Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đóng tàu sông cấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.85 KB, 100 trang )

1

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, đồ thị
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 01
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP........................................................................................ 03

1.1. Vốn trong hoạt động của doanh nghiệp ............................................... 03
1.1.1.Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp................................................. 03
1.1.2. Vốn trong hoạt động của doanh nghiệp........................................... 04
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp................................................................................... 14
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp......................................... 14
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp....... 15
1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường................................. 23
1.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp.................................................................................................... 24
1.3.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn......... 24
1.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.................................................................................... 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐĨNG TÀU SƠNG CẤM........................................................... 30



2

2.1. Khái quát về tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của
cơng ty cổ phần Đóng tàu Sơng Cấm.................................................... 30
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của công ty................................ 30
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.................... 32
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty................................ 35
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của cơng ty trong thời gần đây......... 38
2.1.5. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Đóng tàu Sơng Cấm
trong thời gian gầy đây.................................................................... 39
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Đóng tàu
Sơng Cấm.............................................................................................. 43
2.2.1. Thực trạng vốn và nguồn vốn của cơng ty cổ phần Đóng tàu
Sơng Cấm........................................................................................ 43
2.2.2. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định......... 48
2.2.3. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động....... 61
2.2.4. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng tổng vốn.............. 77
2.3. Những kết quả đạt được và một số tồn tại trong việc tổ chức, sử
dụng vốn tại cơng ty cổ phần Đóng tàu Sơng Cấm............................... 80
2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................... 80
2.3.2. Một số tồn tại................................................................................... 81
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐĨNG TÀU SƠNG CẤM.......................... 83
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới...... 83
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Đóng
tàu Sơng Cấm ....................................................................................... 84
3.2.1. Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý, có biện pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn bằng tiền ............................................................. 84

3.2.2. Tăng cường quản lý nợ phải thu đặc biệt lượng vốn ứng trước
cho khách hàng, hạn chế vốn bị chiếm dụng .................................. 86


3

3.2.3. Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho .................................... 86
3.2.4. Định hướng đầu tư TSCĐ phù hợp, phát huy tối đa cơng suất
máy móc, thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
87
3.2.5. Tăng cường cơng tác quản lý, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất
kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm ................................................. 89
3.2.6. Có biện pháp phịng ngừa rủi ro có thể xảy ra ................................ 91
3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp ................................... 92
3.3.1. Kiến nghị đối với công ty, đơn vị chủ quản của công ty................. 92
3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước............................................................ 92
KẾT LUẬN................................................................................................. 94
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng


Trang

2.1

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008
- 2011

40

2.2

Cơ cấu vốn và nguồn vốn năm 2011 của công ty CP Đóng tàu
Sơng Cấm

44

2.3

Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu của công ty năm 2011

46

2.4

Cơ cấu nguồn tài trợ vốn của công ty năm 2011

47

2.5


Cơ cấu VCĐ năm 2011 của cơng ty CP Đóng tàu Sơng Cấm

49

2.6

Tình hình biến động TSCĐ năm 2011 của cơng ty CP Đóng
tàu Sơng Cấm

52

2.7

Tình hình khấu hao và giá trị cịn lại của TSCĐ tính đến
31/12/2011

55

2.8

Hiệu quả sử dụng VCĐ của cơng ty CP Đóng tàu Sơng Cấm

59

2.9

Cơ cấu VLĐ năm 2011 của cơng ty CP Đóng tàu Sơng Cấm

62


2.10

Các hệ số thanh tốn của cơng ty trong năm 2011

64

2.11

Các khoản nợ khó địi của cơng ty đã trích lập dự phịng 100%

68

2.12

Hiệu quả quản lý các khoản phải thu của công ty năm 2010 2011

69

2.13

Tình hình vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của cơng ty
CP Đóng tàu Sơng Cấm năm 2011

71

2.14

Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty năm 2010-2011

74


2.15

Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2010 - 2011

76

2.16

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua hai năm 2010
- 2011

78


5

3.1

Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2012

83

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu sơ
đồ, đồ thị

Tên sơ đồ, đồ thị

Trang


2.1

Quy trình cơng nghệ đống tàu

34

2.2

Cơ cấu tổ chức của cơng ty cổ phần Đóng tàu Sơng
Cấm

36


6

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình (2002), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê.
2. Cơng ty cổ phần Đóng tàu Sơng Cấm (2008 -2010), Báo cáo tài chính kiểm
tốn, Hải Phịng.
3. Dương Hữu Hạnh (2008), Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb
Thống kê.
4. Học Viện tài chính (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài
chính.
5. Học Viện tài chính (2010), Kinh tế vi mơ, Nxb Tài chính.
6. Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính – Cơng ty cổ phần, Nxb Tài
chính.
7. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2008), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb
Thống kê.

8. www.vinashin.com.vn


7

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc
lập của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM THỊ MINH THUẦN


8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VLĐ

Vốn lưu động

TSLĐ

Tài sản lưu động

VCĐ

Vốn cố định


TSCĐ

Tài sản cố định

VKD

Vốn kinh doanh

CP

Cổ phần


9

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vốn luôn được coi là một nhân tố hết sức quan trọng trong mọi quá
trình sản xuất kinh doanh, là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn
ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho
hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các
hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được. Do
vậy, để đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình
thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động và sử dụng vốn
một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay, trước xu thế hội nhập và tồn cầu hố nền kinh tế sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp, nhất là giữa các doanh nghiệp trong nước và các
doanh nghiệp nước ngoài là hết sức mãnh liệt. Đồng thời ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới, việc huy động vốn để duy trì hoạt động của các

doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng và trên tồn thế giới nói chung gặp rất
nhiều khó khăn. Vì thế, để có thể cạnh tranh, tồn tại trên thị trường thì việc sử
dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả đóng vai trị sống cịn đối với mỗi doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại cơng ty cổ
phần Đóng tàu Sơng Cấm” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Làm sáng tỏ luận cứ khoa học về hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt
động của doanh nghiệp để góp phần hồn thiện những vấn đề lý luận cơ bản;


10

- Phân tích thực trạng tình hình tổ chức, sử dụng và đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn tại công ty cổ phần Đóng tàu Sơng Cấm để chỉ ra những kết quả
đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của nó, làm cơ sở cho việc đề xuất
các giải pháp;
- Đưa ra các giải pháp chủ yếu ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn tại công ty cổ phần Đóng tàu Sơng Cấm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực trạng tổ chức và
hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Vốn và hiệu quả sử dụng tại doanh nghiệp;
+ Đánh giá tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn của
cơng ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm năm 2010 - 2011.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tại Cơng ty cổ phần Đóng tàu Sơng Cấm trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử trong nghiên cứu khoa học kinh tế;
- Phương pháp thu thập, so sánh, phân tích và tổng hợp.
5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận
văn gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại cơng ty cổ phần Đóng tàu
Sơng Cấm.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại cơng ty cổ
phần Đóng tàu Sơng Cấm.


11

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn trong hoạt động của doanh nghiệp
1.1.1 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp năm 2005 có quy định: “ Doanh nghiệp là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản , có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh”.
Thực tế phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới và Việt Nam cho
thấy rằng: đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp muốn sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả thì đều phải giải quyết được ba vấn đề kinh tế cơ bản là:
- Sản xuất kinh doanh cái gì ?
- Sản xuất, kinh doanh như thế nào?
- Sản xuất, kinh doanh cho ai ?
Quyết định sản xuất, kinh doanh cái gì địi hỏi doanh nghiệp phải tiến

hành nghiên cứu thị trường. Nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ
rất phong phú, đa dạng và ngày một tăng về số lượng cũng như chất lượng.
Nhưng thực tế nhu cầu có khả năng thanh toán lại thấp hơn, cho nên muốn
thoả mãn nhu cầu lớn trong khi khả năng thanh tốn có hạn, người tiêu dùng
phải lựa chọn từng loại nhu cầu có lợi nhất cho họ ở từng thời điểm nhất định.
Tổng nhu cầu có khả năng thanh tốn của xã hội chính là căn cứ để các nhà
kinh doanh quyết định việc đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của mình.
Mặt khác, do sự giới hạn của của khả năng sản xuất nên khi doanh
nghiệp đưa ra một quyết định đầu tư nào đó thì ln phải chịu một chi phí cơ


12

hội nhất định. Nghĩa là khi doanh nghiệp quyết định sản xuất, kinh doanh một
loại sản phẩm, dịch vụ nào đó thì sẽ có một sản phẩm, dịch vụ khác bị bỏ qua.
Việc lựa chọn, xác định được sản phẩm, dịch vụ để sản xuất, kinh doanh phù
hợp với nhu cầu của thị trường và năng lực của doanh nghiệp sẽ giúp doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả, ngược lại nếu xác định sai thì hậu quả mà doanh
nghiệp phải gánh chịu sẽ là rất lớn.
Sản xuất, kinh doanh như thế nào? Quyết định sản xuất như thế nào
nghĩa là do ai thực hiện và những nguồn lực, hình thức công nghệ và phương
pháp sản xuất kinh doanh nào sẽ được sử dụng. Sau khi đã lựa chọn được sản
xuất, kinh doanh cái gì, doanh nghiệp phải xem xét và lựa việc sản xuất, kinh
doanh hàng hố, dịch vụ đó như thế nào để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị
trường, với chi phí ít nhất, giành thắng lợi trong cạnh tranh nhằm thu được lợi
nhuận cao nhất.
Sản xuất cho ai? Quyết định sản xuất cho ai đòi hỏi phải xác định rõ ai
sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hoá, dịch vụ. Thị trường quyết định
giá cả của các yếu tố sản xuất do đó cũng quyết định thu nhập của các hàng
hoá, dịch vụ. Thu nhập của cá nhân hay tập thể phụ thuộc vào quyền sở hữu và

giá trị của các yếu tố sản xuất, phụ thuộc vào lượng hàng hoá, dịch vụ và giá
cả của chúng. Về nguyên tắc thì cần đảm bảo cho mọi người lao động được
hưởng và được lợi từ những hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đã tiêu thụ
căn cứ vào những cống hiến của họ đối với q trình sản xuất, kinh doanh
hàng hố dịch vụ ấy.
1.1.2 Vốn trong hoạt động của doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn
Trong cơ chế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp đều nhằm mục
tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Bất kì một doanh nghiệp nào


13

muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có một lượng vốn tiền
tệ nhất định. Doanh nghiệp sử dụng lượng vốn tiền tệ này để mua sắm các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất như: sức lao động, đối tượng lao động và tư
liệu lao động; kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra đầu ra là các sản phẩm hàng hoá,
hoặc dịch vụ có ích và tiêu thụ hàng hố để thu lợi nhuận. Lượng vốn tiền tệ
ứng ra đó được gọi là vốn của doanh nghiệp. Vốn không chỉ là điều kiện tiên
quyết và sống còn đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó cịn là một trong
những yếu tố giữ vai trị quyết định trong q trình hoạt động và phát triển
của doanh nghiệp hiện nay. Do đó, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn
về vốn và vai trị của nó đối với q trình sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp.
Về mặt khái niệm, vốn có thể được hiểu như sau: “ Vốn của doanh
nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được huy động, sử dụng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”.
Vốn có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, vốn được biểu hiện bằng một lượng tài sản có thực
Đây là đặc trưng rất cơ bản của vốn kinh doanh - vốn là một lượng tiền

tệ đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định, một tài sản có thực. Nói cách
khác, vốn là biểu hiện bằng giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp.
Thứ hai, vốn phải được tích tụ, tập trung thành một lượng nhất định, đủ
sức đầu tư vào một phương án kinh doanh
Rõ ràng, việc huy động vốn của doanh nghiệp cần đạt tới một giới hạn
nhất định nào đó thì mới đủ sức phát huy tác dụng, cũng như đáp ứng được
yêu cần của phương án đầu tư. Do đó để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp không chỉ khai thác các tiềm năng về vốn mà cịn phải tìm mọi
cách để thu hút vốn.


14

Thứ ba, vốn phải vận động sinh lời
Đặc trưng này của vốn xuất phát từ nguyên tắc: tiền tệ chỉ được coi là
vốn khi chúng được đưa vào sản xuất kinh doanh, chúng vận động biến đổi
hình thái biểu hiện nhưng điểm khởi đầu và điểm kết thúc của vòng tuần hoàn
phải là tiền, lượng tiền thu về phải lớn hơn lượng tiền bỏ ra - tức là kinh
doanh phải có lãi.
Thứ tư, vốn có giá trị về mặt thời gian
Điều này có nghĩa là một đồng vốn ở thời điểm này có giá trị khác với
giá trị của một đồng vốn ở thời điểm khác. Nguyên nhân của điều này là do
các nhân tố như: giá cả thị trường, lạm phát, khủng hoảng… Do đó, việc huy
động và sử dụng vốn kịp thời là hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của một doanh nghiệp.
Thứ năm, vốn gắn liền với chủ sở hữu
Trong nền kinh tế thị trường, vốn luôn phải gắn liền với chủ sở hữu.
Đồng vốn vô chủ sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn lăng phí, kém hiệu quả. Ngược
lại, những đồng vốn gắn liền với chủ sở hữu, gắn với lợi ích hợp pháp của chủ
sở hữu thì được sử dụng đúng mục đích, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả và sinh

lời.
Thứ sáu, vốn được coi như một loại hàng hố đặc biệt
Những người có vốn nhàn rỗi sẽ đưa vốn vào thị trường, cịn những
người cần vốn sẽ tìm đến nguồn vốn đó để mua “Quyền sử dụng vốn” và trả
cho người bán một lượng tiền tệ nhất định đuợc gọi là “chi phí sử dụng vốn”.
Như vậy, khác với các hàng óa thơng thường , vốn khi “ bán ra” sẽ không bị
mất đi quyền sở hữu mà chỉ mất đi quyền sử dụng, người mua được quyền sử
dụng vốn trong một thời gian nhất định. Đây là đặc trưng quan trọng giúp cho


15

các doanh nghiệp có phương thức huy động vốn linh hoạt trong nền kinh tế
thị trường.
Thứ bảy, vốn bao gồm cả giá trị của tài sản vơ hình
Giá trị thực của một doanh nghiệp không chỉ là phép cộng giản đơn số
vốn cố định và vốn lưu động hiện có, mà cịn tính đến giá trị của một số tài
sản có khả năng sinh lời như: vị trí địa lý, uy tín, thương hiệu, cơng nghệ sản
xuất, bằng phát minh sáng chế. Chúng được gọi là tài sản vơ hình của doanh
nghiệp.
1.1.2.2 Phân loại vốn
Có rất nhiều tiêu thức để phân loại vốn kinh doanh nhưng để thuận lợi
cho quá trình quản lý và sử dụng vốn, người ta căn cứ vào đặc điểm chu
chuyển của vốn khi tham gia vào q trình sản xuất kinh doanh. Theo đó, vốn
được chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.
1.1.2.2.1 Vốn cố định (VCĐ)
Trong nền kinh tế thị trường, để có được các tài sản cố định (TSCĐ)
cần thiết cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đầu tư ứng ra một
lượng vốn tiền tệ nhất định. Số vốn mà doanh nghiệp ứng ra hình thành
TSCĐ được gọi là VCĐ của doanh nghiệp .

“VCĐ của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về
TSCĐ. Đặc điểm của nó là luân chuyển giá trị dần dần từng phần trong
nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản
xuất được TSCĐ về mặt giá trị”
Như vậy VCĐ và TSCĐ có mối quan hệ mật thiết với nhau. VCĐ là
biểu hiện về mặt giá trị của TSCĐ, còn TSCĐ là biểu hiện về mặt vật chất của
VCĐ. Do đó, chúng khơng thể tách rời nhau mà nằm trong một thể thống nhất


16

chi phối lẫn nhau: quy mô VCĐ sẽ quyết định quy mô TSCĐ; ngược lại đặc
điểm TSCĐ lại chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ.
* Đặc điểm luân chuyển VCĐ
Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô
của VCĐ nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mơ TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến
trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Song ngược lại, những đặc diểm kinh tế của TSCĐ trong q trình sử
dụng lại có những ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu
chuyển của VCĐ. Có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của VCĐ
trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau:
Thứ nhất, VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Điều
này do đặc điểm của TSCĐ là thời gian sử dụng lâu dài và tham gia vào nhiều
chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, VCĐ luân chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm
trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia cào quá trình sản xuất,
một bộ phận VCĐ được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm
(dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của
TSCĐ.
Thứ ba, Sau nhiều chu kỳ sản xuất, VCĐ mới hoàn thành một vòng chu

chuyển. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được chu chuyển vào giá trị sản
phẩm dần dần tăng lên song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại giảm
xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển
dịch hết vào giá trị sản phẩm thì VCĐ mới hồn thành một vịng chu chuyển.
* Phân loại VCĐ
VCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ của doanh nghiệp. TSCĐ trong
các doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm khác
nhau về tính chất kỹ thuật, cơng dụng và thời gian sử dụng. Vì vậy để quản lý


17

tốt TSCĐ cũng như quản lý tốt VCĐ, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân
loại TSCĐ:
◊ Dựa vào hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế, TSCĐ của DN
được chia thành 2 loại:
- TSCĐ hữu hình
- TSCĐ vơ hình
◊ Dựa vào mục đích sử dụng, TSCĐ được chia thành:
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phịng
◊ Dựa vào tình hình sử dụng, TSCĐ được chia thành:
- TSCĐ đang dùng
- TSCĐ chưa dùng
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý
Mỗi cách phân loại trên cho phép xem xét, đánh giá kết cấu TSCĐ của
DN theo các tiêu thức khác nhau. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc phân loại
TSCĐ là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kết cấu TSCĐ
hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng và vốn kinh doanh nói
chung.

1.1.2.2.2 Vốn lưu động (VLĐ)
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh TSCĐ doanh
nghiệp còn phải có một lượng tài sản lưu động (TSLĐ) nhất định. Để hình
thành nên các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng trước một số vốn tiền tệ nhất
định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là VLĐ của doanh
nghiệp.


18

“VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các
TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được
thực hiện thường xuyên, liên tục. VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay
trong một lần và thu hồi tồn bộ, hồn thành một vịng luân chuyển khi
kết thúc một chu kỳ kinh doanh”
VLĐ có hình thức biểu hiện là các TSLĐ. TSLĐ của doanh nghiệp
được chia thành hai loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
+ TSLĐ sản xuất: bao gồm những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá
trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu… và những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm…
+ TSLĐ lưu thơng: là những TSLĐ nằm trong q trình lưu thơng của
doanh nghiệp như thành phẩm nằm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán…
* Đặc điểm luân chuyển của VLĐ
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi
các đặc điểm của TSLĐ nên VLĐ của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, VLĐ trong q trình chu chuyển ln thay đổi hình thái biểu
hiện. Đối với doanh nghiệp sản xuất, hình thái biểu hiện của VLĐ là tiền - vật
tư dự trữ, sản phẩm dở dang - thành phẩm hàng hố - tiền. Đối với doanh

nghiệp thương mại, VLĐ có hình thái biểu hiện là tiền - hàng - tiền. Doanh
nghiệp cần nắm rõ các hình thái biểu hiện này để có biện pháp quản lý VLĐ .
Thứ hai, VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn
lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa
VLĐ và VCĐ.


19

Thứ ba, VLĐ hồn thành một vịng tuần hồn sau một chu kỳ kinh
doanh. Đặc điểm này cho thấy kết thúc một chu kỳ kinh doanh cũng là lúc
VLĐ trở lại hình thái tiền tệ ban đầu.
* Phân loại VLĐ
Để thuận lợi cho việc quản lý VLĐ, người ta tiến hành phân loại VLĐ
theo các cách sau:
◊ Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: phần VLĐ này không được thể
hiện dưới một lượng vật chất cụ thể mà chỉ biểu hiện dưới dạng nguồn lực.
Đây là phần VLĐ có tính thanh khoản cao mà doanh nghiệp cần có trong q
trình hoạt động kinh doanh.
- Vốn về hàng tồn kho: được biểu hiện dưới hình thái vật chất cụ thể,
bao gồm: vốn vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Đây là
bộ phận VLĐ có tính thanh khoản khơng cao do đó các doanh nghiệp cần có
kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý.
◊ Dựa vào vai trị của VLĐ đối với q trình sản xuất kinh doanh:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất, bao gồm: vốn nguyên, vật liệu
chính; vốn vật liệu phụ; vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế; vốn vật đóng
gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ.
- VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất, bao gồm: vốn sản phẩm đang chế
tạo; vốn về chi phí trả trước.

- VLĐ trong khâu lưu thơng, bao gồm: vốn thành phẩm; vốn bằng tiền;
vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay
ngắn hạn…


20

Mỗi cách phân loại trên đều đạt được yêu cầu nhất định trong công tác
quản lý và sử dụng VLĐ. Nó giúp doanh nghiệp xác định đúng trọng điểm và
biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng doanh nghiệp.
Tóm lại, từ đặc điểm của VCĐ và VLĐ địi hỏi cơng tác quản lý vốn
của doanh nghiệp phải được quan tâm. Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử
dụng VCĐ thì cần phải quản lý VCĐ trên cả hai mặt hình thái hiện vật và giá
trị. Muốn quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, doanh nghiệp phải
quản lý trên tất cả các biểu hiện của nó.
1.1.2.3 Nguồn hình thành vốn
Để bảo tồn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì
doanh nghiệp cần nắm rõ nguồn hình thành vốn từ đó có phương án huy
động, biện pháp quản lý sử dụng thích hợp đem lại hiệu quả cao. Dựa vào
từng tiêu thức nhất định mà nguồn vốn của doanh nghiệp được chi thành các
loại khác nhau:
 Căn cứ vào quan hệ sở hữu về vốn
Theo tiêu thức này, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ
hai nguồn: Nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả.
- Nguồn vốn chủ sở hữu là bộ phận vốn thuộc quyền sở hữu của chủ
doanh nghiệp, bao gồm vốn góp ban đầu và vốn được bổ sung từ kết quả kinh
doanh hàng năm, các quỹ, nguồn vốn liên doanh, liên kết, vốn tài trợ của Nhà
nước…
- Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong q trình sản xuất kinh

doanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán lãi và nợ gốc đúng thời hạn



×