Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Đề tài nghiên cứu xây dựng văn hoá kinh doanh du lịch cho doanh nghiệp morri restaurant

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.3 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN DU LỊCH

TIỂU LUẬN
Học phần: Văn hóa du lịch
(học kì 1 nhóm 1 năm học 2022 – 2023)

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VĂN HOÁ KINH
DOANH DU LỊCH CHO DOANH NGHIỆP MORRI
RESTAURANT

Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Cẩm Phượng
Nhóm sinh viên thực hiện: Đơng Minh Ánh – A37522
Phùng Mỹ Ngọc - A38314
Đặng Phương Linh - A38174
Hà Nội, 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN DU LỊCH

TIỂU LUẬN
Học phần: Văn hóa du lịch
(học kì 1 nhóm 1 năm học 2022 – 2023)

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VĂN HOÁ KINH
DOANH DU LỊCH CHO DOANH NGHIỆP MORRI
RESTAURANT

Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Cẩm Phượng
Nhóm sinh viên thực hiện: Đơng Minh Ánh – A37522


Phùng Mỹ Ngọc - A38314
Đặng Phương Linh - A38174

Hà Nội,


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH DU LỊCH.5
1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................5
1.1.1. Văn hóa..............................................................................................5
1.1.2. Kinh doanh........................................................................................6
1.1.3. Du lịch................................................................................................7
1.1.4. Văn hố kinh doanh du lịch.............................................................9
1.2. Các nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanh du lịch..........................10
1.2.1. Triết lý kinh doanh.........................................................................10
1.2.2. Đạo đức kinh doanh.......................................................................10
1.2.3. Văn hoá doanh nhân......................................................................11
1.2.4. Văn hoá doanh nghiệp....................................................................11
1.2.5. Văn hoá cư xử trong doanh nghiệp...............................................12
1.3. Các đặc trưng của văn hoá kinh doanh du lịch.................................13
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh du lịch...............17
1.4.1. Nền văn hố xã hội.........................................................................17
1.4.2. Thể chế chính sách..........................................................................17
1.4.3. Sự khác biệt và giao lưu văn hố..................................................18
1.4.4. Q trình tồn cầu hoá..................................................................18
1.4.5. Khách hàng.....................................................................................19
1.4.6. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp....................................................19
1.5. Vai trị của văn hố kinh doanh du lịch..............................................20
TIỂU KẾT CHƯƠNG I....................................................................................21

1


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP.............................................................................................................22
2.1. Khái quát về doanh nghiệp..................................................................22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..............................................22
2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh................................................................24
2.1.3. Vốn điều lệ kinh doanh..................................................................25
2.2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................27
2.3. Đặc trưng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp.............................28
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp
30
2.4.1

Các yếu tố bên ngồi.......................................................................30

2.4.2

Các yếu tố bên trong.......................................................................31

2.5. Phân tích SWOT về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Morri
Restaurant.......................................................................................................33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...................................................................................35
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VĂN HOÁ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP........................................................36
3.1. Đảm bảo truyền đạt giá trị cốt lõi và mục tiêu của doanh nghiệp
Morri Restaurant...........................................................................................36
3.2. Tạo ra khung tiêu chí cần đạt cho nhân viên làm việc tại Morri
Restaurant.......................................................................................................36

3.3. Công nhận, khen thưởng nhân viên làm việc tại Morri Restaurant.
37
3.4. Tổ chức các hoạt động teambuilding..................................................37
3.5. Đào tạo nội bộ giúp thúc đẩy sự phát triển của nhân viên làm việc
tại Morri Restaurant......................................................................................37
2


3.6. Tăng cường tính kỷ luật kỷ cương trong tổ chức..............................38
TIỂU KẾT CHƯƠNG III.................................................................................38
KẾT LUẬN........................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................40

3


LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống của con người ngày càng phát triển nên nhu cầu ngày một cao,
chính vì vậy mà ẩm thực cũng cần được hoàn thiện hơn. Khách hàng khơng chỉ
quan tâm đến việc thức ăn ngon mà cịn phải đảm bảo các yếu tố khác như: đảm
bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, lợi ích cho sức khỏe, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Có thể nói rằng F&B là ngành “hái ra tiền” bởi tốc độ phát triển và tỷ suất lợi
nhuận mà ngành này mang lại. F&B đang trở thành xu hướng kinh doanh hàng
đầu. Dễ thấy, tiềm năng kinh doanh ngành F&B tại Việt Nam là vô cùng to lớn.
Dẫn chứng rõ ràng nhất là ngày càng có nhiều nhà hàng, quán ăn được mở ra,
đáp ứng nhu cầu ăn uống lớn của khách hàng.
Xu thế tồn cầu hố nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng
cao đã đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những thời cơ mới - trong đó
có doanh nghiệp Morri Restaurant, đồng thời nhiều thách thức mới nảy sinh mà
các doanh nghiệp phải đối mặt. Khách hàng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để có

thể yên về chất lượng của thức ăn, đồ uống mà mình sử dụng. Đây chắc chắn là
một thị trường mà Morri hướng tới và phát triển. Một yếu tố vô cùng quan trọng
góp phần đảm bảo sự thành cơng trong quản lý và giúp cho doanh nghiệp Morri
tiếp cận được thương trường quốc tế phải kể đến đó là văn hoá kinh doanh du
lịch .
Đối với Morri Restaurant - một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ ăn
uống đã nắm bắt được điều đó .Văn hố kinh doanh du lịch có vị trí và vai trị
rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp bởi khi khách hàng sử dụng
dịch vụ doanh nghiệp là lúc chúng tôi được thể hiện hết mình tiềm lực và vai trị
cung cấp những thứ khách hàng cần, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tối đa
nhất. Để đi sâu hơn nữa, hiểu rõ hơn văn hóa kinh doanh du lịch của doanh
nghiệp Morri Restaurant, hãy cùng tơi tìm hiểu chi tiết thơng qua ba chương như
sau:
 Chương I: Cơ sở lý luận về văn hoá kinh doanh du lịch
 Chương II: Thực trạng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp
4


 Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hoá kinh doanh
của doanh nghiệp
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH DU LỊCH
1.1.

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
- Về mặt thuật ngữ khoa học
Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa gốc là gieo

trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus
Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con
người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động dành
cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần".
- Theo UNESCO
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và
trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ
thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính
riêng của mỗi dân tộc.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
- Theo Wiki
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn
hóa bao gồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngơn ngữ,
5


tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương
tiện…
- Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản
Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra
một loạt quan niệm về văn hóa:
 Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong q trình lịch sử.
 Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sng1 tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn,trong sự tương tác giữa con người với mơi trường tự nhiên xã

hội.
 Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu
đời sống tinh thần (nói tổng quát);
 Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);
 Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn
minh;
 Văn hóa cịn là cum từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch
sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có
những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hịa Bình, Văn hóa Đơng
Sơn
- Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa
Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo xuất bản năm 1998
Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong
lịch sử.
1.1.2. Kinh doanh
Kinh doanh (Business) là hoạt động đầu tư, mua bán, sản xuất, cung ứng
dịch vụ cho các chủ thể kinh doanh tiến hành độc lập, thường nhằm mục đích
tạo ra lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh thường thông qua các thể chế kinh
6


doanh như tập đồn, cơng ty hoặc cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá
nhân như buôn bán, sản xuất quy mơ nhỏ kiểu hộ gia đình.
Theo từ điển tiếng Việt, “kinh doanh” được hiểu là “tổ chức sản xuất buôn
bán sao cho sinh lời”. Với nghĩa phổ thơng này từ “ kinh doanh” khơng những
có nghĩa là “bn bán” mà cịn bao hàm cả nghĩa “tổ chức việc kinh doanh”.
Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm đạt được mục
đích, đạt được lợi nhuận thông qua một loạt các hoạt động kinh doanh như quản
trị, tiếp thị, tài chính, kế tốn, sản xuất.
Kinh doanh là một trong những hoạt động cơ bản của con người, xuất hiện

cùng với hàng hóa và thị thường.
Kinh doanh tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng sau đó
đem bán trên thị trường và mang về lợi nhuận . Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để
đánh giá các hoạt động kinh doanh như: doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận ròng,

Nhiều nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ “commerce” (thương mại/kinh
doanh) dùng để chỉ một cách tổng thể các hoạt động sản xuất, mua bán dịch vụ,
hàng hóa và có sự khác nhau với thuật ngữ “trade” dùng đề chỉ riêng các hoạt
động mua bán hàng hóa thuần túy.
1.1.3. Du lịch
Khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và
từ nhiều góc độ khác nhau. Do hồn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên
cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau.
- Theo Guer Freuler
“Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại
chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi
của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ
đẹp thiên nhiên”.
7


- Kaspar cho rằng:
“Du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tất cả
những gì có liên quan đến sự di chuyển đó.

- Theo quan điểm của Hienziker và Kraff
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở
và nơi làm việc thường xuyên của họ”. (Về sau định nghĩa này được hiệp hội
các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận).

- Theo các nhà kinh tế:
Du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt
với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara– Edmod đưa ra định nghĩa: “Du
lịch là tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó khơng chỉ về phương diện
khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chi ra và của những
khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp
cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
- Theo Luật Du lịch (2005) tại khoản 01, Điều 4 chương I giải thích từ
ngữ:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi
nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
- Theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động du
lịch:
 Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở
ngồi nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hồ bình, hữu nghị,
8


tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh
thần khác.
 Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều
kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của
người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.
 Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về
hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du
lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách
du lịch trong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của
địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho dân địa phương.

 Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội
mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để
tìm hiểu nền văn hố, phong cách của những người ngồi địa phương
mình, vừa là cơ hội để tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu
nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại
như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn, chốn ở,…
- Du lịch có thể được hiểu là:

 Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngồi nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng
cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc khơng kèm theo
việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ
sở chuyên cung ứng.
 Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh
rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức
khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
1.1.4. Văn hoá kinh doanh du lịch

9


Theo nghĩa rộng, văn hóa kinh doanh du lịch (business travel culture) là
toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh du lịch
sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa
chủ thể kinh doanh với mơi trường kinh doanh.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa kinh doanh du lịch là một hệ thống các giá trị,
các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh du lịch tạo ra
trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội,
tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực.

Như vậy, văn hóa kinh doanh du lịch là tồn bộ các giá trị văn hóa được
chủ thể kinh doanh vận dụng và tạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản
sắc văn kinh doanh của chủ thể đó.
1.2.

Các nhân tố cấu thành văn hố kinh doanh du lịch

1.2.1. Triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc và niềm tin mà doanh nghiệp
ln hướng đến trong suốt q trình phát triển. Là những tư tưởng mà chủ doanh
nghiệp hình thành để định hướng tư duy và hành động cho toàn bộ nhân viên
trong cơng ty.
Triết lí kinh doanh là hệ thống pháp lí và đạo lí tạo nên phong thái và nét
đặc thù của chủ thể kinh doanh cũng như phương thức phát triển bền vững.
Là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra quyết định quản lí có tính chiến lược
quan trọng trong các tình huống mà phân tích lỗ lãi không thể giải quyết được.
Là phương tiện để giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động
kinh doanh
Doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý hành
động đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài và mục đích phấn đấu chung
cho tổ chức.

1


Hệ thống các giá trị và triết lý này cũng phải phù hợp với mong muốn và
chuẩn mực hành vi của các đối tượng hữu quan.
Hình thức thể hiện: một cuốn sách, một bài hát, một câu khẩu hiệu, …
1.2.2. Đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh (Tiếng Anh: Business Ethic) là nghiên cứu về cách

một doanh nghiệp nên hành động khi đối mặt với những tình huống khó xử về
đạo đức và các tình huống gây tranh cãi. Điều này có thể bao gồm một số tình
huống khác nhau như: cách quản lý doanh nghiệp, cách giao dịch cổ phiếu, vai
trò của doanh nghiệp trong các vấn đề xã hội...
Hay nói cách khác, đạo đức kinh doanh là tập hợp các quy tắc đạo đức,
chuẩn mực chung hoặc những luật lệ có tác dụng chỉ dẫn, điều chỉnh và chi phối
cách thức hoạt động của doanh nghiệp, cách ra quyết định kinh doanh và cách
đối xử của mọi người.
Hiểu một cách đơn giản hơn, đạo đức kinh doanh là tồn bộ quy tắc, chuẩn
mực, luật lệ có vai trị điều chỉnh, chi phối, chỉ dẫn cách hoạt động, đưa ra quyết
định của công ty. Đạo đức kinh doanh bao gồm các loại như: Trách nhiệm cá
nhân, trách nhiệm doanh nghiệp, trung thành, tôn trọng, tin cậy, công bằng,
trách nhiệm với xã hội-mơi trường.
1.2.3. Văn hố doanh nhân
Văn hóa doanh nhân là:
- Một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của
doanh nhân trong q trình lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp
- Văn hóa của người làm nghề kinh doanh, là văn hóa để làm người lãnh
đạo doanh nghiệp
- Văn hóa của người đứng đầu doanh nhân, văn hóa của "thuyền trưởng"
con thuyền doanh nhân
- Chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ bốn yếu tố Tâm, Tài, Trí, Đức
1


Doanh nhân quyết định cơ cấu tổ chức, công nghệ kinh doanh, sáng tạo ra
biểu tượng ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ, huyền thoại… Do vậy, trong
quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh, văn hóa doanh nhân sẽ phản chiếu
lên văn hóa kinh doanh.
1.2.4. Văn hố doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người
trong doanh nghiệp cùng cơng nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói
quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần
quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.
Những thành phần của văn hóa doanh nghiệp gồm 4 phần chính : tầm nhìn,
sứ mệnh và giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh. Biểu hiện của văn hóa doanh
nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố chính:
- Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty,
tập san nội bộ, các hoạt động,…
- Vơ hình: Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người
trong tổ chức.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về khái niệm văn hóa doanh
nghiệp, có một vài cách định nghĩa khác như :
- “Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ
chức khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.).
- “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn
nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường
trong thời gian dài”. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.).
- “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ
biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. (Williams, A., Dobson, P.
& Walters, M.).

1


Nhìn chung, mọi định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp đều được giải thích
thơng qua giá trị chung của doanh nghiệp, thường là những giá trị vơ hình được
đúc kết qua nhiều năm và là cái quan trọng nhất của doanh nghiệp.
1.2.5. Văn hố cư xử trong doanh nghiệp
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp được định nghĩa là những mối quan hệ

ứng xử giữa các cấp trong cùng một tổ chức kinh doanh.
Đây là cách thức giao tiếp và đối xử giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân
viên đồng cấp với nhau và giữa con người với công việc.
Văn hóa ứng xử được xây dựng dựa trên văn hóa nội bộ doanh nghiệp và
văn hóa ứng xử của cộng đồng.
Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm
riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Sự phát triển của doanh
nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ
doanh nghiệp. Chỉ khi đó doanh nghiệp mới có phát triển bền vững.
1.3.

Các đặc trưng của văn hố kinh doanh du lịch
Văn hóa kinh doanh du lịch là văn hóa của một lĩnh vực đặc thù trong xã

hội, là một bộ phận trong nền văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội. Vì vậy nó cũng
mang những đặc điểm chung của văn hóa như:
- Tính tập quán:
Hệ thống các giá trị của văn hóa kinh doanh du lịch sẽ quy định những
hành vi chấp nhận hay không được chấp nhận trong một hoạt động hay mơi
trường kinh doanh cụ thể.
Có những tập qn kinh doanh đẹp tồn tại như một sự khẳng định những
nét độc đáo như tập quán chăm lo đến đời sống riêng tư của người lao động
trong các doanh nghiệp Nhật Bản, tập quán cung cấp các dịch vụ sau bán hàng
cho khách hàng của các doanh nghiệp hiện tại. Tuy nhiên, cũng có những tập
1


qn khơng dễ gì cảm thơng ngay như tập qn đàm phán hay ký kết hợp đồng
trên bàn tiệc của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Tính cộng đồng:

Kinh doanh bao gồm một hệ thống các hoạt động có tính chất đặc trưng với
mục đích là lợi nhuận của chủ và các nhu cầu được đáp ứng của khách, kinh
doanh khơng thể tồn tại đó chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác
động qua lại và củng cố của mọi thành viên tham gia trong quá trình hoạt động.
Do đó, văn hố kinh doanh du lịch - thuộc tính vốn có của kinh doanh - sẽ là sự
quy ước chừng cho các thành viên trong cộng đồng kinh doanh.
Văn hoá kinh doanh du lịch bảo gồm những giá trị, những lề thói, những
tập tục… mà các thành viên trong cộng đồng cùng tuân theo một cách tự nhiên,
không cần phải ép buộc. Nếu một người làm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc
xa lánh tuy dành xét về mặt pháp lý những việc làm đó khơng trái pháp luật.
- Tính dân tộc:
Tính dân tộc là một đặc trưng tất yếu của văn hoá kinh doanh du lịch, vì
bản thân văn hố kinh doanh du lịch là một tiểu văn hoá nằm trong văn hoá dân
tộc và mỗi chủ thể kinh doanh du lịch đều thuộc về một dân tộc cụ thể với một
phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hoá của văn hoá dân tộc. Khi các giá trị
văn hoá dân tộc được thẩm thấu vào tất cả các hoạt động kinh doanh du lịch sẽ
tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của những người làm kinh doanh du
lịch trong cùng một dân tộc.
Ví dụ do ảnh hưởng của sự đề cao thứ bậc trong xã hội, nên trong giao tiếp
kinh doanh du lịch ở Việt Nam thường bị chi phối bởi quan hệ, tuổi tác, địa vị.
Cùng là đồng nghiệp nhưng có thể xưng hơ là chú - cháu, anh - em… Cách xưng
hơ kiểu "gia đình hố" này sẽ làm cho khơng khí của tổ chức trở nên thân mật
hơn nhưng lại làm giảm sự tách bạch giữa công việc và quản hệ riêng tư, gây trở
ngại cho quá trình quản lý kinh doanh.
1


- Tính chủ quan:
Văn hố kinh doanh du lịch là sự thể hiện quan điểm, phương hướng, chiến
lược và cách thức tiến hành kinh doanh của một chủ thể kinh doanh cụ thể. Tính

chủ thể của văn hố kinh doanh du lịch được thể hiện thông qua việc các chủ thể
khác nhau sẽ có những suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc và
hiện tượng kinh doanh. Như cùng một hành động khai man để trốn thuế , những
người có quan điểm "vị lợi" sẽ đánh giá hành vi này là có thể chấp nhận được vì
nó đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh, nhưng những người có quan điểm
" đạo đức cơng lý" sẽ khơng bao giờ chấp nhận hành vi này vì nó là kết quả của
sự lừa lọc và gian trá.
- Tính khách quan:
Mặc dù văn hoá kinh doanh du lịch là sự thể hiện quan điểm chủ quan của
từng chủ thể kinh doanh, nhưng do được hình thành trong cả một quá trình với
sự tác động của rất nhiều nhân tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập… nền
văn hóa kinh doanh du lịch tồn tại khách quan ngay cả với chính chủ thể kinh
doanh du lịch. Có những giá trị của văn hóa kinh doanh du lịch buộc chủ thể
kinh doanh phải chấp nhận nó chứ khơng thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ
quan của mình. Chẳng hạn, quan niệm về tâm lý coi trọng khoa bảng từ thời
phong kiến còn ảnh hưởng nặng nề tới cơ chế sử dụng lao động ở Việt Nam hiện
nay. Rất nhiều doanh nghiệp du lịch chỉ dựa vào bằng cấp, bảng điểm để tuyển
dụng lao động. Thực trạng này khiến cho tâm lý học cao hơn để lấy bằng, để có
thu nhập cao hơn là rất phổ thơng trong xã hội
- Tính kế thừa
Cũng giống như văn hóa, văn hóa kinh doanh du lịch là sự tích tụ của tất cả
hồn cảnh. Trong q trình kinh doanh mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng
riêng biệt của mình vào hệ thống văn hóa kinh doanh trước khi truyền lại cho
thế hệ sau. Thời gian qua đi, những cái cũ có thể bị loại trừ những sự sàng lọc và

1


tích tụ qua thời gian sẽ làm cho các giá trị của văn hóa kinh doanh du lịch trở
nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.

- Tính học hỏi:
Có những giá trị của văn hóa kinh doanh du lịch khơng thuộc ề văn hóa dân
tộc hay văn hóa xã hội và cũng không phải do các nhà lãnh đạo sáng lập ra.
Những giá trị đó có thể được hình thành từ kinh nghiệm khi xử lý các vấn đề, từ
kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, hoặc
được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác… Tất cả các giá trị
nêu đó được tạo nên bởi tính học hỏi của văn hóa kinh doanh du lịch. Như vậy,
ngồi những giá trị được kế thừa từ văn hóa dân tộc và xã hội, tính học hỏi sẽ
giúp văn hóa kinh doanh du lịch có được những giá trị tốt đẹp được từ những
chủ thể và những nền văn hóa khác.
- Tính tiến hố:
Kinh doanh du lịch rất sơi nổi và ln ln thay đổi, do đó, văn hóa kinh
doanh du lịch với tư cách là bản sắc của chủ thể kinh doanh cũng luôn tự điều
chỉnh cho phù hợp với trình độ kinh doanh và tình hình mới. Đặc biệt là trong
thời đại hội nhập, việc giao thoa với các sắc thái kinh doanh của các chủ thể
khách để trao đổi và tiếp thu các giá trị tiến bộ là điều tất yếu.
Tính tập quán, tính cộng đồng, tính dân tộc, tính chủ quan, tính khách
quan, tính kế thừa học hỏi và tính tiến hịa là đặc trưng của văn hóa kinh doanh
du lịch với tư cách là một bộ phận của văn hóa dân tộc và văn hóa xã hội.
Ngồi những đặc trưng trên, văn hóa kinh doanh du lịch có những nét đặc
trưng sau:
Thứ nhất, văn hóa kinh doanh du lịch xuất hiện cùng với sự xuất hiện của
du lịch. Nếu như văn hóa nói chung (văn hóa xã hội) ra đời ngay từ thuở bình
minh của xã hội lồi người thì văn hóa kinh doanh du lịch chỉ ra đời khi du lịch
phát triển đến mức: kinh doanh du lịch trở thành một hoạt động phổ biến và
1


chính thức trở thành một nghề, lúc đó, xã hội sẽ ra đời một tầng lớp mới, đó là
các doanh nhân ngành du lịch, dù các thành viên trong xã hội ấy có ý thức được

hay khơng. Và văn hóa kinh doanh du lịch được hình thành như một hệ thống
những giá trị, những cách ứng xử đặc trưng cho các thành viên trong lĩnh vực
kinh doanh du lich.
Thứ hai, văn hóa kinh doanh du lịch phải phù hợp với trình độ kinh doanh
của chủ thể kinh doanh. Văn hóa kinh doanh du lịch sử thể hiện tài năng, phong
cách và thói quen của các nhà kinh doanh du lịch, vì vậy nó phải phù hợp với
trình độ kinh doanh của nhà kinh doanh du lịch đó.

1.4.

Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh du lịch

1.4.1. Nền văn hố xã hội
Văn hóa kinh doanh là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm
và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể
hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một
khu vực. Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh gồm: triết lí kinh doanh, văn
hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh và ứng xử kinh
doanh.
Văn hóa kinh doanh là 1 bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội. Vì
vậy, sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội lên nền văn hóa kinh
doanh là 1 điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một nền văn hóa kinh doanh đều phụ
thuộc vào nền văn hóa dân tộc cụ thể. Những thành tố của văn hóa xã hội như:
mức độ coi trọng tính cá nhân hay tập thể, tính đối lập nam quyền và nữ quyền,
tính phân cấp xã hội… đều có những tác động rất mạnh mẽ đến văn hóa kinh
doanh.
Vì hoạt động kinh doanh ln tồn tại trong một mơi trường xã hội nhất
định nên nhất thiết nó phải chịu ảnh hưởng của văn hóa xã hội. Các yếu tố của
1



nền văn hóa xã hội như hệ giá trị, tập tục, thói quen, lễ nghi… đều tác động
mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp.
1.4.2. Thể chế chính sách
Thể chế là thiết chế được hiểu là tổng hợp các quy định, nguyên tắc, các
điều luật được sử dụng để chi phối, định hướng sự phát triển của một tổ chức
hay một nhà nước trong những lĩnh vực nhất định.
Thể chế là yếu tố hàng đầu, có vai trị tác động chi phối tới văn hóa kinh
doanh của mỗi nước. Thể chế là “những quy tắc của cuộc chơi trong xã hội”
hoặc “những luật lệ do con người đặt ra để điều tiết và định hình những quan hệ
tương hỗ giữa con người”.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải chịu sự quy
định, tác động của môi trường trong thể chế, các nguyên tắc thủ tục hành
chính… Có thể nói thể chế chính trị tác động trực tiếp đến hoạt động văn hóa
kinh doanh.
Sự ổn định của chính trị cũng là tiền đề để các doanh nghiệp có sự ổn định,
bình n kinh doanh sản xuất. Nó thể hiện ở yếu tố pháp luật, ngoại giao, chính
sách… sẽ là tiền đề để tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển bền
vững.
1.4.3. Sự khác biệt và giao lưu văn hố
Có một thực tế cần thừa nhận là giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh,
các cá nhân khơng bao giờ có cùng một kiểu văn hóa thuần nhất. Nếu văn hóa
Mỹ, đánh giá cao lối sống cá nhân và thẳng thắn thì văn hóa Châu Á lại coi
trong việc tuân thủ luật lệ xã hội. Ở một số nền văn hóa thường hay hối lộ để có
được một quyết định có lợi hơn là một thơng lệ được chấp nhận. Cịn ở một số
nền văn hóa điều này là khơng thể chấp nhận, và có thể bị phạt tù. Sự khác biệt
về văn hóa có thể là một nguyên nhân chính dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột

1




×