành pháp luật và quản lý học sinh trong nhà trường còn nhiều hạn chế; sự
phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa chặt chẽ, thường xuyên
trong việc quản lý, giáo dục, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các em có biểu hiện
vi phạm pháp luật;…

- Thứ ba, về mơi trường xã hội: Các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến
người phạm tội gồm: Môi trường xã hội không lành mạnh, nhiều ngành nghề


17
kinh doanh dịch vụ nhảy cảm phát triển, tác động của văn hóa phẩm đồi trụy,
phim ảnh bạo lực và tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm… Thiếu sót trong cơng
tác giáo dục văn hố, tư tưởng, tác động tiêu cực từ cơ chế thị trường, lối sống
thực dụng, hưởng thụ, ảnh hưởng đến sự phát triển về nhân cách, đạo đức của
các thanh niên. Ngồi ra, cơng tác tái hồ nhập cộng đồng đối với các em có
hành vi vi phạm pháp luật chưa được các ngành, các cấp quan tâm, các em
phải chịu định kiến, mặc cảm… từ đó, sinh ra tư tưởng tiêu cực, dễ có các
hành vi tái phạm.
- Thứ tư, về bản thân thanh niên: Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi,
đang có sự phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, đang có sự thay đổi
mạnh về tâm sinh lý, muốn khẳng định mình…và một bộ phận thanh niên
chưa làm chủ được bản thân nên dễ bị lơi kéo, kích động tham gia vào những
việc làm sai trái, vi phạm pháp luật; một số thanh niên bị ảnh hưởng tâm lý từ
các loại phim ảnh bạo lực, văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng Internet và ngoài
xã hội. Bản thân một số thanh niên lại thích đua địi, ăn chơi, thích hưởng thụ
nhưng gia đình lại khơng có điều kiện cung cấp, nên tự tìm cách kiếm tiền
thoả mãn các nhu cầu cá nhân.
Nói chung, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thanh niên vi phạm pháp
luật, trong đó nguyên nhân chính là do nhận thức của thanh niên về pháp luật
cịn hạn chế và do cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên còn
nhiều bất cập. Những kết quả nghiên cứu và điều tra xã hội học trong những
năm gần đây cho thấy sự hiểu biết về pháp luật của thanh niên còn hết sức
hạn chế; điều đó đã khiến cho một bộ phận khơng nhỏ thanh niên khơng biết
tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khơng tự giác chấp hành
pháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật. Một bộ phận thanh niên thiếu hiểu biết

về pháp luật, chưa nắm được những điều được làm, những điều khơng được
phép làm; cố tình vi phạm, thói quen tự do, khơng tự kiềm chế các thói quen
xấu, chưa lường hết được hậu quả nghiêm trọng do hành vi sai trái của mình
gây ra. Ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân; nếp sống và làm việc theo
pháp luật chưa hình thành…Một số trường hợp phạm tội cho rằng chỉ biết đó
là hành vi khơng tốt, khi Tịa án xử phải chịu hình phạt án thì mới biết tính
chất nguy hiểm về hành vi phạm tội của mình.


18
2.2.3. Thực trạng cơng tác phịng ngừa vi phạm pháp luật trong
thanh niên của tổ chức Đoàn trên địa bàn huyện Ngân Sơn
2.2.3.1. Khái quát chung về Huyện đoàn Ngân Sơn
a) Cơ cấu tổ chức bộ máy: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Ngân Sơn
trải qua XVII nhiệm kỳ. Ban chấp hành gồm 20 đồng chí. Độ tuổi bình qn
của Ban chấp hành: 29 tuổi
Ban Thường vụ gồm: 07 đồng chí (Trong đó 01 Bí thư, 01 Phó Bí thư
và 5 uỷ viên Ban Thường vụ). Cán bộ chuyên trách: 04 đ/c. Cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở: 16 đ/c. Về thành phần dân tộc: Tày: 12 đồng chí; các dân tộc khác 08
đồng chí. Giới tính: nam 15, nữ 05. Về trình độ chun mơn: 100% có trình độ
chun môn từ trung cấp trở lên: trên đại học: 01; Đại học: 16 ; Trung cấp: 03.
Trình độ lý luận: cao cấp 01; trung cấp 13.
b) Tổ chức cơ sở Đồn:
Hiện nay trên tồn huyện có 21 cơ sở đồn và chi đồn trực thuộc
Huyện đồn, trong đó có 13 đoàn cơ sở và 08 Chi đoàn trực thuộc với 2.303
đoàn viên trên tổng số hơn 9.000 người trong độ tuổi thanh niên. Trong đó
đồn viên khu vực thành thị là 250 (chiếm 11%), khu vực trường học là 520
(chiếm 22%), khu vực nông thôn là 1.233 (chiếm 54% ), đoàn viên là CC,VC
nhà nước, LLVT là 300 (chiếm 13%).
2.2.3.2. Thực trạng cơng tác phịng ngừa vi phạm pháp luật trong

thanh niên của tổ chức Đồn
a) Cơng tác chỉ đạo
Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 1383/KHLT về tăng cường phối hợp
phổ biển giáo dục pháp luật trong thanh niên theo tinh thần Nghị quyết liên
tịch số 04 của Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Tư pháp; Nghị
quyết 12/2010/NQLT-BGDĐT-TWĐTN ngày 28/3/2010 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh về tăng cường cơng tác
giáo dục tồn diện học sinh, sinh viên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội
trong nhà trường trong giai đoạn 2010 – 2015; Kế hoạch tiếp tục thực hiện
Nghị quyết liên tịch số 03 ngày 24/6/2010 của Bộ Cơng an với Trung ương
Đồn TNCS Hồ Chí Minh về “Phối hợp hành động phòng, chống ma túy
trong thanh thiếu niên giai đoạn 2016 – 2020”. Ban Chấp hành Huyện đoàn



×